Tài liệu Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Sài Gòn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
66
Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành
Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Sài Gòn
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Developing the BA. Program for English Language in the Saigon University to
satisfy social demand
ThS. Trần Ngọc Mai, Trường Đại học Sài Gòn
Tran Ngoc Mai, M.A., Saigon University
ThS. Đặng Quỳnh Liên, Trường Đại học Sài Gòn
Dang Quynh Lien, M.A., Saigon University
ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Thanh, Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Hoang My Thanh, M.A., Saigon University
Tóm tắt
Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) là quá trình liên tục làm hoàn thiện CTĐT. Phát triển CTĐT đại
học có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy chưa có nhiều trường đầu tư đúng mức cho
công việc này. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến những khảo sát thực tế về
c...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Sài Gòn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
66
Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành
Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Sài Gòn
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Developing the BA. Program for English Language in the Saigon University to
satisfy social demand
ThS. Trần Ngọc Mai, Trường Đại học Sài Gòn
Tran Ngoc Mai, M.A., Saigon University
ThS. Đặng Quỳnh Liên, Trường Đại học Sài Gòn
Dang Quynh Lien, M.A., Saigon University
ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Thanh, Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Hoang My Thanh, M.A., Saigon University
Tóm tắt
Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) là quá trình liên tục làm hoàn thiện CTĐT. Phát triển CTĐT đại
học có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy chưa có nhiều trường đầu tư đúng mức cho
công việc này. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến những khảo sát thực tế về
chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Anh hiện đang được áp dụng tại khoa Ngoại ngữ trường Đại
học Sài Gòn, qua đó đưa ra một số kiến nghị về việc phát triển CTĐT ngành này nhằm đáp ứng được
nhu cầu xã hội.
Từ khóa: chương trình đào tạo, ngành ngôn ngữ Anh, đáp ứng nhu cầu xã hội, Đại học Sài Gòn.
Abstract
Developing an academic program is a continuous process. It is important to develop programs in higher
education to ensure the quality of training human resources in order to satisfy economic and social
demands. However, very few universities takes adequate care of this matter. This article presents a
practical study of the BA Program in English Language currently offered by the Department of Foreign
Language in the Saigon University, and gives some recommendations about developing the curriculum
of this program to satisfy social demand.
Keywords: academic program, English language, satisfy social demand, Saigon University.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, đặc biệt từ năm 2015, cộng
đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành
và từ năm 2016 Việt Nam chính thức là
thành viên của TTP. Sự cạnh tranh ngày
càng cao đòi hỏi nguồn nhân lực phải có
những kỹ năng cơ bản để đáp ứng quá trình
phát triển. Việc đưa ngoại ngữ thành một
trong những lợi thế của nguồn nhân lực có
67
ý nghĩa quyết định cho sự thành công của
quá trình hội nhập.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng
nêu trong Nghị quyết hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo: “Chủ động tích cực
hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và
đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo
phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để
phát triển đất nước”, trường Đại học Sài
Gòn đã và đang từng bước cải tiến chương
trình đào tạo của mình nhằm phù hợp với
xu hướng chung của cả nước cũng như của
thế giới.
Trước xu thế chung của thời đại và chỉ
đạo từ Bộ Giáo dục – Đào tạo, ngày 16
tháng 2 năm 2016 trường Đại học Sài Gòn
đã ra thông báo số 150/ĐHSG-ĐT về việc
phát triển chương trình đào tạo chu kỳ
2016-2020. Đây là một quyết định quan
trọng có ảnh hưởng rất lớn trong việc cải
cách, đổi mới chương trình đào tạo nói
chung và chuyên ngành tiếng Anh nói
riêng tại trường Đại học Sài Gòn.
Trong những năm gần đây, giáo dục
đại học ở nước ta đã có những nỗ lực đáng
kể để cải thiện chất lượng, quy mô và loại
hình đào tạo với mục tiêu cung cấp nguồn
nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế và
ổn định xã hội. Tuy nhiên, giáo dục đại học
cũng bộc lộ nhiều yếu kém như chất lượng
đào tạo còn thấp, chưa theo kịp sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, cơ chế
quản lý của nhà nước đối với hệ thống giáo
dục đại học còn nhiều bất hợp lý, chương
trình đào tạo ở các trường đại học và cao
đẳng còn nhiều bất cập đã cản trở cho năng
lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của
đội ngũ giảng viên, chưa tạo ra động lực để
phát huy khả năng và sự tự tin của sinh
viên. Những hạn chế này đã kìm hãm sự
đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế
xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân của thực
trạng trên, nhưng nguyên nhân căn bản và
cốt lõi nhất vẫn là chương trình đào tạo vì
nó đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã
hội. Không nằm ngoài những hạn chế và
bất cập trong chương trình đào tạo đại học
nói chung, chương trình đào tạo cử nhân
tiếng Anh nói riêng cũng bộc lộ những
thiếu sót tương tự. Vì vậy việc nghiên cứu
để đánh giá và xây dựng lại chương trình
đào tạo ngành Ngôn Ngữ Anh là một yêu
cầu cấp bách và có ý nghĩa rất thiết thực
trong xu thế phát triển hiện nay. Chương
trình đào tạo cử nhân Tiếng Anh hệ Đại
học ngành Ngôn ngữ Anh tại trường Đại
học Sài Gòn cần phải thay đổi để phù hợp
với xu thế chung đó.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Phương pháp nghiên cứu và
khách thể nghiên cứu
Nhằm hoàn thiện và cải tiến chương
trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh
của trường Đại học Sài Gòn để đáp ứng
được nhu cầu xã hội, trước tiên phải đánh
giá lại những ưu và khuyết điểm chương
trình đào tạo ngành này đang được áp dụng
tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sài
Gòn. Công cụ nghiên cứu chính là bảng hỏi
về việc góp ý cho chương trình đào tạo để
lấy ý kiến của các cán bộ hiện đang giảng
dạy tại Tổ Tiếng Anh chuyên- Khoa Ngoại
ngữ- Đại học Sài Gòn. Bảng khảo sát gồm
ba phần: lời chào và giới thiệu mục đích;
nội dung câu hỏi và phần cuối cùng là các
ý kiến khác. Có tổng cộng 20 câu hỏi,
thang điểm gồm 5 mức độ, tăng dần từ 0
đến 4. Mức 0 là mức thấp nhất/yếu
nhất/không đồng ý nhất; mức 4 là mức cao
68
nhất/tốt nhất/đồng ý nhất. Các câu hỏi tập
trung vào các tiêu chí mục tiêu của CTĐT,
chuẩn đầu ra của CTĐT, cấu trúc của
CTĐT, thời lượng của CTĐT, nội dung của
CTĐT. Có tất cả 30 cán bộ giảng dạy tham
gia trả lời bảng câu hỏi. Số liệu xử lý thống
kê SPSS for Windows 20.0. Bảng hỏi được
tính điểm theo từng câu, từng vấn đề
nghiên cứu mà không tập trung vào tính
điểm tổng thể và căn cứ trên cơ sở xác định
thang đo biến thiên liên tục trong thống kê
khoa học xã hội. Bên cạnh đó, phương
pháp phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn cán
bộ giảng dạy, phỏng vấn doanh nghiệp và
sinh viên đã từng thực tập tại các doanh
nghiệp cũng được sử dụng để bổ sung thêm
thông tin góp phần làm sáng tỏ kết quả
khảo sát.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu của chương trình
đào tạo
Nhìn chung, các cán bộ giảng dạy đều
đánh giá cao mục tiêu của chương trình
đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tại Khoa.
Đối với câu 1, có 57 % giảng viên trong
khoa chọn mức 3 (17/30), 20% chọn mức 4
(6/30), 6% chọn mức 0 (2/30) và 17% chọn
mức 2 (5/30). Như vậy đại đa số giảng viên
(77%) hài lòng về các chuẩn mực về kiến
thức, kỹ năng, thái độ mà người tốt nghiệp
cần đạt được trong chương trình đào tạo
hiện hành
2.2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo
Đối với câu 2, 7 giảng viên chọn mức
2, 13 chọn mức 3 và 10 chọn mức 4. Như
vậy theo phần lớn các giảng viên trong
khoa sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ
Anh có đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu của
nhà tuyển dụng. Tương tự, đối với câu 15,
đa số các giảng viên đồng ý rằng CTĐT
được xây dựng trên cơ sở chuẩn đầu ra,
phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng trường Đại học, Cao đẳng. Trên thực
tế, phản hồi của những cơ sở tuyển dụng về
chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành
Ngôn ngữ Anh là khá tích cực. Sau đây là
biểu đồ cho thấy kết quả điều tra khảo sát
về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
(Câu 2 và câu 15).
69
Ngoài ra, khi được phỏng vấn về
yêu cầu năng lực ngoại ngữ của sinh
viên chuyên ngữ, TS Trần Thế Phi,
Trưởng bộ môn Sư phạm Tiếng Anh
nêu rằng trong chương trình đào tạo
mới, Khoa Ngoại ngữ nên quy định
chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ
theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Theo đó, sinh viên chuyên ngữ
(Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh)
trước khi xét công nhận tốt nghiệp phải
đạt trình độ tiếng Anh bậc 5 và ngoại
ngữ thứ 2 (Tiếng Pháp) bậc 3 Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam (tương đương cấp độ C1 và B1
khung tham chiếu châu Âu).
2.2.3. Cấu trúc của chương trình
đào tạo
Đa số cán bộ giảng dạy được khảo
sát đều đồng ý với câu 3 (20 phiếu ở
mức độ 3 và 5 phiếu ở mức độ 4), cho
thấy rằng các giảng viên tương đối
đồng ý với việc CTĐT đảm bảo sự cân
đối giữa các khối kiến thức đại cương,
cơ sở, chuyên ngành và các kỹ năng
cần thiết. Bên cạnh đó, ở các câu 5 và
câu 6, câu trả lời ở mức 3 của giảng
viên luôn luôn là cao nhất (đều là 16),
các câu trả lời ở mức 4 là không cao
(lần lượt là 6 và 7), cá biệt ở câu 17,
khi được hỏi về tỷ lệ khối kiến thức bắt
buộc và tự chọn trong chương trình đào
tạo hiện hành, không có giảng viên nào
chọn mức 4, chỉ có 9 giảng viên chọn
mức 3, đa số chọn mức 2 (15 phiếu) và
6 giảng viên chọn mức 1. Sau đây là
biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát các
câu hỏi trên.
Tuy nhiên, các cán bộ giảng dạy còn
nhiều băn khoăn với những hạn chế trong
chương trình như tỷ lệ khối kiến thức
chuyên sâu của ngành theo định hướng Du
lịch cao hơn tỷ lệ các môn theo định hướng
Thương mại. Chương trình chưa có các
môn học tự chọn, do đó chưa thể hiện được
tính linh hoạt vốn rất cần thiết trong
chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
và học chế tín chỉ. Người học chưa có
nhiều lựa chọn về môn học, tiến độ học và
thời gian học phù hợp.
2.2.4. Thời lượng của chương trình
đào tạo
Thời lượng đào tạo phù hợp với
chương trình đào tạo chung của trình độ
đại học (yêu cầu người học phải tích lũy
được 135 tín chỉ), được phân bố trong 8
học kỳ. Tuy nhiên chương trình còn thiếu
sót là không có học phần tự chọn.
70
2.2.5. Nội dung của chương trình
đào tạo:
Đây là phần có nhiều câu hỏi nhất
trong toàn bộ Bảng khảo sát. Có đến 12
câu hỏi về nội dung chương trình đào tạo
trên tổng số 20 câu hỏi bao gồm các câu 4,
7, 8, 11, 12, 13, 14, 18, 19 và 20. Đa số các
cán bộ giảng dạy đều có câu trả lời đồng ý
(mức 3) hoặc rất đồng ý (mức 4) như ở các
câu 4, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 18. Bảng sau đây
thể hiện tỷ lệ các câu trả lời của giảng viên
ở các câu hỏi 4, 7, 8, và 12.
Như vậy theo đánh giá của đa số cán
bộ giảng dạy thì nội dung chương trình
tương đối đáp ứng được mục tiêu và phù
hợp với trình độ đào tạo, thể hiện tính hiện
đại, hội nhập và tương đối phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Kết quả của câu 13 và 14 cho thấy sự
nhất trí cao của các giảng viên khi đánh
giá về phương pháp giảng dạy của chương
trình đào tạo: phát huy tính chủ động sáng
tạo của người học; lấy người học làm
trung tâm.
Các câu trả lời của giảng viên ở câu 18,
19 và 20 cho thấy các giảng viên chưa thật
sự hài lòng về mức độ tiếp cận của CTĐT
của các trường đại học tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới (Câu 19) và mức độ
thể hiện phương pháp dạy - học trong đề
cương chi tiết các học phần (Câu 20). Tuy
nhiên, các giảng viên thể hiện sự đồng ý
khá cao khi cho rằng CTĐT đã đảm bảo
khối lượng kiến thức tối thiểu (Câu 18).
Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn
một số cán bộ giảng dạy, đại diện doanh
nghiệp và các em sinh viên thì chương
trình còn bộc lộ một số tồn tại chương trình
còn thiếu các môn học về Ngôn ngữ học
(Linguistics) như Cú pháp học, Hình thái
71
học, Ngữ nghĩa học v.vv... Theo ThS
Nguyễn Văn Thông, giám đốc trung tâm
Anh ngữ Apax việc này cản trở một phần
trên con đường học tập nâng cao sau khi tốt
nghiệp của các em. Đồng thời, ông Nguyễn
Hữu Thông, đại diện cho tập đoàn CJ-SC
của Hàn Quốc cho rằng sinh viên tốt
nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh còn thiếu kĩ
năng mềm, kĩ năng và ngôn từ giao tiếp
bằng Tiếng Anh trong lĩnh vực văn phòng
còn kém, kĩ năng dịch thuật còn yếu do khả
năng chuyển ngữ kém. Ngoài ra, khi phỏng
vấn 10 sinh viên thuộc Khoa Ngoại ngữ
trường Đại học Sài Gòn chuyên ngành
Ngôn ngữ Anh đã có thời gian thực tập 6
tuần tại doanh nghiệp, các em phản hồi
rằng doanh nghiệp nhận xét rằng các em
yếu kỹ năng mềm, chưa giao tiếp tốt bằng
tiếng Anh trong môi trường văn phòng,
thiếu kiến thức chuyên ngành trong lĩnh
vực thương mại.
Nhìn chung, dựa trên kết quả khảo sát
đánh giá tình hình chương trình đào tạo
hiện hành, một số tồn tại bất cập và kết quả
phỏng vấn các cán bộ đào tạo, chuyên gia,
đại diện doanh nghiệp và sinh viên, nhóm
nghiên cứu đã đề xuất một số chỉnh sửa
nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo hiện
hành để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối với khối kiến thức chung, nên bổ
sung thêm học phần Mỹ học và giảm bớt 2
học phần Giáo dục thể chất và giảm bớt 1
học phần Giáo dục quốc phòng- An ninh.
Song song đó, nên bổ sung 2 học phần
Hình thái - Cú pháp học và Ngữ nghĩa học,
Phân tích diễn ngôn, Ngôn ngữ xã hội học,
Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Ngữ dụng
học và Ngữ pháp chức năng, bổ sung 2 học
phần Văn học Anh và Văn học Mỹ, Tiếng
Anh trong Nhà hàng- Khách sạn để tương
ứng với học phần Tiếng Anh trong Thuyết
minh du lịch ở dạng những môn tự học,
nhập 2 học phần Ngữ pháp 1 và 2 thành 1
học phần Ngữ pháp. Có thể nói đây là một
thay đổi mang tính đột phá cho chu kỳ đào
tạo mới khi mà sinh viên cả 2 ngành Ngôn
ngữ Anh và Sư phạm Anh đều được học
chung 1 số học phần về Ngôn ngữ học, tạo
tiền đề cho khả năng học nâng cao sau này
của các em sinh viên.
3. Kết luận và khuyến nghị
Trong khuôn khổ nghiên cứu khảo sát,
nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa ra một vài
ý kiến như sau:
3.1. Về phía nhà trường
Hiện tại nhà trường đã và đang nỗ lực
nhằm tạo điều kiện và cho các khoa xây
dựng chương trình đào tạo theo chu kỳ
mới và chỉ đạo lộ trình thực hiện rất rõ
ràng. Tuy nhiên, việc giới hạn số tín chỉ
trong ngành đào tạo (132 tín chỉ) cũng có
thể là một hạn chế cho Khoa trong việc
thực hiện. Tùy theo thực trạng của từng
ngành đào tạo, nên chăng có thể linh hoạt
số lượng tín chỉ từ 130-140 cho mỗi
ngành. Vì đây là ngành đào tạo ngoài sư
phạm không sử dụng ngân sách nhà nước,
nên chúng tôi cũng đề xuất nhà trường cho
phép tăng số tín chỉ và môn học ở những
chu kỳ sau. Ngoài ra, nếu có thể, nhà
trường cần huy động và sử dụng thông tin
từ các cơ quan dự báo nhu cầu để nhanh
chóng nắm bắt những đòi hỏi của xã hội và
cập nhật cho những người xây dựng
chương trình. Bên cạnh đó, sự thay đổi và
điều chỉnh số lượng các môn chung theo
quy định của Bộ GD&ĐT cũng rất quan
trọng. Nó góp phần không nhỏ vào việc
giảm tải cho sinh viên và tập trung vào
chuyên môn, dẫn đến thành công của đào
tạo theo nhu cầu xã hội.
3.2. Về phía giảng viên
- Khi chương trình đào tạo theo chu
kỳ mới được đưa vào giảng dạy thì bản
72
thân giảng viên phải ý thức được việc cần
thiết của sự đổi mới này.Việc đổi mới thể
hiện ở cách giảng viên có ý thức tìm hiểu
và đưa vào giảng dạy những ngữ liệu mới,
giáo trình mới và môn học mới. Đồng thời
giảng viên cũng nên ủng hộ và quan tâm
cùng góp ý để điều chỉnh, bổ sung cho
chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.
- Hiện nay Đề án Ngoại ngữ Quốc gia
2020 đang nỗ lực đẩy mạnh việc triển khai
thay đổi chương trình đào tạo và tổ chức
các lớp tập huấn, hội thảo trên toàn quốc.
Nhà trường và Khoa Ngoại ngữ luôn tạo
điều kiện để các giảng viên có cơ hội tiếp
cận với các phương pháp giảng dạy tiên
tiến hiện nay. Bản thân các giảng viên phải
nỗ lực và nhiệt tình tham gia vào các
chương trình hoạt động này, học tập và áp
dụng vào việc giảng dạy cũng như phổ
biến, hướng dẫn lại cho đồng nghiệp.
3.3. Về phía sinh viên
Thành công và cơ hội việc làm của
sinh viên nằm ở sự quyết tâm nỗ lực của
bản thân. Không ai có thể học thay cho
sinh viên và khiến cho sinh viên ngày một
tiến bộ hơn nếu như bản thân sinh viên
ngại học, lười rèn luyện. Sinh viên cần tận
dụng mọi cơ hội để giao tiếp sử dụng tiếng
Anh. Trong quá trình học, sinh viên cần
tích cực phản hồi về nội dung môn học,
giáo trình để tổ bộ môn tiếp thu và điều
chỉnh cho phù hợp. Khoa cần tổ chức tốt
mối liên hệ với cựu sinh viên thông qua
các tổ chức Đoàn Hội để nắm được tình
hình công việc của sinh viên sau khi tốt
nghiệp. Đây cũng là một nguồn thông tin
quý báu cho Khoa Ngoại ngữ khi xây dựng
hoặc điều chỉnh chương trình đào tạo theo
từng chu kỳ.
Với những nỗ lực như hiện nay, chúng
tôi hi vọng rằng cho đến năm 2020 Khoa
Ngoại ngữ cơ bản triển khai đào tạo được
theo nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận và sẽ cho ra
đời những sản phẩm xứng đáng, đáp ứng
nhu cầu của xã hội ở mức cao nhất có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-
2020”.
2. Kế hoạch 808/KH-BGDĐT ngày 16 tháng 8
năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc triển khai Đề án Ngoại ngữ 2020 trong
các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2012-
2020.
3. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2012-2020”.
4. Công văn số 7274/BGDĐT-GDĐH ngày 31
tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn thực hiện KH triển khai
Đề án NN Quốc gia 2020 trong các cơ sở
GDĐH.
5. Thông tư số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT
ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý, sử
dụng kinh phí thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn
2012-2015.
Ngày nhận bài: 17/10/2016 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 151_3148_2215203.pdf