Phát triển chế biến các sản phẩm cao su khu vực Tây Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Phát triển chế biến các sản phẩm cao su khu vực Tây Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế: 25 PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CAO SU KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Võ Hoàng An* TÓM TẮT Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cây cao su cũng giàu lên nhờ cao su. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng suất vườn cây. Khu vực Tây Nguyên là một trong những vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực bên cạnh các cây trồng như cà phê, hồ tiêu. Sự phát triển cây cao su đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nh...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển chế biến các sản phẩm cao su khu vực Tây Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CAO SU KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Võ Hoàng An* TÓM TẮT Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cây cao su cũng giàu lên nhờ cao su. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng suất vườn cây. Khu vực Tây Nguyên là một trong những vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực bên cạnh các cây trồng như cà phê, hồ tiêu. Sự phát triển cây cao su đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển đó, cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế tiềm năng của ngành cao su tại Tây Nguyên so với các vùng khác. Vì thế, song song với việc phát triển, thì việc xác định những chính sách, giải pháp phù hợp là việc hết sức cần thiết để phục vụ cho việc phát triển lâu dài của ngành cao su tại vùng Tây Nguyên. Từ khóa: Phát triển chuỗi giá trị, ngành cao su, liên vùng Tây Nguyên DEVELOPMENT OF PROCESSING OF RUBBER PRODUCTS IN HIGHLANDS REGIONAL ECONOMIC INTEGRATION INTERNATIONAL ABSTRACT In recent years, rubber trees are becoming a powerful crop and attracting many growers because of great economic value. Farmers in the provinces growing rubber trees are also rich in rubber. The position of Vietnam’s rubber industry in the world is increasingly affirmed, Vietnam ranks sixth in the world in terms of rubber plantation area, fifth in terms of output, fourth in export and third in garden productivity. Higlands region is one of the regions with great potential for agricultural development, in which the development of rubber trees is identified as a key crop alongside crops such as coffee and pepper. The development of rubber trees has contributed to the implementation of the policy of crop restructuring and agricultural and rural economic restructuring, job creation and sedentarization for people in remote areas. , ethnic minority. However, besides that development, there are still many difficulties and obstacles that limit the potential of the rubber industry in higlands compared to other regions. Therefore, in parallel with the development, the determination of appropriate policies and solutions is essential to serve the long-term development of the rubber industry in Tay Nguyen. Keywords: Value chain development, rubber industry, inter-region Highlands * ThS. Tập đoàn Cao su VN. Email: vohoangan@rubbergroup.vn. Điện thoại: 0918347552 Phát triển chế biến các sản phẩm... 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho ngành ô tô với 70% sản lượng được sử dụng để sản xuất lốp xe và 30% được đưa vào chế biến sản phẩm phục vụ cho đời sống và nhiều ngành công nghiệp như găng tay, đế giày, vòng đệm, băng tải, nệm gối, chỉ thunNhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tăng trưởng liên tục trong nhiều năm và chỉ tăng chậm lại trong những năm gần đây, đạt bình quân khoảng 2,52% hàng năm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 2009 và sự phục hồi yếu của nền kinh tế thế giới. Với nguồn gốc là cây rừng xuất xứ từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, cây cao su được trở thành cây trồng trong 140 năm qua tại hơn 20 nước ở châu Á và châu Phi. Đến năm 2015, diện tích cây cao su toàn thế giới ước đạt 13,14 triệu ha, cung cấp khoảng 12,31 triệu tấn cao su thiên nhiên, được tiêu thụ 12,17 triệu tấn, chiếm 45,5% tổng nhu cầu cao su của thị trường, còn lại là cao su tổng hợp sản xuất từ dầu thô chiếm khoảng 54,5%, đạt 14,56 triệu tấn (IRSG, 4 – 6/2016). Cây cao su được các nước trồng khẳng định là giải pháp tích cực để phát triển kinh tế kết hợp với cải thiện điều kiện xã hội và môi trường. Cây cao su mang lại việc làm và cải thiện thu nhập cho vùng nông thôn với quy mô rộng và liên tục trong năm. Nguồn thu ngoại tệ từ cây cao su không chỉ qua xuất khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên mà còn nhờ xuất khẩu sản phẩm cao su và đồ gỗ cao su. Ngành cao su đặc biệt thành công trong việc xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người sang phương thức sản xuất định cư, định canh. Mạng lưới các nhà máy sơ chế mủ trong vùng trồng cao su đã tạo điều kiện phát triển cơ sơ hạ tầng vùng nông thôn (điện, cầu đường, trường học, trạm xá). Lượng gỗ từ vườn cao su thanh lý khi cây già có thể cung cấp 150 – 200 m3 gỗ tròn/ha, mang lại cho người trồng một khoản thu nhập thỏa đáng để tái canh cho chu kỳ sau, đồng thời, tạo nguồn nguyên liệu phát triển ngành chế biến đồ gỗ cao su, làm giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu gỗ hoặc hạn chế việc phá rừng lấy gỗ. Cây cao su còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường qua khả năng che phủ đất chống xói mòn và tăng độ ẩm, duy trì dinh dưỡng của đất giúp năng suất của cây cao su vẫn được đảm bảo sau 3 – 4 chu kỳ tái canh trong hơn 100 năm qua. Cây cao su là nơi hấp thu khí các-bon góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu với khả năng gần bằng cây rừng. Giá cao su thiên nhiên tăng liên tục từ năm 2002 đến 2011, đã đạt mức đỉnh điểm vào năm 2011 (chủng loại SMR 20 của Malaysia đạt 4.472 kg/tấn). Thời kỳ giá cao này đã thúc đẩy nhiều nước mở rộng diện tích cây cao su trong những năm 2005 – 2013 và diện tích này làm sản lượng cao su thiên nhiên tăng đáng kể khi được thu hoạch từ năm 2012. Cung vượt cầu liên tiếp trong các năm 2012 – 2014 đã làm lượng cao su thiên nhiên tồn kho tăng cao và gây áp lực đẩy giá giảm từ năm 2012 đến nay. Hiện nay, nhiều nước đang tìm cách cân đối cung cầu cao su thiên nhiên bằng cách kiềm chế sản lượng xuất khẩu và tăng tiêu thụ trong nước để chế biến sản phẩm cao su trong những ứng dụng mới (phủ mặt đường, gạch cao su, thảm sàn, đập thủy lợi). Đồng thời, gỗ cao su được sử dụng vào sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp để có thêm nguồn thu giúp người trồng ứng phó với thời kỳ giá mủ cao su giảm sâu. 2. HIỆN TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CAO SU LIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tây Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, du lịch, thủy điện, khoáng sản bô-xít. Nông nghiệp Tây Nguyên đã phát triển mạnh thành những vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao như cà phê, cao su, 27 phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu đã được hình thành. Năm 2017, diện tích cao su tại Tây Nguyên đạt 249 ngàn ha (chiếm 25,7% tổng diện tích cao su cả nước), sản lượng 215,4 ngàn tấn (19,7% so với cả nước) và năng suất 1.412 kg/ha (84,2% so với năng suất trung bình của cả nước). Trong đó, diện tích cao su quốc doanh khoảng 122,6 ngàn ha, cao su thuộc doanh nghiệp tư nhân khoảng 39,2 ngàn ha và cao su tiểu điền khoảng 87,1 ngàn ha. Tỉnh Gia Lai có diện tích và sản lượng cao su nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, đạt 100 ngàn ha và gần 95 ngàn tấn năm 2017. hồ tiêu, tạo cơ sở để Tây Nguyên phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, gắn kết từ khâu nông nghiệp đến công nghiệp chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị của một số mặt hàng nông nghiệp Việt Nam và phát triển kinh tế xã hội liên vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam. Trong thời gian qua, vùng cao su Tây Nguyên đã trở thành vùng trọng điểm thứ hai sau vùng cao su Đông Nam Bộ. Chuỗi giá trị ngành hàng cao su tại Tây Nguyên từ khâu trồng trọt đến sơ chế, chế biến nguyên liệu thành sản Bảng 1. Thống kê diện tích, sản lượng, năng suất cây cao su vùng Tây Nguyên năm 2017 Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (kg/ha) Quốc doanh Tư nhân Tiểu điền Cộng Quốc doanh Tư nhân Tiểu điền Cộng Quốc doanh Tư nhân Tiểu điền Trung bình Kon Tum 30.011 15.447 29.298 74.756 27.107 884 25.584 53.575 1.540 1.410 1.421 1.479 Gia Lai 61.692 16.631 22.033 100.356 58.479 10.738 25.742 94.958 1.396 1.265 1.242 1.335 Đắk Lắk 23.794 - 14.587 38.381 26.968 - 10.200 37.168 1.600 - 1.373 1.531 Đắk Nông 5.639 1.684 19.025 26.348 2.085 - 24.481 26.566 1.069 - 1.467 1.425 Lâm Đồng 1.510 5.475 2.188 9.173 - 1.392 1.715 3.107 - 1.392 1.374 1.382 Tây Nguyên 122.646 39.237 87.131 249.014 114.639 13.014 87.721 215.374 1.464 1.286 1.369 1.412 Cả nước 405.589 69.063 495.033 969.685 375.254 41.050 678.214 1.094.519 1.626 1.579 1.711 1.676 Tỷ lệ so cả nước (%) 30,2 56,8 17,6 25,7 30,5 31,7 12,9 19,7 90,0 81,4 80,0 84,2 Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê, các Cục thống kê Trong khâu trồng và sản xuất nguyên liệu cao su thiên nhiên, có 25 doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, trong đó, 15 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) (Phụ lục 1). Về lĩnh vực sơ chế cao su thiên nhiên, có 23 nhà máy. Ngoài ra, còn có một số nhà máy tư nhân sơ chế cao su quy mô nhỏ, góp phần đáp ứng nhu cầu sơ chế cao su toàn vùng (Phụ lục 2). Năm 2017, có 17 doanh nghiệp tại Tây Nguyên tham gia xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên so với tổng số 245 doanh nghiệp xuất khẩu cao su của cả nước (Phụ lục 3). Trong đó, Công ty TNHH Vạn Lợi (Kon Tum) là doanh nghiệp xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ hai năm 2017 về kim ngạch. Phát triển chế biến các sản phẩm... 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cao su trong vùng Tây Nguyên chưa nhiều, hiện có 2 doanh nghiệp ở quy mô nhỏ (Phụ lục 4). Ngoài ra, còn có 8 doanh nghiệp chế biến gỗ cao su giúp nâng cao giá trị cho chuỗi cung ứng của ngành hàng cao su trong vùng Tây Nguyên (Phụ lục 5). Liên kết giữa doanh nghiệp Tây Nguyên và doanh nghiệp của các vùng kinh tế khác trong lĩnh vực cao su đã bước đầu được hình thành, chủ yếu là những mô hình cung cấp nguyên liệu cao su thiên nhiên và gỗ cao su sơ chế cho các nhà sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu ở những nơi gần cảng biển như Thành phố Hồ Chí Minh (và các tỉnh lân cận), vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng thủ đô Hà Nội và vùng duyên hải Bắc Bộ (chủ yếu Hải Phòng). Trong đó, tiêu thụ nhiều nhất là những nhà sản xuất lốp xe như Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam (Quảng Trị), Công ty CP Cao su Sao Vàng (Hà Nội), Công ty TNHH Kinh doanh Lốp xe Bridgestone Việt Nam (Hải Phòng), Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam – Casumina (TP.HCM), Công ty TNHH Sailun Việt Nam (Tây Ninh) và những doanh nghiệp chế biến gỗ cao su, sản xuất ván gỗ MDF (Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty CP gỗ MDF VRG Dongwha – Bình Phước, Công ty CP gỗ MDF VRG Kiên Giang) (Phụ lục 6). Vùng Tây Nguyên còn có thế mạnh trong liên kết phát triển kinh tế của khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam – Lào – Campuchia). Thông qua các cửa khẩu quốc tế, nguồn cao su nguyên liệu từ các dự án của doanh nghiệp Việt Nam tham gia trồng cao su tại Campuchia và Lào được trung chuyển về Việt Nam (Phụ lục 7). Nhìn chung, chuỗi giá trị ngành cao su tại vùng Tây Nguyên đã bao gồm các khâu cơ bản từ trồng, sản xuất, sơ chế nguyên liệu đến chế biến sản phẩm và kinh doanh phân phối, nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở khâu sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi đó khâu công nghiệp chế biến sâu còn yếu nên giá trị gia tăng của ngành cao su tại Tây Nguyên chưa cao. Tuy nhiên, hợp tác kinh doanh giữa một số doanh nghiệp đã phát triển trong thời gian gần đây, bước đầu hình thành mối liên kết giữa vùng Tây Nguyên với những vùng kinh tế trọng điểm trong nước và hai nước láng giềng Lào, Campuchia, giúp tiêu thụ tốt các sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su và gỗ cao su. Các khu công nghiệp tại Tây Nguyên đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp ngành cao su có cơ sở hạ tầng thích hợp để sản xuất, chế biến công nghiệp sản phẩm cao su và đồ gỗ cao su. Đây là những tiền đề để phát triển chuỗi giá trị ngành hàng cao su tại vùng Tây Nguyên và tạo điều kiện cho ngành cao su đóng góp vào sự phát triển liên vùng Tây Nguyên. 2.1. Thuận lợi và cơ hội cho cao su Tây Nguyên - Thị trường cao su thiên nhiên có triển vọng phát triển lâu dài do nhu cầu của thế giới được dự báo vẫn tăng liên tục dù tốc độ không cao nhưng ổn định và cao su thiên nhiên được xem là nguồn nguyên liệu “xanh” do có thể tái tạo qua các chu kỳ tái canh. - Gỗ cao su là gỗ cây trồng, có nhu cầu ngày càng tăng trước đòi hỏi của xã hội không phá rừng lấy gỗ làm tác động đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. - Điều kiện sinh thái Tây Nguyên tuy còn một số yếu tố hạn chế nhưng cây cao su vẫn đạt hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, đặc biệt trên những vùng đất không có hoặc hiếm nguồn nước tưới. - Vườn trồng cao su có khả năng trồng xen với các cây trồng khác hoặc cây rừng và kết hợp chăn nuôi, giúp tăng thu nhập cho người trồng, giảm rủi ro khi giá biến động và duy trì sự đa dạng sinh học tại địa phương. - Về bảo vệ môi trường, cây cao su được đánh giá cao nhờ khả năng thu hút khí phát thải và tăng trữ lượng cac-bon, góp phần chống biến đổi khí hậu. Mặt khác, cây cao su là cây trồng thân thiện môi trường do không sử dụng nước tưới trên 29 vườn sản xuất nên không làm giảm nguồn nước và sử dụng ít phân bón, ít hóa chất phòng trừ sâu bệnh so với cây trồng khác. Ngoài ra, bộ lá rụng hàng năm là nguồn phân bón hữu cơ cho cây cao su và những cây trồng xen. - Các nhà máy chế biến cao su, gỗ cao su phát triển đồng hành cùng với diện tích cây cao su đã và đang cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội cho vùng Tây Nguyên, góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc, ổn định việc làm cho người dân đến từ tỉnh thành khác và tăng cường an ninh quốc phòng trong vùng. - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy cao su Tây Nguyên hướng đến việc đảm bảo chất lượng để tham gia vào chuỗi cung ứng cao su toàn cầu và tái cơ cấu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng, chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu và từ xuất khẩu qua ủy thác sang xuất khẩu trực tiếp. - Khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cao su Việt Nam và cao su Tây Nguyên có lợi thế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do các nước thành viên trong hiệp định áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% khi hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Từ đó, các khu công nghiệp của Việt Nam và Tây Nguyên có cơ hội đón tiếp các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn để tận dụng lợi thế về thuế quan và nguyên liệu phong phú tại địa phương. - Phát triển cao su Tây Nguyên còn tạo động lực để thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới của quốc gia. Đến năm 2017, bên cạnh 249.000 ha được phủ xanh vùng đất Tây Nguyên, tạo ra việc làm cho hơn 140.000 lao động (công nhân và nông dân), đã có 23 nhà máy sơ chế mủ cao su được thành lập và 8 doanh nghiệp chế biến gỗ cao su giúp nâng cao giá trị cho chuỗi cung ứng cao su trong vùng Tây Nguyên. Từ thực tế nhiều năm qua cho thấy, sự phát triển vùng chuyên canh cao su luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển các khu vực dân cư mới và khu vực hành chính địa phương, với ý nghĩa đó sự phát triển cây cao su không những chỉ có vai trò về mặt kinh tế, xã hội mà còn góp phần đắc lực trong việc xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nội dung về CNH- HĐH. Đồng thời phát triển cây cao su ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh dọc theo biên giới giáp với Campuchia, Lào, cũng như dự án đầu tư cao su ở nước bạn Lào và Cămphuchia còn có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển chuỗi giá trị ngành cao su tại vùng tây nguyên Tuy đạt được nhiều thành tựu khẳng định khu vực Tây Nguyên chiếm vị thế thứ hai của ngành cao su Việt Nam, chỉ sau vùng cao su truyền thống Đông Nam Bộ, nhưng hiện nay, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế tiềm năng của ngành cao su tại Tây Nguyên so với các vùng khác. - Điều kiện môi trường của Tây Nguyên có một số yếu tố ít thuận lợi cho cây cao su phát triển so với vùng Đông Nam Bộ, do đó, năng suất cây cao su thường thấp hơn. - Nguyên liệu cao su thiên nhiên sản xuất tại Tây Nguyên chủ yếu để xuất khẩu, một phần trực tiếp và một phần qua ủy thác, nên giá trị thu được thấp hơn so với tiềm năng. Cơ cấu chủng loại cao su thiên nhiên chưa đa dạng, phần lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng lớn của thị trường này. - Chất lượng cao su thiên nhiên của vùng Tây Nguyên chưa ổn định, chưa đồng đều, do vậy, khách hàng nhập khẩu và doanh nghiệp trong nước chưa ưu tiên chọn lựa so với cao su Đông Nam Bộ. - Đầu tư cho công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và đồ gỗ cao su trong vùng Tây Nguyên còn ít và quy mô nhỏ. - Việc xây dựng thương hiệu ít được doanh nghiệp trong vùng Tây Nguyên quan tâm. Phát triển chế biến các sản phẩm... 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật - Chính sách thuế giá trị gia tăng trong khâu kinh doanh thương mại đối với cao su sơ chế chưa được áp dụng như những nông sản sơ chế khác đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu do phát sinh chi phí vay vốn trong khi chờ đợi hoàn thuế. Thực chất, thuế giá trị gia tăng trong khâu kinh doanh thương mại là thuế gián thu, Nhà nước thu trước và hoàn sau cho doanh nghiệp, gây tốn kém về thời gian, nhân lực và dễ bị thất thoát do gian lận trong khâu kê khai, hoàn thuế. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CAO SU LIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. Để vượt qua khó khăn do giá thấp kéo dài nhiều năm cũng như ứng phó thành công với những thách thức phải đối diện và tận dụng các cơ hội mang đến, ngành cao su cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hành động phù hợp, hiệu quả trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế cho cao su Tây Nguyên. Với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cao su vùng Tây Nguyên và sự đóng góp của ngành cao su vào sự phát triển của liên vùng Tây Nguyên, bên cạnh những chính sách vĩ mô của Nhà nước quy hoạch cho các ngành nghề trong toàn vùng và liên vùng, cần có những giải pháp của Nhà nước, địa phương và Bộ, ngành để hỗ trợ, tạo cơ chế, chính sách cụ thể cho ngành cao su, khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa các doanh nghiệp và tăng cường hiệu quả sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường giữa vùng Tây Nguyên, các vùng kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Những kiến nghị được đề xuất như sau: Quy hoạch ổn định diện tích cây cao su trong những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp và cân đối năng lực về sản lượng, xuất khẩu với nhu cầu của thị trường nhằm góp phần cải thiện giá cao su, tham gia vào các chương trình phủ xanh đất, phục hồi rừng và bảo vệ rừng. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để cây cao su tăng năng suất về mủ cao su và cả về gỗ cao su nhằm tăng hiệu quả kinh tế và trữ lượng cac-bon, phát huy vai trò như cây rừng trong thu hút khí phát thải, làm giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chuyển phương thức độc canh cây cao su sang đa canh trong những mô hình xen canh và nông lâm kết hợp có hiệu quả, giúp đa dạng nguồn thu nhập, giảm rủi ro về thị trường và giữ được sự đa dạng sinh học của địa phương, đồng thời, giảm xói mòn đất trên vùng có độ dốc cao. Tăng cường công tác quản lý chất lượng cao su thiên nhiên Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị của cao su Tây Nguyên để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng cao su toàn cầu. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện những hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại mở rộng nguồn khách hàng, tránh lệ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh và thuế quan ưu đãi. Thành lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị ngành hàng cao su liên vùng Tây Nguyên, phát huy thế mạnh của các bên nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cao su và phát triển liên vùng, thúc đẩy chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Tiếp tục củng cố, phát triển sự hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ổn định việc cung cấp và tiêu thụ nguồn nguyên liệu cao su trong sản xuất săm lốp. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế đất, không phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng trong khâu kinh doanh thương mại 31 Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng cao su cả nước và hỗ trợ doanh nghiệp vùng Tây Nguyên đảm bảo chất lượng cao su thiên nhiên (đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn công nghệ). Tạo điều kiện cho Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao giống mới cao sản cả mủ và gỗ, tiến bộ kỹ thuật và các mô hình xen canh trên vườn cao su để tăng năng suất cây cao su và đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro cho người trồng trong điều kiện nguồn cung cao su thế giới vượt cầu, gây nhiều biến động về giá. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá nguồn cao su thiên nhiên vùng Tây Nguyên đến với các nhà công nghiệp trong nước và quốc tế. Hỗ trợ thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu thị trường để có cơ sở chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu cao su thiên nhiên phù hợp với nhu cầu của công nghiệp chế biến sâu trong nước và quốc tế, cân đối công suất các nhà máy và vùng nguyên liệu, đồng thời, định hướng cho các sản phẩm chủ lực của công nghiệp chế biến cao su và gỗ cao su. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, tiến đến xây dựng thương hiệu ngành. 4. KẾT LUẬN Ngành cao su tại Tây Nguyên đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và lớn thứ hai trong cả nước, với diện tích hiện nay trên 249 ngàn ha và sản lượng trên 215 ngàn tấn (25,7% diện tích và 19,7% sản lượng của cả nước), có sự tham gia của những thành phần kinh tế chủ lực từ doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và nông hộ tiểu điền, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng về cao su thiên nhiên và gỗ cao su cho các nhà công nghiệp chế biến sâu trong nước và nước ngoài. Đó là những điều kiện cơ bản đã giúp ngành cao su tại Tây Nguyên tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng, liên kết phát triển kinh tế xã hội với các vùng khác trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Để chuỗi giá trị của ngành cao su được nâng cao hơn nữa và đóng góp hiệu quả cao hơn vào sự phát triển vùng kinh tế Tây Nguyên và liên vùng Tây Nguyên, hướng đến các mục tiêu theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 theo Quyết định số 1194/QĐ- TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh chiến lược tái cơ cấu kinh tế chung cho toàn vùng, đặc biệt là theo ngành và lĩnh vực, ngành cao su cần được Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương quan tâm giải quyết những kiến nghị trên và tiếp tục hỗ trợ ngành cao su tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiến đến phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển liên vùng Tây Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. Quyết định số 38/QĐ-TTG, ngày 05/01/2013. 2. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013. 3. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014. 4. Chu Quỳnh Nhựt Thiện, 2013. Exporting rubber tires of Vietnam. Graduation Thesis, Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus, . 5. Insdustrial Estate Authority of Thailand, 2016. Rubber City Industrial Estate. Nguồn: http:// www.ieat.go.th/en/rubbercity, 16/4/2016. Phát triển chế biến các sản phẩm...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_567_2136142.pdf
Tài liệu liên quan