Tài liệu Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020: 1
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020
Trần Công Xuân
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt nam
MỞ ĐẦU
Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-
TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang
pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển
chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến
năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền
vững. Mục tiêu phải đạt là tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5%/năm, đến năm
2020 đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt
1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả, sản
lượng thịt xẻ thuỷ cầm: 293....
22 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020
Trần Công Xuân
Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt nam
MỞ ĐẦU
Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-
TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang
pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển
chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến
năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền
vững. Mục tiêu phải đạt là tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5%/năm, đến năm
2020 đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt
1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả, sản
lượng thịt xẻ thuỷ cầm: 293.000 tấn, cho người/năm đạt 3,0kg. Đây là những chỉ tiêu vô cùng
to lớn, đòi hỏi trong hơn một thập kỷ từ nay đến năm 2020 ngành chăn nuôi phải thực hiện
đồng bộ, có hiệu quả một loạt các giải pháp quan trọng như trong công tác quy hoạch và bố trí
đất đai, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, tài chính và tín dụng, sản xuất và kiểm soát
chất lượng thức ăn gia cầm, phòng chống dịch bệnh, giết mổ chế biến, thị trường, tạo nguồn
nhân lực, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm từ nay
đến 2020 và các năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ và kiến nghị liên quan
đến các giải pháp khoa học công nghệ và giải pháp tổ chức sản xuất, chính sách. Đặc biệt là
“công tác giống gia cầm”, yếu tố tiền đề trong mọi yếu tố của sự phát triển chăn nuôi gia cầm
trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020.
2
Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ
1. Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai
(sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm, cung cấp khoảng
350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn
trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng
hoá còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4kg/người/năm và 35
trứng/người/năm.
Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Một lượng
sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm
nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường Việt Nam. Như vậy, chăn nuôi gà còn
thị trường rộng lớn ở trong nước trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh,
nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO.
2. Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đến nay gần như chưa có gì
đáng kể. Đến 01/3/2006, toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ, chế biến nhưng phần lớn là các cơ
sở nhỏ, dây chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh
môi trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công
tác kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được việc buôn bán, giết
mổ gà sống trong các nội thành, nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm; sản xuất, kinh doanh
nhiều khi bị thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và thị trường sản phẩm chăn
nuôi gà qua chế biến còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hơn 95% sản phẩm được tiêu thụ
dưới dạng tươi sống. Buôn bán, giết mổ thủ công tràn lan làm ô nhiễm môi trường, lây lan
phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sản xuất không được chế biến không những làm giảm giá trị
ngành chăn nuôi gà mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, thị trường phát triển không bền
vững.
3
3. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam trong 4 năm qua đã gây tổn thất lớn cho
ngành chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là chăn nuôi gà để lại hậu quả nặng nề cả về kinh tế, xã
hội. Từ tháng 12/2003 đến tháng 6/2007, dịch đã xảy ra 5 đợt, số gà chết và tiêu huỷ gần 50
triệu con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dịch cúm gia cầm H5N1 còn gây nguy hiểm,
lây nhiễm sang người. Trong 4 năm qua, Việt Nam đã có 98 người nhiễm H5N1, trong đó 44
người đã tử vong. Dịch cúm gia cầm còn làm ngừng trệ nhiều ngành sản xuất liên quan, ảnh
hưởng lớn đến thị trường, góp phần làm gia tăng lạm phát liên tục trong hai năm qua. Các
chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đã nhận xét: lạm phát 3 năm qua của Việt Nam do
tăng giá xăng dầu và dịch cúm gia cầm do đó lạm phát tiếp tục ở mức cao.
Nguyên nhân bùng phát và tái phát dịch chủ yếu do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả
rông; buôn bán, vận chuyển, giết mổ thủ công tràn lan…. Dẫn đến ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và làm lây lan dịch bệnh.
Chính phủ đã phải thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và Ban chỉ đạo
phòng chống dịch các cấp từ Trung ương xuống tận các xã, phường. Đã huy động mọi tổ chức
chính trị, xã hội…tham gia phòng chống dịch. Thời kỳ cao điểm có đến gần 100.000 người
tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch. Chi phí phòng chống dịch của Chính phủ và các
địa phương trong 4 năm qua tuy chưa thống kê hết được nhưng ước tính lên đến hàng ngàn tỷ
đồng. Ngoài ra, còn hàng ngàn tấn hoá chất đã được sử dụng, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
4. Từ những tồn tại và nguy cơ trên, để nâng cao năng suất chăn nuôi, chủ động kiểm
soát, khống chế và tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm, giảm nguồn gốc của nguy cơ lây
nhiễm sang người cần đòi hỏi cấp bách phải tổ chức lại ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là
chăn nuôi gà theo hướng tập trung, công nghiệp, chăn nuôi có kiểm soát, đồng thời xây dựng
ngành công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản
phẩm chăn nuôi. Đổi mới ngành chăn nuôi gà còn làm tăng năng suất, hiệu quả và phát triển
bền vững, nó phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Để phòng chống dịch cúm H5N1, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng
quốc tế huy động mọi nguồn lực cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đại dịch cúm trên người.
Tại hội nghị Bắc Kinh, Việt Nam đã trình bày kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống đại
dịch cúm gia cầm “Sách đỏ” (Red book). Sau tuyên bố Bắc Kinh, Việt Nam đã nỗ lực cùng
các nhà tư vấn quốc tế xây dựng chi tiết kế hoạch này “Sách xanh” (Green book). Tại hội nghị
APEC diễn ra vào ngày 4-6/5/2006 tại Đà Nẵng, Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh và kêu
gọi cộng đồng các quốc gia APEC tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch cúm
gia cầm và đại dịch cúm trên người và đã được các nước đồng tình và cam kết ủng hộ mạnh
mẽ với ngân sách dự kiến cho giai đoạn 2006-2010 là 452.000.000 USD, trong đó Chính phủ
Việt Nam cam kết chi 227.000.000 USD và đề xuất quốc tế hỗ trợ 225.000.000 USD để
phòng chống dịch cúm gia cầm. Hiện các nguồn viện trợ đến 2007 đã đạt 38 triệu USD (cho
cả ngành nông nghiệp và y tế-Dự án V AHIP). Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới cũng đã cho
Việt Nam vay 65 triệu USD để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi.
Chính vì những lý do trên, đề án đổi mới chăn nuôi gà giai đoạn 2007-2020 đã được xây
dựng.
6. Quá trình phát triển ngành chăn nuôi gà vào những năm trước 1970 chăn nuôi gà ở
gia đình, nhưng từ năm 1970-1980 với sự giúp đỡ của Chính phủ Cu Ba viện trợ cho nước ta
3 bộ giống thuần chủng: bộ giống gà chuyên thịt Plymuoth Rock TD3, TD8, TD9), bộ giống
gà kiêm dụng lông màu đỏ (Rosislan, trứng màu), bộ giống gà chuyên trứng (Leghorn BVx,
Bvy,L). Cùng thời gian này Hungari viện trợ cho Hà Nội, Bungari viện trợ cho Hải Phòng
phát triển gà công nghiệp. Và được nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống gà bao gồm các Trung
tâm gà giống dòng thuần ông bà Tam Đảo, Ba Vì, Hồng Sanh, Minh Tâm, các xí nghiệp gà
4
sinh sản (bố mẹ) Tam Dương, Lương Mỹ, Hoà Bình, Tàu Đức An, Quảng Ninh… thuộc Liên
hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam và nhiều xí nghiệp thuộc các tỉnh.
Đến năm 1986 Cu Ba viện trợ tiếp bộ giống gà chuyên thịt Hybro (gồm 4 dòng), năm
1989 nhập từ Hungari gà kiêm dụng lông màu Moravia (trừng màu, thịt vàng), năm 1999 nhập
từ Hà Lan giống gà lông màu chuyên trứng Goldline 54 (3 dòng). Từ năm 1993 đến nay nhập
các giống gà cao sản chuyên thịt: AA, ISA, Ross 208 và 308… gà chuyên trứng: Hyline, ISA
Brown… gà kiêm dụng JA57.
Các giống gà công nghiệp có năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp nhưng đòi hỏi công
nghệ chăn nuôi cao và chưa được thị trường ưa chuộng, vì vậy tốc độ phát triển chậm. Tuy
nhập rất nhiều giống nhưng đến nay không lưu giữ được bởi một số giống nhập từ Cu Ba, do
năng suất thấp, đến 1990 không phù hợp nên loại bỏ, còn các giống gà nhập kế tiếp tuy năng
suất cao những không nhập được dòng, giống thuần nên hàng năm vẫn phải nhập.
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 giảm 0,41% về số lượng đầu con, trong đó
giai đoạn trước cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,2%. Sản lượng gà tính
theo đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003 là 185,22
triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2%
năm 2003, năm 2005 đàn gà đạt 159,35 triệu con, tăng 0,09% so với 2004; năm 2006, đàn gà
đạt 151,9 triệu con, giảm 4,67% so với năm 2005. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng số
đàn gia cầm hàng năm.
Hàng năm, ngành chăn nuôi gà đã sản xuất một khối lượng thịt hơi chiếm khoảng 14-
15% trong tổng khối lượng thịt hơi các loại (thịt lợn chiếm 75-76%). Theo số liệu của Tổng
Cục thống kê, năm 2003 sản lượng thịt, trứng gà đạt cao nhất; khối lượng thịt gà là 271,7
ngàn tấn và số lượng trứng là 3,5 tỷ quả. Năm 2004, do d ịch cúm xảy ra, ngành chăn nuôi gà
bị thiệt hại lớn, sản lượng sản phẩm thịt, trứng đều giảm sút. Tính đến 1/8/2004 khối lượng
thịt 231 ngàn tấn (bằng 84,89% của năm 2003), sản lượng trứng đạt 2,8 tỷ quả (bằng 81,27%
của năm 2003). Theo số liệu tính quay vòng, năm 2005 sản lượng thịt đạt 453,6 ngàn tấn, sản
lượng trứng đạt 2,87 tỷ quả. Năm 2006, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm sản lượng thịt,
trứng giảm hơn năm 2005 (thịt gà đạt 538,9 ngàn tấn, trứng đạt 2,4 tỷ quả).
Chăn nuôi gà phát triển mạnh, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Bắc. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13;
34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các vùng phát triển tiếp theo là
Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ, chiếm 26%, các vùng có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và
Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu con.
7. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà. Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông
(chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn) và chăn nuôi
công nghiệp (quy mô lớn, tập trung).
a) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông
Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam.
Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư thấp, gà nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức
ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do,
môi trường chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp (theo
điều tra của Viện chăn nuôi quốc gia năm 2001, tỷ lệ nuôi sống của đàn gà nuôi thả rông từ 01
ngày tuổi đến lúc trưởng thành chỉ đạt 53%) và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương
thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa
có khả năng chịu đựng kham khổ cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Theo số liệu điều tra
của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo
5
phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà) với tổng số gà theo thời điểm
khoảng 110-115 triệu con (ước đạt khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm).
b) Chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống
và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà lông mầu có năng suất cao. Mục đích chăn
nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn gà
từ 200-500 con; đàn gà vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống
và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn
nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi theo phương thức này với số
lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%.
c) Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ năm 1974 khi
Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển
trong khoảng 10 năm trở lại đây. Điểm đáng chú ý của phương thức chăn nuôi gà công nghiệp
ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp nhà nước và
các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ
đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đầu tư xây dựng và sản xuất giống ông bà,
cụ kỵ. Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản xuất thịt, trứng chủ yếu là các trang trại tư nhân và
các doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà
giống công nghiệp lông trắng (gần 80%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước và các
trang trại tư nhân chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn.
Tính đến 01/10/2006 cả nước có 1950 trang trại chăn nuôi gà với quy mô phổ biến từ
2.000-10.000 con/trại; có một số trang trại chăn nuôi với quy mô từ 50.000 đến 100.000con.
Các tỉnh có số lượng trang trại chăn nuôi gà lớn là Hà Tây (cũ): 392 trang trại, Bình Định 315
trang trại, Bình Dương: 235 trang trại, Đồng Nai: 164 trang trại, Thanh Hoá: 106 trang trại.
Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển
như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ
công nghệ và năng suất chăn nuôi.
8. Hệ sống sản xuất giống
a) Các giống gà nội
Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời như gà Ri, gà Mía,
gà Hồ, gà Hơ Mông, gà Tre, gà Ác… Một số giống trong đó có chát lượng thịt, trứng thơm
ngon như gà Ri, gà Hơ Mông. Tuy nhiên, do không được đầu tư chọn lọc lai tạo nên năng suất
còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng bình quân của các giống gà nội chỉ đạt 1,2-1,5kg/con)
với thời gian nuôi kéo dài 6-7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60-90 quả/mái/năm. Một số
giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Do
năng suất thấp chăn nuôi các giống gà nội chỉ được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương
thức quảng canh, vì vậy, việc sản xuất và cung cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi
theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ có một cơ sở nghiên cứu
chọn lọc, cải tạo giống gà Ri nhưng quy mô quần thể và đầu tư kinh phí còn rất hạn chế,
giống được cải tiến chậm, chất lượng chưa cao, số lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều (giống gà
Ri lông vàng rơm).
Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn tạo….
dẫn đến con giống bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi của các giống nội
địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm, các giống gà nội cần được quan tâm
để bảo tồn và phát huy những tính năng ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các
vùng nông thôn, trung do, miền núi.
6
b) Các giống gà nhập nội
Trong những năm qua, nước ta đã nhập 14 giống gà. Các giống nhập khẩu chủ yếu là bố
mẹ và một số ít giống ông bà. Do công nghệ chăn nuôi chưa hoàn toàn đồng bộ nên năng suất
của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt 85-90% so với năng suất chuẩn của giống.
Các giống nhập khẩu được nuôi tại các cơ sở giống của nhà nước, công ty nước ngoài
và trong nước. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống gà nhập nội như
sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp nước ngoài (có 3 công ty lớn là CP.Group, Japfa Comfeed,
Topmill).
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà
- Các trang trại gà tư nhân
Cả nước hiện có 11 cơ sở giống trực thuộc Trung ương chăn nuôi gà giống gốc với số
lượng giống nuôi giữ khoảng 3.000 con gia cầm cụ kỵ và 18.000 gia cầm giống ông bà. Bên
cạnh đó, còn có 106 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (10 cơ sở của các công
ty có vốn nước ngoài, 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại
tư nhân). Với số lượng giống nêu trên, các cơ sở có khả năng sản xuất được 100-120 triệu con
giống mỗi năm.
Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít giống ông bà, không giữ được
giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở này phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi
gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao. Những năm qua, cả nước
nhập khẩu khoảng 1 triệu gà bố mẹ và 4.000-5.000 gà ông bà mỗi năm để sản xuất giống
thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước. Đây là tồn tại lớn trong ngành chăn nuôi
gà ở nước ta cần có sự thay đổi về đầu tư lớn, chính sách để có thể chủ động con giống chất
lượng cao, các giống cao sản cung cấp cho sản xuất.
9. Sự tăng trưởng đầu con và sản lượng thịt, trứng
a) Sự tăng trưởng số lượng đầu con
Đàn gà ở nước ta trong những năm qua liên tục tăng. Tốc độ tăng đàn từ năm 2000 đến
2003 bình quân là 8,01%/năm; năm 2002 so với 2001 tăng 6,96% và năm 2003 so với năm
2002 tăng 9,59%. Tỷ lệ tăng trưởng thay đổi giữa các tỉnh, các vùng. Đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng Sông Cửu Long là hai vùng có số lượng gà lớn nhất của cả nước, chiếm trên
50% tổng đàn toàn quốc. Tây Nguyên là vùng có mức tăng trưởng đầu con đạt 9%/năm, tuy
vậy giá trị tuyệt đối không lớn. Vùng Đông Nam Bộ và Đông Bắc cũng có sự phát triển khá
cao trong những năm qua, mức độ tăng trưởng của hai vùng này tương ứng là 10,01% và
0,69%/năm. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1190-2003 nhưng Tây Nguyên
và Tây Bắc vẫn là 2 vùng chưa phát triển mạnh chăn nuôi gà. Tỷ trọng đầu con của 2 vùng
này chỉ chiếm 2,6-3% tổng số gà cả nước.
Do ảnh hưởng của dịch cúm vào cuối năm 2003, sản lượng gà đã giảm đáng kể qua gần
4 năm xảy ra dịch cúm gia cầm. So với năm 2003, số lượng gà năm 2004 giảm 14,04%, trong
đó miền Nam giảm 26,10%, miền Bắc giảm 7,22%, giảm nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng. So với năm 2004, số lượng gà năm 2005 có
tăng (159,9 triệu con) nhưng không đáng kể. Toàn giai đoạn 2003-2005, đàn gà giảm 6,67 %.
Năm 2006 đàn gà có 151,98 triệu con, giảm gần 8 triệu con so với 2005.
Trong chăn nuôi gia cầm gà chiếm tỷ trọng lớn về đầu con và sản lượng thịt, trứng. Gà
chiếm tới 73-74% tổng đàn.
7
b) Sự tăng trưởng về sản lượng thịt, trứng gà
- Sự tăng trưởng khối lượng thịt
Cùng với sự tăng về số lượng đầu con, khối lượng thịt gà sản xuất hàng năm cũng tăng
khá mạnh, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2003 là 7,34 %, tổng khối lượng
thịt đạt cao nhất vào năm 2003 là 371,7 ngàn tấn. Sự tăng trưởng sản lượng thịt gà có sự khác
nhau giữa các vùng và các địa phương. Do có sự phát triển mạnh về đầu con, nên đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vẫn là hai vùng có sản lượng thịt gà lớn nhất. Năm
2003, sản lượng thịt gà hơi của hai vùng này đạt tương ứng 83,4 và 50 ngàn tấn.
Do dịch cúm gia cầm, khối lượng thịt gà sản xuất năm 2004 giảm xuống còn 231 ngàn
tấn, chỉ bằng 84,89% năm 2003. Vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, duyên hải
Miền Trung và Đồng bằng Sông Hồng giảm tương ứng là 37,5%, 37,20%, 4,03% và 5,88%.
Sản lượng thịt năm 2005 tăng 1,3% so với năm 2004, trong đó đồng bằng Sông Cửu Long,
Đông Nam bộ sản lượng thịt giảm 6,68%. Năm 2005, sản lượng thịt đạt 453 ngàn tấn. Năm
2006, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đàn gà đã giảm còn 151,9 triệu con (bằng 82,19%
so với 2003) và giảm 4,67% so với 2005. Tuy nhiên, sản lượng thịt, trứng lại tăng hơn năm
2005.
- Tăng trưởng sản lượng trứng gà
Sản lượng trứng gà sản xuất hàng năm tăng trưởng mạnh. Sản lượng trứng gà sản xuất
đạt cao nhất năm 2003 là 3537,58 triệu quả. Năm 2004, sản lượng trứng gà sản xuất giảm
xuống còn 2875,15 triệu quả, chỉ bằng 81,2% so với năm 2003 (giảm 18,73%).
So với năm 2003, sản lượng trứng gà năm 2004 đạt 2875,15 triệu quả, giảm 18,73%,
trong đó giảm nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
và Duyên hải Nam Trung Bộ tương ứng là 35,07%; 31,67%, 30,16%; 22,7% và 13,52%. N ăm
2005, sản lượng trứng gà đạt 2870,99 triệu quả, giảm 0,14% so với năm 2004. Năm 2006, sản
lượng trứng đạt 2420 triệu quả (giảm 15,71% so với 2005).
10. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y
Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo
an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các
bệnh thường gặp là: Niucátxơn Gumbôrô, Tụ huyết trùng… Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh
Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra
của viện Chăn nuôi quốc gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi
thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Chăn nuôi gà nông hộ
vẫn bấp bênh, ngành chăn nuôi gà phát triển không bền vững. Điều đáng quan tâm nhất là
dịch cúm H5N1 lúc xuất hiện, lúc lắng xuống. Chỉ tính 4 đợt cúm A H5N1, số gia cầm bị chết
và tiêu hủy lên tới 51 triệu con, thiệt hại khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng chính sách và hệ thống ngành
thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có pháp lệnh Thú y, song việc triển khai
thực thi tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới cán bộ thú y, trình độ chuyên
môn của đội ngũ thú y còn yếu nhất là thú y cơ sở. Hoạt động thú y chưa được xã hội hoá.
Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất cả những tồn tại nêu trên là trở ngại
lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm.
11. Thực trạng giết mổ và chế biến
Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu
chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95%
sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.
8
Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán
bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã
cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở
Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các
cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng
bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung
Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất
giết mổ gần 90.000con/ngày.
Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công
nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi
trường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết
mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm
bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế biến để nâng cao giá trị sản
phẩm vẫn còn rất nhỏ bé.
Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn
nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các
tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà.
12. Hệ thống thị trường
- Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản
phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành
thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nguyên nhân chủ yếu do:
- Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của người
tiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay.
- Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao.
- Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà.
- Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng
phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng
nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến
công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và
thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm.
Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ
trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết
mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất
định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người
tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý
buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà
sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên
nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công
nghiệp.
Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hình người sang
người ở Indonêsia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đại dịch của cả thế giới.
13. Đánh giá tình hình nuôi gà trong thời gian qua.
9
13.1. Những tồn tại trong chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi
hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70%
hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ,
thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh
nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền
thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn
bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản
xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do
đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. Ước tính sản phẩm chăn
nuôi theo phương thức này chỉ đạt 30-35% về số lượng đầu con. Hầu hết các địa phương vẫn
chưa quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vùng chăn nuôi tập
trung, xa khu dân cư. Đầu tư nguồn lực của xã hội cho chăn nuôi còn nhỏ bé.
Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc
tế thấp. Các giống gà bản địa được sản xuất theo phương thức tự sản xuất, tự tiêu với năng
suất rất thấp do đặc điểm chất lượng con giống và chưa được đầu tư chọn lọc, cải tạo. Còn lại
100% các giống công nghiệp năng suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng
các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Do năng suất thấp, giá thành thịt, trứng
sản xuất trong nước cao, nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Cho
đến thời điểm này, thịt và trứng gà vẫn chỉ tiêu thụ trong nước, chưa thể xuất khẩu.
Công nghiệp giết mổ, chế biến gà còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo.
Hầu hết việc giết mổ gà vẫn là thủ công, phân tán. Gà trước khi giết mổ phần lớn chưa được
kiểm dịch. Sản phẩn thịt được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi sống, chưa có nhiều sản phẩm thịt,
trứng được chế biến công nghiệp. Thực trạng sản phẩm gà tươi sống bày bán ở các chợ chưa
được kiểm soát và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại lớn của người tiêu
dùng.
Tác động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của chăn nuôi
gà. Dịch bệnh chưa được kiểm soát và thường xuyên xảy ra. Công tác vệ sinh, phòng dịch,
chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa được người chăn nuôi chú trọng. Tỷ lệ đàn gà nuôi chăn
thả tự do trong nông hộ được tiêm phòng còn thấp, chỉ mới đạt 40-50% so với tổng đàn. Như
đã phân tích ở phần trên, qua gần 4 năm, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến hết sức phức
tạp. Trước nguy cơ của dịch cúm, người chăn nuôi, các doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư,
sản xuất chịu giá thành, chi phí cao và khó có thể khẳng định trong thời gian ngắn có thể
nhanh chóng khôi phục sản xuất nếu không có những biện pháp quyết liệt đổi mới phương
thức chăn nuôi và các chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng để đổi mới ngành chăn nuôi gà.
13.2. Thành tựu
Tốc độ tăng đàn trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm có số lượng gà hàng năm tăng
trưởng ở mức cao. Tổng đàn gà cả nước năm 2001 là 147 triệu con, năm 2003 là185 triệu con
và đến năm 2006 chỉ còn 151,9 triệu con. Sản phẩm của chăn nuôi gà trước dịch cúm gia cầm
tăng trưởng bình quân 8,4% đối với thịt và trứng là 8,9%.
Thành công nổi bật trong chăn nuôi gà là nghiên cứu chọn tạo các dòng, giống gà hướng
trứng, hướng thịt. Theo báo cáo một số kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng vào sản
xuất ngành chăn nuôi của ông Nguyễn Đăng Vang, như gà Ri vàng rơm tuổi thành thục 134
ngày tuổi, sản lượng trứng tăng từ 109 quả lên 126,8 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là
2,61kg. Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi đã cho kết quả tốt như gà Lương
Thượng LV1, LV2 và LV3, gà Sasso, gà Kabir, gà Ai Cập có sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt
145,49-202 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,374-3,51 kg thức ăn/10 quả. Gà
thương phẩm nuôi đến 10 tuần đạt 1738-2075g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, 2,6-2,8kg. Các
10
dòng gà lai như gà X44-ISA, gà K-ISA, gà L-ISA, gà lai XKV44… có năng suất trứng đạt
173,8-175,7qu ả/mái, giống gà thích hợp cho thả vườn được phát triển mạnh.
Các giống gà Lương Phương, Kabir, Ai Cập, gà địa phương như gà ri, gà Mía được nuôi
thành trang trại có quy mô 200-4.000con/hộ gia đình. Mỗi năm các trung tâm thuộc Viện chăn
nuôi sản xuất và cung cấp cho nhân dân 900.000-1.500.000 gà b ố mẹ để các trang trại tiếp tục
nhân giống cho hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từng bước thay thế gà giống nhập khẩu. Góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Trong 5 năm vừa quan, chăn nuôi trang trại gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số lượng với
tổng số 2.837 trang trại, chiếm 16.0% so với tổng số trang trại toàn quốc, trong đó trang trại
chăn nuôi gà là 1.950 trang trại. Do lợi thế về hệ số vòng quay nhanh, nên theo đánh giá của
các chuyên gia, trang trại gia cầm lẽ ra phải chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số trang trại. Tuy
vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch cúm gia cầm liên tục xẩy ra ở nước ta, khiến số lượng trang
trại gia cầm nói chung và trang trại gà nói riêng trên thực tế phát triển chậm so với tiềm năng.
Quy mô chăn nuôi trang trại gà thịt: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/trang trại với số lượng
1.342 trang trại, chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000con/TT là 401TT, chiếm 20,6%, từ 8.000-
11.000con/TT là 82TT, chiếm 4,2%, từ 11.000-15.000con/TT là 67TT chiếm 3,4% và trên
15.000con/TT là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà thịt lớn nhất là ĐNB có
33TT với quy mô từ 11.000-15.000con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000con/TT. Tiếp đến là
ĐBSH có 9 TT có quy mô từ 11.000-15.000con/TT và 7 TT có quy mô trên 15.000con/TT. Quy
mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000-5.000con/TT, là hình
thức TT hộ gia đình và chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài (quy mô 4.000-
5.000con/TT gia công). Quy mô 5.000-10.000con/TT còn rất ít. ĐBSH và ĐNB không những là
vùng có số lượng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gà trên một trại cũng lớn nhất cả nước.
Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn với quy mô từ 8.000 đến
15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình trong số đó là trang trại của hộ Lưu Thị Tám
ở tỉnh Hải Dương đã đầu tư trên 10 tỷ đồng, nuôi 100.000 gà siêu trứng/lứa, doanh thu 15,18
tỷ đồng/năm, lợi nhuận 712 triệu đồng/năm, từ nhiều năm nay luôn đảm bảo an toàn dịch
bệnh. Trang trại ông Khuất Quang Thụy ở Hà Tây (cũ) đầu tư trên 300 triệu đồng nuôi gia
công cho Công ty CP mỗi lứa 10.000 gà thịt. Các chủ TT khác như Nguyễn Văn Thương,
Đoàn Trọng Định, Đỗ Văn Chè cũng ở Hà Tây (cũ) nuôi từ 10.000-15.000 gà th ịt/lứa đạt hiệu
quả kinh tế cao. Tại các huyện An Lão, Hải Dương, Kiến Thuỵ, Kiến An (Hải Phòng) có hơn
20 chủ trang trại nuôi từ 6.000 đến 25.000 con/lứa luôn bảo đảm an toàn dịch bệnh, doanh thu
mỗi cơ sở từ 600 đến 700 triệu đồng/năm.
Chăn nuôi trang trại, tập trung đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chủ trang trại
mà còn có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP ,
xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm
ngày một tăng của thị trường. Chăn nuôi trang trại, tập trung còn có điều kiện thực hiện an
toàn sinh học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Hệ thống chế biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ năm 2005 đến nay đã có một số tỉnh
quan tâm đến hệ thống giết mổ gà tập trung tự động và bán tự động nhưng phần lớn vẫn giết
mổ bằng thủ công theo phương pháp bán tự động.
13.3. Thách thức của quá trình hội nhập
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế
giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm.
Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg
thịt gia cầm/ng/năm 2003.
11
Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài
(ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống
công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài.
Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải
đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính
lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá
rẻ…Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở
nước ta.
II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐẾN NĂM 2020
A. Định hướng
1. Đổi mới phương thức chăn nuôi gà chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi truyền thống, phân
tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá, tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở
quy hoạch các khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương để tăng nhanh sản phẩm hàng hoá và
dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.
2. Lấy khâu giống làm bước đột phá, chọn lọc, nhân thuần các giống gia cầm nội, nhập
nội những dòng giống gà thuần chủng và ông bà chất lượng cao nuôi thích nghi, chọn lọc lai
tạo được các dòng gà phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động về con giống,
khôi phục và tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, coi trọng công tác phòng
chống dịch bệnh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại,
quy trình nuôi dưỡng, các công nghệ tiên tiến trong khu vực vào sản xuất để nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
3. Ưu tiên phát triển chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp tại
các tỉnh trung du miền núi và các tỉnh khác có quỹ đất lớn bảo đảm điều kiện an toàn sinh
học. Hạn chế tiến tới chấm dứt chăn nuôi gà nhỏ lẻ trong nông hộ tại các tỉnh đất chật người
đông (ĐBSH, xung quanh các đô thị…)
4. Gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường trên cơ sở hỗ trợ từng bước xây dựng
các cơ sở giết mổ, chế biến gà tập trung, công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo
được thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
B. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
a) Chuyển đổi mạnh mẽ sang chăn nuôi gà tập trung, công nghiệp, sản xuất hàng hoá,
phát triển chủ yếu tại các vùng trung du, các vùng còn nhiều quỹ đất, chưa ô nhiễm môi
trường. Giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, nhất là tại các vùng đồng bằng đông dân
cư.
b) Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm trong năm 2008-2010,
thanh toán bệnh cúm gia cầm trong năm 2015; giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh
gây ra: đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gà.
c) Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gà nhằm tăng giá trị sản phẩm, cung
cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, phát triển thị trường bền
vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Lộ trình và mục tiêu cụ thể đổi mới chăn nuôi, giết mổ và chế biến gà được chia ra 3
giai đoạn như sau:
12
a) Giai đoạn 2007-2010
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 58,8% hiện nay
lên 73,1% năm 2010.
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 15,25%/năm. Trong đó cơ cấu sản
lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 76,2% hiện nay
lên 85,8% năm 2010.
- Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 24,8%/năm. Trong đó, cơ cấu
sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 67% hiện nay
tăng lên 90% năm 2010.
- Về chế biến, giết mổ: xây dựng được một số cơ sở chế biến, giết mổ công nghiệp tại
các thành phố lớn.
b) Giai đoạn 2011-2015
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 77,3% năm 2011
lên 87,7% năm 2015.
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 9,7%/năm. Trong đó cơ cấu sản
lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 88,6% năm 2011
lên 94,8% năm 2015.
- Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 9,9%/năm. Trong đó, cơ cấu sản
lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 96% năm 2011
tăng lên 98% năm 2015.
- Xây dựng được ít nhất 40-50 nhà máy giết mổ công suất lớn và một số cơ sở chế biến,
giết mổ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thành phố, thị xã lớn, các vùng đồng bằng
đông dân cư.
c) Giai đoạn 2016-2020
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 88,9% năm 2016
lên 91,4% năm 2020.
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 6,65%/năm. Trong đó cơ cấu sản
lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 95,5% năm 2016
lên 96,9% năm 2020.
- Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,3%/năm. Trong đó, cơ cấu sản
lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 98% năm 2016
tăng lên 99% năm 2020.
- Củng cố và xây dựng thêm 50-70 nhà máy giết mổ và chế biến, với tổng công suất
500-600 triệu con/năm.
Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI THUỶ CẦM Ở VIỆT NAM
Chăn nuôi thuỷ cầm chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm và là nghề
sản xuất truyền thống, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người chăn nuôi, đặc biệt đối
với người nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở nước ta, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về thuỷ cầm
từ 10-11% và tỷ trọng đàn thủy cầm chiếm từ 27-28% tổng đàn gia cầm. Do lợi thế về tự
nhiên, tập quán chăn nuôi, nên chăn nuôi thủy cầm phát triển chủ yếu tại hai vùng đồng bằng
13
sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Đây là hai vùng có nhiều kênh rạch, sông ngòi, ao
hồ, đồng trũng phù hợp với đặc tính sinh học của thủy cầm. Tổng đàn thủy cầm của hai vùng
này chiếm gần 70% tổng đàn thủy cầm của cả nước.
I. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI THỦY CẦM
a) Chăn nuôi nhỏ lẻ
Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thả rông trong sân vườn, ao hồ, tận dụng
thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn với con giống chủ yếu là vịt cỏ,
vịt bầu, vịt lai ngan, ngan, ngỗng. Quy mô chăn nuôi phổ biến từ 10-20 con/hộ và vịt gà, ngan
thường được nuôi lẫn lộn. Đây là hình thức kinh tế tự cung tự cấp. Phương thức này ước tính
chiếm tỷ lệ khoảng 15,9 tổng đàn vịt. Cách nuôi này tuy giá thành thấp nhưng rủi ro cao, dễ
mắc bệnh, hiệu quả kinh tế bấp bênh. Trong tương lai phương thức chăn nuôi này sẽ giảm
dần.
b) Chăn nuôi vịt chạy đồng và vịt thời vụ
Chăn nuôi vịt chạy đồng là hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và chăn nuôi theo thời vụ ở Đồng bằng sông Hồng. Giống vịt nuôi chủ yếu là vịt
cỏ, vịt tàu, vịt lai. Phần lớn người nông dân ĐBSCL sống chủ yếu chăn nuôi vịt theo hình
thức này. Đây là phương thức chăn nuôi có giá thành rẻ nhất vì vịt tận dụng được nguồn thóc
rơi vãi khi thu hoạch lúa nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro do dịch bệnh.
Có hai loại hình chăn nuôi vịt chạy đồng:
- Chăn nuôi vịt chạy đồng gần: Thông thường vịt được nuôi trên các cánh đồng lân cận
trong ấp, xã hoặc huyện. Cách nuôi này chủ yếu ở các hộ nghèo phía Nam, hoặc hộ chăn nuôi
vịt thời vụ (sau thu hoạch lúa) ở các tỉnh phía Bắc. Quy mô nuôi phổ biến dưới 500 con/hộ.
- Chăn nuôi vịt chạy đồng xa: Hình thức chăn nuôi này thường do các chủ hộ chăn nuôi
vịt lâu năm với nhiều đời nuôi vịt và họ có vốn đầu tư tương đối lớn (40-50 triệu đồng/1.000
con vịt đẻ). Quy mô chăn nuôi phổ biến từ 3.000-10.000con/hộ. Với cách nuôi này, vịt được
vận chuyển trên ghe, tàu từ tỉnh này qua tỉnh khác. Chủ hộ chăn nuôi thuê vận chuyển, công
nuôi giữ vịt, thuê đồng (từ 10.000-20.000đ/công ruộng). Kết quả điều tra khảo sát các chủ hộ
này cho thấy họ đều bày tỏ nguyện vọng được nuôi vịt hợp pháp và cam kết chấp hành các
quy định mới về quản lý đàn vịt chạy đồng, thậm chí một số chủ hộ nói rằng sẵn sàng chi trả
tiền công tiêm phòng, vacxin nếu như về lâu dài Nhà nước không hỗ trợ.
c) Chăn nuôi vịt trong ao hồ có kiểm soát
Bên cạnh hình thức nuôi vịt chạy đồng là chủ yéu, thời gian qua tại một số địa phương
đã xuất hiện hình thức nuôi vịt tập trung trong ao hồ có kiểm soát do người dân tự đầu tư hoặc
do hỗ trợ của một số doanh nghiệp. Mô hình này bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế
rủi ro, không lệ thuộc vào mùa vụ. Tuy nhiên, cần phải có đất đào ao và vốn đầu tư thức ăn,
chuồng trại tương đối lớn.
d) Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp
Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ước tính chiếm khoảng 22,2%
tổng đàn vịt với quy mô đàn từ 1000-5.000 con/hộ. Các giống vịt nuôi chủ yếu là giống công
nghiệp cao sản như Super M, CV Layer2000, Khakicampbell, ngan Pháp R51, R71…Theo
phương thức nuôi này, vịt chủ yếu là nuôi nhốt trên nền hoặc trên sàn, sử dụng thức ăn công
nghiệp. Cách nuôi này tuy an toàn dịch bệnh nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, giá thành cao nên chưa
phát triển. Thực tế cho thấy, chăn nuôi vịt trang trại, hàng hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ
trọng còn thấp. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn như
tập quán, truyền thống chăn nuôi, theo mùa vụ, quỹ đất đai để quy hoạch các vùng chăn nuôi
tập trung, vốn đầu tư cho sản xuất…
2. Sự tăng trưởng đầu con
14
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (năm 2003), tỷ trọng đầu con thủy cầm hàng năm
chiếm bình quân 27-28% so với tổng đàn gia cầm. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã có sự thay đổi sau
khi xảy ra dịch cúm gia cầm. Giai đoạn 2001-2006 tỷ lệ tăng trưởng đàn thủy cầm 0,9%/năm.
Trong đó, giai đoạn 2001-2003 sự tăng trưởng đầu con bình quân 10,8%/năm; giai đoạn
2003-2004 do d ịch cúm gia cầm nên đàn vịt giảm 16,3%; giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ tăng
trưởng đàn thuỷ cầm tăng 3,23%/năm.
3. Năng suất và chất lượng
Đối với các giống vịt nội, nhiều năm qua một số chỉ tiêu năng suất hầu như không tăng.
Sản lượng trứng của vịt cỏ 140-210 quả/mái/năm, vịt bầu là 110-190 quả/mái/năm, khối
lượng xuất chuồng vịt cỏ khoảng 1,3-1,4kg, vịt bầu là 1,5-1,8kg. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng
trọng tương ứng đối với hai giống vịt trên là 3,33 ; 3,0kg.
Đối với các giống vịt nhập nội năng suất đạt 90-95% so với xuất xứ. Sản lượng trứng
của vịt Khakicampbell 260-280 quả/mái/năm, của vịt CV 2000 layer là 250-280 quả, vịt CV
Super M là 170-220 qu ả và giống vịt Triết Giang (giống chuyên trứng) nhập theo con đường
tiểu gạch không rõ nguồn gốc hiện đang phát triển tốt phù hợp với phương thức chăn thả tự
kiếm mồi được người dân ưa chuộng.
4. Hệ thống sản xuất giống thuỷ cầm
Hiện nay ở nước ta có 3 nhóm giống đó là: giống chuyên trứng, chuyên thịt và giống
kiêm dụng.
Giống chuyên trứng chủ yếu là giống nhập nội: giống Khakicambell được nhập từ Thái
Lan năm 1990; Vịt CV .2000 layer nhập từ Vương quốc Anh năm 1990; giống vịt Triết Giang
(nhập qua con đường tiểu gạch từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc), giống vịt cỏ của Việt
Nam và còn có một số giống địa phương phát triển ở miền Nam như vịt Tàu, vịt lai.
Giống chuyên thịt được nhập nội: giống vịt CV super M. M1, M2, M3; các giống này
chủ yếu được nhập từ Vương Quốc Anh; giống ngan pháp R51, R71 và dòng R71 siêu nặng
và giống vịt M14 được nhập từ Cộng hoà Pháp.
Giống kiêm dụng chủ yếu là giống địa phương như: Vịt bầu quỳ; và một số giống địa
phương lai tạo và giống vịt bầu cánh trắng (giống này do người dân tự nhập khẩu qua con
đường tiểu gạch của Trung Quốc không rõ nguồn gốc).
Với các giống công nghiệp, hiện cả nước ta chỉ có 3 Trung tâm giữ giống gốc của Bộ
NN-PTNT là: Trung tâm NCGC Thụy Phương, Cẩm Bình hiện tại có 2500 con vịt sinh sản
cấp giống ông bà và 2500 con ngan sinh sản cấp giống ông bà; TT nghiên cứu vịt Đại Xuyên
có 3300 con vịt sinh sản cấp giống ông bà và 1500 con ngan sinh sản cấp giống ông bà; Trung
tâm VIGOV A có 2500 con vịt sinh sản cấp giống ông bà và một số cơ sở giống tại địa
phương. Tuy vậy, khả năng cung cấp con giống bố mẹ và thương phẩm chưa đáp ứng nhu cầu
của sản xuất. Đây là hạn chế cần được quan tâm để phát triển chăn nuôi thủy cầm theo hướng
công nghiệp trong những năm tới.
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy cầm
Các sản phẩm thịt, trứng thủy cầm chủ yếu tiêu thụ trong nước. Trước khi xảy ra dịch
cúm gia cầm ở nước ta, hàng năm ta xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch một khối lượng nhỏ
trứng vịt muối sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan và cùng với trứng vịt muối là một số
lượng nhỏ lông vũ.
Tiêu thụ thịt vịt trong nước ở các vùng miền cũng khác nhau. Ở miền Bắc thịt vịt được
tiêu thụ nhiều vào dịp hè, chủ yếu sau các vụ thu hoạch lúa Đông xuân, trong khi đó ở Nam
15
Bộ, thịt và trứng vịt tiêu thụ quanh năm. Trứng vịt, kể cả trứng vịt lộn được dùng phổ biến
hơn.
6. Tình hình giết mổ tập trung thủy cầm
Sản phẩm thịt thủy cầm chủ yếu người dân sản xuất tự cung, tự cấp các sản phẩm mang
bán ở các chợ nông thôn, giết mổ các các lò mổ ở nhà mang ra các thành phố bán, chưa có
nhà máy giết mổ thủy cầm hiện tại chỉ có vài cơ sở giết mổ quy mô nhỏ ở miền Nam.
7. Tình hình dịch cúm gia cầm ở đàn thuỷ cầm
a) Diễn biến dịch bệnh
Trong giai đoạn 2003-2007, d ịch cúm gia cầm tái phát thành 5 đợt ở nước ta. Trong đợt
dịch thứ nhất và thứ hai tỷ lệ gà mắc bệnh cao hơn so với vịt, ngan; nhưng ở đợt dịch thứ 3, tỷ
lệ mắc bệnh, chết ở vịt cao gần gấp đôi gà; đợt dịch thứ 4 vịt cũng mắc bệnh nhiều hơn, đợt
thứ 5 cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chủ yếu xảy ra ở vịt. Như vậy, về mặt dịch tễ học thấy
rằng mầm bệnh lây lan, tồn tại trong đàn thuỷ cầm, có thể tăng độc lực và bộc phát thành dịch
ở đợt dịch thứ 3 và thứ 4. Loại hình chăn nuôi hỗn hợp các loài thủy cầm, đặc biệt là gà với
vịt cũng mắc dịch nhiều hơn.
b) Đặc điểm dịch bệnh trên đàn thủy cầm
- Vịt mắc bệnh cúm nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng, khó phân biệt
được đàn khoẻ và đàn nhiễm bệnh để xử lý. Cho nên, hiện nay, vịt là đối tượng có nguy cơ
mang mầm bệnh cao trong tất cả các loại thủy cầm.
- Đặc trưng của chăn nuôi vịt đến nay vẫn cơ bản là thả rông, chạy đồng nên khó kiểm
soát và là nguy cơ làm lây lan phát tán mầm bệnh ra môi trường lớn nhất.
- Chất thải và mầm bệnh từ đàn vịt thải ra trên nguồn nước không thể tiêu độc, khử
trùng được.
- Vịt nuôi trên ao, hồ, đầm, vùng trũng…có thể dễ dàng tiếp xúc với chim di trú, đây là
nguồn mang mầm bệnh hơn các loại gia cầm khác.
8. Đánh giá chung
- Chăn nuôi thuỷ cầm chủ yếu là nhỏ lẻ phân tán, chạy đồng và mang tính tận dụng.
Chăn nuôi thủy cầm tập trung, công nghiệp chưa phát triển.
- Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở Nam Trung Bộ
là nơi có số lượng đàn vịt lớn trong cả nước.
- Phần lớn giống vịt, ngan được sản xuất trong các hộ gia đình và chất lượng giống chưa
được kiểm soát. Các giống cao sản hàng năm vẫn phải nhập khẩu.
- Việc giết mổ thuỷ cầm còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm.
- Phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn do phần lớn đàn thủy cầm nuôi phân tán,
chạy đồng.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHĂN NUÔI THỦY CẦM GIAI ĐOẠN 2007-2020
1. Dự báo về thị trường
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng thủy cầm vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới,
đặc biệt ở các nước Châu Á, vì đây là tập quán ẩm thực của người Á Đông. Riêng ở Việt
Nam, thịt và trứng vịt là món ăn truyền thống nhất là vùng Nam Bộ.
- Nghề chăn nuôi vịt tiếp tục tồn tại vì đây là sinh kế của nhiều người nông dân sống ở
vùng sông nước.
- Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng thủy cầm tiếp tục phát triển.
16
- Xuất khẩu thịt và trứng thủy cầm sang một số nước và vùng lãnh thổ: Hồng Kông,
Trung Quốc, Singapor…
2. Định hướng chăn nuôi thuỷ cầm
2.1. Khuyến khích phát triển chăn nuôi thuỷ cầm theo phương thức bán công nghiệp và
công nghiệp. Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, chạy đồng, đặc biệt là chạy đồng xa.
2.2. Ưu tiên phát triển chăn nuôi thuỷ cầm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số
tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ.
2.3. Khuyến khích đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung công nghiệp,
đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
- Duy trì và phát triển ngành chăn nuôi thủy cầm bảo đảm hiệu quả và bền vững.
- Kiểm soát được dịch bệnh
3.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2007-2010;
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi vịt bán công nghiệp, công nghiệp từ 20,0% hiện
nay lên 33,3% năm 2010.
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân 5,3%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt vịt sản
xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 34,8% hiện nay lên 51,2% năm
2010.
- Về sản phẩm trứng: tăng bình quân khoảng 0,7%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng
trứng vịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 46,1% hiện nay tăng lên
54,8% năm 2010.
- Về chế biến, giết mổ: Xây dựng được 5 cơ sở chế biến, giết mổ tại các thành phố lớn.
- Khống chế được dịch cúm gia cầm.
b) Giai đoạn 2010-2015
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi vịt bán công nghiệp, công nghiệp từ 33,3% năm
2010 lên 49,3% năm 2015.
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân 4,3%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt vịt sản
xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 54,8% năm 2010 lên 74,7% năm
2015.
- Về sản lượng trứng: tăng bình quân 0,6%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng trứng vịt
sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 51,2% năm 2010 tăng lên 74,7%
năm 2015.
- Xây dựng 2 nhà máy giết mổ công suất lớn và 10 cơ sở giết mổ bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm tại các thành phố, thị xã lớn, các vùng đồng bằng đông dân cư.
- Chủ động kiểm soát, khống chế được dịch cúm gia cầm.
c) Giai đoạn 2015-2020
- Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi vịt bán công nghiệp, công nghiệp từ 49,3% năm
2015 lên 60,4% năm 2020.
17
- Về sản phẩm thịt: tăng bình quân 3,2%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt vịt sản
xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 67,3% năm 2015 lên 74,3% năm
2020.
- Về sản phẩm trứng: tăng bình quân 0,5%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng trứng vịt
sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 74,7% năm 2015 tăng lên 79,0%
năm 2020.
- Xây dựng 4 nhà máy giết mổ công suất lớn và 20 cơ sở giết mổ bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm tại các thành phố, thị xã lớn, các vùng đồng bằng đông dân cư.
- Thanh toán được dịch cúm gia cầm.
Phần thứ 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH
CHĂN NUÔI GIA CẦM VIỆT NAM
1. Quy hoạch chăn nuôi
Để phát triển bền vững và đẩy mạnh sản xuất hàng hoá tất yếu phải phát triển chăn
nuôi theo hướng trang trại, tập trung, công nghiệp. Chăn nuôi trang trại, tập trung có điều
kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp thu đầu tư cao, tạo ra khối lượng sản
phẩm hàng hoá lớn, đồng thời bảo đảm dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Muốn vậy, điều tiên
quyết là phải quy hoạch các vùng, khu chăn nuôi tập trung; khắc phục, hạn chế dần tình
trạng phát triển tự phát và chăn nuôi nông hộ truyền thống phân tán, nhỏ lẻ, thả rông nhiều
nguy cơ, kém bền vững.
Các tỉnh, thành phố và mỗi huyện, thị xã phải từng bước quy hoạch, có định hướng lâu
dài, dành qũy đất quy hoạch cho vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, xa khu dân cư, bảo đảm vệ
sinh môi trường. Khuyến khích chuyển dịch chăn nuôi trang trại, công nghiệp lên các vùng
trung du, các vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn nuôi thấp, mật độ dân cư thấp; khuyến khích
chuyển đổi các vùng đất trồng, đất hoang hoá, đất trồng rừng, đất trồng trọt kém hiệu quả sang
chăn nuôi; tạo điều kiện giao đất, cho thuê đất để lập trang trại ổn định, lâu dài từ 30 đến 50
năm. Đồng thời ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) cần hỗ trợ một phần kinh phí
về xây dựng cơ sở hạ tầng, như hệ thống giao thông, đường điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường…. cho các khu chăn nuôi gia cầm tập trung.
2. Đổi mới phương thức chăn nuôi
2.1. Chính sách nhà nước và các chương trình khuyến nông cần đặt trọng tâm khuyến
khích, hỗ trợ đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi trang trại, chăn
nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cao sản để có điều kiện đầu tư, ứng dụng các
công nghệ tiên tiến, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời dễ dàng kiểm soát, khống chế dịch
bệnh.
2.2. Chăn nuôi gia cầm trong nông hộ truyền thống cũng cần được tổ chức lại trên cơ sở
nuôi nhốt, có tường bao, hàng rào ngăn cách, được tiêm phòng đầy đủ. Cần tăng cường tuyên
truyền, vận động, tập huấn khuyến nông, xây dựng các mô hình chăn nuôi nông hộ an toàn
sinh học. Tiến hành cuộc vận động “hai không, ba có” trong chăn nuôi: “Không nuôi thả
rông, không sử dụng chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng, có giải pháp an toàn sinh
học”. Hạn chế dần việc chăn nuôi gia cầm thả rông, chấm dứt chăn nuôi gia cầm trong nội
thành, nội thị.
2.3. Chăn nuôi thủy cầm phải được tổ chức lại trên cơ sở phát triển chăn nuôi thâm
canh, bán thâm canh, chăn thả có kiểm soát. Các địa phương cần triển khai tổ chức lại chăn
18
nuôi thủy cầm theo tinh thần Quyết định 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về điều kiện ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm. Hộ ấp trứng phải khai báo,
đăng ký, có sổ theo dõi xuất bán thuỷ cầm, ghi rõ số lượng, người mua, địa chỉ người mua. Hộ
chăn nuôi thủy cầm phải có sổ sách theo dõi di chuyển và thực hiện tiêm phòng văcxin cúm
gia cầm và thực hiện các quy định về phòng chống dịch của nhà nước.
3. Tăng cường quản lý vận chuyển, buôn bán, giết mổ
3.1. Quản lý vận chuyển, buôn bán, giết mổ
Một trong những nguyên nhân làm lây lan, phát tán dịch bệnh, đặc biệt là sự tái phát dai
dẳng của dịch cúm gia cầm trong những năm qua là việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ tràn
lan, mất vệ sinh, không kiểm soát được. Việc giết mổ thủ công chẳng những gây mất vệ sinh,
không đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn làm giảm giá trị sản phẩm chăn nuôi, biểu hiện rõ
nhất là trong năm 2005, khi toàn bộ thị trường bị đóng băng nghiêm trọng, gây tổn thất lớn
cho người chăn nuôi. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, cần cấp thiết tổ chức lại việc lưu
thông, buôn bán, giết mổ và hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gia cầm
nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị
trường.
3.2. Tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các địa phương cần từng bước có chính sách quy hoạch lại các chợ đầu mối buôn bán
gia cầm sống. Khu vực ngoài các thành phố, thị xã cần quy hoạch 1, 2 hoặc 3 điểm buôn bán
gia cầm sống tập trung. Tại đó, quy định các khu bán gà, vịt, ngan riêng rẽ. Chợ có bán gia
cầm giống cũng được quy định thành khu riêng biệt. Trong chợ có khu xử lý chất thải. Hàng
ngày thu dọn vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Lực lượng thú y phải kiểm dịch, bảo đảm gia cầm
không bị bệnh mới được phép buôn bán, giết mổ và đem đi tiêu thụ… đồng thời tăng cường
kiểm soát, kiểm tra vận chuyển, lưu thông, giết mổ, chấm dứt ngay việc giết mổ thủ công gia
cầm sống tại nội thành, nội thị.
3.3. Xây dựng các cơ sở, nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm tập trung
Ngày 13/3/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 394/QĐ-TTg về chính
sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi, chế biến, giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp, đến nay đã được hơn 3 năm nhưng việc triển khai rất
chậm, nhiều địa phương không bố trí được ngân sách, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp thu được
chính sách này. Các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn cần căn cứ Quyết định này,
triển khai ngay việc quy hoạch và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thích đáng đầu tư xây
dựng một số nhà máy giết mổ, chế biến tập trung nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi
và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị xây dựng các tiêu chuẩn
quản lý chất lượng như HACCP, GMP… Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, khuyến cáo
người tiêu dùng quen với sản phẩm đông lạnh, sản phẩm qua chế biến, giết mổ đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm; bỏ dần tập quán, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống và giết mổ
thủ công. Tổ chức chuỗi thị trường từ khâu chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học đến các chợ
buôn bán gia cầm được kiểm dịch và đến các cơ sở giết mổ, chế biến công nghiệp đến bàn ăn.
4. Chủ động khống chế dịch bênh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm
Để chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh bảo đảm chăn nuôi gia cầm đạt năng suất,
hiệu quả cao và phát triển bền vững công tác thú y và kiểm soát đàn thuỷ cầm đóng một vai
trò hết sức quan trọng. Cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Tăng cường tiêm phòng cho đàn gia cầm nuôi tập trung và cả đàn gia cầm nuôi phân
tán trong nông hộ, đặc biệt là tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Phấn đấu đến năm 2010 có
60-65% và 80-80% vào năm 2015 đàn gia cầm nuôi trong nông hộ được tiêm phòng vắc xin
một số bệnh chủ yếu như Niu cát xơn, tụ huyết trùng, Gumbôrô, Dịch tả…. theo Quyết định
số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về tiêm phòng bắt
19
buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm. Riêng bệnh cúm gia cầm phải thực hiện nghiêm túc 2 đợt
tiêm phòng hàng năm do Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo và thường xuyên tiêm bổ sung đạt
tối thiểu 80% số đầu gia cầm phải tiêm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, giám sát dịch tễ nói chung. Kiểm
tra điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại chăn nuôi, tăng cường an toàn sinh học trong
chăn nuôi, đồng thời tổ chức kiểm dịch sản phẩm trước lúc xuất chuồng. Kiểm soát chặt chẽ
khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia cầm, các chợ buôn bán gia cầm sống ở nông thôn.
- Đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lò ấp, các hộ chăn nuôi thủy cầm,
thực hiện tiêm phòng triệt để và bắt buộc đối với thủy cầm; phát hiện nhanh, bao vây, xử lý
gọn những đàn nghi và nhiễm bệnh.
- Củng cố hệ thống thú y cơ sở, nhất là cấp xã. Ngày 25/10/2007, Thủ tướng Chính phủ
đã đồng ý cho các địa phương được chi cho cán bộ trưởng thú y xã phụ cấp tối thiểu
450.000đ/tháng. Các địa phương cần bố trí đủ ngân sách để củng cố, khuyến khích hệ thống
thú y cơ sở là người trực tiếp giám sát, chỉ đạo phát triển chăn nuôi và giám sát dịch bệnh tại
địa phương. Đồng thời khuyến khích phát triển các hiệp hội và dịch vụ thú y tư nhân để đa
dạng hoá các dịch vụ như tiêm phòng, phòng chống dịch, kiểm soát giết mổ.
- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ của các tổ chức và cán bộ thú y các cấp, đặc biệt là
năng lực cuả các Chi cục thú y các tỉnh và đội ngũ thú y tại các xã, phường, thôn, ấp. Tăng
cường hệ thống thông tin hai chiều về dịch tễ từ cơ sở chăn nuôi đến các tổ chức thú y địa
phương, Trung ương và ngược lại. Trước mắt, nhà nước cần đầu tư năng cấp cho Trung tâm
chẩn đoán Thú y Trung ương, các Trung tâm thú y vùng và một số phòng thí nghiệm ở các
Chi cục tại các vùng xa các Trung tâm trên.
5. Tăng cường tuyên truyền, vận động và khuyến nông
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn
nuôi an toàn sinh học, quy trình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, gắn đào tạo với
thực tiễn sản xuất. Coi trọng đào tạo về quản lý trang trại, quản lý doanh nghiệp cho nông
dân.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức chăn nuôi gia cầm
an toàn sinh học và có hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi thủy cầm theo hướng nuôi khô, nuôi
nhốt, nuôi bán chăn thả có kiểm soát, nuôi các giống công nghiệp cao sản và giống lai để từng
bước chuyển đổi cơ bản phương thức chăn nuôi thủy cầm; hạn chế, giảm dần chăn nuôi vịt
chạy đồng.
6. Nhóm giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 24/11/2004 quy định chi tiết thi hành Luật
đất đai 2003, các địa phương cần có chính sách cụ thể quy hoạch các vùng, khu chăn nuôi tập
trung; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để đầu tư sản xuất, xây
dựng trang trại chăn nuôi với thời gian ổn định từ 30-50 năm.
- Chính sách về đầu tư tín dụng và hỗ trợ
+ Chính sách đầu tư
Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như
đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước đến các khu chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập
trung, công nghiệp.
+ Chính sách tín dụng
20
Ngày 20/12/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP trong đó quy
định ngành chăn nuôi, giết mổ và chế biến tập trung, công nghiệp được hưởng vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các địa phương cần căn
cứ Nghị định này để bố trí nguồn ngân sách và có hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp tiếp
thu được nguồn vốn tín dụng này để tạo nguồn lực đầu tư.
Nhà nước vay vốn ưu đãi ODA từ các tổ chức quốc tế, cho vay lại các cơ sở chăn nuôi
trang trại tập trung, các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp để tạo nguồn lực đầu tư
và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm. Hiện Bộ Nông nghiệp &
PTNT được Chính phủ cho phép đang hoàn chỉnh dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
chăn nuôi và an toàn thực phẩm từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới với tổng số vốn vay
là 65 triệu USD. Hy vọng nguồn vốn này sẽ tạo một phần nguồn lực để phát triển mạnh và
bền vững ngành chăn nuôi gia cầm.
+ Chính sách hỗ trợ
Triển khai Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi, chế biến, giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp, trong đó có quy định những ưu đãi về thuế, tiền thuê
đất và hỗ trợ 40% lãi suất tiền vay cho tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, chế biến, giết mổ,
các địa phương cần quy định chi tiết (ban hành Quyết định), bố trí ngân sách hỗ trợ và hướng
dẫn chi tiết để người đầu tư được hưởng chính sách này.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung
Quyết định 394/QĐ-TTg, trong đó đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Quyết định
394 đến 2015, đề nghị hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các khu chăn nuôi, chế biến, giết mổ tập trung
và chính sách khuyến khích chuyển đổi chăn nuôi thuỷ cầm…để tạo nguồn lực khuyến khích
đầu tư, phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia cầm.
7. Bảo vệ môi trường trong khu vực chăn nuôi gia cầm, buôn bán giết mổ. Đây là khâu
vô cùng quan trọng. Muốn thực hiện được giải pháp này cần thực hiện nghiêm túc quy trình
an toàn sinh học trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm gia cầm.
21
CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG CHO BÀI:
“PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020”
1. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ số
10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008.
2. Tài liệu Hội thảo “Giải pháp phát triển CNGC bền vững” tháng 11/2007 (Hiệp hội
Chăn nuôi gia cầm Việt Nam và Hiệp hội xuất khẩu trứng và gia cầm Hoa Kỳ)
3. Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm - NXB Nông
nghiệp 2007.
4. Các văn bản mới quản lý nhà nước về giống vật nuôi. NXB NN 2005.
5. Kỷ yếu Hiệp hội gia cầm Việt Nam nhiệm kỳ II (2008-2013)
22
PHẦN PHỤ LỤC
TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CẦM ĐẾN NĂM 2020
Năm
Đầu con
gia cầm
(triệu
con)
Tỷ lệ
tăng
/
năm
(%)
Sản
lượng
trứng
(triệu
quả)
Tỷ lệ
tăng
/
năm
(%)
Sản
lượng
thịt
(1.000
tấn)
Tỷ lệ
tăng
/
năm
(%)
Số
trứng/
người/
năm
Sản
lượng
thịt gà
xẻ (1.000
tấn)
Sản
lượng thịt
thuỷ cầm
xẻ (1.000
tấn)
Tổng thịt
xẻ gia
cầm
(1.000
tấn)
Thịt xẻ
gà/
người/
năm (kg)
Thịt xẻ
Thuỷ
cầm/
người/
năm (kg)
Thịt xẻ
gia
cầm/ngư
ờ/ năm
(kg)
2005 219,7 4.232,4 669,8 50,9 319,8 149,4 469,3 3,8 1,8 5,6
2006 214,6 -2,3 3.969,9 -6,2 770,9 15,1 47,2 380,6 160,5 541,1 4,5 1,9 6,4
2007 226,4 5,5 4.971,0 25,2 897,4 16,4 58,3 460,3 171,7 632,0 5,4 2,0 7,4
2008 242,2 7,0 5.606,2 12,8 1.000,8 11,5 65,0 523,9 181,5 705,4 6,1 2,1 8,2
2009 253,5 4,7 6.416,3 14,5 1.117,1 11,6 73,5 596,6 191,5 788,2 6,8 2,2 9,0
2010 264,1 4,2 7.391,7 15,2 1.238,7 10,9 83,6 673,1 201,4 874,6 7,6 2,3 9,9
2011 274,0 3,8 8.115,3 9,8 1.359,4 9,7 90,7 749,0 211,4 960,4 8,4 2,4 10,7
2012 283,6 3,5 8.880,5 9,4 1.483,6 9,1 98,0 828,2 220,8 1.049,0 9,1 2,4 11,6
2013 293,2 3,4 9.586,8 8,0 1.607,6 8,4 104,5 907,0 230,2 1.137,1 9,9 2,5 12,4
2014 302,5 3,2 10.271,4 7,1 1.733,6 7,8 110,7 987,0 239,7 1.226,7 10,6 2,6 13,2
2015 311,6 3,0 10.939,1 6,5 1.865,7 7,6 117,1 1.071,3 249,4 1.320,7 11,5 2,7 14,1
2016 320,7 2,9 11.556,8 5,6 1.989,5 6,6 122,3 1.149,3 259,4 1.408,6 12,2 2.7 14,9
2017 329,6 2,8 12.111,6 4,7 2.113,7 6,2 126,7 1.228,1 268,7 1.496,8 12,8 2,8 15,7
2018 339,0 2,9 12.675,1 4,8 2.240,8 6,0 131,1 1.308,9 278,1 1.586,9 13,5 2,9 16,4
2019 348,6, 2,8 13.247,3 4,5 2.369,4 5,7 135,5 1.391,4 286,8 1.678,2 14,2 2,9 17,2
2020 358,6 2,9 13.839,6 4,5 2.500,9 5,6 140,0 1.478,9 293,0 1.771,9 15,0 3,0 17,9
Nguồn: Cục chăn nuôi (chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chan nuoi gia cam ben vung.pdf