Phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Tài liệu Phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0069 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 139-144 This paper is available online at PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY Võ Thị Bích Diễm Trường Chính trị Thành phố Cần Thơ Tóm tắt. Theo tinh thần Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, nông thôn mới sẽ là những vùng nông thôn với các đặc trưng tiêu biểu làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lí dân chủ. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua tiến hành xây dựng Nông thôn mới đã có những nét chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải được tháo gỡ. Với giới hạn nghiên cứu xoay quanh vai trò của nguồn nhân lực trong xây dựng nông thôn mới ở ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0069 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 139-144 This paper is available online at PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY Võ Thị Bích Diễm Trường Chính trị Thành phố Cần Thơ Tóm tắt. Theo tinh thần Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, nông thôn mới sẽ là những vùng nông thôn với các đặc trưng tiêu biểu làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lí dân chủ. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua tiến hành xây dựng Nông thôn mới đã có những nét chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải được tháo gỡ. Với giới hạn nghiên cứu xoay quanh vai trò của nguồn nhân lực trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bài báo nêu ra ý kiến về ba vấn đề: 1) Những kết quả đạt được trong Xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua; 2) Chỉ ra những hạn chế, bất cập cần quan tâm trong xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long; 3) Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phát huy nhân tố con người ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong quá trình Xây dựng Nông thôn mới. Từ khóa: Đồng bằng Sông Cửu Long, nhân tố con người, nông thôn mới. 1. Mở đầu Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông thôn và nông dân. Chiến lược xây dựng nông thôn mới là cơ hội tốt để mọi miền trong cả nước phấn đấu làm thay đổi đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Tuy quá trình triển khai chương trình này đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, nhưng việc thực hiện chương trình này ở nhiều nơi vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Thời gian qua cũng có nhiều nghiên cứu về thực trạng phát huy nhân tố con người trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Lê Thanh Phương với công trình Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, 2011, trong hai năm, đã khảo sát và đánh giá chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới ở nước ta đã thành công bước đầu. Trong đó, tác giả cũng xác định vai trò của việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã giúp phát triển sản xuất nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tác giả Trần Văn Dân (Xây dựng nông thôn mới ở thành phố Cần Thơ - Những vấn đề đặt ra) đã đề cập một trong tám vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết là hệ thống giao thông nội đồng chưa bảo đảm Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Võ Thị Bích Diễm , e-mail: vodiem2008@yahoo.com.vn 139 Võ Thị Bích Diễm phục vụ sản xuất hàng hóa lớn. Bên cạnh, tác giả cũng đề cập đến việc huy động nguồn lực qua thực hiện phương châm “lấy sức dân để lo cho dân” trong xây dựng nông thôn mới. Hội thảo Khoa học Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vào tháng 3 năm 2014 cũng đã khái quát những thành tựu đạt được sau 3 năm thành phố Cần Thơ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự thay đổi tích cực, những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời, Hội thảo cũng đã đề xuất một số giải pháp cần phải tập trung trong thời gian sắp tới. Gần đây, tác giả có bài viết Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng Nông thôn mới ở Tp Cần Thơ - Thông tin tuyên giáo Thành ủy thành phố Cần Thơ số 9 năm 2013, đi sâu vào nghiên cứu vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Cần Thơ, thực trạng phát huy vai trò của nông dân Cần Thơ trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới qua khảo sát một số xã điểm. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nông dân Cần Thơ trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian sắp tới. Nhìn chung, có nhiều bài viết đánh giá về thực trạng phát huy nhân tố con người trong xây dựng nông thôn mới dưới nhiều góc độ khác nhau, ở các địa phương khác nhau và đi sâu vào các giai tầng cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát huy nhân tố con người nói chung trong xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp cơ bản nhằm góp phần cho Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung phát huy được vai trò của nhân tố con người trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới [1, 5, 7]. Là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp nhưng nông dân, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn không ít khó khăn. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới nói riêng thì vấn đề nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định. Nhưng hiện nay, so với phạm vi cả nước thì Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) lại được đánh giá là vùng trũng tri thức, trình độ nguồn nhân lực còn thấp hơn trung bình cả nước rất nhiều. Do vậy, để vùng này theo kịp cả nước, việc nhìn nhận đúng thực trạng xây dựng Nông thôn mới và đưa ra các giải pháp thích hợp liên quan đến việc phát huy nhân tố con người là hết sức cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát chung về vai trò của nhân tố con người Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ. Mọi chính sách, mọi giải pháp phải nhằm giải phóng và phát huy mọi tiềm năng từng người, tập thể lao động, cả cộng đồng, toàn dân tộc – giải phóng lực lượng sản xuất. Đại hội Đảng lần thứ III của Đảng ta (1960) cũng đã khẳng định “Con người là vốn quý nhất”. Đến Đại hội lần thứ IV (1976) và Đại hội V (1982) phát triển luận điểm “con người mới”, nhấn mạnh lòng nhân ái là truyền thống đậm đà của dân tộc ta. Đây chính là động lực phát triển đất nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đến Đại hội lần thứ VI (1986) và Đại hội lần thứ VII (1991) đều khẳng định vai trò của “Nhân tố người” trong toàn bộ sự phát triển kinh tế –xã hội, con người chính là động lực và cũng là chủ thể của chiến lược phát triển. Đại hội lần thứ VIII (6/1996) của Đảng là Đại hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra bước ngoặt lịch sử đưa đất nước lên một thời kì phát triển hoàn toàn mới. Trong các quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá có một quan điểm hết sức quan trọng: Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đây đúng là chiến lược của 140 Phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng... con người, do con người và vì con người. Phát triển con người là điều kiện cơ bản để phát triển xã hội. Đảng ta coi trọng sự phát triển người, làm cho sức sáng tạo của con người được phát huy, giải phóng sức sản xuất, tạo nên sự phát triển xã hội lành mạnh, một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, con người và gia đình ấm no, hạnh phúc. Đại hội IX, X, XI với những quan điểm phát triển đều tiếp tục nhấn mạnh vai trò của nhân tố con người trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, qua đó cũng đã khẳng định một số đường lối chiến lược nhằm đào tạo và phát huy nhân tố con người trong giai đoạn tạo nền tảng, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, có thể khẳng định nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở những thời điểm lịch sử khác nhau vấn đề phát huy nhân tố con người ở Việt Nam có thể đạt được những kết quả cũng không giống nhau, nhưng rõ ràng sự thành công hay thất bại của những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,... đều do nhân tố con người quyết định. Đặc biệt, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay một trong những điểm nhấn đóng vai trò là đòn bẩy đó chính là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Bộ chính trị. Vai trò đó thể hiện ở chỗ con người là mục tiêu của chiến lược nhưng đồng thời con người chính là chủ thể của chiến lược quốc gia xây dựng Nông thôn mới này. Lộ trình thực hiện bao lâu, kết quả đạt được có như mong muốn hay không chính là việc phát huy vai trò nhân tố con người của các địa phương. 2.2. Một số kết quả đạt được Sau 5 năm thực hiện, phong trào xây dựng nông thôn mới ở cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (có 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có 1.269 xã thực hiện xây dựng NTM) cho thấy, về cơ bản chương trình xây dựng nông thôn mới đã được khởi động và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Đến cuối năm 2013, ĐBSCL đã đạt 9, 23 tiêu chí, tăng 3,19 tiêu chí so với năm 2011 (cao hơn bình quân chung cả nước đạt 8,36 tiêu chí, tăng 3 tiêu chí). So với năm 2011, các địa phương trong vùng đã có mức tăng bình quân từ 3 tiêu chí trở lên. Đặc biệt, toàn vùng đã xóa "xã trắng" về đạt tiêu chí NTM. Tuyên truyền, vận động đã được tổ chức bằng nhiều hình thức sáng tạo, phong phú, nhận thức của phần lớn người dân được nâng lên rõ nét. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắc trong nhân dân; huy động nhiều nguồn lực. Thực tế đã xuất hiện nhiều cách làm hay, các mô hình liên kết hiệu quả. Người dân mắt thấy, tay nghe, tay làm và có nhận thức mới qua kết quả thực tiễn xây dựng NTM các các địa phương như xã Đại Thành, TX. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang - xã đầu tiên của vùng ĐBSCL về đích NTM cuối năm 2013. Sau Hậu Giang chưa đầy 3 tuần, UBND tỉnh Vĩnh Long đã công nhận xã Long Mỹ (huyện Mang Thít) đạt chuẩn NTM. Tiếp đó là UBND TP Cần Thơ cũng đã tổ chức lễ công nhận xã Mỹ Khánh (thuộc huyện Phong Điền) và xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) là 2 xã đạt chuẩn quốc gia NTM đầu tiên trên địa bàn thành phố và 14 xã khác trong vùng được xét công nhận sau đó. Ở cấp huyện, Phước Long của tỉnh Bạc Liêu là huyện duy nhất trong vùng chọn làm huyện điểm xây dựng NTM của cả nước, đi tiên phong trong điều kiện "vạn sự khởi đầu nan". Từ một huyện nông thôn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu, Phước Long đã vươn lên, sánh vai cùng TP. Bạc Liêu, Giá Rai, trở thành 1 trong 3 địa phương trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu. Tiếp nối Phước Long, sau khi xã Mỹ Khánh được công nhận xã Nông thôn mới vào đầu năm 2014 huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ cũng đang hướng đến mục tiêu huyện NTM nằm trong lòng đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Gắn với NTM, huyện điểm này còn phấn đấu trở thành một đô thị sinh thái 141 Võ Thị Bích Diễm đầu tiên của ĐBSCL với điểm nhấn miệt vườn, sông nước độc đáo và hiện đại, một vệ tinh của Cần Thơ - Tây Đô. 2.3. Hạn chế, bất cập cần quan tâm Tuy nhiên, đến nay ĐBSCL còn 62 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh: Tiền Giang (39 xã), Bến Tre (7 xã), Cà Mau (10 xã). . . đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực cao hơn nữa của chính quyền và người dân ở các xã này. Những bất cập đặt ra có liên quan mật thiết đến nhân tố con người vẫn chưa được phát huy tối đa nhằm đáp ứng đòi hỏi của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Có thể phân tích ở một số nét cơ bản sau đây: Thứ nhất, trong 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, theo nhiều ý kiến của các xã, thì tiêu chí thu nhập (tiêu chí thứ 10) là khó thực hiện hơn cả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản số 938/BNN-VPĐP, ngày 18/3/2014 về việc quy định mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới. Theo đó, mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới khu vực nông thôn cả nước: năm 2013 là 21 triệu đồng/người; năm 2014 là 23 triệu đồng/người (làm cơ sở định hướng để các địa phương phấn đấu và công nhận đạt chuẩn năm 2014). Đồng thời, nêu rõ mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới đối với các vùng. Đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: năm 2013 là 23 triệu đồng/người; năm 2014 là 25 triệu đồng/người. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, gần 50% dân số các tỉnh ĐBSCL có thu nhập chưa tới 1 USD/ngày. Trong khi đó, chỉ tính kết thúc năm 2012, nhà nông tại đây đã sản xuất được hơn 24 triệu tấn lúa, đóng góp 90% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn cá tra, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ USD. . . như vậy nếu một hộ gia đình có 5 người trồng 1 ha lúa, đạt năng suất từ 10-12 tấn/năm; sau khi trừ chi phí sẽ còn khoảng 6 tấn. Nếu lấy giá lúa ở mức 5.000 đồng/kg thì một năm, mỗi người cũng chỉ được trên dưới 500.000 đồng/tháng và như vậy mức thu nhập trung bình của nhiều xã trong vùng thực chất chưa đầy 8 triệu đồng/người/năm. Như vậy, để tăng thu nhập cho nông dân theo tiêu chí đưa ra ở ĐBSCL là không dễ dàng với thực tiễn thu nhập như phân tích trên của nông dân ở vùng. Thứ hai, vấn đề phát huy vai trò nguồn lực ở tại địa phương vẫn còn có nhiều bất cập. Thực tế khi tiến hành xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL đến nay cho thấy, nguồn lực trong dân vẫn còn hạn chế trong khi đó kinh tế vùng lại chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nông sản bấp bênh, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nông thôn còn nhỏ bé, kết nối cung cầu nông sản còn nhiều hạn chế. . . là những điểm khó tháo gỡ của hầu hết các địa phương trong quá trình tiến hành xây dựng NTM. Nhưng đây lại là nguồn vốn nội lực rất cần để các địa phương phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM. Vấn đề đặt ra ở đây chính là vai trò quản lí của Nhà nước, của các cơ quan hữu quan phải làm thế nào đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện phát huy tối đa nội lực của vùng từ công tác quy hoạch vùng kinh tế cho đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình này. Điều này vẫn còn nhiều vướng mắc, cần được nhanh chóng tháo gỡ ở ĐBSCL hiện nay. Thứ ba, về kinh phí đầu tư còn nhiều hạn chế. Trong đó, chưa kể đến việc đầu tư cho các tiêu chí khác, chỉ riêng về tiêu chí xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia (QG) (là một trong những mục tiêu và là nhiệm vụ cấp bách của các địa phương ở ĐBSCL) nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư. Theo đó nguồn kinh phí cho các kế hoạch, đề án này cũng rất lớn vì đa số các trường xây dựng trước đây đã cũ, hầu như phải xây dựng mới hoàn toàn. Tính đến nay các tỉnh, thành ở ĐBSCL đã có kế hoạch hoặc đã ban hành đề án xây dựng trường chuẩn QG được chia theo giai đoạn đến năm 2015, 2020. . . . Theo con số thống kê vào đầu năm học 2012 - 2013, toàn vùng ĐBSCL có 6.559 trường học, trong đó có 720 trường đạt chuẩn QG con số này phản ánh thực tế là số trường chuẩn QG của vùng còn thấp hơn so nhu cầu phát triển trong tương 142 Phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng... lai. Như vậy số trường đạt chuẩn QG của vùng hiện chỉ khoảng 11% trong khi đó nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của vùng trong thời gian tới là rất lớn. Nhưng thực tiễn kinh phí hằng năm mà các xã đước “rót” vào để chi cho giáo dục còn chưa đủ để đầu tư xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Và thực tế hiện nay, ĐBSCL vẫn là vùng trũng về tri thức so với các vùng khác trên phạm vi cả nước. Đây là một bài toán khó đang đạt ra cho các địa phương trong vùng. 2.4. Đề xuất một số giải pháp cơ bản Từ những phân tích trên, đặc biệt là những hạn chế, bất cập, đã buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm ra những khâu then chốt cùng những giải pháp mà khi tác động vào đó có thể khơi dậy, nuôi dưỡng, phát huy được tính tích cực của nhân tố con người nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay ở ĐBSCL. Với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhân tố con người cần được quan tâm và phát huy đúng mức. Với giới hạn bài viết này, tác giả đưa ra những giải pháp cớ bản nhằm góp phần phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực, để kích thích mọi tiềm năng ở từng con người phát triển, tạo ra những con người say sưa, năng động, tích cực, lao động, học tập, công tác. . . , đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt, làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đưa mức thu nhập, mức sống của con người ngày càng cao cùng với lối sống văn minh, có đạo đức, nhân phẩm ngày càng tốt đẹp. . . góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Trước hết: Cần nâng cao mặt bằng dân trí cho cả vùng. Cần có nhiều hướng để phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài nhằm sử dụng có hiệu quả vào mục tiêu chiến lược xây dựng Nông thôn mới cho cả vùng. Vấn đề trọng tâm hiện nay chính là phát triển giáo dục mầm non, thanh toán nạn mù chữ cho người lao động. Thông qua các chính sách, các qui định của Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu đào tạo một cách hợp lí nhằm đạt tới sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ, các ngành nghề khác nhau, đặc biệt đảm bảo được nhân lực cho các ngành mũi nhọn phục vụ đắc lực cho xây dựng và phát triển nông thôn. . . Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại vùng. Bảo đảm tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước cũng như tập trung vào xây dựng Nông thôn mới cho cả vùng. Thứ hai: Tăng tính thích nghi, năng động, có lợi cho sản xuất công nghiệp trên cơ sở quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn. Đây là giải pháp quan trọng đối với quá trình thực hiện và hoàn thành tiêu chí thu nhập của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Muốn vậy, cần tích cực, chủ động hơn trong thực hiện giải quyết việc làm, tạo mọi điều kiện cho người lao động tự tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi được đào tạo nghề. C.Mác đã khẳng định rằng: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử” . Hạn chế tâm lí người lao động quá lo cho cuộc sống trước mắt, cần có định hướng để người lao động có ý chí vươn lên làm ăn lớn. Tăng cường ý thức pháp luật, kỷ cương cho người dân. Do đó, vấn đề tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Luật Lao động, thực hiện chế độ tiền lương, . . . là rất cần thiết. Để từ đó giúp người lao động nâng cao mức sống, có điều kiện thoả mãn được các nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở. . . và các dịch vụ cần thiết). Đó chính là cơ sở vật chất để phát triển sức mạnh thể chất, tinh thần, năng lực lao động và công tác của người lao động. . . sức mạnh tiềm tàng được phát huy tối ưu, tập trung vào năng lực sản xuất và công tác, nâng cao năng suất, tạo thêm cơ hội tham gia đóng góp, gia nhập vào cộng đồng, xã hội. Có thể khẳng định, đây là yếu tố quan trọng phát huy nội lực của người dân trong xây dựng Nông thôn mới hiện nay. Thứ ba: Hệ thống chính trị cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin đại chúng và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn 143 Võ Thị Bích Diễm hoá – tinh thần của người lao động ở Nông thôn. Tăng cường các biện pháp và phối hợp lực lượng của toàn xã hội, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ các văn hoá phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội trong xây dựng nền văn hóa của Nông thôn mới ĐBSCL hiện nay. Làm sao nuôi dưỡng được ở mọi người, nhất là thế hệ trẻ, ý chí cách mạng, tình cảm và hành động cách mạng, cùng chung tay, góp sức thực hiện thành công chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đây chính là nội dung cốt yếu trong nhân cách văn hoá của con người Việt Nam, các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đi vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Kết luận Chương trình xây dựng Nông thôn mới được đưa vào thực hiện hơn 5 năm và đã đạt được những thành tựu đáng kể ở ĐBSCL nói riêng cũng như cả nước nói chung. Thiết nghĩ, chương trình xây dựng Nông thôn mới được đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác nhau, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào nhân tố con người. Bởi vì dù cho quá trình này có đưa ra bao nhiêu tiêu chí hiện đại đi chăng nữa, song nếu thiếu những con người có trình độ học vấn và kĩ năng thành thạo, có lòng nhiệt tình và say mê lao động, sáng tạo. . . thì vẫn chưa đủ để tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội. Nhất là đối với Việt Nam, một quốc gia đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học và đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình KX.07. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. [2] C. Mác- Ph.Aêngghen, 1980. Tuyển tập, tập 1. Nxb Sự Thật, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Khoá VII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. [6] Phạm Minh Hạc, 1996. Phát triển giáo dục – phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Nxb Khoa học Xã hội. [7] Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, 2004. Quản lí nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. ABSTRACT Developing human factors during the building of the New Rural Mekong Delta According to Decision 16-4-2009 491/QD-TTg, new rural areas are to be villages which are civilized, clean, with modern infrastructure, producing goods in a sustainable manner, populated by people with an enhanced physical life and spirit, preserving and developing their cultural and ethnic identity, enjoying good rural social security and governed democratically. It is to be much like California. In recent years, new construction in the Mekong Delta has resulted in some positive changes, but there are the negative aspects which could be called the limitations and shortcomings. The authors suggested (perhaps tongue-in-cheek) three things: 1) The results achieved in New Rural Construction in the Mekong Delta over time; 2) The restriction of concern in New Rural Construction in the Mekong Delta; 3) To propose some solutions in order to help promote the human factor in the Mekong Delta during the New Rural Construction. Keywords: Human factor, New Rural Areas, Mekong Delta. 144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2840_vtbdiem_6854_2178514.pdf
Tài liệu liên quan