Phát huy truyền thống của viện khoa học công nghệ quân sự, xây dựng viện công nghệ thông tin xứng đáng là đơn vị hàng đầu về công nghệ thông tin của quân đội và nhà nước

Tài liệu Phát huy truyền thống của viện khoa học công nghệ quân sự, xây dựng viện công nghệ thông tin xứng đáng là đơn vị hàng đầu về công nghệ thông tin của quân đội và nhà nước: Những vấn đề chung Lê Quang Đức, “Phát huy truyền thống hàng đầu về CNTT của quân đội và nhà nước.” 36 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ, XÂY DỰNG VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XỨNG ĐÁNG LÀ ĐƠN VỊ HÀNG ĐẦU VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA QUÂN ĐỘI VÀ NHÀ NƯỚC Lê Quang Đức* Tóm tắt: Bài báo ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ thông tin hơn 41 năm qua trong đội hình của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Viện KH-CNQS), điểm lại các kết quả nghiên cứu ứng dụng của đơn vị trong 5 năm gần đây và xác định các hướng nghiên cứu và sản phẩm mục tiêu trong những năm tới nhằm tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Viện Công nghệ thông tin (Trung tâm Toán - Máy tính), góp phần xây dựng Viện KH-CNQS vững mạnh và ngày càng phát triển. Từ khóa: Chỉ huy điều khiển, Quản lý điều hành, Mô phỏng, Công nghệ thông tin, Hệ thống nhúng, Huấn luyện diễn tập. 1. TRUYỀN THỐNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY Không lâu sau khi Viện Kỹ thuậ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy truyền thống của viện khoa học công nghệ quân sự, xây dựng viện công nghệ thông tin xứng đáng là đơn vị hàng đầu về công nghệ thông tin của quân đội và nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung Lê Quang Đức, “Phát huy truyền thống hàng đầu về CNTT của quân đội và nhà nước.” 36 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ, XÂY DỰNG VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XỨNG ĐÁNG LÀ ĐƠN VỊ HÀNG ĐẦU VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA QUÂN ĐỘI VÀ NHÀ NƯỚC Lê Quang Đức* Tóm tắt: Bài báo ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Viện Công nghệ thông tin hơn 41 năm qua trong đội hình của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Viện KH-CNQS), điểm lại các kết quả nghiên cứu ứng dụng của đơn vị trong 5 năm gần đây và xác định các hướng nghiên cứu và sản phẩm mục tiêu trong những năm tới nhằm tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Viện Công nghệ thông tin (Trung tâm Toán - Máy tính), góp phần xây dựng Viện KH-CNQS vững mạnh và ngày càng phát triển. Từ khóa: Chỉ huy điều khiển, Quản lý điều hành, Mô phỏng, Công nghệ thông tin, Hệ thống nhúng, Huấn luyện diễn tập. 1. TRUYỀN THỐNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY Không lâu sau khi Viện Kỹ thuật quân sự (Viện KTQS) được thành lập vào ngày 12/10/1960, từ những năm 1968-1969, Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã xác định sự cần thiết phải nghiên cứu ứng dụng Toá-Máy tính phục vụ cho quốc phòng, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và xây dựng quân đội chính quy, hiện đại. Trong tình hình đó, Viện KTQS tiếp nhận một số cán bộ tốt nghiệp đại học ngành toán, điều khiển học, kỹ thuật vô tuyến điện, chuẩn bị cho ra đời một ngành nghiên cứu mới của quân đội, đó là ngành Toán-Máy tính. Đến cuối năm 1969, Tổ Toán thuộc Phòng Tổ chức Kế hoạch/Viện KTQS được thành lập, gồm 03 đồng chí. Đến năm 1972, quân số tăng lên 15 người, sinh hoạt trong Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật của Viện KTQS. Tháng 3/1973, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định kiện toàn tổ chức biên chế của Viện Kỹ thuật quân sự, theo đó Phòng Toán - Máy tính, tiền thân của Trung tâm Toán - Máy tính được thành lập và mang phiên hiệu B19. Sau khi được Quân đội giao nhiệm vụ quản lý và khai thác giàn máy tính MINSK-32 đẩu tiên ở Miền Bắc, các cán bộ và nhân viên của Trung tâm Toán-Máy tính (TTT-MT) với tinh thần của người lính, đã khẩn trương tiếp nhận, triển khai và đưa hệ thống vào sử dụng. Và ngày 15/4/1974, từ giàn máy tính đó, hình ảnh Bác Hồ với nụ cười hiền từ đã được in ra, đánh dấu ngày ra đời của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) quân đội. Ngày 15/4 đáng ghi nhớ đó đã trở thành Ngày truyền thống của TTT-MT trước đây và Viện CNTT/Viện KHCNQS hiện nay. Trải qua hơn 41 năm xây dựng và trưởng thành trong đội hình của Viện KHCNQS, dù ở trong hoàn cảnh nào, các thế hệ của Viện CNTT đã và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động và sáng tạo trong công tác nghiên cứu và phát triển nhằm ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực CNTT phục vụ kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ quốc phòng an ninh cũng như các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đóng góp của Viện vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội đánh giá cao và ghi nhận qua những huân huy chương và nhiều hình thức khen thưởng khác mà Viện đã được trao tặng, trong đó có 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì và 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 37 Trong 5 năm trở lại đây, với vai trò là Viện nghiên cứu đầu ngành của quân đội về CNTT trong đội hình đa ngành của Viện KHCNQS, Viện đã chủ động bám sát các nhu cầu thực tế của đơn vị, tích cực triển khai các hướng nghiên cứu để phát triển và ứng dụng các sản phẩm CNTT cho các đơn vị quân đội trong các lĩnh vực chỉ huy tham mưu, huấn luyện diễn tập, cũng như quản lý điều hành. Bên cạnh đó, được sự tin tưởng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, Viện cũng tham gia xây dựng và triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT cho các cơ quan đó. Một số thành tích nổi bật trong giai đoạn này là: 1.1. Trong lĩnh vực chỉ huy tham mưu: Bộ phần mềm theo nhiệm vụ nâng cấp hệ thống quản lý vùng trời B1-M và B2-M, đã đưa vào trực ban sẵn sàng chiến đấu tại Quân chủng PK-KQ; Hệ thống phần mềm và thiết bị trong mạng cảnh giới phòng không tầm thấp tích hợp tín hiệu từ các đài quan sát mắt của Quân chủng PK-KQ. 1.2. Trong lĩnh vực huấn luyện, diễn tập: Giải pháp số hóa, tích hợp tín hiệu các đài rađa dẫn bay gần RSBN-4N phục vụ cho chỉ huy, quản lý máy bay SU vào hệ thống SCH cấp trung, sư đoàn không quân; Hệ thống mạng và bộ phần mềm phục vụ cho diễn tập chỉ huy tham mưu một bên 2 cấp dùng cho trung, sư đoàn bộ binh. 1.3. Trong lĩnh vực khai thác làm chủ, cải tiến, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị: Sửa chữa các khối BM1 thuộc hệ thống KACY 3P-60YЭ và bảo đảm kỹ thuật cho các hệ thống 3Ц-25Э và МП-405 trên tàu 12418; Chế thử thành công một số loại card của khối tính toán trong tổ hợp thiết bị kiểm tra tên lửa 3M-24E cho Quân chủng Hải quân. 1.4. Trong lĩnh vực quản lý, điều hành: Phần mềm Quản lý đảng viên cấp cơ sở đã được tập huấn, chuyển giao cho các đơn vị trong toàn quân; Phần mềm quản lý tiểu sử, quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên chức quốc phòng; Phần mềm quản lý hạ sỹ quan, binh sỹ đã được ứng dụng rộng rãi ở các cấp trong toàn quân. 1.5. Trong lĩnh vực mô phỏng: Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong hệ thống mô phỏng huấn luyện xạ thủ bắn tên lửa chống tăng B-72 của CH Séc cho Binh chủng Pháo binh. Thiết kế, chế tạo hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn pháo AK-630 bằng cột ngắm trên các tàu Hải quân, hiện đã được triển khai cho Vùng 2/Hải quân. 1.6. Trong thực hiện nhiệm vụ Bộ giao: Thực hiện tốt nhiệm vụ nhập và xử lý dữ liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế và hành chính sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng; Phần mềm phục vụ cho việc Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc theo Chỉ thị 07 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 1.7. Trong phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước: Xây dựng và chuyển giao phần mềm quản lý, cấp phát thẻ Đảng viên cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào theo nhiệm vụ của Ban Tổ chức Trung ương giao; Phần mềm hỗ trợ Đại hội Đảng các cấp trong và ngoài quân đội; Bộ phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý cột mốc biên giới cho Ủy ban Biên giới quốc gia/Bộ Ngoại giao. 1.8. Trong phục vụ kinh tế - xã hội: Bộ phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS- Hospital Information System) đã ứng dụng cho nhiều bệnh viện trong và ngoài quân đội; Bộ phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (quản lý nhân sự, tiền lương, chấm công, quản lý điều hành sản xuất) đã triển khai có hiệu quả cho Tập đoàn dệt may TNG ở Thái Nguyên và đang triển khai cho các Nhà máy Z131, Z117 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nói chung, CNTT là một trong các ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Theo dự báo, một số hướng ứng dụng Những vấn đề chung Lê Quang Đức, “Phát huy truyền thống hàng đầu về CNTT của quân đội và nhà nước.” 38 mới trong thời gian tới được chú trọng nhằm tối ưu hóa khả năng tổ chức, trao đổi và khai thác thông tin trên mạng bao gồm: điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), di động (mobility), mạng xã hội (social network) và Internet của sự vật (Internet of things). Sự tích hợp linh kiện ngày càng cao mang lại khả năng rất lớn cho các hệ thống nhúng (embedded systems), sử dụng trong các hệ thống chuyên dụng cũng như các thiết bị cơ động, cầm tay. Công nghệ phần mềm tiếp tục phát triển theo kiến trúc đa lớp, hướng dịch vụ, dựa trên web, lập trình hướng đối tượng, lập trình gien, lập trình di động... Công nghệ mạng và truyền thông tiếp tục phát triển theo mô hình hội tụ, tích hợp đa dịch vụ trên cùng một nền tảng hạ tầng. Nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT trong quân đội Để đáp ứng yêu cầu của các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quân đội ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại là Hải quân, Phòng không- Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các loại vũ khí công nghệ cao, phương thức tác chiến dựa trên mạng là xu hướng tất yếu nhằm đạt được và duy trì ưu thế trước đối phương để giành thắng lợi. Các hệ thống CNTT phải bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho chỉ huy tham mưu, quản lý điều hành bộ đội. Các hệ thống vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) công nghệ cao với các hệ thống nhúng ngày càng phổ biến trong các hệ thống chỉ huy, điều khiển đòi hỏi phải nhanh chóng khai thác làm chủ nhằm phát huy tối đa tính năng chiến-kỹ thuật theo cách đánh và nghệ thuật quân sự của quân đội ta, tiến tới từng bước bảo đảm kỹ thuật cho các hệ thống đó. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô phỏng phục vụ cho công tác huấn luyện, diễn tập trong quân đội, cũng như dùng trong thiết kế, chế tạo VKTBKT mới trở thành nhu cầu cấp thiết. An ninh mạng và an toàn thông tin nổi lên thành chủ đề nóng cần có chiến lược lâu dài đề nghiên cứu, phát triển các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho các hệ thống chỉ huy, điều hành của ta, đồng thời có thể được sử dụng để tấn công vào các hệ thống của đối phương. Với những đặc điểm tình hình như trên, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị và Quyết định số 1512/QĐ-BQP ngày 06/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt “Định hướng nhiệm vụ Khoa học công nghệ và Môi trường giai đoạn 2016-2020 của Viện KHCNQS”, Viện CNTT xác định một số định hướng nghiên cứu, sản phẩm mục tiêu để có thể nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như sau: 2.1. Định hướng nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng Nghiên cứu bảo đảm toán học trong CNTT; Nghiên cứu phát triển các vấn đề cơ bản của CNTT: hệ điều hành, hệ điều hành thời gian thực cho máy tính nhúng điều khiển vũ khí-khí tài, giao thức, quản trị cơ sở dữ liệu, mô phỏng, hệ thông tin địa lý - GIS, xử lý dữ liệu, âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin số 2.1.2. Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu phát triển các hệ thống, mô hình quản trị phục vụ công tác chỉ huy tham mưu, quản lý điều hành cấp chiến dịch, chiến thuật Nghiên cứu phát triển các mô hình quản trị cơ sở dữ liệu; các giải pháp số hóa và xử lý thông tin cấp 1, 2, 3 phục vụ chỉ huy tham mưu và điều khiển VKTBKT. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 39 Nghiên cứu làm chủ các hệ điều hành chuyên dụng (QNX, Linux) và thiết kế, xây dựng các hệ điều hành chuyên dụng cho máy tính nhúng phục vụ điều khiển các hệ thống vũ khí, khí tài hiện đại. Nghiên cứu phát triển, tiến tới chế tạo các hệ thống tính toán chuyên dụng trong các tổ hợp VKTBKT hiện đại. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS phục vụ chỉ huy tham mưu, huấn luyện diễn tập trên nền bản đồ số. Nghiên cứu phát triển các hệ thống bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin số, đặc biệt chống xâm nhập, can thiệp vào hệ thống chỉ huy, điều khiển VKTBKT. Nghiên cứu xử lý ảnh, âm thanh trong truyền thông, quan sát và điều khiển. 2.2. Nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm và sản phẩm mục tiêu 2.2.1. Xây dựng các hệ thống chỉ huy, điều khiển Xây dựng mô hình tích hợp thông tin trong các hệ thống theo hướng C4I phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu của các quân binh chủng như Phòng không-Không quân, Hải quân, từng bước triển khai cho các sở chỉ huy cấp trung, sư đoàn với 2 loại hình cố định và cơ động. Để thực hiện việc đó, cần xây dựng các mô hình tính toán và xử lý tín hiệu, tích hợp thông tin từ các nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ ra quyết định cho người chỉ huy. 2.2.2. Xây dựng các hệ thống quản lý, điều hành Xây dựng các hệ thống phục vụ cho quản lý, điều hành có tính thông minh như dự báo, hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, tổ chức lực lượng... Các hệ thống này được phát triển dựa trên các mô hình quản trị cơ sở dữ liệu nhiều lớp phù hợp với yêu cầu sử dụng, dựa trên web và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như khai phá dữ liệu (data mining)... 2.2.3. Tham gia khai thác làm chủ, cải tiến, bảo đảm kỹ thuật cho VKTBKT Nghiên cứu làm chủ các loại VKTBKT mới để giúp đơn vị khai thác có hiệu quả. Cải tiến, hiện đại hóa VKTBKT hiện có theo hướng thông minh hóa, tăng hạn, nâng cao tính năng chiến kỹ thuật. Trên cơ sở đó từng bước thiết kế, chế tạo linh kiện thay thế, tiến tới tự chế tạo một số thiết bị chuyên dụng đưa vào trang bị. Để thực hiện nhiệm vụ này cần đầu tư nghiên cứu về các hệ thống nhúng, các hệ điều hành chuyên dụng, các thuật toán và công nghệ xử lý tín hiệu, tích hợp thông tin trong các hệ thống chỉ huy, điều khiển của VKTBKT. 2.2.4. Phát triển các sản phẩm phục vụ cho huấn luyện, diễn tập Khai thác tốt các trang thiết bị hiện có, đồng thời nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa, từng bước thiết kế, chế tạo các sản phẩm phục vụ cho huấn luyện, diễn tập của các đơn vị, chú trọng vào các hệ thống VKTBKT công nghệ cao. Cơ sở để thực hiện nhiệm vụ này là việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mô phỏng bán tự nhiên, bản đồ số 2D, 3D, các công nghệ đặc thù như xử lý ảnh, thực tại ảo... 2.2.5. Xây dựng các giải pháp an ninh, tác chiến mạng Nghiên cứu làm chủ công nghệ, đề xuất các giải pháp tích hợp (công cụ kỹ thuật, qui trình tác nghiệp, phương thức sử dụng) bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; tham gia nghiên cứu xây dựng công cụ phục vụ như vũ khí mới trong tác chiến mạng. Cơ sở của các giải pháp trên là kết quả nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh phần mềm (phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng...), các thiết bị phần cứng (máy tính, thiết bị mạng...) cũng như phương thức tổ chức, vận hành mạng. 2.2.6. Phát triển các sản phẩm phục vụ cho kinh tế-xã hội Xây dựng các sản phẩm đóng gói, có tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị như các bộ phần mềm quản lý nhân sự, quản lý điều hành, quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Những vấn đề chung Lê Quang Đức, “Phát huy truyền thống hàng đầu về CNTT của quân đội và nhà nước.” 40 Trong thời gian tới, phát huy truyền thống anh hùng của Viện KHCNQS và truyền thống của Viện CNTT, cùng với các đơn vị trong toàn Viện KHCNQS, trên cơ sở bám sát nhu cầu của đơn vị, theo định hướng tạo ra các sản phẩm thiết thực, có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng có hiệu quả, toàn thể cán bộ, công nhân viên Viện CNTT sẽ đoàn kết, chủ động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng Viện CNTT vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng Viện KHCNQS vững mạnh và tiếp tục phát triển. Abstract BRING INTO PLAY TRADITIONS OF THE ACADEMY OF MILITARY SCIENCE AND TECHNOLOGY, TO BUILD THE INFORMATION TECHNOLOGY INSTITUTE TO BE A LEADING IT INSTITUTE OF THE ARMY AND STATE The article reviews the establishment and development process of the Military Information Technology Institute (MITI) through more than 41 years in the formation of the Academy of Military Science and Technology, highlights recent results in R&D activities of MITI in the last 5 years and outline the main trends and expected results of R&D tasks in the next years to bring into play the proud traditions of the MITI (former Military Center for Mathematics and Computing), to contribute to strong and sustainable development of the Academy of Military Science and Technology. Keywords: Command & control, Management, Simulation, Information technology, Embedded system, Training & exercise. Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015 Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015 Địa chỉ: * Đại tá, Viện trưởng Viện CNTT, Viện KH-CNQS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_lequangduc_9661_2149175.pdf