Tài liệu Phát huy truyền thống 45 năm viện công nghệ thông tin – trung tâm toán máy tính - Đỗ Việt Bình: Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 3
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 45 NĂM VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN – TRUNG TÂM TOÁN MÁY TÍNH
Đỗ Việt Bình*
Tóm tắt: Bài báo ôn lại truyền thống 45 năm của Viện Công nghệ thông tin, điểm
lại các kết quả nghiên cứu ứng dụng của Viện trong 5 năm gần đây và xác định các
hướng nghiên cứu và sản phẩm chủ yếu trong những năm tới nhằm tiếp tục phát huy
truyền thống vẻ vang của Viện Công nghệ thông tin (Trung tâm Toán-Máy tính).
Từ khóa: Khai thác làm chủ; Quản lý điều hành; Chỉ huy tham mưu; Công nghệ thông tin.
1. TRUYỀN THỐNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY
Cách đây 45 năm, tại 34A Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, sau khi được Quân đội
giao nhiệm vụ quản lý và khai thác giàn máy tính MINSK-32 đầu tiên ở Miền Bắc,
các cán bộ và nhân viên của Trung tâm Toán-Máy tính (TMT) với tinh thần của
người lính, đã khẩn trương tiếp nhận, triển khai và đưa hệ thống vào sử dụng. Và
ngày 15/4/1974, từ giàn máy tính đó,...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy truyền thống 45 năm viện công nghệ thông tin – trung tâm toán máy tính - Đỗ Việt Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 3
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 45 NĂM VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN – TRUNG TÂM TOÁN MÁY TÍNH
Đỗ Việt Bình*
Tóm tắt: Bài báo ôn lại truyền thống 45 năm của Viện Công nghệ thông tin, điểm
lại các kết quả nghiên cứu ứng dụng của Viện trong 5 năm gần đây và xác định các
hướng nghiên cứu và sản phẩm chủ yếu trong những năm tới nhằm tiếp tục phát huy
truyền thống vẻ vang của Viện Công nghệ thông tin (Trung tâm Toán-Máy tính).
Từ khóa: Khai thác làm chủ; Quản lý điều hành; Chỉ huy tham mưu; Công nghệ thông tin.
1. TRUYỀN THỐNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY
Cách đây 45 năm, tại 34A Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, sau khi được Quân đội
giao nhiệm vụ quản lý và khai thác giàn máy tính MINSK-32 đầu tiên ở Miền Bắc,
các cán bộ và nhân viên của Trung tâm Toán-Máy tính (TMT) với tinh thần của
người lính, đã khẩn trương tiếp nhận, triển khai và đưa hệ thống vào sử dụng. Và
ngày 15/4/1974, từ giàn máy tính đó, hình ảnh Bác Hồ với nụ cười hiền từ đã được
in ra, đánh dấu ngày ra đời của ngành CNTT quân đội. Ngày 15/4 đáng ghi nhớ đó
đã trở thành Ngày truyền thống của Trung tâm TMT trước đây và Viện Công nghệ
thông tin (CNTT)/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự hiện nay.
Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, dù ở trong hoàn cảnh nào, các thế
hệ của Viện CNTT đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động và
sáng tạo trong công tác nghiên cứu và phát triển nhằm ứng dụng có hiệu quả các
thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực CNTT phục vụ kịp thời và có hiệu
quả các nhiệm vụ quốc phòng an ninh cũng như các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh
tế xã hội.
Sự đóng góp của Viện vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được đã
được Đảng, Nhà nước và Quân đội đánh giá cao và ghi nhận qua những huân huy
chương và nhiều hình thức khen thưởng khác mà Viện đã được trao tặng, trong đó,
có hai Huân chương Chiến công (hạng Nhất, hạng Nhì) và hai Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc hạng Ba.
Trong 5 năm trở lại đây, trong đội hình của Viện Khoa học và Công nghệ quân
sự, với vai trò là Viện nghiên cứu đầu ngành của quân đội trong lĩnh vực CNTT,
Viện đã chủ động bám sát các nhu cầu thực tế của các đơn vị tiến thẳng lên hiện
đại như Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ)
trong các lĩnh vực khai thác làm chủ Vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), đồng
thời tích cực triển khai các hướng nghiên cứu để phát triển và ứng dụng các sản
phẩm CNTT cho các đơn vị quân đội trong các lĩnh vực chỉ huy tham mưu, huấn
luyện diễn tập, mô phỏng huấn luyện và chỉ huy quản lý điều hành. Bên cạnh đó,
được sự tin tưởng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, Viện cũng tham gia xây
dựng và triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT cho các cơ quan đó. Một số
thành tích nổi bật trong giai đoạn này là:
1.1. Trong lĩnh vực khai thác làm chủ, cải tiến, hiện đại hóa VKTBKT
Để đáp ứng yêu cầu của các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, quân đội ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng theo
Công nghệ thông tin
Đỗ Việt Bình, “Phát huy truyền thống 45 năm Viện CNTT - Trung tâm Toán Máy tính.” 4
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Hiện nay, trong các
VKTBKT mua mới như tàu ngầm, các lớp tàu hộ vệ tên lửa, tấn công nhanh tên
lửa, các hệ thống phòng thủ bờ biển như tên lửa bờ, các hệ thống tên lửa phòng
không, hệ thống ra đa, máy bay Su-30MK2...là những hệ thống vũ khí hiện đại sử
dụng hệ thống máy tính điều khiển trung tâm. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên
cứu trong lĩnh vực này Viện đã đạt được một số kết quả tiêu biểu là:
Với quân chủng Hải quân: Thiết kế, chế tạo thành công tổ hợp thiết bị điều
khiển phóng tên lửa КАСУ 3Р-60УЭ-12418 và máy КБ163П; Thiết bị giả đạn tên
lửa 3М-24Э; Chế tạo khối tính toán BM1 hệ thống điều khiển phóng tên lửa
КАСУ 3Р-60УЭ; Thiết kế chế tạo tủ thiết bị điều khiển vào ra ПУ-010 của hệ
thống kiểm tra chẩn đoán thông số đạn tên lửa 3M-24E АКПА6.3; Thiết kế, chế
thử giá kiểm tra hệ thống điều khiển quán tính (ИСУ) Ц-074 của đạn tên lửa Kh-
35E; Chế tạo một số thiết bị, vật tư phục vụ khai thác làm chủ và đảm bảo kỹ thuật
cho tàu ngầm Kilo 636 như: thiết bị kiểm tra anten sonar, khối zip máy tính điều
khiển M360-001VN, thiết bị kiểm tra ắc quy cầm tay SKDAB...
Với Quân chủng PK-KQ: Chế tạo thành công và tiến tới nhân bản theo nguyên
mẫu hệ thống điều khiển trung tâm của tổ hợp đối không mặt đất NKVS-27; Cải
tiến hệ thống chống nhiễu và hiện sóng đối với ra đa P37; Chế tạo thiết bị VIKO-
VN01 đài vô tuyến dẫn đường gần RSBN-4N, thiết bị kiểm tra chuẩn đoán hỏng
hóc các mảng chức năng đài ra đa KASTA-2E2.
1.2. Trong lĩnh vực huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu
Viện đã phối hợp với Cục Quân huấn/BTTM triển khai hệ thống huấn luyện
diễn tập chỉ huy cấp trung, sư đoàn trên bản đồ và ngoài thực địa tại fBB325/Quân
đoàn 2 tiến tới triển khai đồng bộ cho các Sư đoàn bộ binh trong toàn quân. Triển
khai có hiệu quả một số hệ thống phục vụ công tác chỉ huy điều hành như: giải
pháp số hóa, tích hợp tín hiệu các đài ra đa dẫn bay gần RSBN-4N phục vụ cho chỉ
huy, quản lý máy bay SU vào hệ thống SCH cấp trung, sư đoàn không quân; Hệ
thống phần mềm tính toán ứng dụng chiến đấu sử dụng phương tiện sát thương
hàng không tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước phục vụ công tác dẫn đường tại
Quân chủng PK-KQ; Hệ thống hỗ trợ chuẩn bị bay cho Phi công của Trung đoàn
Không quân.
Các hệ thống mô phỏng phục vụ huấn luyện VKTBKT. Đây là một hướng
nghiên cứu chính và thế mạnh của Viện CNTT. Viện CNTT đã khảo sát, xây dựng
một số hệ thống mô phỏng theo yêu cầu thực tế của Quân Chủng Hải Quân như:
Hệ thống mô phỏng bắn pháo AK630 bằng cột ngắm kết nối với Hệ thống mô
phỏng máy điều khiển bắn pháo MR-123-02 MOD 3 trên tàu 1241.8 triển khai tại
Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải Quân; Hệ thống tích hợp phục vụ huấn luyện diễn tập
cấp lữ đoàn dựa trên các hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tổ hợp tên lửa Bastion
và kíp chiến đấu tổ hợp ra đa Monolit – B tại Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải Quân. Đây
là một hệ thống phức tạp được xây dựng từ hai hệ thống rời rạc, việc xây dựng
thành công hệ thống này mang ý nghĩa hết sức thiết thực cho đơn vị trong Huấn
luyện diễn tập và được đơn vị sử dụng đánh giá cao; Hệ thống mô phỏng huấn
luyện điều khiển hệ thống Orbiter-2 bay, quan sát và chỉ thị mục tiêu ứng dụng tại
Lữ đoàn 954/Vùng 4 Hải quân.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 5
1.3. Trong lĩnh vực chỉ huy tham mưu, quản lý điều hành
Triển khai Hệ thống tự động thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, hỗ trợ công
tác theo dõi, điều hành chỉ huy, ra quyết định trong lĩnh vực thông tin tình báo triển
khai tại Cục 70/TC II; Hệ thống hỗ trợ điều hành chỉ huy tác chiến cho đơn vị hải
quân cấp vùng tại Vùng 2 Hải quân; Phần mềm và CSDL nhằm rút ngắn thời gian
tìm và chọn vị trí trận địa cho TLPK S-300PMU1 tại Trung đoàn 93/ Sư đoàn 367;
Cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường các cơ sở công nghiệp quốc phòng tại Cục
KHQS;
Tiếp tục phát triển, hỗ trợ kỹ thuật các sản phẩm: Quản lý CSDL Đảng viên,
Phần mềm quản lý đạn dược, Phần mềm tổng kiểm kê.
Phần mềm kiểm phiếu do Viện phát triển đã được triển khai sử dụng tại nhiều
đơn vị trong và ngoài quân đội như phục vụ kiểm phiếu tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, các kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Hội nghị Trung ương
khóa XII,... được Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Hiện tại, chúng ta đang tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Cuộc cách mạng này tạo
ra môi trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo
những cách thức hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết
nối vào những hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để
điều khiển mà không cần sự can thiệp của con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các loại vũ
khí công nghệ cao, phương thức tác chiến dựa trên mạng là xu hướng tất yếu nhằm
đạt được và duy trì ưu thế trước đối phương để giành thắng lợi.
Là một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu về CNTT của quân đội, để
chuẩn bị tốt cho cuộc CMCN 4.0, tránh nguy cơ tụt hậu về mặt công nghệ Viện
xác định cần có những chủ trương biện pháp cụ thể mang tính bền vững, lâu dài.
Bám sát các định hướng nghiên cứu, Viện tập trung phát triển nguồn nhân lực theo
hướng học thuật chuyên sâu gồm: hệ thống tính toán-điều khiển, dữ liệu lớn – Big
Data, Trí tuệ nhân tạo – AI, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên – NLP.
Các hệ thống VKTBKT công nghệ cao với các hệ thống nhúng trong các hệ
thống chỉ huy, điều khiển đòi hỏi việc nhanh chóng khai thác làm chủ, đảm kỹ
thuật tiến tới thiết kế chế tạo, cải tiến, thông minh hóa cho các hệ thống đó. Các hệ
thống CNTT phải bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho chỉ
huy tham mưu, quản lý điều hành bộ đội. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô
phỏng thực tại ảo, mô phỏng bán tự nhiên phục vụ cho công tác huấn luyện, diễn
tập trong quân đội, cũng như dùng trong thiết kế, chế tạo VKTBKT mới trở thành
nhu cầu cấp thiết.
Với những đặc điểm tình hình như trên, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của
mình, Viện CNTT xác định một số định hướng nghiên cứu, phát triển sản phẩm để
có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế như sau:
Công nghệ thông tin
Đỗ Việt Bình, “Phát huy truyền thống 45 năm Viện CNTT - Trung tâm Toán Máy tính.” 6
2.1. Nghiên cứu, làm chủ VKTBKT công nghệ cao
Nghiên cứu làm chủ các loại VKTBKT mới để giúp đơn vị khai thác có hiệu
quả. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong việc nghiên cứu, chế tạo các
module, khối, mảng thành phần tiến tới thiết kế, chế tạo các hệ thống hoàn chỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ này cần đầu tư nghiên cứu về các hệ thống nhúng, các hệ
điều hành chuyên dụng, các thuật toán và công nghệ xử lý tín hiệu, tích hợp
thông tin, giao tiếp - truyền thông giữa các thành phần trong các hệ thống chỉ
huy, điều khiển của VKTBKT.
Xây dựng mô hình tích hợp thông tin trong các hệ thống theo hướng C4I phục
vụ cho sẵn sàng chiến đấu của các quân binh chủng như PK-KQ, Hải quân...,
từng bước triển khai cho các sở chỉ huy cấp trung, sư đoàn với 2 loại hình cố
định và cơ động. Để thực hiện việc đó, cần xây dựng các mô hình tính toán và xử
lý tín hiệu, tích hợp thông tin từ các nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ ra quyết định
cho người chỉ huy.
2.2. Phát triển các sản phẩm mô phỏng phục vụ cho huấn luyện, diễn tập
Công nghệ thực tế ảo (VR) đã trở một xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong thời
gian gần đây và được coi là tương lai của công nghệ hiện đại. Thông qua công
nghệ này con người có thể tương tác với thế giới ảo một cách chân thực nhất và xu
hướng này hiện đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Phát triển
các hệ thống tương tác thời gian thực trong thế giới ảo phục vụ công tác huấn
luyện giúp rút ngắn thời gian triển khai, tiết kiệm chi phí, môi trường huấn luyện
đa dạng nhưng vẫn đảm bảo sát với điều kiện huấn luyện so với thực tế. Cơ sở để
thực hiện nhiệm vụ này là việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mô phỏng
bán tự nhiên, bản đồ số 2D, 3D, các công nghệ và thiết bị đặc thù trong lĩnh vực
mô phỏng thực tại ảo (kính, găng tay, bàn di chuyển, cảm biến cơ thể,...)
2.3. Xây dựng các hệ thống quản lý, điều hành
Xây dựng các hệ thống phục vụ cho quản lý, điều hành có tính thông minh như
dự báo, hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, tổ chức lực
lượng... Các hệ thống đó được phát triển dựa trên các mô hình quản trị cơ sở dữ
liệu nhiều lớp phù hợp với yêu cầu sử dụng, dựa trên web và ứng dụng các công
nghệ như khai phá dữ liệu (data mining), trích rút thông tin (information retrieval)
kết hợp với cơ sở dữ liệu tri thức.
2.4. Phát triển các sản phẩm phục vụ cho kinh tế-xã hội
Xây dựng các sản phẩm đóng gói, có tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng các yêu
cầu quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị như các bộ phần mềm quản lý hành
chính, quản lý bệnh viện, điều hành sản xuất, quản lý các nguồn lực của doanh
nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Trong thời gian tới, thực hiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức biên chế được
điều chỉnh theo quyết định của Bộ Quốc phòng, trên cơ sở bám sát nhu cầu của
đơn vị, với định hướng nghiên cứu đúng đắn, toàn thể cán bộ, công nhân viênViện
CNTT sẽ đoàn kết, chủ động sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của đơn vị.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 7
3. KẾT LUẬN
Với thành tích đã đạt được trong những năm vừa qua khẳng định vị thế của
Viện trên bản đồ khoa học của Quân đội và của Nhà nước. Trước yêu cầu của cuộc
CMCN 4.0, Viện nhận thấy phải có chiến lược dài hạn, bám sát các định hướng
nghiên cứu kết hợp với việc phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ mang
tính chuyên sâu có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển của Viện.
CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Đây được xem
là thời điểm để Viện CNTT tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức dành được nhiều
thắng lợi, giữ vững truyền thống vẻ vang “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo” mà các
thế hệ cán bộ đi trước đã vun trồng.
ABSTRACT
PROMOTING 45 YEARS TRADITIONS OF THE MILITARY
INFORMATION TECHNOLOGY INSTITUTE
This article reviews recent results in R&D activities of the Military Information
Technology Institute (MITI) and outline the main trends and expected results of
R&D tasks in the next few years to bring into play the 45- year proud traditions of
the MITI (former Military Center for Mathematics and Computing).
Keywords: Exploit; Command and Control; Management; Information technology.
Nhận bài ngày 04 tháng 02 năm 2019
Hoàn thiện ngày 10 tháng 3 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019
Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/Viện KH-CN quân sự;
*Email: binhdv@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_binh_8893_2150128.pdf