Phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy – học hợp tác

Tài liệu Phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy – học hợp tác: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 125 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY – HỌC HỢP TÁC Promoting the activeness of students through co-operative teaching – learning ThS. Trương Thiên Hương Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Dạy-học hợp tác là một hình thức dạy học phổ biến, được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới, đem lại lợi ích cho người học. Đây là một trong những hình thức dạy-học thực hiện được quan điểm dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy-học hợp tác theo hướng phát triển năng lực của người học. Trong khuôn khổ, bài viết trình bày cách thức thực hiện và các hình thức đánh giá hiệu quả dạy-học hợp tác. Từ khóa: dạy-học hợp tác, đánh giá, hợp tác, năng lực người học, phát...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy – học hợp tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 125 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY – HỌC HỢP TÁC Promoting the activeness of students through co-operative teaching – learning ThS. Trương Thiên Hương Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Dạy-học hợp tác là một hình thức dạy học phổ biến, được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới, đem lại lợi ích cho người học. Đây là một trong những hình thức dạy-học thực hiện được quan điểm dạy học tích cực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy-học hợp tác theo hướng phát triển năng lực của người học. Trong khuôn khổ, bài viết trình bày cách thức thực hiện và các hình thức đánh giá hiệu quả dạy-học hợp tác. Từ khóa: dạy-học hợp tác, đánh giá, hợp tác, năng lực người học, phát huy, tích cực Abstract Co-operative teaching-learning is a popular form of teaching, which is applied in many countries worldwide, bringing more benefits to learners. It is one of the forms that performs the viewpoint of active teaching. The problem here is how to promote the activeness of students through co-operative teaching-learning towards developing learners’ ability. This paper will present the method and assessment of co-operative teaching-learning. Keywords: co-operative teaching–learning, assessment, co-operation, learners’ ability, promote, activeness 1. Mở đầu Tăng cường tiếp xúc giữa người dạy và người học, khuyến khích các hoạt động hợp tác giữa sinh viên, vận dụng các phương pháp học tập tích cực là 3 trong những nguyên tắc dạy tốt ở bậc Đại học. Vì thế, các nhà giáo dục đã nghiên cứu, vận dụng, triển khai nhiều cách thức dạy học khác nhau nhằm tuân thủ nguyên tắc dạy học, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, phù hợp với các điều kiện, hình thức giáo dục hiện nay. Trong số các hình thức dạy-học đáp ứng được yêu cầu nói trên, dạy học hợp tác là một hình thức dạy rất phổ biến, hiện được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Sở dĩ như vậy vì chất lượng học tập trong môi trường hợp tác, làm việc nhóm phát triển tốt hơn so với làm việc cá nhân. Trong giới hạn của bài viết, tác giả tập trung trình bày khái niệm và tác dụng của dạy-học hợp tác, tổ chức dạy-học hợp tác theo hướng phát triển năng lực của người học, các hình thức đánh giá hiệu quả trong dạy-học hợp tác. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Khái niệm “dạy học hợp tác” được Johnson & Johnson (2008), hai chuyên gia Email: truong_thienhuong@yahoo.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 126 nghiên cứu về “dạy học hợp tác” định nghĩa: “Hợp tác là làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu chung. Hợp tác còn là một kĩ năng sống, kĩ năng làm việc (kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hiện,). Trong quá trình hợp tác, các cá nhân tìm kiếm những kết quả, những kết quả này không chỉ có ích cho mỗi cá nhân mà còn có ích cho các thành viên khác trong nhóm” [1; tr.18]. Như vậy, dạy học hợp tác là hình thức tổ chức dạy học với những nhóm sinh viên cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giảng viên giao. Kết thúc quá trình làm việc, các thành viên đều nắm bắt được thông tin, hiểu và xây dựng kiến thức cho chính mình. Chính nhờ học trong môi trường hợp tác với nhau như thế, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, được tham gia trao đổi thảo luận với nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tạo bầu không khí dân chủ trong lớp học. 2.2. Tác dụng của dạy-học hợp tác Hình thức dạy-học hợp tác có nhiều tác dụng tích cực đối với sinh viên (người học) và giảng viên (người dạy) như sau: Thứ nhất, học hợp tác sẽ tăng cường cơ hội học tập, trao đổi kiến thức giữa người học với người học; tạo điều kiện cho người học vận dụng sự hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới; phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy của người học; rèn luyện các kĩ năng cần thiết hỗ trợ cho kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm. Có thể nói, trong học hợp tác, hoạt động học của sinh viên được trợ giúp qua sự tương tác giữa những người học với nhau và những người có hiểu biết hơn (giảng viên, bạn học thuộc các năng lực khác nhau). Để tiếp nhận kiến thức, người học phải sử dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình vào việc giải quyết những tình huống do giảng viên đặt ra. Vì vậy, sinh viên sẽ hiểu kiến thức kĩ hơn so với việc chỉ nghe giảng viên truyền đạt. Đây là học bằng cách làm. Trong quá trình học hợp tác, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, phản hồi.v.v. của người học được rèn luyện và phát triển. Cuối cùng, khi thực hiện công việc được giao, người học phấn khởi, có niềm tin vào năng lực của bản thân và các thành viên trong nhóm. Thứ hai, thông qua học hợp tác, sinh viên có cơ hội để điều chỉnh phương pháp học tập của bản thân. Thứ ba, dạy-học hợp tác sẽ tạo được mối quan hệ tương tác giữa người học và người dạy; bổ sung vốn kĩ năng và chiến lược trong hỗ trợ sinh viên học tập. Thứ tư, hình thức dạy học theo kiểu thảo luận nhóm, thuyết trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên đo lường và đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Trên cơ sở đó, điều chỉnh phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả đào tạo. 2.3. Tổ chức dạy-học hợp tác theo hướng phát triển năng lực của người học 2.3.1. Chuẩn bị cho dạy-học hợp tác Để một giờ dạy học hợp tác đạt kết quả, giảng viên và sinh viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Đầu tiên, giảng viên cần xác định mục tiêu, yêu cầu mà người học cần đạt (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Sau đó, phải thiết kế chủ đề khoa học và nội dung thảo luận, thuyết trình; cung cấp các nguồn tài liệu để sinh viên có thể chuẩn bị trước; lên kế hoạch bố trí thời gian giữa thảo luận và thuyết trình. Đồng thời, phải xác định các tiêu chí, hình thức đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm và xác lập được một đội ngũ cộng sự đắc lực (nhóm trưởng của các nhóm). Sinh viên cũng phải có sự chuẩn bị từ tâm thế (có lòng khát khao hiểu TRƯƠNG THIÊN HƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 127 biết, có ý thức “học thầy không tày học bạn” có thái độ nghiêm túc và văn hóa khi tham gia thảo luận, ) đến kiến thức (tìm đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề khoa học sắp thảo luận ), kĩ năng (trình bày ý kiến trước đám đông, giao tiếp, xử lý tình huống, ). 2.3.2. Thực hiện dạy-học hợp tác Sự thành công của dạy-học hợp tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp giữa những thành viên trong nhóm; trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm.v.v. Vì thế, khi thực hiện dạy-học hợp tác, nội dung của vấn đề thảo luận cần phải có sự tổng hợp tư duy của cả nhóm, phải linh hoạt trong việc tổ chức thảo luận, thuyết trình. Đồng thời, phải kiểm soát hoạt động của nhóm, giúp nhóm duy trì những mối quan hệ giữa các thành viên, phát triển kĩ năng hợp tác, mỗi thành viên nhận được sự phản hồi về sự tham gia của họ vào nhóm, tự đánh giá hoạt động của mình. Tiến trình dạy-học hợp tác có thể chia làm 4 giai đoạn như sau: (1) Giảng viên chia nhóm - Khi chia nhóm giảng viên cần chú ý về số lượng nhóm và số lượng các thành viên trong nhóm, phân công vị trí của nhóm trong không gian lớp học, phân công nhiệm vụ của từng nhóm. - Giới thiệu chủ đề, nội dung thuyết trình, thảo luận. (2) Giao chủ đề cho các nhóm thuyết trình, thảo luận, quy định thời gian thuyết trình, thảo luận. Khi giao nhiệm vụ cho nhóm cần chú ý: - Nhiệm vụ phải sát hợp với trình độ của sinh viên. - Giải thích các vấn đề cần giải quyết và mục tiêu cần đạt được. - Thời gian hoàn thành nhiệm vụ. (3) Quản lí nhóm. Trong quá trình quản lí các nhóm, giảng viên phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống. Thúc đẩy hoạt động nhóm đi tới mục tiêu. Hướng dẫn sinh viên ghi chú một cách khái quát và khoa học. (4) Báo cáo kết quả và đánh giá Đây là giai đoạn các nhóm trình bày kết quả và đánh giá kết quả. Giảng viên có vai trò là trọng tài khoa học về cách xử lí tình huống; nhận xét. Đánh giá hoạt động của từng nhóm, từng thành viên của nhóm. 2.3.3. Vận dụng dạy-học hợp tác vào học phần Kĩ năng thuyết trình Từ lý thuyết đến thực tiễn dạy-học là cả quá trình phức tạp, đòi hỏi người dạy phải linh hoạt tùy vào đối tượng của người học (khả năng tiếp thu hoặc thái độ học tập bị động hay chủ động). Bằng sự trải nghiệm, tác giả xin được trình bày cụ thể các thao tác đã vận dụng trong thực tiễn dạy-học Chương 1 Khái quát về thuyết trình của học phần Kĩ năng thuyết trình cho sinh viên Khóa 17 ngành Quốc tế học, khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Sài Gòn. Trước khi dạy-học hợp tác, giảng viên nêu mục đích, yêu cầu và nội dung thảo luận cho lớp và nhóm sinh viên. Cụ thể là: 1) Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình trong học tập và trong định hướng nghề nghiệp của bản thân. 2) Tư duy đối thoại: Tư duy đối thoại với sự hình thành tri thức; Tư duy đối thoại với sự phát triển nhân cách. Cách thức tiến hành như sau: Bước 1: Xác định nội dung thảo luận, phân công nhiệm vụ từng nhóm, dự kiến số lượng báo cáo (4 báo cáo). Bước 2: Các nhóm thảo luận-6 nhóm (thời gian 50 phút). Bước 3: Tổ chức trình bày kết quả SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 128 trước lớp (thời gian 50 phút). Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả.  Các nhóm thảo luận thì nhóm trưởng phải điều hành và chọn thư kí ghi biên bản của nhóm. Theo trình tự: Bước 1: Các thành viên trong nhóm đều phải trình bày: Nêu vấn đề - Trình bày quan điểm - Minh họa - Nhận xét - Đề xuất. Bước 2: Nhóm trao đổi, nhận xét, phản biện, bảo vệ ý kiến. Bước 3: Nhóm trưởng tổng kết, chọn thành viên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, hoàn tất biên bản thảo luận.  Khi thuyết trình, thảo luận ở lớp thì giảng viên hoặc lớp trưởng điều hành, cũng phải có biên bản và thực hiện lần lượt các bước sau: Bước 1: Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp về 2 nội dung đã thảo luận ở nhóm (trong khi thuyết trình, sinh viên trình bày, cả lớp theo dõi, ghi lại những điều chưa rõ hoặc không đồng tình về nội dung, về cách thức trình bày để chuẩn bị cho phần trao đổi sau đó. Bước 2: Giảng viên hoặc lớp trưởng hướng dẫn lớp trao đổi, nhận xét, phản biện, bảo vệ. Các nhóm cử đại diện nêu ý kiến nhận xét chung của nhóm hoặc sinh viên có thể nêu ý kiến phản biện, bảo vệ với thái độ khoa học, thiện chí. Bước 3: Giảng viên nhận xét, kết luận về các vấn đề: + Nội dung, cách thức trình bày của từng nhóm. + Nhận xét về nội dung và cách thức tổ chức buổi thảo luận. + Tổng kết (kết luận về nội dung thảo luận trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung những vấn đề liên quan), đánh giá (có sự kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau).  Từ kết quả thảo luận, giảng viên hướng dẫn sinh viên viết bài thu hoạch theo nhóm hoặc cá nhân về 2 nội dung vừa nêu. Đồng thời, bổ sung câu hỏi có liên quan để có thể đánh giá hiệu quả học tập hợp tác: trình bày tiêu chuẩn của một lời nói có sức thuyết phục. Kết quả của buổi thảo luận trên thành công, tạo được tâm thế phấn khởi, tích cực. Các nhóm đều thực hiện nghiêm túc. Hầu như tất cả sinh viên đều tham gia phát biểu ý kiến, bày tỏ sự tâm đắc, thực hiện đúng thao tác, đúng quy trình nên buổi thảo luận tiến hành thuận lợi. Nội dung thảo luận thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Sinh viên khám phá được những khía cạnh khác nhau của chủ đề khoa học, nêu được nhiều câu hỏi chất vấn cho bạn và cho cả giảng viên, thể hiện sự tự tin khi trình bày. Giảng viên và sinh viên có sự phối hợp nhịp nhàng: giảng viên vừa là người hướng dẫn, vừa là nhà hùng biện; sinh viên vừa chủ động, vừa là trung tâm của buổi thảo luận. Buổi thảo luận kết thúc nhưng sinh viên vẫn còn tiếc vì chưa bộc lộ hết ý tưởng của mình về sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai thông qua thuyết trình và về tư duy đối thoại trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Trên cơ sở kết quả của thảo luận, giảng viên định hướng cho sinh viên thực hành về các kĩ năng hỗ trợ cho thuyết trình: kĩ năng giao tiếp phi ngôn từ, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng mở đầu, kĩ năng kết thúc.v.v. 2.3.4. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên qua việc tổ chức dạy-học hợp tác Để có thể phát huy tính tích cực, giảng viên cần sắp xếp vị trí của nhóm sao cho các thành viên có thể đối diện nhau, thể hiện ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, giảng viên giúp sinh viên xây dựng khả năng cần TRƯƠNG THIÊN HƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 129 có để làm việc cùng nhau có hiệu quả hơn (mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình, ghi lại kết quả, lắng nghe ý kiến của người khác) và sử dụng hình thức tranh luận do sinh viên làm chủ. Đồng thời, giảng viên tạo cơ hội để sinh viên đọc tài liệu, biến tài liệu thành ngôn từ riêng của mình, bắt đầu sử dụng ngôn ngữ bộ môn, có sự hỗ trợ và tương tác lẫn nhau giữa nghe - giải thích - tổng hợp; dạy học có sự trao đổi của cả lớp, khuyến khích sinh viên chủ động tranh luận, tiếp thu kiến thức mới, tạo sự nỗ lực. Tiếp theo, giảng viên cần xác lập và huấn luyện một đội ngũ cộng sự đắc lực (nhóm trưởng của các nhóm). Đội ngũ này phải có kĩ năng điều khiển thảo luận, kĩ năng nhận xét, đánh giá thuyết trình, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giải quyết vấn đề kĩ năng thực hiện những nhiệm vụ mà giảng viên đã hoạch định. Cuối cùng, giảng viên cần chú ý theo dõi quá trình làm việc của sinh viên để có thể đánh giá chính xác năng lực của sinh viên khi thảo luận, khi thuyết trình và cả những sinh viên tham dự. 2.4. Đánh giá kết quả học tập trong dạy-học hợp tác Đổi mới phương thức dạy học phải gắn liền với việc đổi mới cách thức đánh giá. Đánh giá kết quả của người học cần phải đánh giá đúng năng lực thực tế, đánh giá cả quá trình bao gồm đánh giá tổng thể và đánh giá thường xuyên. Đồng thời, hoạt động đánh giá phải được thực hiện toàn diện trên cơ sở nhiều đối tượng: giảng viên đánh giá người học (sinh viên), sinh viên đánh giá lẫn nhau, sinh viên tự đánh giá. Sau đây là những hình thức đánh giá phù hợp với dạy-học hợp tác. 2.4.1. Đánh giá tổng thể Để có thể đánh giá toàn diện hoạt động nhóm, ta đánh giá cách thức làm việc nhóm (Quản lí nhóm, sử dụng thời gian hiệu quả, có sự hợp tác và tương tác giữa các thành viên trong nhóm), nội dung thảo luận (vấn đề thảo luận đầy đủ, đảm bảo tính hệ thống, làm rõ trọng tâm, có ý kiến mới, có minh họa sinh động, liên hệ thực tế), cách thức thuyết trình - trình bày nội dung thống nhất sau thảo luận (trình bày có hệ thống, mạch lạc, lôi cuốn, thuyết phục người nghe, đảm bảo đủ thời gian quy định). Tất cả ba nội dung trên dựa vào tiêu chí: hiểu, biết và vận dụng. Bên cạnh đó, ta có thể đánh giá hoạt động nhóm dựa vào những tiêu chuẩn đã được thống nhất trong quá trình thuyết trình, thảo luận. Bên cạnh đó, giảng viên có thể yêu cầu những thành viên trong nhóm viết báo cáo về kết quả thảo luận việc học của nhóm. Đôi khi, giảng viên cũng đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu nhóm trả lời câu hỏi (thông thường những câu hỏi loại này mang tính phân tích, tổng hợp, vận dụng đòi hỏi năng lực tư duy của mỗi sinh viên). 2.4.2. Đánh giá thường xuyên Đây là một hình thức đánh giá công bằng và tương đối chính xác. Có rất nhiều cách để thực hiện đánh giá này: Trước nhất, khi nhóm sinh viên thực hiện các hoạt động thảo luận thuyết trình phải được lưu giữ sản phẩm trong hồ sơ học tập hoặc trong thời gian học tập học phần, nhóm sinh viên thực hiện từ 2 đến 3 lần thảo luận, thuyết trình, phản biện để có thể đo lường được sự tiến bộ cũng như tinh thần học tập của sinh viên. Sau đó, giảng viên phải là người quan sát, nhận xét, phát hiện những nhóm sinh viên làm việc hiệu quả: khả năng quản lí, điều hành của nhóm trưởng, mức độ tham dự của sinh viên vào quá trình thảo luận, những năng lực tư duy, năng lực đọc, tóm tắt tài liệu, năng lực giải quyết vấn đề, năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf55_3118_2214960.pdf
Tài liệu liên quan