Tài liệu Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 146
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0038
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 146-151
This paper is available online at
PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC
TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Dương Văn Khoa 1 và Phạm Thị Thu Hằng 2
1 Khoa Lí luận Chính trị và Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 Bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn, Học viện Chính trị, Bộ Công an
Tóm tắt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khối đại đoàn kết, sức mạnh của
nhân dân được phát huy hiệu quả trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –
1975), biểu hiện cụ thể qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân đội
của nhân dân Thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc ở miền Nam Việt Nam và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một lần nữa khẳng định thêm giá trị của bài học đại đoàn kết
dân tộc và lấy dân làm gốc.
Từ khóa: Bài học, đoàn kết dân tộc, chiến tranh vệ quốc.
1. Mở đầu
Để đánh thắng đư...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
146
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0038
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 146-151
This paper is available online at
PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC
TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Dương Văn Khoa 1 và Phạm Thị Thu Hằng 2
1 Khoa Lí luận Chính trị và Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 Bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn, Học viện Chính trị, Bộ Công an
Tóm tắt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khối đại đoàn kết, sức mạnh của
nhân dân được phát huy hiệu quả trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –
1975), biểu hiện cụ thể qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân đội
của nhân dân Thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc ở miền Nam Việt Nam và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một lần nữa khẳng định thêm giá trị của bài học đại đoàn kết
dân tộc và lấy dân làm gốc.
Từ khóa: Bài học, đoàn kết dân tộc, chiến tranh vệ quốc.
1. Mở đầu
Để đánh thắng được đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đã phát huy cao độ sức mạnh
tổng hợp của đất nước, trong đó có sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc. Có nhiều công trình khoa
học đề cập đến các góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề của bài viết, điển hình như: Về đại
đoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất của Ban Dân vận Trung ương
(1994); Thắng lợi kháng chống Mỹ và 20 năm xây dựng đất nước sau chiến tranh của Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1995); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và
mặt trận đoàn kết dân tộc của Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan (2001); tập hợp các bài
viết của Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc (2003).v.v Các bài nói,
bài viết trên chủ yếu đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn
kết dân tộc và vai trò của nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Công trình của Ban Dân vận
Trung ương thiên về phân tích đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng; đồng thời, điểm qua hoạt
động của Mặt trận dân tộc thống nhất ở một số giai đoạn lịch sử. Một số công trình nói đến những
đóng góp của nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, biểu hiện qua hoạt động của Mặt trận
dân tộc thống nhất.
Các công trình nghiên cứu đi trước chủ yếu đề cập đến lí thuyết của vấn đề đại đoàn kết dân
tộc và thực tiễn hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất. Tuy nhiên, sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc không chỉ thể hiện qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất mà còn biểu
hiện qua hoạt động của Nhà nước dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, các tổ chức chính trị - xã
hội
Ngày nhận bài: 19/12/2017. Ngày sửa bài: 19/1/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.
Tác giả liên hệ: Dương Văn Khoa. Địa chỉ e-mail: duongvankhoagdct@gmail.com
Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
147
Trên cơ sở kế thừa kết quả của nhà nghiên cứu đi trước, trong khuôn khổ một bài báo khoa
học, chúng tôi đi sâu vào phân tích bối cảnh và quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, phát
huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc qua hoạt động của mặt
trận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân đội nhân dân.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bối cảnh Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954)
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954, quân đội Pháp bị thất bại
hoàn toàn và phải chấp nhận ngồi đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ (8-5-1954). Hiệp
định Giơnevơ về Đông Dương đã được kí kết vào ngày 20-7-1954. Theo đó, các nước tham gia
Hội nghị đã tuyên bố công nhận, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào,
Campuchia: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Riêng Việt Nam, đất nước tạm
thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam do thực dân Pháp
tạm thời kiểm soát, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà.
Tuy nhiên, đế quốc Mỹ âm mưu từng bước thay thế Pháp và đơn phương dựng nên chính phủ
tay sai Ngô Đình Diệm, trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơneve, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân
dân miền Nam. Năm 1955, Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” với phương
châm “giết nhầm hơn bỏ sót”. Đặc biệt, tháng 5/1959, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thông qua
luật 10-1959, lê máy chém khắp miền Nam. Từ năm 1954 đến năm 1975, đế quốc Mĩ và chính
quyền tay sai đã thực hiện 4 chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (Chiến tranh Đơn phương; Chiến
tranh Đặc biệt; Chiến tranh Cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh). Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã đứng dậy thực hiện cuộc chiến tranh vệ quốc giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiến tới thống nhất đất nước.
Trong tương quan lực lượng có sự chênh lệch lớn giữa lực lượng cách mạng và quân đội Việt
Nam Cộng hoà cùng sự hậu thuẫn của Mỹ, đặc biệt về tiềm lực quân sự, tài chính của đế quốc Mỹ
vượt trội hơn hẳn chúng ta, Đảng đã sử dụng đường lối chiến tranh nhân dân, huy động cả dân tộc
tham gia vào cuộc chiến tranh cách mạng, cứu nước.
2.2. Quá trình Đảng lãnh đạo, phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong cuộc
chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ và tay sai (1954 – 1975)
Tiếp nối và cụ thể hóa hơn đường lối kháng chiến chống Mỹ được thông qua tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960), năm 1965, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 11 (3/1965) và Hội nghị lần thứ 12 (12/1965). Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là
“động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
trong bất cứ tình huống nào” [5, tr.634]. Cần phát huy cao độ lực lượng toàn dân, dựa vào dân với
phương châm “đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh
chính trị; triệt để vận dụng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị và binh vận). Đấu tranh quân sự
có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Nhưng đấu tranh quân sự
chỉ thu được kết quả lớn nhất nếu nó được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị; đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phối hợp với nhau, thúc đẩy lẫn nhau” [5, tr.636,639]. Bên cạnh
chủ trương của Đảng, sau năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Đường lối chúng
ta hiện nay là: toàn dân từ Nam đến Bắc đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ trong Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện thống
nhất nước nhà” [8; tr.359]. Như vậy, một trong những vấn đề quan trọng khi thực hiện cuộc chiến
tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ và tay sai là phải đoàn kết được đông đảo nhân dân, Đảng phải
dựa vào dân. Cha ông ta đã từng đánh bại nhiều kẻ thù hung bạo trước đó cũng nhờ phát huy tốt
yếu tố này. Trong bài viết Sửa đổi lối làm việc, năm 1947, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng
Dương Văn Khoa và Phạm Thị Thu Hằng
148
đoàn kết của nhân dân Vì vậy, vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần
đến xa, đều thế cả” [7; tr.281].
Tư tưởng lấy dân làm gốc được vận dụng một cách sâu rộng, biểu hiện tập trung trong việc
củng cố, mở rộng, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền nhân dân. Đảng Lao động
Việt Nam đã ra sức đẩy mạnh đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng, triển khai thế trận chiến tranh
nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trước những diễn biến mới của bối cảnh
trong nước và quốc tế, tháng 9-1955, Mặt trận Liên Việt đã đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và thông qua Cương lĩnh hành động, đoàn kết toàn dân để hoàn thành: độc lập dân tộc; thống
nhất nước nhà và xây dựng chế độ dân chủ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã đoàn kết nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, điển hình là khôi phục, phát triển
kinh tế, xã hội ở miền Bắc, đấu tranh đòi đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà thi
hành Hiệp định Giơnevơ.
Cuối năm 1959, phong trào Đồng khởi bùng nổ ở tỉnh Bến Tre và nhanh chóng lan rộng khắp
miền Nam, phá vỡ từng mảng chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Trong bối cảnh ấy, Đảng đã xác
định “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết
hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính
quyền cách mạng của nhân dân” [4; tr.82]. Do điều kiện, đặc điểm, nhiệm vụ cách mạng 2 miền
Nam, Bắc có sự khác nhau, Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận thống nhất riêng cho miền
Nam lấy tên là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ra đời vào ngày 20/12/1960).
Mặt trận ban hành chương trình hành động, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản: đánh đổ
chế độ thuộc địa trá hình và chế độ độc tài của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà, xây dựng
một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất đất nước. Tuy
có tính độc lập so với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng cả hai đều do Đảng Lao động Việt Nam
lãnh đạo và hướng tới thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
ra đời giương cao ngọn cờ độc lập, thống nhất dân tộc, đoàn kết đông đảo mọi lực lượng yêu nước
ở miền Nam Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc Thực tiễn hoạt động sau đó,
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng được mở rộng, phát triển. Mặt trận đã
tập hợp, kết nạp ngày một nhiều thành viên hơn như: Hội lao động giải phóng, Hội nông dân giải
phóng, Đảng xã hội cấp tiến, Đảng dân chủ miền Nam Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên giải
phóng, Hội lục hòa phật tử, Hội nhà giáo yêu nước, Hội những người công giáo kính chúa yêu
nước.v.v
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với các lực lượng cách mạng khác, Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng cho những thắng lợi của cách mạng
ở miền Nam. Tháng 8 năm 1967, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp Đại hội
bất thường để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968. Chiến dịch Mậu
thân 1968 đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hoà, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang và ngồi đàm phán với chính
quyền cách mạng ở Hội nghị Pari.
Để phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân, bên cạnh việc mở rộng, phát triển Mặt trận dân
tộc thống nhất, Đảng đã chú trọng tăng cường sức mạnh của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Trước hết, vào ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội đã cho ban hành Hiến pháp mới bao
gồm 10 chương, 112 điều. Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định quyền lực cao nhất của nhà nước
thuộc về nhân dân “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân
dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” – điều 4. Đồng thời, Hiến pháp khẳng định
sự đoàn kết bền chặt không gì chia rẽ được giữa các dân tộc và nhân dân Việt Nam “Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước thống nhất nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước
Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
149
Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự
đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữa viết, phát triển
văn hóa dân tộc mình. Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành lập
khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hóa
chung” – điều 3. Năm 1960, cơ quan lập pháp, quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội khóa
II được thành lập, kiện toàn trong điều kiện đất bị chia cắt làm hai miền. Về cơ bản Quốc hội khóa
II đã hoạt động theo những nguyên tắc, tinh thần của bản Hiến pháp năm 1959. Quốc hội khóa II
đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến
tranh cách mạng ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà. Ở miền Nam, trước tình hình mới,
nhằm tăng cường thế và lực cho cách mạng, ngày 6-6-1069, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam
đã thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn
Chính phủ. Ngay sau đó, Chính quyền cách mạng ở miền Nam đã được Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và nhiều nước trên thế giới công nhận.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng ở miền Nam đã thông qua Chương trình
hành động, thực hiện cải cách dân chủ ở vùng giải phóng, nêu cao khẩu hiệu “người cày có
ruộng” và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, chăm lo sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975 ở Việt Nam là cuộc chiến
tranh nhân dân. Đó là sự nghiệp cách mạng của nhân dân, do nhân dân tiến hành và vì độc lập, tự
do, hạnh phúc của đất nước và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Bên
cạnh việc củng cố, mở rộng phát triển Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Đảng còn chỉ đạo thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đoàn kết và phát huy sức mạnh của
nhân dân. Ngoài ra, Đảng còn xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân Việt
Nam nói chung, lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam nói riêng, áp dụng hình thức, nghệ
thuật đấu tranh “kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng” đối với cách mạng
miền Nam. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nêu: “Kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh
cách mạng là quá trình phát triển của cách mạng miền Nam. Trong đó, khởi nghĩa từng phần ở
nông thôn là bước mở đầu. Trong các bước tiếp theo, những cuộc khởi nghĩa của quần chúng luôn
tiếp diễn, ngày càng mạnh mẽ, gắng chặt với chiến tranh cách mạng. Khởi nghĩa mở rộng địa bàn,
tăng thêm lực lượng, thúc đẩy chiến tranh cách mạng phát triển với thanh thế ngày càng mạnh và
ngược lại, chiến tranh cách mạng càng được đẩy mạnh càng làm cho những điều kiện khởi nghĩa
ngày càng chín muồi và mở rộng trên quy mô ngày càng lớn” [3; tr.52,53]. Với tinh thần ấy, tháng
2 năm 1961, quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập trên cơ sở thống
nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ trước đó ở miền Nam. Về cơ bản, lực lượng vũ trang ở
miền Nam Việt Nam vẫn được xây dựng gồm 3 thứ quân: bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương và
dân quân, du kích. Đó chính là tinh thần vũ trang toàn dân, cả nước đánh giặc. Trong đó, “bộ đội
chủ lực giữ vị trí chiến lược chủ yếu trong đấu tranh vũ trang, là lực lượng cơ động đánh địch trên
chiến trường cả nước trong chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng. Chức năng và nhiệm vụ
cơ bản là thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn lực lượng chủ lực, lực lượng chiến lược chủ yếu
của quân địch bằng tác chiến tập trung, tác chiến hiệp đồng các binh chủng, quân chủng, tác chiến
hiện đại, giải phóng và bảo vệ những vùng lãnh thổ quan trọng Bộ đội địa phương là lực lượng
nòng cốt của đấu tranh vũ trang, của chiến tranh nhân dân ở địa phương, là lực lượng tác chiến tại
chỗ tiêu diệt, tiêu hao quân địch, bảo vệ địa phương Dân quân, du kích, tự vệ là lực lượng nền
tảng của toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, là lực lựợng đánh giặc tại chỗ bảo vệ xóm làng,
đường phố, tiêu hao, tiêu diệt quân địch rộng khắp, liên tục, giam chân, phân tán, chia cắt, bao vây
quân địch, làm cho chúng mệt mỏi, đui mù, đói khát và suy yếu; trực tiếp cùng nhân dân nổi dậy,
Dương Văn Khoa và Phạm Thị Thu Hằng
150
giành chính quyền cách mạng. Đây là lực lượng chiến lược quan trọng góp phần xây dựng, phát
triển thế trận chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, phát triển lực
lượng vũ trang nhân dân” [1; tr.313, 316, 319].
Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy tư tưởng lấy dân làm gốc, Đảng Lao
động Việt Nam đã quy tụ được sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước vĩ đại. Sức mạnh ấy biểu hiện cụ thể thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất, nhà nước và
quân đội của nhân dân ở cả hai miền Nam, Bắc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cùng sức
mạnh vô địch của nhân dân, cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 đã giành được hết
thắng lợi này đến thắng lợi khác, điển hình như: thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ miền Bắc, tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960); chiến dịch Xuân Mậu
Thân (1968); cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972; trận Điện Biên Phủ trên không (1972);
Hiệp định Pari (1973), làm phá sản hoàn toàn các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hoà (Chiến lược Chiến tranh Đơn phương; Chiến tranh Đặc biệt; Chiến
tranh Cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh; Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam năm
1975.
3. Kết luận
Từ năm 1954 đến năm 1975, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với một đế quốc mạnh nhất thế
giới (đế quốc Mỹ) cùng chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hoà, xét về góc độ tiềm lực quân sự,
kinh tế, tài chính. Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, Đảng Lao động Việt Nam đã quy tụ được cả
dân tộc, thực hiện cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại. Biểu hiện cụ thể sức mạnh của nhân dân
thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam;
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam; quân đội nhân dân Việt Nam, quân giải phóng miền Nam Việt NamCác tổ chức ấy, dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy được sức mạnh và giành thắng lợi quyết định vào năm 1975.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh thực thuộc Bộ Chính trị, 2000. Chiến tranh cách mạng Việt
Nam 1945 – 1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Ban Dân vận Trung ương, 1994. Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống
nhất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.5, 22.
[3] Lê Duẩn, 1975. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì Độc lập, Tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
[6] Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và mặt trận
đoàn kết dân tộc, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2001, tr.43,63.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
[9] Hồ Chí Minh, Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003, tr.63.
[10] Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 1995. Thắng lợi kháng chống Mỹ và 20 năm
xây dựng đất nước sau chiến tranh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.11, 12.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
151
ABSTRACT
Promoting the strength of national unity
during the war of national defense (1954 - 1975)
Duong Van Khoa1 and Pham Thi Thu Hang2
1Faculty of Political Theory - Civic Education, Hanoi National University of Education
2Department of Humanities and Social Sciences, Political Academy of Ministry of Public Security
Under the leadership of the Vietnam Workers' Party, united solidarity, the strength of the
people was promoted effectively during the resistance war against America, save the country
(1954 - 1975), expressed specifically through the activities of United Front of the United Nation,
State and People's Army... The victory of the war of national defense in South Vietnam and the
construction of socialism in the North, once again affirmed the value of the lesson of national
unity and the original people.
Keywords: Lesson, national unity, war of national defense.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5212_18_duong_van_khoa_3169_2123695.pdf