Tài liệu Phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoàn kết, nâng cao ý thức cộng đồng dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông thôn thế kỷ XXI: 118
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG ĐOÀN
KẾT, NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG THÔN THẾ KỶ XXI
Hà Triệu Huy
1. Đặt vấn đề:
Đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh của những vùng quê với
những cánh đồng rộng, thẳng cánh cò bay, những miệt vườn cây ăn trái,
những vàm kinh, con rạch là nơi họp chợ, sinh hoạt của biết bao người
nông dân chân chất, thật thà. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn
nhất cả nước, có khí hậu quanh năm ôn hoà, nằm trên tuyến đường giao
lưu hàng hải sôi động ở khu vực Đông Nam Á, lại giáp vùng kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ. Chính vì những ưu đãi đó, Đồng bằng sông Cửu
Long đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung
cấp giống, các dịch vụ kĩ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cho
cả vùng; có điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện; trở thành một
thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng; có vị trí chiến lư...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoàn kết, nâng cao ý thức cộng đồng dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông thôn thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG ĐOÀN
KẾT, NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG THÔN THẾ KỶ XXI
Hà Triệu Huy
1. Đặt vấn đề:
Đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh của những vùng quê với
những cánh đồng rộng, thẳng cánh cò bay, những miệt vườn cây ăn trái,
những vàm kinh, con rạch là nơi họp chợ, sinh hoạt của biết bao người
nông dân chân chất, thật thà. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn
nhất cả nước, có khí hậu quanh năm ôn hoà, nằm trên tuyến đường giao
lưu hàng hải sôi động ở khu vực Đông Nam Á, lại giáp vùng kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ. Chính vì những ưu đãi đó, Đồng bằng sông Cửu
Long đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung
cấp giống, các dịch vụ kĩ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cho
cả vùng; có điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện; trở thành một
thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng; có vị trí chiến lược về an ninh, quốc
phòng cũng như việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc Việt Nam.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân Đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng. Trong bối cảnh của công cuộc Đổi mới đất
nước đang diễn ra sôi động, với chủ trương của Đảng ta về việc xây dựng
nông thôn mới, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn mà
không làm mất đi bản sắc, giá trị tinh thần truyền thống dân tộc thì vấn đề
gìn giữ và phát huy giá trị đoàn kết, ý thức cộng đồng là một vấn đề vô
cùng cần thiết, bắt rễ từ chiều sâu của nền tảng xã hội trong chiến lược lâu
dài xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại mà Đồng bằng sông
Cửu Long là trọng điểm.
2. Cơ sở hình thành giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đoàn
kết, ý thức cộng đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Thứ nhất, đó là điều kiện địa lý tự nhiên của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Vốn là đồng bằng phù sa được tạo nên từ sông Mê Kông quanh
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG. Thành phố Hồ Chí
Minh
119
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
năm bồi đắp, những cánh đồng thẳng cánh cò bay đã trở thành tài sản quý
báu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Do là đất phù sa nên hệ
thống sông ngòi được xây dựng lên và trở thành đầu mối giao thông đi lại
chính của bà con nơi đây. Và từ đó, văn hóa sông – nước được sản sinh,
tạo nên khả năng ứng phó linh hoạt với mọi tình thế bất lợi của điều kiện
tự nhiên. Thêm vào đó, khí hậu quanh năm nóng ẩm, chế độ lũ ôn hòa, lũ
lên chậm, rút chậm. Sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên đã làm cho con
người Nam Bộ có một cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, chan hòa với tự
nhiên, với con người. Lại cộng thêm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
ba mặt giáp biển, nằm trên tuyến đường lưu thông hàng hải sôi động ở
vùng Đông Nam Á, do đó quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ở đây rất
mạnh, tạo nên đức tính dễ thích ứng và nhạy cảm với mọi biến động của
tình hình khu vực và thế giới.
Thứ hai, đó là truyền thống đấu tranh bền bỉ chống giặc ngoại xâm.
Nam Bộ là nơi đi trước về sau, là thành đồng của Tổ quốc. Từ lâu đã phải
đấu tranh với sự khắc nghiệt của tự nhiên thuở khai hoang lập ấp đã tạo
điều kiện cho con người nơi đây phát huy lòng dũng cảm, tinh thần trượng
nghĩa khinh tài, đoàn kết chống giặc ngoại xâm như là một giá trị được
lịch sử thử thách bền bỉ qua thời gian. Chẳng phải thế, quân Pháp khi kéo
quân vào thành Gia Định rồi xuôi xuống miền Tây Nam Bộ đã vấp phải sự
kháng cự quyết liệt của nghĩa quân nơi đây. Họ là Nguyễn Tri Phương,
Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu với những lời tuyên bố gan hùm
trước mũi súng của kẻ thù, Đó còn là Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, là
Nam Bộ kháng chiến năm 1945 và Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi
cuối cùng đuổi gót chân quân thù trong mùa Xuân đại thắng năm 1975.
Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm bằng lòng yêu nước, yêu độc lập
dân tộc, tinh thần tự cường, trọng nghĩa khí đã khiến cho quân thù bao lần
phải chùn bước.
Thứ ba, đó là quá trình khai hoang mở đất và lao động sản xuất, tạo
nên sự gắn kết của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động nông
nghiệp vốn là một hoạt động đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng trong
việc trồng trọt và trị thủy. Ngay từ rất sớm, người Việt cùng đồng bào các
dân tộc thiểu số bao gồm người Chăm, người Khmer, người Hoa đã tiến
hành khai khẩn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Họ là những người bỏ
xứ ra đi tìm cuộc sống mới vì những biến cố chính trị. Họ đã chung tay
khai khẩn đất hoang, đối mặt với thú dữ bằng sự dũng cảm, bản lĩnh, tình
yêu lao động, đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, truyền
thống trọng nông lâu đời đã làm cho con người nơi đây đoàn kết để khai
phá đất đai, lập ấp an cư và trở thành những người nông dân hiền lành,
chất phác, chủ nhân của những cánh đồng bội thu.
Thứ tư, đó là sự giao lưu, tiếp biến văn hóa rất mạnh. Hỗn dung đa
văn hóa trở thành cơ sở cho tinh thần đoàn kết dân tộc. Do nằm ở ngã tư
120
đường giao lưu hàng hải quốc tế, lịch sử từng chứng kiến sự hung thịnh
của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Đây cũng là vùng đệm
văn hóa giữa hai nền văn minh lớn đó là văn minh Ấn Độ và văn minh
Trung Hoa. Trong đó, các giá trị văn hóa tinh thần được người Việt ở
Nam Bộ tiếp thu đều có sự hỗn dung với nhau, hòa trộn với nhau, tạo nên
tính biến đổi văn hóa phù hợp. Sự giao lưu văn hóa phương Đông và
phương Tây diễn ra sâu sắc ở vùng đất này. Đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng và Nam Bộ nói chung hầu như chưa phải chứng kiến những cuộc
xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc. Đó là hệ quả tốt từ sự giao lưu, tiếp
xúc, tiếp biến văn hóa trên tinh thần hòa hiếu, hòa bình của người Việt
Nam nói chung và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chẳng vì
thế mà sự đa dạng của các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng được hỗn dung,
tồn tại rất vững chắc và lâu bền ở nơi đây.
Chính từ những cơ sở được hình thành trong một thời gian lịch sử
tương đối dài, đã tạo nên giá trị truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau, như một đặc trưng của văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam
mà Đồng bằng sông Cửu Long là một minh chứng rõ ràng nhất.
3. Thực trạng việc duy trì các giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống đoàn kết, ý thức đoàn kết cộng đồng của cư dân vùng Đồng
bằng sông Cửu Long:
Tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc của cư dân Đồng
bằng sông Cửu Long đi liền với quá trình khai hoang mở đất Nam Bộ vào
thế kỷ XVII – XVIII. Trong đó, các giá trị ấy vừa được bảo lưu khi những
người dân Việt thiên di vào xứ Đàng Trong mở đất, vừa biến đổi để thích
nghi với điều kiện tự nhiên của một vùng đất mới. Theo thống kê, Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ
yếu là người Việt (90%), người Khơme (6%), người Hoa (2%), còn lại là
người Chăm. Qúa trình mở đất khai hoang là một quá trình gian lao, vất
vả. Chính vì thế, họ đã cùng nhau ăn, ở, làm việc trên mảnh đất phù sa
này. Hành trang họ mang theo là vốn văn hoá truyền thống của mỗi dân
tộc, và cứ thế, những dòng văn hoá hoà trộn vào nhau, không xung đột mà
hỗn dung lẫn nhau, tạo nên một sự đa văn hoá. Gía trị truyền thống đoàn
kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau đã trở thành một đặc điểm trong tính
cách Nam Bộ. Người dân coi trọng tình làng nghĩa xóm hơn những mối
quan hệ huyết thống. Trong các mối liên kết cộng đồng thì mối liên kết
hàng xóm láng giềng luôn được coi trọng. Theo kết quả điều tra nghiên
cứu ở một địa điểm cụ thể là huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, trong đó
đánh giá tình làng nghĩa xóm hiện nay tốt hơn trước (46%), không thay
121
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
đổi (42%), kém hơn trước (12%)1. Mối quan hệ cộng đồng còn được đánh
giá qua việc làm tích cực, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp những vấn đề khó khan
không thể giải quyết, từ bà con họ hàng là 29,5%, cao nhất trong số các lý
do khác từ bạn bè, chính quyền địa phương, tổ chức tự nguyện, . Điều
đó chứng tỏ sự phát huy tình đoàn kết vẫn rất được coi trọng ở nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long, chưa có sự biến động đáng kể.
Trong quá trình lao động sản xuất, việc đề cao tính cộng đồng, tính
tập thể luôn tạo ra sự đoàn kết. Đó là việc đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.
Tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, tham gia các hoạt động
quyên góp, giúp đỡ người khác khi gặp hoàn cảnh khó khan. Điều này,
theo Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ (1998) có viết: hầu hết các làng
xã có quy định ghi trong hương ước, khuyên răn mọi người ăn ở hòa
thuận, khuyến khích mọi người giúp đỡ lẫn nhau khi gặp họa nạn. Họ đề
cao tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói
bằng một gói khi no”, coi trọng “sống có trước có sau”, đồng thời phê
phán và lên án mạnh mẽ thái độ hững hờ với công việc của người khác
theo kiểu “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, ý thức sống hòa thuận,
giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ người khác được người nông dân coi
là lương tâm, là bổn phận, là nhu cầu, lẽ sống, tình cảm sâu sắc và là
nghĩa vụ thiêng liêng.2. Đó được xem là một tiêu chuẩn trong giá trị đạo
đức, lễ nghĩa của người Việt nói chung và cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng.
Trong tổ chức đời sống văn hóa tộc người, sự dung hợp đa văn hóa
giữa các tộc người là yếu tố vô cùng quan trọng trong vấn đề duy trì khối
đại đoàn kết dân tộc. Sự xung đột văn hóa, sự thiếu tôn trọng lẫn nhau
giữa các cộng đồng tộc người sẽ làm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tụ cư của nhiều tộc người (Kinh, Khmer,
Hoa, Chăm...) khác nhau về nguồn gốc cư dân, ngôn ngữ và văn hóa.
Trong vùng các tộc người thiểu số của vùng Tây Nam Bộ, cùng với người
Kinh, người Khmer, người Hoa và người Chăm là những chủ thể văn hóa,
chủ thể phát triển của vùng này. Vì thế, việc xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở ở vùng các tộc người thiểu số của vùng Tây Nam Bộ cần trên cơ sở
nhận biết thực trạng về môi trường và thấu hiểu bản sắc, giá trị văn hóa
truyền thống của mỗi tộc người này. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở của các địa phương ở vùng Tây Nam
1 Ngô Thị Thanh Thủy, Lê Ngọc Thạch, “Lối sống và vai trò của lối sống trong quá trình
công nghiệp hóa nông thôn qua khảo sát định lượng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 32, 2014, tr. 113.
2 Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ, Văn hóa, lối sống với môi trường. Trung tâm nghiên
cứu tư vấn về phát triển, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 114.
122
Bộ trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của “Phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện
Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 gắn với
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020 cũng đã làm thay đổi căn bản kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - xã
hội và văn hóa của các cộng đồng người Khmer, người Hoa và người
Chăm ở khu vực nông thôn, thành thị, vùng ven biên giới, ven biển và hải
đảo ở vùng này. “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở”, xây dựng “gia đình văn hóa”, “ấp văn hóa”, “xã văn hóa”,
“chùa Khmer văn hóa”, “điểm sáng văn hóa biên giới”... đã được triển
khai thực hiện rộng khắp ở vùng người Khmer, người Hoa và người
Chăm. Mối quan hệ tộc người ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gắn kết
bền chặt trong suốt chiều dài lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam
Bộ.
Trong vấn đề bảo vệ an ninh biên giới, Đồng bằng sông Cửu Long là
vùng đất chiến lược, nằm ngay ngã tư đường hàng hải sôi động ở khu vực
Đông Nam Á, lại có đường biên giới giáp với Campuchia, vốn là nơi nhạy
cảm với những biến động của tình hình chính trị khu vực và thế giới.
Chính vì thế, vấn đề bảo vệ biên giới, giữ vững chủ quyền thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ là vô cùng quan trọng. Đó là nhiệm vụ chung của toàn
dân. Thực hiện chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18-4-1991 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khoá VI) về công tác ở vùng đồng bào Khmer; Nghị
quyết số 09-NQ/TU về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số Khmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, tăng cường
và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu
số, các tỉnh thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện tốt
chính sách dân tộc và đại đoàn kết toàn dân, nâng cao hiệu quả bảo vệ và
giữ vững chủ quyền vùng biên giới giáp ranh, thực hiện phát triển kinh tế,
đảm bảo đời sống nhân dân sinh sống ở vùng biên giới, hải đảo. Đó là một
nhiệm vụ mang tính chiến lược, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ Đổi mới.
4. Một số hạn chế và đề xuất giải pháp gìn giữ và phát huy giá trị
văn hóa tinh thần truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long:
- Thứ nhất là, việc gìn giữ các giá trị truyền thống trên là hết sức cần
thiết trong bối cảnh nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tinh thần đoàn kết và phát huy
khối đại đoàn kết trong phát triển kinh tế cần có sự thực tế và năng động
hơn. Chính sự hào phóng của thiên nhiên đã làm cho con người Nam Bộ
trở nên hào phóng. không lo xa, không cần tiết kiệm, không tích góp,
phòng cơ, đôi khi có phần dễ dãi như một tính cách đặc trưng của họ,
123
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
nhưng đồng thời lại tạo nên lối sống mất căn cơ, không lo xa, thậm chí trở
thành thiếu tính kế hoạch trong công việc làm ăn. Với nền tảng nông
nghiệp nhưng mang tính truyền thống, phần đông người nông dân chỉ có ý
thức về thời vụ chứ chưa có ý thức về thời gian, sinh ra tính lề mề, chậm
chạp, không biết quý trọng thời gian cộng với trình độ dân trí còn thấp, cơ
sở hạ tầng còn yếu kém nên đây trở thành thách thức lớn. Đồng bằng sông
Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng và nguồn nhân lực, trong khi nhân
lực vẫn còn nhiều hạn chế trong bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì
lối sống này sẽ trở thành một lực cản lớn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới. Nhân lực đóng vài trò quyết định trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo mới đạt được 10%
(bình quân cả nước là 20%) trong khi đó đầu tư giáo dục và đào tạo cho
đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Hiệu quả
giáo dục các cấp đều thấp: tiểu học 56,68% (cả nước 77,57%), trung học
cơ sở là 51% (cả nước 70%), trung học phổ thông là 61,17% (cả nước
78%). Tỉ lệ học sinh học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại
học mới đạt 31 người /1 vạn dân (thấp nhất cả nước).1 Điều đó cộng với
tâm lý tiểu nông tạo thành một lối sống thụ động, tính bảo thủ, sức ì lớn,
mang tính cục bộ địa phương. Điều này làm cho đội ngũ nhân lực thiếu
trình độ chuyên môn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long, sự phân bố
chuyên môn nhân lực không đều giữa các địa phương, làm gia tăng
khoảng cách phát triển trong nội bộ vùng, làm cho nền kinh tế phát triển
không toàn diện, mất cân đối, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra ở nhiều
nơi, cản trở lớn đến quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông thôn.
Do đó, biện pháp đặt ra cho mỗi địa phương là phải xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm dân tộc và
văn hóa người Việt, thực hiện các chính sách dân tộc một cách hiệu quả
các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc như: Nghị định 05/NĐ-
CP của Chính phủ về công tác dân tộc, Quyết định 449/QĐ-TTg phê duyệt
chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Nghị quyết về đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2030; Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc; Quyết định phê
duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc
thiểu số trong thời kỳ mới; Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020 và các chính sách dân tộc ban hành giai đoạn 2016 - 2020....
1 Hội thảo khoa học: Vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, quyển 3, TP. Cần
Thơ, 11-2004.
124
Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền cho cans bộ, đảng viên,
nhân viên và nhân dân về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước, ý thức vai trò của từng dân tộc trong vùng. Nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, rút ngắn khoảng cách chênh
lệch giữa các tiểu vùng, các dân tộc. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ
thống thủy lợi, đường sá, cầu cống, tiếp thu khoa học kỹ thuật trong
việc sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác khuyến nông tại các xóm,
ấp, phum, sóc, điều đó góp phần tạo nên một Đồng bằng sông Cửu
Long phát triển đồng đều về mặt nhân lực, đẩy lùi đói nghèo và nạn mù
chữ, tạo nên một bộ mặt mới cho vùng, xây dựng một nền nông nghiệp
hiện đại, có trình độ cao, nối liền nông thôn với thành thị trên cơ sở phát
triển kinh tế xã hội tạo điều kiện thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần xã
hội, nâng cao đời sống vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng
tới phục vụ mục tiêu chung trong phát triển kinh tế xã hội, trực tiếp củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thứ hai là, chính vì sự đa dạng trong sắc màu văn hoá, để duy trì lối
sống cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số, vừa xây dựng nông thôn
mới, đời sống văn hoá mới, góp phần tạo nên một cộng đồng đoàn kết
thống nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh công
nghiệp hóa nông thôn, việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của tộc
người là hết sức cần thiết để phát triển hiện đại mà không làm mờ đi giá
trị truyền thống. Trước hết, đó là việc phát huy quan hệ đoàn kết, tương
thân tương ái, tính cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn
hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số Khmer, Hoa, Chăm, ở
Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời xóa bỏ những tập tục lạc hậu,
không phù hợp của đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ đời sống, đáp ứng
yêu cầu của thời đại, của xã hội luôn vận động và phát triển.
- Thứ ba là, đa số đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng biên giới giáp
với Campuchia còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống và sinh kế hàng
ngay, đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro. Trình độ nhân lực không cao,
các trang thiết bị, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Lại nằm ở vùng
nhạy cảm trong biến động chính trị, đặc biệt là tâm lý tộc người rất nhạy
cảm trong việc ý thức về cội nguồn tộc người, không kiên định về lập
trường dễ bị các thế lực thfu địch lôi kéo, dụ dỗ, thực hiện một số hoạt
động chống phá trên một số địa bàn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương
cần thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc ở vùng biên giới của Đồng bằng
sông Cửu Long, nhanh chóng đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ dân
trí, giữ vững quan điểm chính trị, song song với đó là nâng cao cơ sở vật
chất, cơ sở hạ tầng đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi
đây. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, tôn giáo, chính
trị, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc được phát triển toàn diện, củng cố vững
125
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
chắc khối đại đoàn kết toàn dân trong việc giữ vững và bảo vệ chủ quyền
biên giới, hải đảo.
5. Kết luận:
Ý thức đoàn kết dân tộc của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đã
được hình thành, nuôi dưỡng và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử khai
phá và phát triển của vùng đất Nam Bộ. Đó là một giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta và được người dân Nam Bộ tận dụng
như vẻ đẹp trong đạo đức và phẩm chất khi đặt chân đến một vùng đất
mới. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau đã trở thành hạt nhân để xây dựng nên nghĩa tình làng xóm,
sự hòa nhập văn hóa, và sự đồng lòng thống nhất trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh của công cuộc Đổi mới đất nước và chương trình xây
dựng nông thôn mới, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn
thì vấn đề xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng
càng phải được nhấn mạnh. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết toàn dân; chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc của Đảng tạo điều
kiện cho việc phát huy toàn vẹn các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
của đồng bào các dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc, góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao trình độ nhân lực, biến Đồng bằng
sông Cửu Long trở thành một vùng đất đi tiên phong trong vấn đế xây
dựng nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, đi đôi với việc giữ vững chủ
quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc
thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (1998), Văn hóa, lối sống với
môi trường. Trung tâm nghiên cứu tư vấn về phát triển, Nxb. Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
3. Hội thảo khoa học: Vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, quyển 3, TP. Cần Thơ, 11-2004.
4. Ngô Thị Thanh Thủy, Lê Ngọc Thạch (2014), “Lối sống và vai trò
của lối sống trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn qua khảo
sát định lượng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 32.
126
5. Nguyễn Công Bình (1995), Đồng bằng sông Cửu Long – Nghiên
cứu phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa
và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
7. Sơn Nam (2009), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_5226_2207225.pdf