Tài liệu Phật giáo Hoa Nam trong hành trình mở đất phương Nam thế kỉ XVII: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
112
Phật giáo Hoa Nam trong hành trình
mở đất phương Nam thế kỉ XVII
Hoa Nam Buddhism during the period of Vietnamese advance
to the South in the 17
th
century
ThS. Đặng Thị Đông,
Chùa Linh Quang, Hưng Yên
Dang Thi Dong, M.A.,
Linh Quang Pagoda, Hung Yen Province
Tóm tắt
Phật giáo Hoa Nam du nhập vào Đàng Trong hồi thế kỉ XVII ở nước ta. Các chúa Nguyễn như Nguyễn
Hoàng, Nguyễn Phúc Chu... không chỉ là những vị vua có công khai hóa vùng đất mới mà còn là những
Phật tử chân chính đã khéo léo vận dụng Phật giáo vào việc an dân hộ quốc, khiến cho hai tông phái
Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc truyền sang hòa nhập được với tư tưởng Phật giáo bản địa mang
tính phổ quát. Bên cạnh đó, dòng chảy của Thiền phái Trúc Lâm cùng tín ngưỡng bản địa cũng hòa
nhập với Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa đã mang những giá trị tốt đẹp khi vào nước ta.
Từ khóa: Phật giáo Hoa Nam, Đàng Trong, thế kỉ XVII...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phật giáo Hoa Nam trong hành trình mở đất phương Nam thế kỉ XVII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
112
Phật giáo Hoa Nam trong hành trình
mở đất phương Nam thế kỉ XVII
Hoa Nam Buddhism during the period of Vietnamese advance
to the South in the 17
th
century
ThS. Đặng Thị Đông,
Chùa Linh Quang, Hưng Yên
Dang Thi Dong, M.A.,
Linh Quang Pagoda, Hung Yen Province
Tóm tắt
Phật giáo Hoa Nam du nhập vào Đàng Trong hồi thế kỉ XVII ở nước ta. Các chúa Nguyễn như Nguyễn
Hoàng, Nguyễn Phúc Chu... không chỉ là những vị vua có công khai hóa vùng đất mới mà còn là những
Phật tử chân chính đã khéo léo vận dụng Phật giáo vào việc an dân hộ quốc, khiến cho hai tông phái
Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc truyền sang hòa nhập được với tư tưởng Phật giáo bản địa mang
tính phổ quát. Bên cạnh đó, dòng chảy của Thiền phái Trúc Lâm cùng tín ngưỡng bản địa cũng hòa
nhập với Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa đã mang những giá trị tốt đẹp khi vào nước ta.
Từ khóa: Phật giáo Hoa Nam, Đàng Trong, thế kỉ XVII, chúa Nguyễn, vùng đất mới, vận dụng Phật
giáo vào việc an dân hộ quốc.
Abstract
Hoa Nam Buddhism was introduced to the South of our country in the 17
th
century. Nguyen Lords such
as Nguyen Hoang and Nguyen Phuc Chu were regarded not only as heroes for discovering new lands
but also as genuine monks. They smartly used Buddhism to reassure the people and enrich the country,
which merged Lam Te and Tao Dong sects from China with local Buddhism. Besides, Truc Lam sect as
well as native religion merged with original Buddhism and Mahayana which brought good values to our
country.
Keywords: Hoa Nam Buddhism, the South, the 17
th
century, Nguyen Lords, new land, using Buddhism
to reassure the people.
1. Mở đầu
Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, truyền
vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ nhất Tây
lịch, được nhân dân Việt Nam tiếp biến và
hội nhập trên mọi phương diện. Lịch sử
dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử Phật
giáo Việt Nam, như Giáo sư Trần Văn
Giàu nhận định: “Bình minh của dân tộc ta
gắn liền với Phật giáo” [4; tr.15]. Việt Nam
là một dân tộc có nền văn hóa phong phú,
không giáo điều, tiếp thu nhiều tư tưởng
bên ngoài trong đó có tư tưởng Phật giáo,
nhưng khi vào Việt Nam đều được bản địa
hóa cho phù hợp với con người và hoàn
cảnh dân tộc Việt. Phật giáo Hoa Nam thế
kỷ XVII dưới thời nhà Nguyễn trong hành
trình mở đất phương Nam cũng vậy. Phật
giáo dưới thời nhà Nguyễn mở đất phương
Nam nhập thế tích cực, mang tính phổ
quát, pha trộn giữa tư tưởng Đại Thừa với
hai tông phái Thiền Lâm Tế và Tào Động
từ Trung Hoa kết hợp tư tưởng Thiền Trúc
ĐẶNG THỊ ĐÔNG
113
Lâm có từ đời Trần giúp nhà Nguyễn ngay
từ thời kỳ đầu đã làm rất tốt công tác ổn
định vùng đất mới. Công lao có được là do
các vua chúa, nhân dân trên dưới một lòng
đoàn kết, các Thiền sư Trung Hoa cũng
như các Thiền sư trong nước hết lòng
phụng sự đạo pháp, dân tộc. Sự giao thoa
văn hóa Phật giáo giữa hai nước Việt-
Trung thế kỷ XVII mang nhiều nét đặc sắc
đã giúp cho nước nhà ổn định phía Bắc,
phát triển và mở rộng bờ cõi về phía Nam.
2. Nội dung
2.1. Nguyên nhân Phật giáo Việt Nam
giao thoa với Phật giáo Trung Quốc
thế kỷ XVII
Thời đại chuyển tiếp giữa hai triều
Minh - Thanh, nhiều cao tăng Trung Hoa
đã tới Ðàng Trong hành hóa. Một phần
quan trọng của những Tổ đình Việt Nam
hiện nay là do các Thiền sư Trung Hoa
sáng lập. Phật giáo Trung Quốc đầu nhà
Thanh khởi sự từ năm 1616. Năm 1662,
nhà Thanh thắng được nhà Minh và thống
nhất lãnh thổ Trung Quốc. Vào năm Kỷ
Mùi (1679), “hơn 50 chiến thuyền và hơn
3.000 quân sang đóng ngoài cửa Tư Dung
(Tư Hiền) để hàng chúa Nguyễn Phúc Tần”
[3; tr.62]. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho
phép Phú Xuân tiếp nhận các vị Thiền sư
từ Trung Quốc từ đường biển đổ bộ vào
cửa Tư Dung. Trong hoàn cảnh vượt biển
để tránh đao kiếm đã có nhiều Thiền sư
trong phái Thiền Lâm Tế, Tào Động bên
Trung Quốc đi theo tàu buôn Quảng Đông
sang Nam Hà hoằng hóa Phật giáo. Phật
giáo nước ta trong khoảng thế kỷ XVII có
nhân duyên được giao thoa, tiếp xúc mạnh
với tư tưởng Phật giáo Trung Quốc từ
những hoàn cảnh xã hội như vậy.
Tư tưởng Phật giáo thời chúa Nguyễn
Phúc Chu phía Đàng Trong được thiết lập
bởi các ngài Thạch Liêm, Nguyên Thiều,
Liễu Quán. Thời Nguyễn Phúc Chu, rất
nhiều Thiền sư đã phát triển vùng đất mới
bằng con đường hòa bình dựa trên Phật
pháp, tiêu biểu là: Thiền sư như Tăng
thống Chân Nguyên, Thiền sư Huệ Hồng,
Thiền sư Như Sơn, Thiền sư Hương Hải,
Đạo Chân, Đạo Tâm, Chuyết Công Hòa
Thượng, Thủy Nguyệt Thông Giác, Tông
Diễn, Như Hiện, Như Trừng, Tính Dược
Kế tiếp có các Thiền sư: Toàn Nhật, Tính
Tĩnh, Tính Tuyền, Hải Quýnh – Từ Phong,
Kim Liên Tịnh Tuyền, Tường Quang
Chiếu Khoan, Phúc Điền, Phổ Tịnh, Thông
Vinh, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Trước
Ngài Liễu Quán phần nhiều các Thiền sư ở
Đàng Trong là người Trung Hoa. Vì vậy,
Phật giáo Việt Nam thời kì này hội nhập,
giao thoa tư tưởng Phật giáo với Trung
Hoa rất sâu sắc.
2.2. Tư tưởng Phật giáo Hoa Nam
trong hành trình mở đất phương Nam
thế kỷ XVII
Giai đoạn nhà Nguyễn trị vì trong cuộc
mở đất phương Nam, Trung Quốc cũng
loạn lạc, nhiều cao tăng sang Việt Nam,
nước ta có thêm nhiều tôn phái mới.
2.2.1. Phật giáo hòa nhập trong tư
tưởng Đạo pháp - Dân tộc
Thuận Hoá (bao gồm cả Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế ngày nay) chịu ảnh hưởng
của Tam giáo và tín ngưỡng dân gian, đặc
biệt là Phật giáo. Phật giáo Thuận Hóa
mang tính phổ quát. Tín ngưỡng Thuận Hóa
tuy có tín thờ mẫu nhưng rất ít. Có thể
khẳng định, tín ngưỡng Phật giáo của Thuận
Hóa hơn hẳn Phật giáo Bắc Hà lúc bấy giờ
vì Phật giáo Bắc Hà còn ảnh hưởng lớn bởi
hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử.
Tín ngưỡng nước ta “thờ cúng ông bà,
Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão
quân, Phật tổ. Và tư tưởng Tam giáo đồng
nguyên (Nho, Phật, Lão (Đạo) đã có từ
khoảng thế kỷ thứ II” [13; tr.57]. Nhưng cư
dân Thuận Hóa không biết đến Nho, Đạo
PHẬT GIÁO HOA NAM TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM THẾ KỈ XVII
114
vì đất mới này là vùng biên ải. Các chúa
Nguyễn nhận ra Phật giáo với tư tưởng từ
bi, cứu khổ, vô ngã, vị tha phù hợp với tư
tưởng cư dân nơi đây. Bởi vậy, nhà
Nguyễn ngay từ đầu đã dùng tư tưởng Phật
pháp để thu phục lòng người, ổn định xã
hội. Chúa Nguyễn Hoàng thường thi hành
chính sự một cách khoan dung. Thiền sư
Thạch Liêm tổ chức kinh tế tự túc trong
chùa. Ngài dùng thi văn, hội họa, chữ viết,
thủ công, tích cực nhập thế. Chúa Nguyễn
Phúc Chu nhiệt thành mang đạo vào đời,
gần gũi tư tưởng Trần Nhân Tông lấy tinh
thần Phật pháp định hướng cho đời sống
dân tộc. Khi chúa Nguyễn xây ngôi chùa
đầu tiên – chùa Thiên Mụ (1601), thì
“trước kia trên gò vẫn có chùa thờ Phật”
[15; tr.96]. Chùa thứ hai là Sùng Hóa
(1602), “di tích chùa cổ, sửa chữa lại và
cho tên hiện nay” [15; tr.241]. Như vậy,
khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
Thuận Hóa, nơi đây vốn có nhiều nét Phật
giáo Nguyên thủy của vương quốc Chăm-
pa nhưng các tư tưởng Phật giáo Đại thừa
của Đại Việt vẫn chiếm ưu thế.
2.2.2. Tiếp thu tư tưởng Thiền Phái
Lâm Tế
Vào thế kỷ thứ 17 tại Ðàng Trong,
được sự cho phép của các chúa Nguyễn,
nhiều Thiền sư đã xuất hiện và hoằng đạo
như: Viên Cảnh và Viên Khoan ở Quảng
Trị, Minh Hoằng (chùa Ấn Tôn), Giác
Phong (chùa Thiên Thọ), Từ Lâm (chùa Từ
Lâm) ở Thuận Hóa; Pháp Bảo (chùa Chúc
Thánh) và Quốc sư Hưng Liên (chùa Tam
Thai) ở Quảng Nam; Pháp Hóa (chùa
Thiên Ấn) ở Quảng Ngãi; Tế Viên (chùa
Hội Tông) ở Phú Yên; Nguyên Thiều (chùa
Thập Tháp Di Ðà) ở Bình Ðịnh và chùa
Quốc Ân, chùa Hà Trung, Thạch Liêm
(chùa Thiền Lâm) ở Thuận Hóa... Nhìn
chung, các Thiền sư khai sơn tất cả đều
thuộc phái thiền Lâm Tế, chỉ trừ hai vị
Hưng Liên và Thạch Liêm thuộc phái thiền
Tào Ðộng.
Lâm Tế là nhánh Thiền Nam tông của
tổ sư Nghĩa Huyền ở Trung Hoa truyền vào
Việt Nam thế kỉ 17, phát triển mạnh tại
Đàng Trong. Sau này, ngài Nguyên Thiều
lập nên các dòng truyền thừa theo phả hệ
Thập Tháp và Quốc Ân; ngài Pháp Bảo lập
nên hệ Chúc Thánh. Ngài Nguyên Thiều có
công rất lớn đối với Phật giáo và nước ta
dưới thời nhà Nguyễn mở đất phương
Nam. Phái Lâm Tế ở Trung kỳ coi ngài là
Sơ tổ. Phật giáo vào Trung Hoa, phân chia
nhiều tôn phái, Thiền Tông cũng chia ra
nhiều nhánh nên Ngài Nguyên Thiều cũng
có hai danh hiệu: Nguyên Thiều và Siêu
Bạch. Ngài Nguyên Thiều mời được Thạch
Liêm Hòa thượng sang nước ta theo sự đề
nghị của chúa Nguyễn. Cùng với các chúa
Nguyễn, hai Ngài Nguyên Thiều và Thạch
Liêm rất có công đem tư tưởng Phật giáo
Trung Quốc tiếp xúc với văn hóa Đại Việt
trên tinh thần tiếp biến và ứng dụng tại
vùng đất mới.
Tư tưởng Thiền Lâm Tế chú trọng đến
pháp thân thanh tịnh, vắng lặng không phải
là không mà là lý “chân không diệu hữư”.
Đó chính là tư tưởng Thiền với tánh không
sáng suốt, rộng lớn, không dính mắc, thanh
tịnh trong mọi hoàn cảnh, không phân biệt,
thường còn bất biến. Tư tưởng Thiền của
ngài Nguyên Thiều thuộc phái Lâm Tế có
thể được tóm gọn trong bài kệ:
Tịch tịch kỉnh vô ảnh,
Minh minh châu bất dung.
Đường đường vật phi vật,
Liêu liêu không vật không.
Đại ý:
Lặng lẽ gương không chiếu bóng
Sáng trưng ngọc chẳng thâu hình
Rõ ràng vật không phải vật
Minh mông không chẳng là không
[6; tr.590].
ĐẶNG THỊ ĐÔNG
115
Nếu thiền sư Chân Nguyên được xem
là nhân vật then chốt để phục hưng Ðàng
Ngoài, thì Phật giáo Ðàng Trong, ở vị trí
thiền sư, Liễu Quán cũng vậy. Ngài là đời
thứ 35 giòng Lâm Tế chánh tôn, khai sơn
chùa Thiên Thai Thiền Tôn ở Huế. Thiền
sư Liễu Quán từng tham cầu với Ngài
Thạch Liêm Hòa thượng và được ngài Tử
Dung ấn chứng. Một trong những công án
nổi tiếng ngài Tử Dung truyền dạy là “Vạn
pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?” (Muôn
pháp về một, một về chỗ nào?). Ngài Liễu
Quán nhân đọc truyện Truyền đăng lục đến
câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ?”
mà được tỏ ngộ.
Tư tưởng Thiền của Ngài Liễu Quán
được thâu tóm trong bài kệ:
Thất thập dư niên thế giới trung,
Không không sắc sắc duyệt dung thông.
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý,
Hà tất bôn man vấn tổ tông.
Đại ý:
Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông.
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ,
Nào phải ân cần hỏi tổ tông
[6; tr.603].
Đây cũng vẫn là tư tưởng chân không
diệu hữu, pháp thân thanh tịnh, thể tánh
sáng suốt, vắng lặng mà tròn đầy, dung
chứa vạn pháp, là “không không sắc sắc
thể dung thông”. Tư tưởng của Thiền sư
Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế
trở thành một thiền phái linh động. Vì
trước Ngài, Phật giáo Ðàng Trong mang
nặng màu sắc Quảng Ðông. Ngài cũng đã
Việt hóa thiền phái Lâm Tế, làm cho thiền
phái này trở thành thiền phái của đa số
Phật tử Ðàng Trong. Tư tưởng Thiền của
Ngài cũng khiến cho lễ nhạc bắt đầu trút bỏ
màu sắc Trung Quốc và dần dần nhuốm
màu sắc dân tộc. Ngày nay, Tăng đồ và tín
đồ ở miền Trung và miền Nam hầu hết là
thuộc về giòng Lâm Tế, mà ngài Liễu
Quán là người có công khai hóa hơn hết.
2.2.3. Tiếp thu tư tưởng Thiền Phái
Tào Động
Tào Động là dòng thiền xuất phát từ
Trung Quốc, do Ngài Tào Sơn Bản Tịch
(840-901) và Động Sơn Lương Giới (807-
869) sáng lập, truyền vào Việt Nam từ thế
kỷ XII, ảnh hưởng ở cả hai miền Nam Bắc.
“Ở miền Bắc (Đàng Ngoài), cuối thế kỷ XII
và trong thế kỷ XIII, dòng thiền Tào Động
đã có những ảnh hưởng to lớn và nó còn
ảnh hưởng đến tận ngày nay, nhiều chùa ở
Hà Nội như: Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe
Nhai... đến nay vẫn xem là truyền thừa của
dòng này” [14; tr.395-396 ].
Thiền sư Động Sơn Lương Giới tham
yết Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748
- 834), Quy Sơn Linh Hựu (771 - 853), đắc
pháp Thiền sư Vân Nham Đàm Thịnh (782
- 814). Về sau, Thiền sư Động Sơn Lương
Giới khai pháp ở Động Sơn, Giang Tây,
hoằng dương thiền pháp, đệ tử nối pháp có
Tào Sơn Bản Tịch... Thiền sư Bản Tịch cầu
pháp và đắc pháp nơi Thiền sư Lương Giới
rồi ngài khai pháp tại Cát Thủy, Phủ Châu,
đổi tên là Tào Sơn, xiển dương thiền học:
“Về sau, Động Sơn, Tào Sơn thiền càng
thịnh, môn đồ bèn hợp nhất xưng là tông
Tào Động” [16; tr.347]. Vào thế kỉ 17,
dòng Thiền Tào Động từ Trung Hoa truyền
vào Việt Nam, ảnh hưởng cả ở Ðàng Ngoài
lẫn Ðàng Trong.
Tại xứ Đàng Trong Ðại Việt, người
đầu tiên truyền bá thiền Tào Ðộng là thiền
sư Hưng Liên, lập đạo tràng ở chùa Tam
Thai Quảng Nam. Nhưng người có công
lớn nhất trong công việc truyền bá, tạo sự
phát triển cho Thiền phái Tào Động ở
Đàng Trong là Thiền sư Thạch Liêm (1633
- 1704), người Giang Tây. Thạch liêm còn
viết cuốn Kim cương trực sớ mà Phật tử
miền Nam đặc biệt coi trọng.
PHẬT GIÁO HOA NAM TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM THẾ KỈ XVII
116
Tào Động là một trong 5 tông phái
(Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân
Môn, Pháp Nhãn), xuất phát từ Thiền Tào
Khê của Lục tổ Tuệ Năng (638 - 713)
Trung Hoa. Trong đó, ba tông Tào Động,
Vân Môn và Pháp Nhãn theo hệ của Thiền
sư Thanh Nguyên Hành Tư đệ tử của Lục
Tổ Tuệ Năng. Tào Động chủ trương về
Ngũ vị (Năm vị) vốn do Thiền sư Lương
Giới đề xuất và Thiền sư Bản Tịch đã bổ
sung và hệ thống hóa. Có hai loại năm vị là:
Năm vị Chánh thiên và Năm vị Công huân.
Năm vị Chánh thiên là Chánh trung
thiên, Thiên trung chánh, Chánh trung lai,
Thiên trung Chí và Kiêm trung đáo. Chánh
là âm, ý tức chỉ cho bản thể của chân như.
Thiên là dương, ý tức chỉ cho hiện tượng
của sinh diệt. Chánh Trung Thiên là chỉ
cho trong bình đẳng còn có sai biệt. Thiên
Trung Chánh là chỉ cho sai biệt tức là bình
đẳng. Tạo công phu tu hành của động ở
trong tĩnh. Tĩnh ở trong động. Gồm cả hai
thứ trên, đạt được cảnh giới tự do tự tại.
Năm vị Công huân là Hướng, Phụng,
Công, Cộng công và Công công, (tức nhận
biết về chúng sinh vốn gồm đủ Phật tánh,
cầu đạt quả Phật (Hướng), nhằm chứng
Phật tánh nên tu hành (Phụng), thấy Phật
tánh (Công). Tuy đã đạt vị giác của tự do,
nhưng hãy còn có tác dụng (Cộng công).
Sau cùng, lại siêu việt các thứ trước, đạt
đến cảnh giới tự do tự tại (Công công) [11;
tr.1088 ].
2.2.4. Tư tưởng Phật giáo mang tính
dung hòa
Có thể thấy, “tư tưởng thiền của Thiền
sư Thạch Liêm gồm ba điểm chính là:
Thiền tịnh song tu, Nho Phật nhất trí và
Lâm - Tào (Lâm Tế - Tào Động) tổng hợp”
[5; tr.229 - 236]. “Thiền Tịnh Song Tu” tức
Thiền tông và Tịnh độ được phối hợp làm
một. Tịnh độ là phương pháp hành thiền
đại chúng có thể dễ tu tập. Phật A Di Ðà
trở thành tự tính của mọi người, thấy được
Phật A Di Ðà tức là thấy được tự tính của
chính mình. “Nho - Phật nhất trí” là
phương pháp bỏ hết căn trần, không lập
văn tự, chỉ thẳng lòng người, thấy tính
thành Phật, nhập thế tích cực, an lạc trong
mọi hoàn cảnh, ở đâu cũng có thể tu được.
“Lâm Tào tổng hợp” là Lâm Tế và Tào
Động dung hòa, là phương tiện vào cửa
đạo. Tư tưởng Lâm Tào tổng hợp thể hiện
thông qua việc: Thiền sư Nguyên Thiều
phái Lâm Tế khi thỉnh các danh Tăng từ
Trung Hoa về khai giới đàn tại chùa Thiên
Mụ (có mặt ngài Thạch Liêm phái Tào
Động); Thiền sư Hương Hải ở Ðàng Trong,
sau ra Ðàng Ngoài để hành đạo. Phật giáo
thời đại chúa Nguyễn Phúc Chu được thiết
định bởi các ngài Thạch Liêm, Nguyên
Thiều, Liễu Quán ở xứ Đàng Trong; và các
ngài Minh Châu Hương Hải, Chân
Nguyên, Toàn Nhật... ở Đàng Ngoài. Thời
chúa Nguyễn Phúc Thái, Thiền phái Lâm
Tế và Thiền phái Tào Động đã đến xứ
Đàng Trong hoằng dương chánh pháp.
Chủ trương “Ngũ vị” của Tào Động
được các Thiền sư Việt Nam thuộc phái
Tào Động tiếp biến và thích nghi, phát
triển cho phù hợp: Từ việc ngồi thiền, đạt
đạo, chứng đắc, giác ngộ, sau này tông Tào
Động hình thành phương pháp tu tập là
ngồi thiền không cần chủ đề thiền, ngồi
thiền và đạt đạo là một, không vướng chấp
nơi đối tượng chứng đắc, không chấp vào
đối tượng giác ngộ, thân tâm là một.
Những nguyên tắc phát triển đó dần dần
được áp dụng trong các thiền phái khác,
trong đó Lâm Tế cũng chịu ảnh hưởng.
Thiền sư Phân Dương của phái Lâm Tế
cũng đã sử dụng khái niệm về năm vị trí
giữa “cái thẳng và cái nghiêng”, “vô đắc”
của Tào Động; ngược lại, lối dùng thoại
đầu của Lâm Tế cũng được áp dụng trong
thiền phái Tào Ðộng.
ĐẶNG THỊ ĐÔNG
117
Thiền của Hương Hải đã làm cho tư
tưởng thiền Tào Động thêm phong phú với
tư tưởng không chạy trốn sự vật, giới luật
cao nhất là sự vô tâm, thành Phật ngay
trong giờ phút hiện tại. Lâm Tào tổng hợp
của Ngài Thạch Liêm là một minh chứng
về sự dung hòa hai Thiền phái này rất rõ
ràng trên phương diện tướng hữu vi.
Có thể nhận thấy, vào thế kỷ XVII, khi
phái Tào Ðộng truyền sang Ðại Việt thì
những khác biệt giữa hai tông phái Lâm Tế
và Tào Động hình như không còn khoảng
cách nữa mà cùng dung hòa để khai thác
nội tâm, chủ trương giác ngộ là con đường
đi vào một cách tự nhiên, lục căn xúc với
trần cảnh tiếp xúc như đi vào ngôi nhà rỗng
không, chẳng có gì ràng buộc, chấm dứt
sinh tử “ngay tại đây và bây giờ”. Ngôn
ngữ, chỉ là phương tiện, quan trọng là dĩ
tâm truyền tâm, dĩ mục truyền mục. Cả hai
phái ít ưa lý luận về triết học, chú trọng
điều tâm ý vào việc thiền quán, nhận thức
về liên hệ giữa Phật và chúng sinh, giữa
tâm và cảnh, mê và ngộ, thiện và ác. Các
thiền sư giữa hai phái cũng có sự hợp tác
trên nhiều phương diện tư tưởng và các
chúa Nguyễn cũng hết sức ủng hộ.
2.3. Vai trò của Phật giáo Hoa Nam
đối với vấn đề an dân hộ quốc
Nhà Nguyễn luôn lấy tư tưởng tích cực
của đạo Phật để xây dựng, ổn định và mở
rộng bờ cõi. Đặt chân lên vùng đất mới,
các chúa Nguyễn đã kế thừa tư tưởng của
nhà Trần, mở rộng lãnh thổ về phương
Nam, lấy Phật giáo làm nền tảng tư tưởng
để thu phục nhân tâm, tạo tiền đề quan
trọng cho sự phát triển Đàng Trong, khiến
cho Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đã
có dòng Tào Động và Lâm Tế với chư Tổ
là hai Ngài Nguyên Thiều và Liễu Quán.
Đây chính là thời đại hưng thịnh và phát
triển của Phật giáo Thuận Hoá nói riêng và
Phật giáo nước nhà sau này nói chung.
Ánh sáng chân chính của đạo Pháp
biến thành những hành động tích cực, tốt
đẹp, thiện pháp, không chỉ cho cá nhân mà
còn lan rộng ra cả xã hội, tạo nên sức mạng
đoàn kết để an dân hộ quốc dưới thời nhà
Nguyễn. Phật giáo luôn đồng hành với dân
tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong
những thời đại hưng thịnh của đất nước
như Đinh, Lê, Lý, Trần với vị trí quan
trọng của các Thiền sư được triều đại đó
ủng hộ. Các chúa Nguyễn và các vị Thiền
sư xác định “Phật giáo tại thế gian không
lìa thế gian mà giác ngộ” nên đã đưa Phật
giáo hòa chung với văn hóa dân tộc dựa
trên tinh thần từ bi hỷ xả, vô ngã, vị tha;
khẳng định tính năng động tùy duyên
nhưng bất biến của Phật giáo và màu sắc
văn hóa riêng của nước nhà.
Phật giáo Hoa Nam thế kỷ XVII trên
vùng đất mới đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong việc an dân hộ quốc, kiện
toàn quốc gia trên tinh thần tư tưởng: tức
tâm tức Phật, nhập thế tích cực, coi trọng
nhân tâm, đề cao Phật giáo chân chính, tiếp
thu và phát huy các tư tưởng tích cực của
Phật giáo truyền thống, dung nạp ba yếu tố
Tịnh, Thiền, Mật, dung hòa tín ngưỡng
theo quan điểm tự độ độ tha, tự giác và
giác tha...
Với sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn
nhau giữa hai Thiền phái Tào Động và
Lâm Tế và kế thừa tư tưởng Thiền của
Trần Nhân Tông mang đặc thù của dân tộc
đã thúc đẩy Thiền Việt Nam vượt hẳn
Thiền Trung Hoa. Ngoài giải thoát cá nhân,
Phật giáo Hoa Nam còn thiết lập lại ý thức
mới trong bối cảnh xã hội bấy giờ. Sự phát
triển của Phật giáo thời nhà Nguyễn trị vì
trong cuộc mở đất phương Nam đã tạo
bước quan trọng là gắn hoạt động tôn giáo
với hoạt động chính trị xã hội, gắn ý thức
dân tộc mở rộng bờ cõi với ý thức Phật
giáo của các chúa Nguyễn giai đoạn đó và
PHẬT GIÁO HOA NAM TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM THẾ KỈ XVII
118
sau này.
3. Kết luận
Có thể thấy, xuyên suốt chiều dài lịch
sử Việt Nam, sự giao lưu văn hóa giữa
nước ta và Trung Hoa xảy ra liên tục, được
nhân dân ta tiếp biến để thích ứng với đời
sống của dân tộc. Tùy theo từng thời kỳ
phát triển lịch sử, người Việt Nam đã tiếp
biến đạo Phật với những màu sắc khác
nhau, trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt là tư
tưởng tùy duyên, vô ngã, từ bi hỷ xả. Nhà
Nguyễn trị vì trong cuộc mở đất phương
Nam cũng đã tiếp thu và vận dụng rất tiến
bộ, linh hoạt, tích cực.
Khi đất nước chia hai thành Đàng
Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài
đạo Phật không phổ biến như ở Đàng
Trong. Việt Nam từ xưa vốn chịu ảnh
hưởng văn hóa Trung quốc nên đã hoằng
truyền Phật giáo Đại thừa. Phật giáo dưới
thời các chúa Nguyễn ở phía Nam (Đàng
Trong) ảnh hưởng sâu sắc bởi dòng Lâm
Tế, Tào Động và tín ngưỡng pha trộn. Phật
giáo Thiền phái Trúc Lâm hòa lẫn với văn
hóa truyền thống tín ngưỡng của dân tộc và
trên cơ sở chánh pháp. Tại đây, các Thiền
sư đã tạo ra nhiều hướng ứng dụng độc đáo
và tu tập cho phù hợp với hoàn cảnh thế sự
Việt Nam lúc bấy giờ. Phật giáo Việt Nam
thời nhà Nguyễn, nhất là công cuộc mở đất
phương Nam giai đoạn 1533 – 1788, đã
cho thấy được tinh thần Phật giáo truyền
thống được kế thừa tiếp thu những điểm
mới khác biệt từ phía bên ngoài, giúp cho
nhà Nguyễn khai phá vùng đất mới thành
công tốt đẹp. Đó là nhờ công lao to lớn của
các chúa Nguyễn đối với đất nước, đối với
Phật giáo. Qua đó thấy rõ được vai trò an
dân hộ quốc của Phật giáo Việt Nam song
hành cùng dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế & xã hội
Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn, Nxb
Văn Học.
2. Đặc san Nguyễn Hoàng (2008), số 1, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
3. Lê Quý Đôn (bản Việt) (1977), Phủ biên tạp
lục, Nxb Hà Nội.
4. Trần Văn Giàu (1986), Phật giáo và lịch sử tư
tưởng Việt Nam, Nxb Viện Triết học, Hà Nội.
5. Nguyễn Lang (1979), Việt Nam Phật giáo sử
luận, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Nguyễn Lang (1979), Việt Nam Phật giáo sử
luận, tập 3, Nxb Văn Học, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề lịch sử
triều Nguyễn, Nxb Văn hoá Sài Gòn.
8. Quốc Sử quán triều Nguyễn (biên soạn)
(1962), Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb Viện
Sử học Hà Nội.
9. Quốc Sử quán (1963), Đại Nam liệt truyện
tiền biên, Nxb Viện Đại Học Huế.
10. Trần Đức Anh Sơn (2004), Huế, Triều
Nguyễn một cái nhìn, Nxb Thuận Hóa
11. Phật Quang Sơn (2014), Phật Quang đại từ
điển, Sa môn Thích Quảng Độ (dịch), Nxb
Phương Đông.
12. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt
Nam, Nxb Giáo dục.
13. Mật Thể (1996), Việt Nam Phật giáo sử lược,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
14. HT. Thích Thanh Từ (1999), Thiền sư Việt
Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
15. Viện Sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí,
tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
16. Hòa thượng Hư Vân (2011), Tái Tăng Phật
Tổ Đạo Ảnh, tập 3, Nguyên Huệ (dịch), Nxb
Phương Đông.
Ngày nhận bài: 20/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_7644_2215066.pdf