Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan

Tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan: Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Đoàn Mạnh Hải Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế: khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Phân tích, đánh giá khái quát quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các đối tượng áp dụng; thủ tục hành chính thuế cơ bản như khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; khiếu nại, tố cáo về thuế... Đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, xây dự...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Đoàn Mạnh Hải Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế: khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Phân tích, đánh giá khái quát quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các đối tượng áp dụng; thủ tục hành chính thuế cơ bản như khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; khiếu nại, tố cáo về thuế... Đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, xây dựng cơ chế thực hiện, nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. Keywords: Quản lý thuế; Hải quan; Pháp luật Việt Nam Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thời gian qua, thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập sâu kinh tế quốc tế, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các sắc thuế đã được ban hành tương đối đồng bộ, phạm vi điều chỉnh toàn diện, quy định về thủ tục theo hướng đơn giản, minh bạch. Trong quá trình thực thi, vướng mắc phát sinh thường xuyên được xem xét tháo gỡ, nội dung không phù hợp, còn thiếu được chú trọng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Cho nên, ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế ngày càng được nâng cao; vai trò của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cũng từng bước được tăng cường. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, pháp luật quản lý thuế, trong đó có quản lý các loại thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, còn bộc lộ những hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh một cách hữu hiệu nhất mọi quan hệ phát sinh như: các quy định được ghi nhận một cách dàn trải, tản mạn trong từng Luật thuế và chủ yếu ở văn bản dưới luật; cùng một vấn đề thủ tục nhưng giữa các văn bản lại có sự khác nhau, do đó gây khó khăn cho việc 2 hiểu và áp dụng thống nhất; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và cơ chế đảm bảo thực hiện chưa đầy đủ, rõ ràng Sự ra đời của Luật Quản lý thuế năm 2006, với các điểm mới căn bản đã khắc phục được những hạn chế này. Cụ thể: Luật Quản lý thuế tạo lập được khung pháp lý chung để thực thi hiệu quả công tác quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; xóa bỏ tình trạng chia cắt, tách biệt phương thức quản lý giữa các loại thuế, phí, lệ phí; làm nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến; đề cao quyền, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, cũng như cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế. Trong lĩnh vực hải quan, Luật Quản lý thuế còn có tác động tích cực là thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật quản lý thuế liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu; làm thay đổi diện mạo công tác quản lý thuế của ngành hải quan theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính từ sự ra đời của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành mà hàng loạt quy định về trình tự, thủ tục, cơ chế, thẩm quyền, thời hiệu ngành Hải quan đang áp dụng phải được sửa đổi hoặc ban hành mới; cần một khoảng thời gian nhất định cho sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và tác nghiệp của người nộp thuế cũng như cơ quan hải quan, công chức hải quan; nhanh chóng trang bị đầy đủ, đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu xây dựng dữ liệu thông tin tổng hợp và vận hành một cách hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro. Hiện đang công tác trong ngành Hải quan, đồng thời là học viên của Lớp cao học Luật Khóa 12, chuyên ngành Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi lựa chọn đề tài luận văn: “Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan”, tôi muốn sử dụng kiến thức đã được học và kinh nghiệm của bản thân để góp phần nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo, dưới cả giác độ lý luận cũng như thực tiễn về thực trạng pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay. Trước tiên, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định tính đồng bộ giữa luật thủ tục và luật nội dung liên quan đến các loại thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thứ hai, kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ việc đổi mới hiệu quả phương thức quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan từ chuyên quản, người nộp thuế thụ động thực hiện nghĩa vụ, sang cơ chế người nộp thuế chủ động tính thuế, nộp thuế đủ, đúng thời hạn, cũng như có thể tự xác định các ưu đãi, quyền lợi về thuế. Cơ quan hải quan, công chức hải quan tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế, kiểm tra, thanh tra, quản lý sự tuân thủ. 3 Qua đó, cơ quan hải quan và công chức hải quan sẽ tiệm cận được một cách tối đa phương châm “Thuận lợi - Tận Tuỵ - Chính xác” mà Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đưa ra. 2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trước ngày 22/11/2006 - thời điểm Luật Quản lý thuế năm 2006 được ban hành, quy định về trình tự, thủ tục thu, nộp các loại thuế, phí và lệ phí được ghi nhận trong cùng luật nội dung, và ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, liên quan đến việc thu, nộp thuế trong lĩnh vực hải quan, cơ quan hải quan và doanh nghiệp khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu căn cứ vào pháp luật hải quan và dẫn chiếu quy định của luật thuế. Có thể vì những lý do đó, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo nào thực sự sâu sắc và toàn diện về pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở nước ta. Trong chương trình đào tạo bậc đại học chuyên ngành luật, một số vấn đề của pháp luật quản lý thuế được đề cập ở nội dung giảng dạy chung về pháp luật thuế. Gần đây, một số khoá luận tốt nghiệp đề cập đến lĩnh vực này, nhưng là quản lý một sắc thuế cụ thể nào đó, với mô tả sơ sài và giản đơn về mặt khoa học pháp lý. Ở chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành luật, pháp luật quản lý thuế được đề cập trong chuyên đề Luật Tài chính - Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Có một số luận văn và luận án đề cập đến vấn đề này dưới giác độ nghiên cứu về từng vấn đề riêng lẻ trong toàn bộ quá trình quản lý thuế nói chung, chẳng hạn như luận án tiến sỹ luật học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp”của nghiên cứu sinh Vũ Văn Cương; đề tài khoa học “Xây dựng mô hình quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế” của phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Duy Khương và nhóm tác giả... Tuy nhiên, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan, dù ở mức độ cụ thể hay khái quát. Trên các phương tiện truyền thông có những nhận định, đánh giá về một phần nội dung của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan. Ví dụ: “Áp dụng Luật Quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan: giảm phiền hà, tăng nguồn thu” đăng trên Báo Bà Rịa Vũng Tàu; “Luật Quản lý thuế có tác dụng tích cực cho công tác thu thuế xuất nhập khẩu” của tác giả Ngọc Linh và bài “Sau hơn một năm thực hiện Luật Quản lý thuế: giảm đáng kể tỉ lệ vi phạm pháp luật thuế” của tác giả Kim Oanh đăng trên Báo Hải quan; “Luật Quản lý thuế sau một năm thực hiện: chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện” đăng trên Tạp chí Tài chính; “Luật Quản lý thuế sau một năm thực hiện: vẫn còn vướng mắc” của tác giả Mai Hằng đăng trên Thời báo Diễn đàn doanh nghiệp Các tài liệu nước ngoài bằng tiếng nước ngoài liên quan có thể tìm thấy được cũng chỉ đơn giản là việc giới thiệu nội dung quy định quản lý thuế ở nước sở tại, với những nguyên tắc áp dụng. 4 3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, xác định theo các giới hạn sau đây: - Thứ nhất, đối với vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế, luận văn chỉ nghiên cứu khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Thứ hai, về vấn đề thực thi pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan, luận văn chỉ nghiên cứu quy định của pháp luật quản lý thuế liên quan đến các loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí mà ngành Hải quan được giao quản lý thu và thực trạng áp dụng. - Thứ ba, về phương hướng và giải pháp, luận văn chỉ tập trung đề xuất một số nội dung cụ thể, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan trong thời gian sắp tới. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là: xác định những lý luận cơ bản của pháp luật quản lý thuế; quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. Qua đó, chỉ ra những bất cập còn tồn tại, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế, để công tác này trong lĩnh vực hải quan thực sự có hiệu lực và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ. Với mục đích như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế: khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế với một số văn bản pháp luật khác có liên quan. - Phân tích, đánh giá khái quát quy định của pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các đối tượng áp dụng; thủ tục hành chính thuế cơ bản như khai thuế, ấn định thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; khiếu nại, tố cáo về thuế... - Đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật, xây dựng cơ chế thực hiện, nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nêu trên, ngoài phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải; phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê. 5 6. Kết cấu của luận văn Với những yêu cầu nêu trên, luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương nội dung và kết luận. Cụ thể: Phần mở đầu Chương 1: Pháp luật quản lý thuế - Những vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan Kết luận References Tiếng Việt 1. Luật Quản lý thuế (2006) 2. Luật Hải quan (2001) và Luật sửa đổi. bổ sung một số điều của Luật Hải quan (2005) 3. Bộ luật Hình sự (1999) 4. Luật Khiếu nại, Tố cáo (1998) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo (2004, 2005) 5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2002) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2007, 2008) 6. Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ 7. Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ 8. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của các Bộ: Thương mại, Giao thông Vận tải, Tài chính Và Công an 9. Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ 10. Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính 11. Thông tư 49/2008/TT-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ Tài Chính 12. Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài Chính 13. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 14. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết thuế, NXB Tài chính 15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Công an nhân dân 16. NXB Chính trị quốc gia (2003), Luật Hải quan một số nước 17. Tạp chí Thuế nhà nước (2007), những điều cần biết về Luật Quản lý thuế, NXB Tài chính 6 18. Tổng cục Hải quan (2005-2008), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Hải quan 19. Tổng cục Thuế (2009), Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Vương quốc Anh 20. Diễn đàn doanh nghiệp (2007), “Thực hiện Luật Quản lý thuế: Đề cao quyền của doanh nghiệp” 21. Trọng Bảo (2009), “Quyền của người nộp thuế”, 22. Hà Tiếp Nam (2004), “Phương thức quản lý thuế theo mô hình tự kê khai - tự nộp thuế”, Tài liệu chương trình giảng dạy Fullbright 23. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), “Luật quản lý thuế: những vấn đề cần bàn thêm”, 12/3351/aspx 24. Joseph Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật 25. TS. Phạm Thị Giang Thu (2009), “Phát triển bền vững và một số vấn đề đặt ra cho hệ thống pháp luật thuế Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (Số 4) 26. Cục Hải quan TP. Hà Nội (2006), Hồ sơ vụ việc của Công ty Everfortune 27. Cục Hải quan TP. Hà Nội (2008), Hồ sơ vụ việc của Công ty Hanotex 28. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (2007), Hồ sơ vụ việc của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ giao nhận vận chuyển P.E.C Tiếng Anh 29. ASEAN-US technical Assistance and Training Facility (2009), Document on Bulk cash smuggling and Trade based money laundering 30. Customs and Tarrif Bureau - Ministry of Finance of Japan (2000), Japanese Laws concerning Customs - 1 st edition 31. Customs and Tarrif Bureau - Ministry of Finance of Japan (2000), Customs administration in Japan 32. Customs and Tarrif Bureau - Ministry of Finance of Japan (2000), Law concerning special Customs procedures using electronic data processing System 33. World Bank (2006), Reforming the regulatory procedures for import and export: Guide for Practitioners 34. World Bank (2005), Customs modernization handbook 35. Damon Paling (2009), “China: Intermediate Agency Customs Audits”, World Customs Journal Website www.customs.gov.vn www.dncustoms.gov.vn 7 www.gdt.gov.vn www.hanoicustoms.gov.vn www.luathoc.vn www.luattaichinh.wordpress.com www.nclp.org.vn www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com www.customs.go.jp/english www.cbp.gov www.english.customs.gov.cn www.taxation.co.uk www.vi.wikipedia.org www.wcoomd.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_quan_ly_thue_va_van_de_thuc_thi_trong_linh_vuc_hai_quan_3142_2172352.pdf
Tài liệu liên quan