Tài liệu Pháp luật khiếu nại – tố cáo: PHÁP LUẬT
KHIẾU NẠI – TỐ CÁO
I. KHIẾU NẠI
"Khiếu nại" là việc công dân đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại :
1.1 Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại; trường hợp người
khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại
diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu
nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu,
có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách
quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì
được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị,
em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để
khiếu nại;
b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong
quá trình khiếu nại;
c) Biết các bằng chứng...
34 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Pháp luật khiếu nại – tố cáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT
KHIẾU NẠI – TỐ CÁO
I. KHIẾU NẠI
"Khiếu nại" là việc công dân đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại :
1.1 Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại; trường hợp người
khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại
diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu
nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu,
có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách
quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì
được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị,
em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để
khiếu nại;
b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong
quá trình khiếu nại;
c) Biết các bằng chứng; đưa ra bằng
chứng và giải trình ý kiến của mình về
bằng chứng đó;
d) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để
giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài
liệu của việc giải quyết khiếu nại; nhận
quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp
đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Toà án theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố
tụng hành chính;
g) Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết
khiếu nại.
1.2 Người khiếu nại có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền
giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp
thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu
nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung trình bày và việc cung cấp thông tin,
tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.”
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại
2.1 Khiếu nại lần đầu :
a. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Người khiếu nại phải khiếu nại với người
đã ra quyết định hành chính hoặc cơ
quan có cán bộ, công chức có hành vi
hành chính mà người khiếu nại có căn cứ
cho rằng quyết định, hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
2.2 Thời hiệu khiếu nại : là 90 ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định hành chính
hoặc biết được có hành vi hành chính.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai,
dịch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc
vì những trở ngại khách quan khác mà
người khiếu nại không thực hiện được
quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời
gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu
khiếu nại.
Khiếu nại thuộc một trong các trường
hợp sau đây không được thụ lý để giải
quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ mà không có người đại diện
hợp pháp;
- Người đại diện không hợp pháp;
- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại
tiếp đã hết;
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai;
- Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý
để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết
định của Toà án."
2.3. Đơn khiếu nại : đơn khiếu nại phải
ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên,
địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu
nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu
cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại
phải do người khiếu nại ký tên.
2.4. Thời hạn giải quyết khiếu nại : Không
quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải
quyết; đối với vụ việc phức tạp thì có thể
kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời
hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn,
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết.
3. Khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện
a. Thẩm quyền giải quyết : Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy
định mà không được giải quyết hoặc kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý
thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói
trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45
ngày.
b. Thời hạn giải quyết :
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ
ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo
dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ
ngày thụ lý để giải quyết.
II. Tố cáo
"Tố cáo" là việc công dân biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
1. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
1.1 Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút
tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải
quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
1.2 Người tố cáo có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố
cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc tố cáo sai sự thật.
2. Thủ tục giải quyết tố cáo
2.1 Thẩm quyền giái quyết : Người tố cáo
phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền.
2.2 Đơn tố cáo : Trong đơn tố cáo phải ghi
rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố
cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố
cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp
nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên,
địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của
người tố cáo.
2.3 Thời hạn giải quyết :
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận
được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận
tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp
tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố
cáo khi họ yêu cầu.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60
ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài
hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý
để giải quyết
CÂU HỎI : Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại
sao?
1. Nhà nước ra đời và tồn tại trong mọi hình
thái kinh tế xã hội?
2. Người bị mất năng lực hành vi là người
bị nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc các
chất kích thích khác? Những người này
không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi
vi phạm pháp luật?
3. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật ở
nước ta :
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Nâng cao chất lượng họat động của các cơ quan thực
thi pháp luật như tòa án, viện kiểm sát, các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội
(giám sát, dân chủ, phản biện )
- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân.
II Pháp chế XHCN
1. Quan niệm về pháp chế :
Pháp chế XHCN là chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị- xã hội trong đó nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật và theo pháp luật. Các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân; các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; các
thành viên của các tổ chức và mọi công dân đều phải
tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để và chính xác; mọi vi phạm pháp
luật đều bị xử lý theo pháp luật
2. Nguyên tắc cơ bản của pháp chế XHCN :
Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến
pháp và luật
Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên
quy mô tòan quốc.
Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi
người không có ngọai lệ
Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý bắt buộc
3. Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Tích cực tổ chức đưa pháp luật vào
cuộc sống
Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật
MÔØI CAÙC BAÏN NGHÆ
GIAÛI LAO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_khieu_nai_to_cao_5718.pdf