Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam

Tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam: Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Tiêu Thị Hà Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Tiêu Thị Hà Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ môi trường nước; Lưu vực sông Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, do địa hình bị chia cắt mạnh và khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều (trung bình khoảng 2600mm/năm) đã tạo nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá phát triển với số lượng 2360 con sông có chiều dài hơn 10km, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ. Hầu hết các sông suối nói trên tập trung thành các hệ thống sông, trong đó có 11 hệ thống sông lớn là: lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (MeKong). Trung bình cứ khoảng 15-20 km bờ biển lại có một cửa sông. Sông MeKong ở miền Nam, sông Hồng ở miền Bắc là những dòng sông vào loại lớn và dài ở Châu Á và trên thế giới. Do đặc điểm địa hình, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có các phần lãnh thổ nằm trong lưu vực các hệ thống sông lớn, ví dụ lưu vực sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của 25 tỉnh thành phía Bắc, lưu vực sông MeKong gồm phần lãnh thổ của 17 tỉnh (12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị và Lai Châu); lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm phần lãnh thổ của 11 tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc Việt Nam gắn liền với sông nước. Cái nôi của văn hoá sông Hồng, nghề lúa nước sông Hồng đã là những tên gọi đánh giá giá trị của dòng sông Mẹ, cũng là giá trị các dòng sông ở Việt Nam. Nhiều tỉnh, huyện và địa danh khác lấy tên sông làm tên gọi của mình. Tổng lượng nước mặt bình quân nhiều năm của Việt Nam là 835 tỷ km3 trong đó khoảng 313 tỷ km3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam, còn lại là từ nước khác chảy vào. Ở nước ta, theo các số liệu tính toán dự báo, tổng nhu cầu dùng nước vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó nhu cầu cho hoạt động nông nghiệp là 92 tỷ m3, cho hoạt động công nghiệp là 17 tỷ m 3 , cho dịch vụ là 11 tỷ m3. Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nướcDự báo đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng là 140 tỷ m3. Như vậy, nước ta thuộc loại các quốc gia chịu nguy cơ thiếu nước, và sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian trong năm. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường tại Johannesburg năm 2002 đã nhận định rằng: Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, vấn đề quản l ý nước còn quan trọng hơn vấn đề thiếu nước. Thực tế phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm vừa qua là một minh chứng cho nhận định này. Việc không thực hiện quy hoạch sử dụng nước cho các mục đích kinh tế và dân sinh đi đôi với việc xả thải các chất thải không xử l ý đạt tiêu chuẩn quy định từ các khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, các làng nghề là nguyên nhân khiến cho hầu như tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã và đang gặp phải những vấn đề môi trường nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng và chất lượng môi trường nói chung, gây ra những ảnh hưởng cục bộ và lâu dài tới sự phát triển bền vững của toàn vùng. Đồng thời, do những biến động thời tiết toàn cầu, từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường các lưu vực sông ở nước ta. Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát triển nhiều ngành kinh tế dựa trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thuỷ điện, giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản xuất... Đồng thời, với ưu thế địa l ý thuận lợi, lưu vực cũng là nơi phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề. Khi vấn đề bảo vệ môi trường của đất nước đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân thì sự nghiệp đó cũng sẽ phải tất yếu gắn với các dòng sông như bất cứ lĩnh vực hoạt động nào ở nước ta. Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người. Từ trước tới nay, Việt Nam với lịch sử văn minh lúa nước lâu đời , quản l ý lưu vực sông vẫn dựa trên quan điểm bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho nông nghiệp (tưới tiêu). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay , vai trò của các hộ dùng nước khác ngoài nông nghiệp đã tăng lên đáng kể (thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, du lịch...), theo đó công tác quản l ý các lưu vực sông không còn dừng lại ở việc tính toán cân bằng nước, đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho nông nghiệp mà còn bao hàm cả các lĩnh vực khác như chất lượng nước, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, cấp nước và xả thải cho công nghiệp và sinh hoạt, kiểm soát các thiên tai, sự cố do biến đổi tự nhiên, khí hậu, cảnh quan sinh thái.... Các nhà quản l ý chưa xác định rõ ràng được mục tiêu bảo vệ môi trường trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài là quản l ý tổng hợp tài nguyên nước nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển và quản l ý tài nguyên nước, đất, tài nguyên sinh học và các nguồn tài nguyên khác. Mục tiêu là phát huy tối đa lợi ích về kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái. Thực tế là những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay còn đang rất thiếu, chưa đồng bộ và thậm chí còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện Luật và các văn bản dưới luật thực chất cũng còn rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vì vậy, hiệu quả thực thi chưa cao. Về phương thức quản lý, có thể thấy rõ sự thiếu thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản l ý: cấp Trung ương và địa phương. Giữa các ngành có cùng chung một lĩnh vực quản lý còn có rất nhiều chồng chéo, gây khó khăn và cản trở cho hoạt động bảo vệ môi trường. Giữa các địa phương trong cùng lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và chặt chẽ trong công tác quản l ý môi trường lưu vực. Quản l ý thống nhất và tổng hợp nguồn nước của một lưu vực sông là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam, còn rất hạn chế về mặt nhận thức và tất yếu sẽ gặp không ít lúng túng khi triển khai. Thuận lợi cơ bản của chúng ta hiện nay là Luật Tài nguyên nước đã được ban hành, tạo cơ sở pháp l ý và hướng dẫn cho việc triển khai các hoạt động quản l ý tài nguyên nước. Tuy nhiên chúng ta chưa có nhiều các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết về quản l ý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước cho một lưu vực sông lớn. Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tổng hợp quản lý lưu vực sông là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. Đó là: (i) việc lập kế hoạch quản lý lưu vực sông thường được tiến hành theo quá trình tĩnh và thường được công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. Điều này khó nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của họ cũng rất khác nhau; (ii) ranh giới lưu vực sông thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lưu vực sông; (iii) các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ sở dữ liệu yếu do vậy độ chính xác và tin cậy không cao; (iv) về thực chất, việc lập kế hoạch quản lý lưu vực sông là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những tác động về môi trường; (v) quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều thời gian để nó có thể thực sự được tiến hành. Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài . Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông đã và đang được xã hội quan tâm và ủng hộ. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhưng chủ yếu là các nghiên cứu mang tính khoa học kỹ thuật, ứng dụng thực tế nhằm bảo vệ môi trường nước trong các lưu vực sông ở Việt Nam. Chẳng hạn, Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ năm 2002-2006 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo lưu vực sông”. Trong đề tài này, nhóm tác giả đi sâu vào đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo xu hướng ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông ở Việt Nam; đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông và; đề xuất các giải pháp quản lý môi trường lưu vực sông. Trên các tạp chí nghiên cứu cũng đã có những bài viết nghiên cứu đề cập tới vấn đề bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, chẳng hạn các bài viết của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, “Xây dựng Luật Tài nguyên nước phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/1998; bài viết của TS. Nguyễn Quang Tuyến, “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta- Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2004. Ngoài các giáo trình về Luật Môi trường tại các đơn vị đào tạo luật có đề cập bảo vệ môi trường nước như một nhiệm vụ trong hệ thống công tác bảo vệ môi trường nói chung theo quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. . Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Quản lý và bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông không còn mới mẻ đối với các nước trên thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về quản lý, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong lưu vực sông ở tất cả các ngành như: thủy lợi, quản lý nhà nước, pháp luậtCác công trình nghiên cứu này, đánh giá một cách khách quan đã đạt tới một trình độ phát triển cao, tuy nhiên nếu áp dụng tại Việt Nam thì lại không phù hợp. Hơn nữa, hiện nay các vấn đề môi trường xuyên quốc gia sinh ra bởi quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành những thách thức hàng đầu về môi trường toàn cầu. Thách thức về hội nhập quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo ra áp lực phải hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm phù hợp với thế giới đang đặt ra ở Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thực định cũng như thúc đẩy thực thi những quy định này trong hoạt động bảo vệ môi trường nước. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích, đưa ra quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. + Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. + Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. + Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. + Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê; phương pháp kế thừa có chọn lọc, phương pháp khảo sát thực tế, đồng thời so sánh đối chiếu các quy phạm thực định về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông hiện nay với pháp luật có liên quan của các nước trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp và các báo cáo đã được công bố trong những năm gần đây. 5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như nguyên tắc pháp lý về bảo vệ môi trường theo lưu vực sông. Dựa trên những phân tích đánh giá các số liệu thống kê tình hình hiện trạng môi trường cũng như việc nhận định các hạn chế bất cập hiện nay của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, luận văn đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật thực định. Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo luật . 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Chương 3: Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. References I. TIẾNG VIỆT 1. Ban tổng hợp Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường (2009), “Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam”, từ trang web: song-o-viet-nam. 2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/1/2009 về việc Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005”. 4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2006- Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuê-Đáy, hệ thống sông Đồng Nai”, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hà Nội. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), “Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2009- Môi trường khu công nghiệp Việt Nam”, Hà Nội. 7. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 8. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (2006), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 về quản lý lưu vực sông. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (đã được sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP). 12. Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, Hà Nội. 13. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), “Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trường lưu vực sông”, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Cư (chủ nhiệm) (2005), “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy”, Đề tài án cấp Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 15. Nguyễn Tiến Đạt (2007), “Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp”, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, từ trang web: 16. Trần Đức Hạ, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hữu Hòa (2009), “Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.28-34, 190-193. 18. Hoàng Hòe, Nguyễn Xuân Quát, Tô Đình Mai (1994), “Làm gì để bảo vệ môi trường”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 19. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (2008), “Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu”, từ trang web: 20. Lê Văn Hợp (2007), “Quản lý tài nguyên nước của Cộng hòa Pháp”, từ trang web: 21. Nguyễn Đức Khiển (2009), “Quản lý môi trường đô thị”, Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Hà Văn Khối (2005), “Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước”, NXb Nông Nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Khoa Lạnh (2009), “Giáo trình Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, NXB Đại học Huế, Huế. 24. Nguyễn Ngọc Linh, Trương Mạnh Tiến (2001), “Khuôn khổ chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, NXB Thế giới, Hà Nội. 25. Đào Bảo Ngọc (2004), “Vài nét về pháp luật môi trường”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, tr. 42-54. 26. Phạm Hữu Nghị (1998), “Xây dựng Luật Tài nguyên nước phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, tr.21-24. 27. Phạm Hữu Nghị (2005),”Vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, tr.20- 23. 28. Phạm Hữu Nghị (2006), “Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 4. 29. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), “Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 30. Nguyễn Ty Niên (2007), “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai- Một yêu cầu cấp bách”, trích Tham luận tại Đối thoại suy thoái tài nguyên nước trên lưu vực sông, từ trang web: 31. Phạm Thị Tố Oanh (2009), “Xác lập cơ sở khoa học về tài nguyên và môi trường nước phục vụ định hướng phát triển bền vững một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sỹ Địa lý, Hà Nội. 32. Nguyễn Văn Phương (2009), “Giáo trình luật môi trường (dùng cho các lớp đại học Luật hệ từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội)’, Viện Đại học Mở Hà Nội. 33. Hoàng Ngọc Quang (2002), “Quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Mã”, Luận án tiến sỹ khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường. 35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật Tài nguyên nước. 37. Hoàng Văn Quynh (chủ nhiệm) (2006), “Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Phạm Xuân Sử (2010), “Pháp luật về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Tham luận trong Hội thảo “Quản lý tổng hợp tài nguyên ở Việt Nam”, Hà Nội. 39. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng . 40. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 về việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu. 41. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu. 42. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020. 43. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 về việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. 44. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1404/QĐ-TTg ngày 31/08/2009 về việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy. 45. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 về phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020. 46. Ngô Trọng Thuận, Vũ Văn Tuấn (2009), “ Nước và con người”, NXB Bản Đồ, Hà Nội, tr. 262. 47. Nguyễn Ngọc Trân (2009), “Dòng sông và phát triển lãnh thổ”, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội. 48. Ngô Đình Tuấn (2010), “Bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước Việt Nam- Vấn đề cấp thiết trong tình hình mới”, từ trang web: 49. Hoàng Dương Tùng (chủ nhiệm) (2002-2006), “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý môi trường lưu vực sông”, Đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2002-2006, Cục Bảo vệ môi trường. 50. Nguyễn Quang Tuyến (2004), “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta- Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, tr.65-70. 51. Ủy ban Quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế (VNC-IHP) (2007), “Sổ tay phổ biến kiến thức Tài nguyên nước Việt Nam”. 52. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi sửa đổi. 53. Phùng Văn Vui (chủ nhiệm) (2002- 2006), “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo lưu vực sông”, Đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2002-2006, Cục Bảo vệ môi trường. TIẾNG ANH 54. Axel Dourojeanni R. (2001), “Water management at the river basin level: challenges in Latin America”, Natural Resources and Infrastructure Division, Santiago, Chile, United Nations Publication. 55. Brian Haisman (2005), “Impacts of water rights Reform in Australia”, Bryan Randolph Bruns et al., eds. 2005, in Water rights Reform: Lessons for institutional design. 56. Juliet Lucy (2008), “Water Regulation- The Law of Australia”, Lawbook Co., Australia. 57. Ramsar Convention Secretariat, 2007, “River basin management: Integrating wetland conservation and wise use into river basin management”, Ramsar handbooks for the wise use of wetlands 3rd edition. III. Website 58. 59. 60. 61.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_bao_ve_moi_truong_nuoc_luu_vuc_song_o_viet_nam_9139_2172351.pdf
Tài liệu liên quan