Phân vùng địa lí tự nhiên vùng thanh Nghệ Tĩnh - Hoàng Thị Cường

Tài liệu Phân vùng địa lí tự nhiên vùng thanh Nghệ Tĩnh - Hoàng Thị Cường: 153 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0019 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 153-159 This paper is available online at PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÙNG THANH NGHỆ TĨNH Hoàng Thị Cường Khoa Quản lí Nhà nước về Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Dựa trên cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên và đặc điểm phân hóa về điều kiện tự nhiên đã chia vùng Thanh Nghệ Tĩnh thành 5 tiểu vùng (núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An; núi Bắc của Bắc Trường Sơn; đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An; đồng bằng Thanh Hóa; đồng bằng Nghệ Tĩnh). Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh là cơ sở thực tiễn quan trọng phục vụ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm huy động nguồn tài nguyên hợp lí phục vụ phát triển bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh sẽ là hướng nghiên cứu cần thiết cho định hướng tổ chức lãnh thổ hợp lí, hiệu quả tại địa phương. Từ khóa: Vùng Thanh Nghệ Tĩnh, phân vùng, cảnh quan địa lí. 1. Mở đầu Phân vùng địa lí tự nhiên...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân vùng địa lí tự nhiên vùng thanh Nghệ Tĩnh - Hoàng Thị Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
153 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0019 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 153-159 This paper is available online at PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÙNG THANH NGHỆ TĨNH Hoàng Thị Cường Khoa Quản lí Nhà nước về Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Dựa trên cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên và đặc điểm phân hóa về điều kiện tự nhiên đã chia vùng Thanh Nghệ Tĩnh thành 5 tiểu vùng (núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An; núi Bắc của Bắc Trường Sơn; đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An; đồng bằng Thanh Hóa; đồng bằng Nghệ Tĩnh). Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh là cơ sở thực tiễn quan trọng phục vụ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm huy động nguồn tài nguyên hợp lí phục vụ phát triển bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh sẽ là hướng nghiên cứu cần thiết cho định hướng tổ chức lãnh thổ hợp lí, hiệu quả tại địa phương. Từ khóa: Vùng Thanh Nghệ Tĩnh, phân vùng, cảnh quan địa lí. 1. Mở đầu Phân vùng địa lí tự nhiên là vạch ra được các thể tổng hợp địa lí tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau dựa trên sự phân hóa lãnh thổ và dựa trên những nguyên tắc, phương pháp nhất định, tìm ra mức độ đa dạng và đặc trưng của điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội [1]. Trước đây, vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã được phân vùng nằm trong tổng thể thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ [2] hoặc trong miền cảnh quan Bắc Trung Bộ [3] dựa vào phân hóa điều kiện tự nhiên. Trong nghiên cứu này, Thanh Nghệ Tĩnh được xem là một vùng, căn cứ phân vùng dựa vào sự phân hóa tự nhiên đồng thời gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Vùng Thanh Nghệ Tĩnh có thiên nhiên đa dạng và phân hóa sâu sắc theo cả quy luật địa đới, phi địa đới [4]. Đây là một trong những lãnh thổ có nhiều nét tương đồng và có sự kết gắn trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Thanh Nghệ Tĩnh có sự tác động qua lại lẫn nhau theo các quy luật của tự nhiên, đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên cùng Thanh Nghệ Tĩnh là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lí của trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch, chiến lược khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở phương pháp luận và nguyên tắc phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh Phân vùng địa lí tự nhiên Thanh Nghệ Tĩnh là sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị có sự đồng nhất tương đối về thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo, trên cơ sở Ngày nhận bài: 8/2/2017. Ngày nhận đăng: 14/3/2017. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Cường, e-mail: hoangkimkuong1972@gmail.com Hoàng Thị Cường 154 các vùng đó, lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp với các biện pháp khai thác, bảo vệ hợp lí. Quá trình phân vùng được tiến hành dựa vào các nguyên tắc: Nguyên tắc khách quan; nguyên tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc đồng nhất tương đối và nguyên tắc cùng chung lãnh thổ và dựa vào các phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên: phương pháp phân tích và so sánh các bản đồ hợp phần, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích yếu tố trội, các phương pháp điều tra tổng hợp [1, 5]. 2.2. Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh 2.2.1. Tiêu chí phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh Trong nghiên cứu phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh, yếu tố chủ đạo để xác định sự phân hóa tự nhiên là sự kết hợp của địa hình, nền địa chất và đặc điểm khí hậu. Việc phân chia các vùng này được gộp nhóm theo các đặc trưng chung về địa hình, địa chất và khí hậu. Khu vực nghiên cứu nằm toàn bộ ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có sự phân hóa rõ rệt theo xu hướng dốc từ Tây sang Đông. Áp dụng hệ thống các tiêu chí phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011), các tiêu chí về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương và nnk (2013) và các tiêu chí phân vùng khí hậu của Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011) trong việc phân vùng địa lí tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu, các tiêu chí được sử dụng trong phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh (Bảng 1). Bảng 1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng 2.2.2. Đặc điểm các tiểu vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh Dựa trên tiêu chí phân vùng và đặc điểm phân hóa về điều kiện tự nhiên của vùng Thanh Nghệ Tĩnh, vùng Thanh Nghệ Tĩnh chia thành 5 tiểu vùng (Hình 1): Tiểu vùng núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An (I); Tiểu vùng núi Bắc của Bắc Trường Sơn (II); Tiểu vùng đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An (III); Tiểu vùng đồng bằng Thanh Hóa (IV ); Tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh (V) Tiêu chí Hệ thống chỉ tiêu Địa hình, địa mạo + Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo + Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình (núi, đồi, đồng bằng) Đặc điểm Hệ sinh thái điển hình/Hệ sinh thái đặc thù + Đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất - địa mạo + Đồng nhất tương đối về một kiểu sinh thái điển hình hoặc kiểu sinh thái đặc thù; + Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần thể thực vật. Khí hậu + Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt năm + Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt ngày + Đồng nhất tương đối về nhiệt độ tháng. Phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh 155 Hình 1. Bản đồ phân vùng Thanh Nghệ Tĩnh * Tiểu vùng núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất 72.971 ha, phát triển chủ yếu trên đá trầm tích. Tiểu vùng này nằm dọc theo biên giới Việt - Lào, trải dài từ Thanh Hóa tới lãnh thổ Nghệ An, độ cao trung bình từ 800 - 900 m, độ dốc trên 25o. Trong khu vực có những đỉnh núi cao trên 1000 m, cao nhất là dãy Phu Hoạt (2452 m), ngoài ra là những dãy núi đá vôi chạy đâm ngang ra tận bờ biển như dãy Tam Điệp. Các sườn núi dốc bởi sự chia cắt dữ dội của sông suối, tạo thành các thung lũng sâu và hẹp. Ở khu vực Thanh Hóa, hệ núi trung bình (600 - 700 m) uốn nếp cấu tạo bởi các đá khác nhau (từ đá trầm tích đến phun trào, xâm nhập, biến chất). Còn xuống phía Nghệ An, các khối núi có độ cao trung bình 1000m, có cấu tạo bởi các đá biến chất và trầm tích lục nguyên. Do địa hình núi trung bình và cao nên tiểu vùng có sự phân hóa rõ nét theo đai cao và quy luật địa ô. Khí hậu ở tiểu vùng có nhiệt độ trung bình dưới 20 oC, có nơi dưới 18 oC, tổng nhiệt dưới 8000 0C, nhiệt độ tối cao trung bình 34 - 35 0C trong mùa hạ, độ ẩm 90%. Đây là khu vực có lượng mưa lớn thường trên 2000 mm do hướng núi thuận lợi đón gió mùa Đông Nam. Đặc trưng thủy văn của tiểu vùng này là thượng nguồn của các con sông Mã, sông Chu đổ ra biển. Sông chảy theo các thung lũng sâu, địa hình hiểm trở, khả năng tạo lũ nhanh nhưng rút kiệt nhanh [6]. Lớp phủ thổ nhưỡng của tiểu vùng bao gồm 3 loại đất chủ yếu: mùn vàng đỏ trên núi, đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi cao. Tiểu vùng có đặc điểm thảm thực vật phân hóa đa dạng: rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa, đây là rừng nguyên sinh ít chịu tác động của con người chỉ phân bố ở trong các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, rừng thứ sinh đang phục hồi, trảng cây bụi lá rộng thường xanh phân bố rộng khắp mọi nơi có diện tích rất lớn. * Tiểu vùng núi Bắc của Bắc Trường Sơn Tiểu vùng tách biệt với tiểu vùng núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An bởi thung lũng của sông Cả, có diện tích 71.700,9 ha, kéo dài từ vùng núi phía Tây Nam của Nghệ An xuống vùng núi phía Tây của Hà Tĩnh, đây là nơi bắt đầu của dãy núi Trường Sơn Bắc, được cấu tạo bởi các đá xâm nhập axit, đá trầm tích, đá phun trào axit. Dãy núi có bề ngang hẹp, hiểm trở, sống núi bị chia cắt Hoàng Thị Cường 156 phức tạp, độ cao trung bình 250 - 1000 m, trong đó nhiều đỉnh cao trên 1500 m. Dãy núi này đã tạo thành bức chắn địa hình, gây ra hiện tượng gió Phơn Tây Nam khô nóng [6]. Đây là vùng có khí hậu có mùa lạnh kéo dài, ẩm, mưa nhiều. Mùa lạnh thường kéo dài 3 tháng, ở những vùng núi cao trên 1000 m, số tháng lạnh có thể kéo dài đến 4 - 5 tháng, nhiệt độ trung bình mùa lạnh dưới 20 oC. Số ngày mưa đạt trên 182 ngày. Thường xuyên xuất hiện dông, và sương mù. Tiểu vùng là thượng nguồn của các con sông Cả, sông Ngàn Sâu. Sông ngắn, độ dốc lớn, khả năng giữ nước kém, nước sông lên nhanh nên rất dễ xảy ra lũ, gây ngập lụt cho khu vực thung lung và đồng bằng. Nhóm đất feralit chiếm diện tích là chủ yếu, ngoài ra còn có nhóm đất mùn trên núi, đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá. Thảm thực vật chủ yếu là rừng già nguyên sinh, rừng tái sinh, xen lẫn là rừng trồng và nương rẫy. Là nơi cư ngụ của quần thể hệ động vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao. Khu vực này có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất, đặc biệt là diện tích rừng nguyên sinh nằm trong vườn Quốc Gia Pù Mát (Nghệ An), vườn Quốc Gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ đang được sử dụng cho mục đích phòng hộ và bảo tồn, bởi đây là vùng đầu nguồn phòng hộ của các con sông lớn. Các điều kiện tự nhiên của tiểu vùng thuận lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển lâm nghiệp và phát triển du lịch sinh thái. Hơn nữa, do có nguồn cỏ phong phú dưới tán rừng và dọc ven sông suối, nên tiểu vùng còn có lợi thế phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. * Tiểu vùng đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An Đây là tiểu vùng mang tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và vùng đồng bằng - ven biển phía Đông, có diện tích 10.227,6 ha. Tiểu vùng này kéo dài từ huyện Bá Thước, Cẩm Thủy đến Đô Lương - Nghệ An, phân bố dưới dạng các dải đồi hay dãy đồi. Dạng địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là đồi thấp có dạng bát úp, đỉnh bằng, độ dốc sườn thoải và độ cao trung bình 100 - 200 m, độ dốc 8 - 10 oC, độ phân cắt sâu từ 15 - 100 m được hình thành trên nền các đá biến chất cổ, đá trầm tích lục nguyên, trên các các đá xâm nhập và trên các thành tạo phun trào bazan như ở Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn hay trên các đá xâm nhập. Tiểu vùng này vừa thể hiện sự phân hóa cảnh quan theo đai cao, vừa theo quy luật địa ô và theo quy luật kiến tạo - địa mạo. Dưới tác dụng của hiệu ứng phơn Trường Sơn đối với gió Tây Nam vào đầu mùa hạ đã tạo cho tiểu vùng có một chế độ khí hậu khắc nghiệt, mùa hạ nóng, mùa đông có sương muối. Gió tây khô nóng xuất hiện sớm vào mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt đến giá trị cực đoan 42 oC, biên độ nhiệt ngày đêm cao nhất giữa mùa hạ là 8 - 10 oC, lượng mưa trung bình năm 1.000 - 2.500 mm, phân bố không đều trên toàn tiểu vùng, tập trung chủ yếu ở các tháng mùa mưa [6]. Tiểu vùng có lớp phủ thổ nhưỡng phân hóa đa dạng với nhiều nhóm đất khác nhau, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm 73% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tiểu vùng, ngoài ra còn có các nhóm đất khác: đất đỏ vàng, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng dốc tụ (D), đất xói mòn trơ sỏi đá (E). Thảm thực vật phổ biến của tiểu vùng là hệ thống rừng trồng: keo, tre, nứa, cây công nghiệp hàng năm như: lạc, vừng, mía,... và cây ăn quả: cam, quýt, bưởi, mít,... trồng xen lẫn trong các khu dân cư. Bên cạnh đó, lúa cũng được gieo trồng ở một phần diện tích trong thung lũng. Tiểu vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thuận lợi để phát triển nông - lâm với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía. Đây chính là khu vực trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm và cây ăn quả lớn nhất của toàn vùng. Vùng đất trống đồi trọc còn nhiều là tiềm năng lớn có thể khai thác mở rộng diện tích nông - lâm nghiệp. * Tiểu vùng đồng bằng Thanh Hóa Tiểu vùng có diện tích khoảng 38.024,5 ha, độ cao từ 0 - 15 m. Đặc trưng của tiểu vùng này là được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải dài trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở bên phía Đông Nam. Tiểu vùng là kết quả của quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Mã, Phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh 157 sông Chu và một phần nhỏ của biển. Rìa phía Bắc và Tây Bắc được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã và sông Chu, cao trung bình 2 - 15 m, phía Đông Nam thấp hơn độ cao chỉ còn từ 1 - 2 m và dọc theo bờ biển là những dải cồn cát cao 3 - 6 m được hình thành do hoạt động của sóng biển ở phía Nam Tĩnh Gia. Trong vùng đồng bằng này còn nhiều núi sót trung bình 200 - 300 m được cấu tạo từ nhiều loại đá khác nhau: đá phun trào, đá vôi, cát kết và đá phiến. Bờ biển của đồng bằng Thanh Hóa là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Địa hình ven biển có nhiều bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Do ảnh hưởng của địa hình nằm giáp biển, dưới tác dụng của gió biển - gió lục địa nên khí hậu của tiểu vùng này có mùa đông không lạnh lắm, ít xảy ra sương muối và mua hè nóng vừa phải. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 - 24 oC, tổng nhiệt toàn năm của vùng khoảng 8.500 - 8.600 oC, biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ vùng này không lớn lắm (7 - 6 oC). Mùa mưa cũng là mùa bão (tháng VIII - XI), lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.000 mm. Mưa có xu hướng tăng dần từ phía Bắc vào Nam. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 và ít nhất vào tháng 2,3. Mưa phùn vào các tháng cuối mùa lạnh. Có hai thời kì khô ngắn và không ổn định vào đầu hè tháng 5, 6 và các tháng 10, 11. Tuy nhiên, đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, tốc độ gió trung bình lên đến 2 - 3 m/s, rất ít khi lặng gió, đặc biệt khi có bão tốc độ gió đạt 40 m/s, thường xuyên xảy ra lụt bão. Hệ thống sông suối, ao hồ của tiểu vùng này có mật độ khá dày đặc. Đây là khu vực hạ nguồn của hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Lạch Bạng đổ ra biển bởi hệ thống các cửa sông như cửa Lạch Trường, cửa Hới, cửa Lạch Ghép. Tiểu vùng còn có một hệ thống các sông và kênh mương nhân tạo được xây dựng từ thời phong kiến [6]. Lớp phủ thổ nhưỡng của tiểu vùng này chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp bởi hệ thống các sông Mã, sông Chu. Bên cạnh đó là các nhóm đất khác: đất cát, đất mặn tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển. Thảm thực vật ở chủ yếu là lúa nước và cây công nghiệp hàng năm: ngô, khoai lang, sắn. Ngoài ra, do có mùa đông lạnh 3 tháng nên tiểu vùng có các cây trồng vụ đông: bắp cải, carot. Dải ven biển của tiểu vùng tương đối phẳng nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm, có năng suất sinh học cao. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa là nơi nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó ven bờ có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Đây là khu vực phát triển nông nghiệp chính của tỉnh Thanh Hóa và của vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Lúa và cây công nghiệp hàng năm là cây trồng chính của tiểu vùng này. Tiểu vùng này có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển du lịch. Hơn nữa, đây còn là nơi tập trung dân cư đông đúc, các đô thị, khu công nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, sự mở rộng quy mô thành phố, thị xã và xây dựng các khu công nghiệp đã tác động sâu sắc tới tiểu vùng. Do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nên tiểu vùng cũng gặp nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống. * Tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh Tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh có chiều ngang hẹp và kéo dài dọc theo ven biển từ Quỳnh Lưu đến Kì Anh được hình do hoạt động bồi đắp của biển là chính, sông tham gia thành tạo đồng bằng dọc theo hai bên bờ sông và vùng cửa sông. Tiểu vùng có diện tích 50.416 ha, lớn hơn nhiều so với đồng bằng Thanh Hóa, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông, có độ cao từ 0 - 6 m [6]. Đặc trưng của tiểu vùng này là bị chia cắt ngang mạnh mẽ bởi các dãy núi đâm ngang ra biển, tạo thành những ngăn nhỏ làm cho 2 đến 3 đồng bằng hợp lại thành một vùng tự nhiên có cùng nguồn gốc phát sinh, phát triển. Ngoài ra, một đặc điểm khác của khu vực này nữa là bờ biển thấp, bằng phẳng, bị cắt xẻ bởi rất nhiều các cửa sông, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn. Hơn nữa, các dải cồn cát chạy dọc ven biển. Các bãi tắm nổi tiếng ở khu vực này như Cửa Lò, Xuân Thành, Thiên Cầm thuận lợi để phát triển du lịch. Địa hình ven biển khá nông nên những lúc triều kiệt Hoàng Thị Cường 158 gây khó khăn cho tàu thuyền cập bến và nhiều đoạn bờ biển bị xói lở mạnh, việc xây dựng đê, kè gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Đặc điểm tự nhiên của tiểu vùng này không thể hiện sự phân hóa theo đai cao và quy luật địa ô, mà thể hiệu sự phân hóa theo quy luật kiến tạo - địa mạo. Khí hậu của tiểu vùng có hai mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Phơn Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 - 24 oC, tổng nhiệt trong năm không vượt quá 8.500 oC, biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ vùng này không lớn lắm (7,7 oC). Gió Phơn Tây Nam là một đặc trưng điển hình ở khu vực này, gió hoạt động mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến mọi hoạt động của người dân, nhiệt độ khoảng thời gian này có thể lên tới 40 oC, độ ẩm rất thấp, lượng bốc hơi lớn. Đây là vùng hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của các các cơn bão, bão thường xuất hiện sớm nhất vào tháng VI, bão có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất [6]. Mạng lưới thủy văn của tiểu vùng này có mật độ sông, suối, ao hồ khá dày đặc, sông ngắn, độ dốc lớn, hiện tượng đổi dòng diễn ra phổ biến, trong mùa mưa bão, nước sông dâng lên rất nhanhthường xuyên gây ra lũ quét, xói mòn đất, ngập lụt, thiệt hại rất lớn cho người dân đặc biệt là vùng ven biển.Vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy nhỏ nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ. Đây là khu vực chịu sự tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội nên đất đai rất phong phú về chủng loại nhưng lại rất phức tạp về tính chất. Nhóm đất phù sa được bồi tụ hàng năm dọc theo các bãi ven sông như sông Cả, sông Ngàn Phố, sông Nghèn thì có diện tích rất nhỏ, còn nhóm đất phù sa không được bồi tụ thì rất nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn có nhóm đất mặn, đất cát ở ven biển. Tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh có thảm thực vật chủ yếu là lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương. Ở các dải cồn cát ven biển chủ yếu là rừng phi lao, cây bụi và cỏ các loại. Tiểu vùng này còn có các mỏ khoáng sản có ý nghĩa quan trọng như mỏ sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh, mỏ titan ở Kì Anh, cát thủy tinh, đá xây dựng để sản xuất vật liệu xây dựng nằm rải rác dọc ven biển và đây cùng là khu vực tập trung dân cư, phát triển nông nghiệp chính của hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh. Ngoài ra còn phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. 2.3. Định hướng phát triển các vùng phù hợp với nhóm ngành kinh tế Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ tĩnh, định hướng tổ chức lãnh thổ sản xuất cho vùng Thanh Nghệ Tĩnh (Hình 2), bao gồm: - Tiểu vùng núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An ưu tiên phát triển ngành lâm nghiệp, khai thác lâm sản. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. - Tiểu vùng núi Bắc của Bắc Trường Sơn phù hợp phát triển ngành khai thác lâm sản kết hợp với bảo vệ tốt rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vườn Quốc gia. Phát triển chăn nuôi trâu bò thịt. Khai thác tối đa đất trống đồi núi trọc để trồng rừng sản xuất. Thúc đẩy các hoạt động kinh tế trang trại nông lâm kết hợp. - Tiểu vùng đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An có tiềm năng phát triển ngành khai thác mỏ, khoáng sản. Đẩy mạnh phát triển các vùng cây công nghiệp dài và và cây ăn quả. Phát triển chăn nuôi gia súc. Bảo vệ rừng đặc dùng Pù Huống, kết hợp khoanh nuôi tái sinh, phát triển trồng rừng nguyên liệu. - Tiểu vùng đồng bằng Thanh Hóa thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp: Các cây công nghiệp ngắn ngày lạc, vừng đang là thế mạnh của tiểu vùng. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phát triển khai thác mỏ, khoáng sản. Bố trí, phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, các sản phẩm cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản. Đẩy mạnh phát triển du lịch và các dịch vụ khác. Phân vùng địa lí tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh 159 - Tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh chú trọng phát triển ngành nông nghiệp: thâm canh lúa nước, trồng hoa màu, cây lương thực ở các bãi bồi ven sông và chăn nuôi lợn, gà. Phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan các điểm di tích lịch sử, nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác mỏ, khoáng sản. 3. Kết luận Vùng Thanh Nghệ Tĩnh được chia thành 5 tiểu vùng dựa trên 5 nguyên tắc và 4 phương pháp, bao gồm: hai tiểu vùng núi thấp trung bình, 1 tiểu vùng đồi và 2 tiểu vùng đồng bằng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm riêng phù hợp cho phát triển các ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tiểu vùng núi Tây Thanh Hóa - Nghệ An và núi phía Bắc của Bắc Trường ưu tiên phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch sinh thái; tiểu vùng đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An ưu tiên phát triển ngành khai thác khoáng sản và cây công nghiệp ngắn ngày; tiểu vùng đồng bằng Thanh Hóa ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và tiểu vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh chú trọng phát triển chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp và du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.I.Prokaev, 1971. Những cơ sở và phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. [2] Vũ Tự Lập, 1976. Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. [3] Phạm Hoàng Hải và nnk, 1997. Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [4] Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu, 2001. Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (Phần khu vực). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Đinh Thị Hường, 2012. Phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch khu vực Bắc Trung Bộ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Nguyễn Đình Kỳ, 2013. Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường đất - nước vùng Thanh Nghệ Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lí tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Dự án điều tra cơ bản cấp nhà nước, Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. ABSTRACT The natural geographical zoning in thanh nghe tinh region Hoang Thi Cuong National Academy of Public Administration Based on theoretical basis of natural geographical zoning and segmentation of the characteristics of natural conditions, Thanh Nghe Tinh has been divided into 5 sub-regions (Thanh Hoa - Nghe An western mountain, Truong Son northern mountain; Thanh Hoa - Nghe An low hill; Thanh Hoa plain; Nghe Tinh plain). The results of the natural geographical zoning in Thanh Nghe Tinh is important factual basis for assessing synthetic natural conditions to mobilize appropriate resources to serve sustainable development in Thanh Nghe Tinh region, which will be oriented towards research for a territorial planning how reasonable and effective in localities. Keywords: Thanh Nghe Tinh region, zoning, geographical landscape.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4573_19_cuong_2377_2128458.pdf
Tài liệu liên quan