Tài liệu Phản ứng PCR phát hiện vi khuẩn lao trên một số đối tượng khác nhau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
PHẢN ỨNG PCR PHÁT HIỆN VI KHUẨN LAO
TRÊN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU
Mai Nguyệt Thu Hồng*, Cao Minh Nga**, Huỳnh Thanh Bình***
TÓM TẮT
Nhằm ứng dụng kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen (PCR) để phát hiện vi khuẩn lao trên một số đối
tượng khác nhau, chúng tôi đã khảo sát 83 mẫu đàm được thu thập tại một số cơ sở y tế ở TP. HCM từ
tháng 01/2001 đến tháng 10/2003. Nhóm chứng là 32 mẫu đàm thu được từ người đến tiêm phòng bệnh
lao tại Viện Pasteur TP. HCM.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% (21/21) bệnh nhân lao cho kết quả PCR dương tính, trong khi chỉ có
90,47% (19/21) mẫu cho kết quả nuôi cấy dương tính. Ở nhóm nghi ngờ mắc bệnh lao 19,39% (8/46) mẫu
bệnh phẩm có kết quả PCR dương tính, nhóm có tiếp xúc bệnh lao thì 15,35% (4/26) mẫu cho kết quả
PCR dương tính và ở nhóm chứng là 6,25% (2/...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản ứng PCR phát hiện vi khuẩn lao trên một số đối tượng khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
PHẢN ỨNG PCR PHÁT HIỆN VI KHUẨN LAO
TRÊN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU
Mai Nguyệt Thu Hồng*, Cao Minh Nga**, Huỳnh Thanh Bình***
TÓM TẮT
Nhằm ứng dụng kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen (PCR) để phát hiện vi khuẩn lao trên một số đối
tượng khác nhau, chúng tôi đã khảo sát 83 mẫu đàm được thu thập tại một số cơ sở y tế ở TP. HCM từ
tháng 01/2001 đến tháng 10/2003. Nhóm chứng là 32 mẫu đàm thu được từ người đến tiêm phòng bệnh
lao tại Viện Pasteur TP. HCM.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% (21/21) bệnh nhân lao cho kết quả PCR dương tính, trong khi chỉ có
90,47% (19/21) mẫu cho kết quả nuôi cấy dương tính. Ở nhóm nghi ngờ mắc bệnh lao 19,39% (8/46) mẫu
bệnh phẩm có kết quả PCR dương tính, nhóm có tiếp xúc bệnh lao thì 15,35% (4/26) mẫu cho kết quả
PCR dương tính và ở nhóm chứng là 6,25% (2/32). Ở tất cả các nhóm này, kết quả nuôi cấy đều âm tính.
Kết quả trên cho thấy thử nghiệm PCR nhạy hơn phương pháp nuôi cấy để phát hiện vi khuẩn lao
trong mẫu bệnh phẩm.
SUMMARY
DETECTION OF MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS ON DIFFERENT SUBJECTS
BY PCR
Mai Nguyet Thu Hong, Cao Minh Nga, Huynh Thanh Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 68 – 72
The PCR test has been developed for detection of M. tuberculosis on different subjects. In order to
apply this technique, we studied 93 sputum‘sample of the patients and tuberculosis contact group in the
Health Centers in Ho Chi Minh city from 1/2001 to 10/2003. The control group is the BCG vaccination
group in Pasteur Institute in HCM city.
The result showed that 100% (21/21) tuberculosis patients had the positive PCR test but only 90.47%
(19/21) positive samples for the culture medium.
We also detected 17.39% (8/46) positive samples in high risk group, 15.35% (4/26) in tuberculosis
contact group in applying the PCR test for detection the M. tuberculosis. And the ratio of positive samples
of control group is 6.25% (2/32). In all these groups, the culture medium gave the negative result.
This result demonstrated that the PCR test is more sensitive than the culture technique for detection
of Mycobacterium tuberculosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm có
tỉ lệ mắc và tử vong đứng hàng đầu trên thế giới.
Hơn 1/3 dân số thế giới nhiễm lao với 8,4 triệu ca
mắc mới và 1,9 triệu ca tử vong hàng năm. 95% ca
mắc và 98% ca tử vong đều xảy ra ở các nước chậm
phát triển.
Sự bùng phát bệnh lao ngày càng gia tăng cùng
với sự xuất hiện đại dịch HIV. Các thống kê cho thấy
1/3 số bệnh nhân AIDS tử vong đều là những ca đồng
nhiễm bệnh lao.
* Viện Pasteur TP. HCM
** Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại Học Y Dược TP. HCM
*** Bộ môn Miễn dịch-Sinh lý bệnh – Khoa Y – Đại Học Y Dược TP. HCM
Chuyên đề Y Học cơ sở 68
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Là bệnh có khả năng lây lan cao, nhưng việc phát
hiện và điều trị bệnh lại đòi hỏi thời gian dài. Phương
pháp chẩn đoán chính xác được áp dụng là nuôi cấy
vi khuẩn cần phải sau 2 tháng mới có thể xác định
bệnh. Phương pháp nhuộm soi vi khuẩn có thể phát
hiện bệnh rất sớm, nhưng chỉ chẩn đoán được các
trường hợp bệnh phẩm có chứa nhiều vi khuẩn và dễ
bỏ sót các ca bệnh.
Vì vậy, nhiều phương pháp chẩn đoán nhanh vi
khuẩn lao được ứng dụng như nuôi cấy bệnh phẩm
trên môi trường lỏng, xác định vi khuẩn bằng phương
pháp phát hiện đoạn gen đặc hiệu, nhưng chưa
phải là tiêu chuẩn vàng để xác định các trường hợp
dương tính. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu thực
nghiệm để làm cơ sở xác định độ nhạy, độ đặc hiệu
và các giá trị tiên đoán của các phương pháp này ở
các đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Để góp phần vào các nghiên cứu thực nghiệm
này, đề tài sẽ khảo sát tỉ lệ phát hiện vi khuẩn lao
bằng phương pháp phát hiện đoạn gen đặc hiệu
IS6110 trên mẫu bệnh phẩm đàm ở các đối tượng
khác nhau. Từ đó so sánh tỉ lệ phát hiện vi khuẩn
bằng phương pháp nuôi cấy cổ điển (được đánh giá là
tiêu chuẩn vàng) và chẩn đoán hình ảnh X Quang
phim phổi.
Khảo sát sẽ xác định được độ đặc hiệu, độ nhạy
cảm và giá trị tiên đoán của thử nghiệm phát hiện
chuỗi gen trên các đối tượng nghiên cứu và góp thêm
cơ sở dữ liệu cho các nhà lâm sàng ứng dụng phương
pháp chẩn đoán này.
MỤC TIÊU
Đề tài "Phản ứng khuếch đại chuỗi gen (PCR) để
phát hiện vi khuẩn lao trên một số đối tượng khác
nhau” nhằm các mục đích sau đây:
-Xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn M.
tuberculosis trong mẫu đàm bằng phương pháp PCR,
phương pháp nuôi cấy và chẩn đoán hình ảnh ở bệnh
nhân lao, nhóm nghi ngờ mắc bệnh lao, người tiếp
xúc bệnh nhân lao và người lành (không có phản ứng
lao tố và được tiêm phòng bệnh lao).
-Xác định độ tin cậy, độ đặc hiện và các giá trị
tiên đoán của phương pháp PCR ở bệnh nhân lao,
nhóm nghi ngờ mắc bệnh lao, người tiếp xúc bệnh
nhân lao và người lành (không có phản ứng lao tố và
được tiêm phòng bệnh lao).
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Gồm 125 cá thể thuộc các nhóm đối tượng sau:
-Bệnh nhân lao được xác định tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch (n=21)
-Nhóm nghi ngờ mắc bệnh lao: có biểu hiện lâm
sàng sốt, ho dai dẳng, có tiền sử tiếp xúc với bệnh
nhân lao, phản ứng lao tố trên 15mm (n=46).
-Nhóm tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao
(n=26).
-Nhóm chứng: có phản ứng lao tố âm tính và
được tiêm phòng vắcxin phòng bệnh lao (n=32).
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi
tiến hành lấy mẫu đàm vào lúc sáng sớm. Bệnh nhân
được kích thích ho và khạc đàm để xét nghiêm.
Mẫu đàm được chứa trong lọ vô trùng và được
chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 4 giờ. Mẫu
đàm được bảo quản ở –20oC trước khi tiến hành thí
nghiệm.
Xử lý bệnh phẩm(1,6)
- Tách chất nhày, huyết tương trong bệnh phẩm
đàm bằng proteinase K.
- Ủ cách thủy 600C qua đêm.
Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh nhân được nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng
của bệnh lao nếu có các triệu chứng sau (tiêu chuẩn
chẩn đoán lâm sàng của chương trình chống lao quốc
gia):
-Sốt trên 38oC và kéo dài trên 3 tuần
-Ho dai dẳng trên 2 tháng
-Phản ứng lao tố trên 15mm
-Tốc độ lắng máu sau 2 giờ trên 100mm
Vi Sinh 69
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Hình ảnh X Quang
Phim phổi có tổn thương dạng lao phổi đang tiến
triển (kết luận của khoa X Quang tại bệnh viện Lao và
bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch)
Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn
Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường Lowenstein
Jensen (theo phương pháp chẩn đoán của chương
trình chống lao quốc gia)
Phương pháp PCR(1, 6) đoạn gen đặc hiệu
IS6110
- Ly trích DNA của tế bào M. tuberculosis bằng
phương pháp Boom.
- Thử nghiệm PCR được thực hiện với PCR mix
có các đoạn mồi (primers) là Pt18 và INS2 đặc hiệu
cho M. tuberculosis. Sử dụng các sinh phẩm của
hãng AB gene, tự pha chế PCR mix tại Phòng Y Sinh
học Đại học Y Dược TP. HCM.
- Phản ứng PCR được thực hiện trên máy luân
nhiệt (thermal cycler) của hãng Bio-Rad, theo
chương trình đã cài đặt gồm các bước sau:
Chu kỳ 1: (x1)
Bước 1: 400C; x: 10 phút
Chu kỳ 2: (x40)
Bước 1: 940C; x: 1 phút 30 giây
Bước 2: 650C; x: 2 phút
Bước 3: 720C; x: 3 phút
Chu kỳ 3: (x1)
Bước 1: 720C; x: 60 phút
Đọc kết quả
Bằng cách xác định sản phẩm PCR qua điện di
trên thạch agarose 1,5% có ethidium bromide.
Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
KẾT QUẢ
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Trong 125 bệnh nhân nghiên cứu có 54 nam
(43,2%) và 71 nữ (56,8%). Thuộc lứa tuổi từ 5 đến 74
(bảng 1).
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=125)
Đặc tính mẫu Số ca Tỉ lệ (%)
Nam 54 43,2
Giới
Nữ 71 56,8
5 – 10 16 12,8
11 – 20 16 12,8
21 – 30 22 17,6
31 – 40 20 16,0
41 – 5 0 23 18,4
51 – 60 14 11,2
61 – 70 8 6,4
Tuổi
71 – 80 6 4,8
Chẩn đoán lâm sàng
Bảng 2. Chẩn đoán lâm sàng có triệu chứng lao phổi
đang tiến triển.
Nhóm đối tượng
Số ca khảo
sát
Số ca chẩn đoán lâm
sàng dương tính
Tỉ lệ
(%)
Bệnh nhân lao 21 21 100
Nghi ngờ mắc
bệnh lao
46 46 100
Tiếp xúc bệnh
nhân lao
26 0 0
Nhóm chứng 32 0 0
Tổng cộng 125
Chẩn đoán X quang phổi có hình ảnh
lao phổi đang tiến triển
Bảng 3. Chẩn đoán X quang có hình ảnh lao phổi
đang tiến triển.
Nhóm đối tượng
Số ca
khảo sát
Số ca chẩn đoán X
quang dương tính
Tỉ lệ
(%)
Bệnh nhân lao 21 21 100
Nghi ngờ mắc bệnh lao 46 0 0
Tiếp xúc Bệnh nhân lao 26 0 0
Nhóm chứng 32 0 0
Tổng cộng 125
Chuyên đề Y Học cơ sở 70
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Chẩn đoán nuôi cấy vi khuẩn lao trên
môi trường Lowenstein Jensen
Bảng 4. Chẩn đoán nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi
trường Lowenstein Jensen
Nhóm đối tượng
Số ca
khảo sát
Số ca nuôi cấy vi
khuẩn dương tính
Tỉ lệ
(%)
Bệnh nhân lao 21 19 90,47
Nghi ngờ mắc bệnh lao 46 0 0
Tiếp xúc bệnh nhân lao 26 0 0
Nhóm chứng 32 0 0
Tổng cộng 125
Chẩn đoán phát hiện đoạn gen IS6110
Bảng 5. Chẩn đoán phát hiện đoạn gen IS6110
Nhóm đối tượng Số ca khảo
sát
Số ca phát hiện đoạn
gen IS6110
Tỉ lệ (%)
Bệnh nhân lao 21 21 100
Nghi ngờ mắc
bệnh lao
46 8 17,39
Tiếp xúc bệnh
nhân lao
26 4 15,35
Nhóm chứng 32 2 6,25
Tổng cộng 126
Phân tích kết quả phát hiện chuỗi gen
Bảng 6. Chẩn đoán phát hiện đoạn gen IS6110
Nhóm bệnh
lao
Nhóm không
mắc lao
Tổng số
PCR dương tính 21 14 35
PCR âm tính 0 90 90
Tổng số 21 104 135
Từ kết quả trên, cho thấy:
-Độ nhạy của phản ứng phát hiện chuỗi gen là
100%
-Độ đặc hiệu của phản ứng phát hiện chuỗi gen
là 86,35%
-Giá trị tiên đoán dương của phản ứng phát hiện
chuỗi gen là 60%
-Giá trị tiên đoán âm của phản ứng phát hiện
chuỗi gen 100%
BÀN LUẬN
Ứng dụng các kỹ thuật mới để phát hiện nhanh
vi khuẩn lao rất cần thiết trong chiến lược phòng
ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn lao và điều trị kịp thời
bệnh lao. Thực vậy, do khả năng lây lan nhanh qua
đường hô hấp, khả năng ký sinh nội tế bào của vi
khuẩn và tính đề kháng đa kháng sinh nên điều trị
bệnh lao đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng vẫn có tỉ
lệ thất bại trong điều trị.
Vì vậy, việc tìm các phương pháp chẩn đoán
nhanh bệnh lao rất có giá trị góp phần giảm tỉ lệ mắc
và tử vong do bệnh lao, nhất là trong tình hình đại
dịch HIV hiện nay.
Kết quả khảo sát vi khuẩn lao trong 125 mẫu
đàm bằng phản ứng khuếch đại chuỗi gencho thấy:
-Độ nhạy của phản ứng: 100%
-Độ đặc hiệu: 86,35%
-Giá trị tiên đoán dương: 60%
-Giá trị tiên đoán âm: 100%
Căn cứ kết quả trên cho thấy 21/21 (100%)
trường hợp bệnh lao đều được phát hiện bằng phản
ứng PCR.
Tuy nhiên, độ đặc hiệu của phản ứng chưa cao.
Đối với các trường hợp không bị bệnh lao, có 14/125
trường hợp cho kết quả dương tính giả. Điều này
giống với kết quả nghiên cứu của một số tác giả
khác(1, 5, 6) và có thể giải thích như sau:
-8 trường hợp có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ
bệnh lao, nhưng không phát hiện trên hình ảnh X
Quang, 4 trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân lao và
2 trường hợp thuộc nhóm chứng. Chúng tôi nhận
thấy ngoài 2 đối tượng thuộc nhóm chứng, các
trường hợp còn lại đều thuộc nhóm nguy cơ cao và
rất dễ có khả năng phát bệnh. Vì vậy, PCR dương tính
với vi khuẩn lao là một dấu hiệu để giúp nhà lâm sàng
và dịch tễ quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng này
khi đề nghị các chiến lược điều trị và phòng chống
bệnh.
-2 trường hợp dương tính thuộc nhóm chứng có
thể do bệnh nhân có tiếp xúc với người bệnh nhưng
Vi Sinh 71
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
hoàn toàn không biết.
-Cỡ mẫu nghiên cứu chưa đại diện và chưa đủ để
cho kết quả chính xác. Số lượng mẫu ở từng nhóm
đối tượng chưa phù hợp. Vì vậy, cần thực hiện thêm
một nghiên cứu tiếp theo dựa trên cơ sở của nghiên
cứu ban đầu này, để có được các số liệu đầy đủ và
chính xác nhất
Giá trị tiên đoán âm 100%, nên tất cả trường hợp
PCR âm tính đều cho kết quả khẳng định là không
nhiễm vi khuẩn lao
Giá trị tiên đoán dương chỉ có 60%, nên phản
ứng PCR dương tính chưa thể chắc chắn là bệnh
nhân bị lao. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu này
cũng khẳng định được bệnh nhân thuộc nhóm nguy
cơ cao, cần phải theo dõi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu “PCR phát hiện vi khuẩn lao trên
một số đối tượng khác nhau”, chúng tôi có những kết
luận sau đây:
-Độ nhạy của phản ứng: 100%
-Độ đặc hiệu: 86,35%
-Giá trị tiên đoán dương: 60%
-Giá trị tiên đoán âm: 100%
Tuy độ đặc hiệu chưa cao, nhưng nhóm có phản
ứng PCR dương tính cũng thuộc nhóm có nguy cơ
cao, cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Từ công trình nghiên cứu này, chúng tôi có một
số đề xuất như sau:
-Trên cơ sở nghiên cứu thăm dò này, nên tiến
hành với cỡ mẫu đầy đủ hơn để thu được kết quả
chính xác nhất.
-Quan tâm đặc biệt đến đối tượng có phản ứng
PCR dương tính vì là nhóm có nguy cơ cao, dễ phát
bệnh.
-Phổ biến kỹ thuật chẩn đoán đến các phòng thí
nghiệm vi sinh để giúp nhà lâm sàng có định hướng
sớm trong chẩn đoán và điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Thierry D, Chureau C, Aznar C, Luc Guesdon J (1992).
The detection of M. tuberculosis in uncultured clinical
specimens using the polymerase chain reaction and a
non-radioactive DNA probe.
2 Kaplan JE. et al (1998). Opportunistic Infections in
Immunodeficient Populations. Emerging Infectious
Disease 4 (3): 421-422. Centers for Disease Control.
3 Kolk A.H.J., Kox L.F.F., Van Leeuwen J. and Kuijper
(1996). PCR assay for Mycobacterium tuberculosis
complex and other Mycobacteria. Department of
Biomedical Research, Royal Tropical Institute.
Amsterdam. The Netherlands.
4 Memish ZA, Mah MW, Mahmooh SA et al (2000).
Clinico – diagnostic experience with tuberculosis
lymphadenitis in Saudi Arabia. Clin Microbiol Infect
2000 Mar; 63: 137-41.
5 Vivan J., Alden MJ., Curry JI., Keichii K., Knott CA,
Roger L., Wolfe JM., Moore DF. (1993). Detection and
identification of M. tuberculosis directly from sputum
sediments by amplification of rRNA
6 Nguyễn Ngọc Lan (2001). Nghiên cứu áp dụng kỹ
thuật phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain
reaction) trong chẩn đoán lao. Luận án Tiến sĩ Y học.
TP. Hồ Chí Minh.
Chuyên đề Y Học cơ sở 72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_ung_pcr_phat_hien_vi_khuan_lao_tren_mot_so_doi_tuong_kh.pdf