Phản ứng miễn dịch của tế bào TREG và TH17 ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBEAG dương: Mô tả hàng loạt ca

Tài liệu Phản ứng miễn dịch của tế bào TREG và TH17 ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBEAG dương: Mô tả hàng loạt ca: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 130 PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO TREG VÀ TH17 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HBV MẠN HBEAG DƯƠNG:MÔ TẢ HÀNG LOẠT CA Lê Thị Thúy Hằng*, Phan Vĩnh Thọ**, Lương Bắc An***, Nguyễn Thị Tuyết****, Đường Thị Hồng Diệp***, Đỗ Thị Thanh Thủy***, Phạm Thị Lệ Hoa* TÓM TẮT Mở đầu: Hậu quả từng thời điểm và kết cục của nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) mạn là kết quả tương tác giữa hoạt tính siêu vi và phản ứng miễn dịch của cơ thể. Hiện nay, các nghiên cứu miễn dịch tế bào đã cho thấy hai phản ứng ngược chiều nhau cùng hiện diện trong quá trình này. Phản ứng ức chế của tế bào Treg được xem là bảo vệ ký chủ với tổn thương quá mức và gây dung nạp HBV. Phản ứng kích hoạt miễn dịch của tế bào Th17 được xem có vai trò thải trừ siêu vi và chấm dứt nhiễm trùng nhưng có thể gây nguy hiểm khi phản ứng quá đà. Trong quá trình nhiễm HBV, các phản ứng miễn dịch này diễn ra như thế nào chưa được tìm hiểu nhiều. Nghi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản ứng miễn dịch của tế bào TREG và TH17 ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBEAG dương: Mô tả hàng loạt ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 130 PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO TREG VÀ TH17 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HBV MẠN HBEAG DƯƠNG:MÔ TẢ HÀNG LOẠT CA Lê Thị Thúy Hằng*, Phan Vĩnh Thọ**, Lương Bắc An***, Nguyễn Thị Tuyết****, Đường Thị Hồng Diệp***, Đỗ Thị Thanh Thủy***, Phạm Thị Lệ Hoa* TÓM TẮT Mở đầu: Hậu quả từng thời điểm và kết cục của nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) mạn là kết quả tương tác giữa hoạt tính siêu vi và phản ứng miễn dịch của cơ thể. Hiện nay, các nghiên cứu miễn dịch tế bào đã cho thấy hai phản ứng ngược chiều nhau cùng hiện diện trong quá trình này. Phản ứng ức chế của tế bào Treg được xem là bảo vệ ký chủ với tổn thương quá mức và gây dung nạp HBV. Phản ứng kích hoạt miễn dịch của tế bào Th17 được xem có vai trò thải trừ siêu vi và chấm dứt nhiễm trùng nhưng có thể gây nguy hiểm khi phản ứng quá đà. Trong quá trình nhiễm HBV, các phản ứng miễn dịch này diễn ra như thế nào chưa được tìm hiểu nhiều. Nghiên cứu này nhằm mô tả phản ứng của quần thể tế bào Treg và Th17 ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn có HBeAg dương với các tình trạng tổn thương gan khác nhau. Thiết kế: mô tả hàng loạt ca thực hiện trên 57 bệnh nhân nhiễm HBV mạn khám ngoại trú tại phòng viêm gan BV ĐHYD và điều trị nội trú tại BV Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, thuộc ba nhóm ALT (2-5ULN và >10ULN). Phản ứng tế bào Treg và Th17 được đo bằng kĩ thuật Flowcytometry trên máy FACS, tính bằng đơn vị tỷ lệ % trong quẩn thể CD4+ tại Trung tâm Y Sinh học Phân Tử ĐHYD TP. HCM. Kết quả: Tỉ lệ tế bào Treg và Th17 ở 3 nhóm ALT theo tuần tự là 1,12% và 1,13%, 0,65% và 1,08%, 3,52% và 2,71%. Tỉ lệ Treg/Th17 ở các nhóm tương ứng là 1, 0,95 và 1,75. Nhóm ALT >10ULN có phản ứng tế bào Treg và Th17 cao hơn nhóm ALT không tăng hay tăng ít; đồng thời phản ứng Treg cũng được ghi nhận tăng nhiều hơn so với phản ứng Th17. Nhóm có ALT tăng mạnh luôn kèm theo phản ứng Treg mạnh. ½ số trường hợp có ALT không tăng cũng có phản ứng Treg mạnh. Vai trò gây dung nạp của Treg với HBV cần được tiếp tục khảo sát. Kết luận: Phản ứng của quần thể Th17 và Treg cao hơn rõ ở nhóm ALT>10 ULN. Phản ứng tế bào Treg và Th17 thấp (<2%) ở cả hai nhóm tăng ALT ít và ALT bình thường. Nhóm ALT với Treg phản ứng mạnh cần được quan sát tiếp. Từ khóa: Treg, Th17, miễn dịch ABSTRACT TREG AND TH17 RESPONSE IN HBEAG POSITIVE CHRONIC HBV INFECTED PATIENTS Le Thi Thuy Hang, Phan Vinh Tho, Luong Bac An, Nguyen Thi Tuyet, Duong Thi Hong Diep, Do Thi Thanh Thuy, Pham Thi Le Hoa * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 130-135 Background: Outcomes of hepatitis B virus (HBV) infection were results of the interaction between HBV and the immune response. There are two kinds of cellular immune that have been reported that involve in this process: Treg cells that are commonly linked to suppressing role, prevent the liver from over damaged; and cause BM Nhiễm ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM Trung Tâm Y Sinh học Phân Tử ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Khoa Sinh học Phân Tử ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tác giả liên lạc: Ths Bs Lê Thị Thúy Hằng ĐT: 0983337756 Email: thuyhangy99a@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 131 viral tolerance; Th17 cells that are linked to stimulating role and clearance of the virus. These immune responses among HBV infected patients with different levels of ALT were first described and analysed to improve our recognization on the immunologic response in this kind of chronic infection. Methods: This case series study was done on 57 patients with chronic HBV,37 cases from the liver clinic of UMC (University Medicine Center of UMP at HCM) and 20 inpatient cases at the Hospital for Tropical Diseases of HCM. This population included 3 different groups of ALT (persistently normal, PNALT, >2 to 5 ULN and >10 ALT). Treg and Th17 proportion were measured using Flow Cytometry at Ho Chi Minh City Center for Molecular Bio-Medicine. Results: The proprotion of Treg and Th17 cells among CD4+ counts in patients 3 groups of ALT (PNALT, >2 to 5 ULN and >10 ULN) were 1.12% and 1.13%; 0.65% and 1.08%; and 3.52% and 2.71% respectively. The ratio of Treg / Th17 were 1, 0.95 and 1.75. The extreme ALT group (>10ULN) had both of highest Treg and Th17 as compared to other groups with predominately higher on Treg than Th17. All of patients in the group with extremed ALT had also higher Treg response. Otherwise, half of the PNALT group had high Treg response. Conclusion: The Treg and Th17 responses were highest in the group with extreme ALT. Cases with PNALT who had high Treg responses need to be further investigate. Keyword: Treg, Th17 and immune ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù siêu vi viêm gan siêu vi B (HBV) không gây tổn thương gan trực tiếp nhưng các hậu quả bệnh lý của nhiễm HBV là do phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu với sự tồn tại của vi rút và các kháng nguyên của vi rút trong gan. Các nghiên cứu về miễn dịch tế bào cho thấy quần thể tế bào lympho TCD4 có vai trò nhận diện kháng nguyên của vi rút và trợ giúp phản ứng miễn dịch. Trong nhiễm HBV mạn, các tế bào trong quần thể TCD4 này được nhìn nhận thành 2 nhóm hoạt tính chính gồm nhóm tế bào Th17 có hoạt tính kích thích miễn dịch các và nhóm tế bào Treg có vai trò ức chế miễn dịch bởi các tế bào Treg. Hoạt động kích thích miễn dịch của Th17 dẫn đến tổn thương các tế bào mang kháng nguyên, giúp thải trừ siêu vi và dẫn đến kết cục khỏi bệnh. Tuy nhiên cá thể có phản ứng Th17 quá mức và không được kiểm soát kịp bởi các hệ thống kìm hãm miễn dịch có thể diễn biến gây suy gan cấp và tử vong. Hoạt tính ức chế miễn dịch bảo vệ cơ thể tránh tổn thương mô quá mức khi phản ứng viêm thải trừ diễn ra quá mạnh nhưng lại là nguyên nhân quan trọng gây dung nạp miễn dịch với HBV. Trong nhiễm HBV mạn, quan hệ giữa 2 nhóm hoạt tính này điều khiển quá trình diễn biến qua các giai đoạn của nhiễm HBV. Sự cân bằng cần thiết của 2 quá trình kích thích và ức chế miễn dịch này giúp cho việc thải trừ siêu vi diễn ra dần mà không gây hậu quả tổn thương mô quá mức, có thể dẫn đến khỏi bệnh. Khi có thay đổi trong cân bằng giữa 2 quá trình, cơ thể có thể diễn ra các đợt diễn biến cấp, các trạng thái hoặc bùng phát viêm gan hoặc dung nạp HBV kéo dài. Vì vậy nhiều bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh hay diễn biến nhiễm HBV ổn định lâu dài mà không cần điều trị. Việc điều trị viêm gan B mạn chỉ cần thiết cho bệnh nhân không tự kiểm soát được siêu vi (có hoạt tính sao chép, HBeAg dương, HBVDNA cao) và có bằng chứng tổn thương gan thể hiện bởi tăng ALT hay có thay đổi mô học(4,7). Thêm vào đó, ngưỡng bình thường của ALT thay đổi theo từng quốc gia từng khu vực vì vậy không phản ánh đầy đủ tổn thương gan(6). Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện kháng nguyên HBeAg cao và kéo dài gây quá tải kháng nguyên và kiệt quệ phản ứng miễn dịch(1). Tuy vậy, HBeAg dương, HBVDNA cao kéo dài gặp ở một số bệnh nhân người lớn nhất là ở người trên 40 tuổi cũng được xem là yếu tố nguy cơ của xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 132 chúng tôi nhằm khảo sát và mô tả ban đầu các phản ứng của hai tiểu quần thể TCD4 Treg và Th17 ở các bệnh nhân nhiễm HBV mạn có HBeAg dương có các mức tăng ALT khác nhau. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế Mô tả hàng loạt ca. Dân số nghiên cứu Bệnh nhân nhiễm HBV mạn khám ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh nhân viêm gan B mạn đợt bùng phát điều trị nội trú tại khoa Nhiễm A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu Khoa nhiễm A Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Phòng viêm gan Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 3/2018 đến 11/2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nhiễm HBV mạn có HBeAg dương kéo dài > 6 tháng chưa điều trị và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thuộc một trong các nhóm ALT: Nhóm ALT bình thường kéo dài > 6 tháng (PNALT). Nhóm ALT > 2 đến < 5 ULN. Nhóm ALT > 10 ULN. Tiêu chuẩn loại trừ Không có bệnh gan khác: viêm gan C, HIV, bệnh gan chuyển hóa, Bệnh có bệnh kèm theo khác: xơ gan, K gan, tiểu đường, bệnh lí khớp, Không có bất kỳ bệnh lý liên quan với rối loạn miễn dịch, Không có bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt hay phản ứng bạch cầu bất thường, Phụ nữ có thai, cơ địa dị ứng. Biến số Nhóm ALT: gồm 3 nhóm: 2-5 ULN, >10 ULN với ULN =40U/L. Tỷ lệ (%) Treg: Tỷ lệ % của Treg trong quần thể tế bào TCD4 trong máu. Tỷ lệ (%) Th17: Tỷ lệ % của tế bào Th17 trong quần thể tế bào TCD4 trong máu. Tỷ số giữa tỷ lệ Treg/Th17. Kỹ thuật ALT thực hiện trên máy sinh hóa tự động; xét nghiệm HBeAg định tính (S/CO của HBeAg >1), định lượng HBVDNA thực hiện bằng kỹ thuật in-house real time PCR trên máy Cobas, (ngưỡng phát hiện >300 cps/ml) tại bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM. Phân lập và xác định tỉ lệ % tế bào Treg và Th17 thực hiện trên máy Flowcytometry FACS tại Trung Tâm Y Sinh học Phân Tử ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Trình tự thực hiện kỹ thuật Phân lập tế bào: Thu nhận 4 ml máu toàn phần từ bệnh nhân vào ống lấy máu có EDTA, để ở 40C. Xử lý mẫu trong vòng 4 giờ bằng phương pháp ly tâm đẳng tỷ trọng với Ficoll Paque (Sigma Aldrich, USA). Tóm tắt như sau: pha loãng 4 ml máu với 4 ml PBS (-) 1X, đảo nhẹ ống máu 3 -4 lần, sau đó nhẹ nhàng chuyển toàn bộ 8ml lên bề mặt 6ml Ficoll trong một fancol sạch, tránh làm xáo trộn bề mặt. Ly tâm 400g, 150C trong 30 phút. Thu nhận lớp tế bào trắng đục nằm giữa lớp huyết tương và lớp Ficoll. Pha loãng lớp tế bào vừa mới thu nhận với PBS (-) 1X với tỷ lệ 1:1, ly tâm với tốc độ 0,5g trong 5 phút. Rửa pellet tế bào bằng 3 ml PBS (-) 1X, ly tâm với tốc độ 0,5g trong 5 phút. Tại giai đoạn này, pellet tế bào có chứa cả quần thể tế bào Th17 và Treg. Xác định tỷ lệ quần thể tế bào Th17/Treg: Tỷ lệ quần thể tế bào Th17 và Treg được xác định bằng bộ Kit Human Th17/Treg Phenotyping của BD PharMingen (San Diego, CA). Bộ Kit BD PharMingen ở dạng cocktail chứa cả ba kháng thể CD4 PerCP, FoxP3 APC và IL 17A PE. Quần thể tế bào Th17 và Treg sau khi thu nhận được ủ với PMA/ Ionomycin (50ng/ml: 1mg/ml đối với 106 tế bào) trong môi trường RPMI 1640 có bổ sung 10% FCS, ủ trong tủ nuôi với điều kiện 5% CO2 và 370C trong vòng 4 giờ đồng hồ. Sau đó, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 133 rửa tế bào với PBS (-) 1X hai lần và thu nhận pellet tế bào. Huyền phù pellet tế bào trong 200 ul PBS (-) 1X. Cố định tế bào trong paraformaldehyde 10%, vortex nhẹ, ủ trong vòng 5 - 10 phút ở nhiệt độ phòng. Rửa tế bào bằng PBS (-) 1X 2 lần. Ủ tế bào với Buffer B 1X trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, trong tối. Rửa tế bào bằng PBS (-) 1X 2 lần. Huyền phù nhẹ lớp tế bào trong 150 ul PBS (-) 1X. Bổ sung 10 ul cocktail BD PharMingen, huyền phù đều với dung dịch tế bào, ủ ở trong tối trong 45 phút. Sau đó, rửa tế bào bằng PBS (-) 1X 2 lần, ly tâm 0,5g trong 5 phút, thực hiện trong điều kiện tránh sáng. Huyền phù pellet tế bào trong 300 ul PBS (-) 1X. Phát hiện quần thể tế bào Th17 và Treg bằng máy flow cytometry FACS Calibur (BD biosciences, CA, USA), kết quả phân tích bằng phần mềm FACS Diva (BD biosciences, CA, USA). Phân tích và trình bày số liệu: kết quả được trình bày bằng bảng và biểu đồ và so sánh bằng phần mềm SPSS16.0, p<0,05. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=57) Biến số (trung vị) Nhóm ALT 10 ULN Số bệnh nhân (n) 29 8 20 Tuổi (năm) 27 33 34,5 Giới (nam/nữ) 14/15 7/1 15/5 ALT (U/L) 26 223,5 1117,5 HBeAg (S/CO) 1169,5 1043,5 539,5 HBVDNA (log cps/ml) 7,26 8,61 7,89 Dân số nghiên cứu gồm 57 bệnh nhân, 37 bệnh nhân nội trú ở khoa Nhiễm A, BV Bệnh Nhiệt đới và 20 bệnh nhân ngoại trú ở phòng khám viêm gan BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Biểu đồ 1). Trung vị của tỉ lệ Treg trong quần thể TCD4 của máu ngoại biên ở nhóm PNALT và nhóm ALT < 5 ULN (1,12 % và 0,65%) thấp hơn nhóm ALT > 10 ULN (3,52%) rõ rệt (Biểu đồ 1). Trung vị của tỉ lệ tế bào Th17 trong máu ở nhóm PNALT và nhóm ALT 10 ULN (1,13 %, 1,08% so với 2,71%) (Biểu đồ 2). Biểu đồ 1: Tỷ lệ tế bào Treg ở các nhóm ALT(n=57) Biểu đồ 2: Tỷ lệ tế bào Th17 ở các nhóm ALT(n=57) Tương tự, tỷ lệ tế bào Treg và tỷ lệ Th17 trong quần thể TCD4+ trong máu ngoại biên gần tương đương nhau ở 2 nhóm PNALT và nhóm ALT< 5 ULN. Tỷ số giữa 2 thông số này gần bằng 1. Tuy nhiên, trung vị của tỷ số của 2 thông số Treg/Th17 lên đến 1,75, cao hơn rõ so với 2 nhóm PNALT và nhóm ALT <5 ULN (1 và 0,97) (Biểu đồ 3). Biểu đồ 4 trình bày ma trận 2 chiều các giá trị của tỷ lệ Th17 và Treg với các biểu tượng thể hiện theo nhóm tăng ALT (hình tam giác cho nhóm PNALT, vòng tròn xanh cho nhóm ALT tăng<5 ULN và hình sao cho nhóm ALT >10 ULN). Phân bố này cho thấy nhóm ALT tăng <5 ULN có tỷ lệ Treg và Th17 ở mức thấp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 134 Ở nhóm ALT >10ULN hầu hết có tỷ lệ Th17 phân bố ở mức cao và hầu hết Treg cũng phân bố ở giá trị cao. Tuy vậy, nhóm PNALT dường như có 2 kiểu phản ứng: hoặc cả hai đều ở mức thấp, hoặc tỷ lệ Treg phân bố ở mức cao (từ >2% cho đến 9%) nhưng tỷ lệ Th17 phân bố ở các giá trị trung bình hay không cao. Biểu đồ 3: Tỉ lệ của Treg/Th17 ở các nhóm ALT (n=57) Biểu đồ 4: Ma trận phân bố Treg và Th17 theo các nhóm ALT (n=57) BÀN LUẬN Treg và Th17 đều là các tiểu quần thể của tế bào lympho T trợ giúp TCD4+ trong phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. Trong miễn dịch với viêm gan B, hai quần thể này có vai trò quan trọng và tác động nghịch chiều nhau trong việc điều hòa phản ứng miễn dịch. Quần thể Treg có vai trò kìm hãm các phản ứng miễn dịch quá mức nhằm hạn chế tổn thương do phản ứng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước những phản ứng tổn thương quá mức. Phản ứng ưu thế kéo dài của Treg sẽ gây dung nạp miễn dịch. Ngược lại, quần thể tế bào Th17 có tác dụng kích thích phản ứng miễn dịch thải trừ siêu vi, gây tổn thương tế bào và chấm dứt tình trạng nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu ban đầu này, chúng tôi khảo sát phản ứng của hai quần thể tế bào TCD4+ gồm Treg và Th17 ở nhóm 29 bệnh nhân có men gan bình thường (PNALT), nhóm men gan tăng < 5 ULN (8 bệnh nhân) và nhóm ALT > 10 ULN còn gọi viêm gan bùng phát (20 bệnh nhân). Kết quả (hình 1 và 2) cho thấy các phản ứng của 2 quần thể Treg và Th17 chỉ tăng nhẹ với mức độ phản ứng của 2 quẩn thể tế bào này tương đương nhau ở các nhóm không có tổn thương gan hay tổn thương gan không đáng kể (PNALT và ALT < 5 ULN, tỷ lệ tương ứng là 1,12% và 0,65%). Phản ứng kích thích miễn dịch và ức chế miễn dịch (Treg 3,52% và Th17 2,71%) đều tăng nhiều hơn ở nhóm ALT >10 ULN. Về cân bằng giữa 2 quần thể Treg và Th17 trong viêm gan B mạn Trong công bố của các nghiên cứu trước đây, phản ứng của tế bào Treg và Th17 cùng được quan sát thấy tăng nhiều hơn ở nhóm viêm gan bùng phát so với nhóm men gan bình thường kéo dài và nhóm viêm gan với men gan tăng < 5 ULN, đồng thời các tác giả đều nhận thấy phản ứng Th17 trong nhóm viêm gan bùng phát tăng ưu thế hơn phản ứng của tế bào Treg, tỷ lệ Treg/Th17 <1(5,8). Trong nghiên cứu này, dù phản ứng của Th17 đã tăng nhiều ở nhóm ALT > 10 ULN, phản ứng của tế bào Treg cũng được ghi nhận tăng nhiều hơn, gấp 1,75 so với Th17, phù hợp giả định rằng phản ứng ức chế miễn dịch đã được huy động mãnh liệt nhằm hạn chế tổn thương gan thêm khi cá thể có tổn thương gan nghiêm trọng. Có 2 lý giải cho sự khác biệt này: (1) ở nhóm tổn thương gan diễn ra rầm rộ (ALT >10 ULN), phản ứng Treg là đáp ứng thứ phát Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 135 và diễn ra sau nhưng cần thiết đủ mạnh để đủ khống chế phản ứng gây tổn thương quá mức của tế bào Th17 nhằm đạt được hiệu quả bảo vệ đối với phản ứng viêm nặng nề. Điều này phù hợp với kết cục tất cả 20 bệnh nhân trong nhóm viêm gan bùng phát đều hồi phục hoàn toàn. (2) Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều không có xơ gan, trong khi đó bệnh nhân nhóm bùng phát trong báo cáo của Xue gồm cả bệnh nhân có và không có xơ gan. Phản ứng của hai quần thể tế bào Treg và Th17 ở cá thể có xơ gan với các mức độ xơ gan khác nhau có khác nhau hay không với nhóm khỏe mạnh chưa xơ gan, có làm thay đổi các kết cục đo lường cũng cần được quan sát tiếp(2,3). Ngoài ra, Biểu đồ 4 cũng cho thấy có các kiểu phản ứng miễn dịch của TCD4+ khác nhau: hoặc cả hai phản ứng Treg và Th17 cùng ở mức ôn hòa, hoặc phản ứng Treg ưu thế, hoặc phản ứng Th17 ưu thế hoặc cả hai phản ứng đều ở mức cao. Nhóm có tăng ALT>10 ULN (biểu tượng hình sao) đều có phản ứng Th17 và phản ứng Treg phân bố ở mức cao (> 2-10%). Khi cả hai phản ứng Treg và Th17 cùng ở mức thấp (nhóm ALT < 5 ULN) cho thấy kiểu phản ứng này an toàn nhưng không hứa hẹn thải trừ tốt siêu vi. Thật vậy, trên lâm sàng kết cục chuyển huyết thanh HBeAg dễ diễn ra sau những đợt bùng phát viêm gan nặng nhưng rất khó diễn ra ở bệnh nhân đợt cấp viêm gan B mạn. Ngoài ra gần ½ các trường hợp nhóm PNALT có phản ứng tế bào Treg ở mức cao (2-8%) và tế bào Th17 ở mức cao (2-9%). Tiếp tục theo dõi dọc và so sánh các kết cục dung nạp miễn dịch kéo dài hay thải trừ siêu vi hiệu quả với chuyển huyết thanh HBeAg ở các nhóm phản ứng Treg ưu thế, Th17 ưu thế hay cả hai cùng ưu thế sẽ cho chúng ta những hiểu biết rất quan trọng về cơ chế miễn dịch trong nhiễm HBV và có hướng dẫn thích hợp hơn trong trị liệu viêm gan B mạn. KẾT LUẬN Trong khảo sát ban đầu này, có thể quan sát được nhiều kiểu phản ứng trong cân bằng giữa hai quần thể tế bào miễn dịch Treg và Th17 ở các nhóm ALT. Phản ứng miễn dịch nhẹ nhàng ở nhóm ALT <5 ULN. Phản ứng miễn dịch của cả hai nhóm tế bào Treg và Th17 đều rầm rộ ở nhóm ALT >10ULN. Thú vị hơn nữa, ở nhóm men gan không tăng, vẫn có nhiều trường hợp có phản ứng Treg và Th17. Các khảo sát tiếp trên nhiều nhóm bệnh sẽ hứa hẹn nhiều hiểu biết mới về bệnh sinh của bệnh lý viêm gan B mạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bertoletti A, Ferrari C (2016). “Adaptive immunity in HBV infection”. J. Hepatol, (64): S71–83. 2. Chen Y, Fang J, Chen X et al (2015). “Effects of the Treg/Th17 cell balance and their associated cytokines in patients with hepatitis B infection”. Exp Ther Med, 9(2): 573-578 3. Cuiping W, Xuejun D, Qian Y, Zhaoxia S (2018). “Influence of Th17/Treg balance on progression of liver cirrhosis in patients with chronic hepatitis B”. Int J Clin Exp Med, 11(4): 3793-3799 4. Guidotti LG, Ishikawa T, Hobbs MV et al (1996). “Intracellular inactivation of the hepatitis B virus by cytotoxic T lymphocytes”. Immunity, (4): 25–36. 5. Niu YH, Yin DL, Liu HL et al (2013). “Restoring the Treg cell to Th17 cell ratio may alleviate HBV- related acute-on-chronic liver failure”. World J Gastroenterol, 19(26): 4146-4154. 6. Prati D, Taioli E, Zanella A, Della Torre E et al (2002). “Updated definitions of healthy ranges for serum alanine aminotransferase levels”. Ann Intern Med, (137): 1–9. 7. Seto WK, Lai CL, Ip PPC et al (2012). “A large population histology study showing the lack of association between ALT elevation and significant fibrosis in chronic hepatitis B“. PLoS One, 7(2): e32622. 8. Xue-Song L, Cheng-Zhong L, Ying Z, Mo-Bin W (2012). “Changes of Treg and Th17 cells balance in the development of acute and chronic hepatitis B virus infection”. BMC Gastroenterol, (12): 43. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_ung_mien_dich_cua_te_bao_treg_va_th17_o_benh_nhan_nhiem.pdf