Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Trần Chí Trung

Tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Trần Chí Trung: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PGS.TS. Trần Chí Trung, ThS. Trần Việt Dũng Trung tâm PIM Tóm tắt: Các tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về loại hình, hoạt động theo xu hướng xã hội hóa quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng của các tổ chức dùng nước còn thấp, thiếu bền vững. Bài báo này đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở hiện nay, từ đó đề xuất mô hình, cơ chế khuyến khích phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Tổ chức dùng nước, phí dịch vụ thủy lợi nội đồng. Abstract: Water user organizations in Mekong Delta are diversified in terms of operation and organizational forms adopting socialization tren...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Trần Chí Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PGS.TS. Trần Chí Trung, ThS. Trần Việt Dũng Trung tâm PIM Tóm tắt: Các tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về loại hình, hoạt động theo xu hướng xã hội hóa quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng của các tổ chức dùng nước còn thấp, thiếu bền vững. Bài báo này đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở hiện nay, từ đó đề xuất mô hình, cơ chế khuyến khích phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Tổ chức dùng nước, phí dịch vụ thủy lợi nội đồng. Abstract: Water user organizations in Mekong Delta are diversified in terms of operation and organizational forms adopting socialization trends in on-farm irrigation management. However, the on-farm irrigation system management efficiency is low and the operation of water user groups still have problems and are unsustainable. Based on the analysis of status of irrigation management, this paper proposes models and machanism for promoting development of Water User Organizations in the Mekong Delta. Key words: Water user groups, on-farm irrigation fee 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên 39.747 km2 tương đương 12,25% so với diện tích của cả nước, dân số 17.478,9 ngàn người chiếm 19,48% dân số cả nước. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 64,2% (năm 2013) diện tích tự nhiên của vùng và chiếm khoảng 25% diện tích nông nghiệp cả nước. ĐBSCL luôn đứng đầu về sản lượng lúa (55%) cũng như giá trị sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Một trong những yếu tố quan trọng để có được những thành tựu này là hệ thống thủy lợi đã được đầu tư mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những tuyến đê bao lớn, đê bao tiểu vùng ngăn lũ. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo việc điều tiết, tưới tiêu nước một cách chủ Người phản biện: TS. Đặng Ngọc Hạnh Ngày nhận bài: 28/10/2015 Ngày thông qua phản biện: 9/11/2015 Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 động, kịp thời giúp tăng năng suất và sản lượng lúa trong vùng. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi tại các tỉnh vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi, góp phần duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy, việc tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức dùng nước góp phần quan trọng duy trì và nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí tưới tiêu, duy tu bảo dưỡng công trình được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng còn thấp, hoạt động của các tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi nội đồng còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu bền vững. Trên cơ sở kết quả điều tra tại 7 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [3], nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 2 đồng, từ đó đề xuất mô hình và cơ chế khuyến khích tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi theo hướng xã hội hóa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Quản lý khai thác công trình thủy lợi a) Khái quát về cơ sở hạ tầng thủy lợi Vùng ĐBSCL hiện có trên 15.000 km kênh trục và kênh cấp I, gần 27.000 km kênh cấp II, khoảng 50.000 kênh cấp III và nội đồng, 80 cống rộng trên 5 m, trên 800 cống rộng 2-4 m và hàng vạn cống bọng nhỏ, 1.151 trạm bơm điện lớn và vừa cũng như hàng vạn máy bơm nhỏ để chủ động tưới, tiêu nội đồng (70-80% diện tích). Hệ thống công trình thuỷ lợi khá phức tạp bao gồm các đê sông, đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, kênh rạch chằng chịt. Hệ thống thủy lợi nội đồng được giới hạn sau hệ thống bờ bao các ô (đê bao kiểm soát lũ cả năm hoặc bờ bao kiểm soát lũ tháng tám). Do lịch sử về sở hữu ruộng đất để lại nên hệ thống thuỷ lợi nội đồng còn rất manh mún và không đồng đều. Ở vùng thượng nguồn, nhiều tỉnh đã xây dựng được hệ thống đê bao, bờ bao khép kín chủ động ngăn lũ, ngăn mặn đảm bảo tưới tiêu chủ động, nhưng các tỉnh ở hạ nguồn và vùng bán đảo Cà Mau thì hầu như chỉ xây dựng được các hệ thống hở, chưa chủ động ngăn lũ, mặn nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tưới tiêu phục vụ cho cho sản xuất. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố quan trọng hình thành nên các tổ chức dùng nước đa dạng ở vùng này. b. Tình hình thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi Thực hiện chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Thông tư 65 của Bộ NN&PTNT (2009), nhiều địa phương đã ban hành quy định phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh. Ở vùng Tây Sông Hậu đến nay đã có 7 tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi. Về cơ bản các tỉnh thực hiện phân cấp quản lý công trình theo quy mô như sau: Đối với hệ thống công trình có quy mô phục vụ trên phạm vi liên tỉnh, tỉnh và liên huyện (kênh ranh tỉnh, kênh cấp I, cấp II liên huyện, cống l do các đơn v ị quản lý cấp tỉnh quản lý (Chi cục thủy lợi, Công ty TNHH MTV KTCTTL, Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi, Ban quản lý thuỷ nông tỉnh) trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác. Đối với các công trình quy mô phục vụ trong phạm vi huyện, liên xã (Kênh cấp II nội huyện, kênh cấp III liên xã, công trình đầu tư bằng ngân sách Nhà nước bàn giao cho huyện) việc quản lý, khai thác được phân cấp cho huyện quản lý. Đối với hệ thống công trình trong phạm vi xã (kênh cấp III nội xã, kênh nội đồng, công trình do Nhà nước hỗ trợ hoặc dân đóng góp, đê bao kiểm soát lũ cả năm hoặc kiểm soát lũ thành 8 các tiểu vùng) giao cho UBND xã, Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác quản lý. Mặc dù quy định phân cấp quản lý đã được các tỉnh ban hành, nhưng hầu hết chưa có danh mục công trình được phân cấp do việc thống kê các công trình thủy lợi nội đồng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn với số lượng công trình nội đồng rất lớn và phát triển liên tục qua các năm, trong khi đó sự phân chia ranh giới quản lý chưa thực sự rõ ràng. Ngoài ra, tại nhiều địa phương hiện nay chưa có cơ chế, quy định thành lập tổ chức dùng nước nên chưa thực hiện chuyển giao công trình cho các tổ chức dùng nước quản lý. c) Tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí Tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí năm 2014 của một số tỉnh được thể hiện ở Bảng 1. Nguồn kinh phí cấp bù được các địa phương sử dụng chủ yếu (khoảng 80-85%) cho công tác duy tu, bảo dưỡng công KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 3 trình và nạo vét các hệ thống kênh cấp I và cấp II do đơn vị làm quản lý khai thác cấp tỉnh và cấp huyện quản lý. Trong khi đó các tổ chức dùng nước quản lý các công trình thủy lợi nội đồng hiện nay không nhận được kinh phí cấp bù thủy lợi phí, mà thực hiện vận hành, bảo dưỡng công trình thủy lợi từ nguồn thu phí thủy lợi nội đồng. Bảng 1. Thủy lợi phí cấp bù năm 2014 của một số tỉnh vùng ĐBSCL TT Tỉnh Thủy lợi phí cấp bù (106 đồng) Diện tích (ha) 1 An Giang 164.634 280.519 2 Kiên Giang 156.783 354.482 3 Hậu Giang 92.000 140.457 4 Cần Thơ 59.178 103.129 5 Sóc Trăng 85.724 243.091 6 Bạc Liêu 52.052 241.302 7 Cà Mau 103.648 396.585 2.2. Tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng a) Số lượng, loại hình tổ chức: Các tổ chức dùng nước quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng, bao gồm các loại hình chủ yếu là Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác, Ban quản lý thủy nông. Ngoài ra còn có các loại hình khác như tư nhân, ban quản lý trạm bơm, câu lạc bộ sản xuất, tổ liên kết sản xuất. Các tổ chức dùng nước quản lý công trình đầu các tuyến kênh cấp III, đê bao tiểu vùng, hệ thống kênh mương nội đồng và các cống bọng nhỏ, thể hiện tính đa dạng theo điều kiện từng vùng. Theo thống kê của Tổng cục thủy lợi (2012), vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.760 tổ chức dùng nước [4]. Theo báo cáo kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi đến tháng 6/2015 của các tỉnh, các loại hình tổ chức dùng nước được thể hiện chi tiết ở Bảng 2. Theo đó, loại hình Tổ hợp tác là chủ yếu (chiếm 93%), trong khi đó loại hình Hợp tác xã nông nghiệp là không nhiều (chiếm khoảng 6%) và loại hình Ban quản lý thủy nông là không đáng kể chỉ chiếm có 1%. Một số tỉnh có số lượng Tổ hợp tác lớn như tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang là những Tổ hợp tác nhỏ lẻ được hình thành theo các tuyến đê bao và trạm bơm tưới tiêu quy mô nhỏ. Các tỉnh khác có số lượng Tổ hợp tác ít hơn do quản lý diện tích tưới tiêu khá lớn của vùng đê bao như tỉnh An Giang hoặc đang bắt đầu hình thành đê bao ở các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang. Bảng 2. Các loại hình Tổ chức dùng nước ở một số tỉnh vùng ĐBSCL TT Tỉnh Tổng số Số lượng TCDN Hợp tác xã Tổ hợp tác Ban Q LTN 1 Long An 176 9 167 2 Vĩnh Long 1876 35 1843 3 Đồng Tháp 544 147 397 4 An Giang 212 37 175 5 Kiên Giang 3673 199 3474 6 Hậu Giang 10 6 3 1 7 Sóc Trăng 196 165 21 10 8 Bạc Liêu 89 89 + Loại hình Tổ hợp tác: Các Tổ hợp tác vùng ĐBSCL gồm nhiều loại hình như tổ tiêu úng, tổ đường nước. Ngoài việc thiếu tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm cả doanh nghiệp và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thì hệ thống công trình thủy lợi phức tạp bao gồm các đê sông, đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, kênh rạch chằng chịt cũng là nguyên nhân khiến loại hình Tổ hợp tác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng. Các tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ, được UBND xã xác nhận hợp đồng hợp tác, nhưng cũng có tổ hợp tác lại do KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 4 UBND xã ra quyết định thành lập, việc này tùy vào hình thức hoạt động của từng Tổ hợp tác. Các Tổ hợp tác làm dịch vụ duy nhất là tưới tiêu, phần lớn có quy chế hoạt động, tài khoản, nhưng không có con dấu và thường không có trụ sở làm việc. Nhiều Tổ hợp tác chủ yếu là do một nhóm góp vốn đầu tư trạm bơm thành lập và thu phí thủy lợi nội đồng của người dùng nước để thực hiện dịch vụ tưới tiêu. Loại hình Tổ hợp tác được hình thành theo các đê bao tiểu vùng có quy mô lớn khoảng 1000 ha như ở hệ thống Bắc Vàm Nao, tỉnh An Giang và từ 50-150ha như ở hệ thống Ô Môn - Xà No, TP Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang. Ở vùng ĐBSCL còn có các mô hình khác phổ biến ở nhiều địa phương ở vùng hạ nguồn, vùng bán đảo Cà Mau như mô hình tư nhân, mô hình tổ bơm nước. Loại hình tư nhân làm dịch vụ tưới tiêu hoạt động theo hình thức tự phát, do các cá nhân đầu tư máy bơm xăng hoặc dầu, đầu tư đường nước và thực hiện bơm tưới tiêu cho người dùng nước, sau đó thu tiền thông qua hiệp thương với người dân. Mô hình tổ bơm nước hoạt động theo hình thức tự phát, quy mô nhỏ được hình thành do những người hưởng lợi đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng trạm bơm, các hộ dân đóng tiền để trả công và chi phí nhiên liệu vận hành máy bơm cho tổ bơm nước. Ngoài ra, trong vùng ĐBSCL còn tồn tại một số loại hình thực hiện tưới tiêu như: Câu lạc bộ dùng nước, tổ liên kết sản xuất, ban quản lý trạm bơm. Các hình thức này chủ yếu hoạt động theo hình thức tự phát, không có quy chế hoạt động, mọi hoạt động được giải quyết thông qua hiệp thương với người dùng nước. + Loại hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX) là tổ chức kinh tế tự chủ, có tư cách pháp nhân, có điều lệ, được mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động theo Luật HTX. Hầu hết các HTX có trụ sở để hoạt động và giao dịch. Loại hình Hợp tác xã nông nghiệp có làm dịch vụ thủy lợi tập trung nhiều ở các địa phương ở vùng thượng nguồn cơ bản có hệ thống thủy lợi được khép kín như tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Các HTX được phát triển theo quy mô ấp, liên ấp, xã hoặc theo quy mô liên xã của vùng đê bao như ở hệ thống Bắc Vàm Nao, tỉnh An Giang. Các HTX thực hiện dịch vụ về nông nghiệp gồm có bơm tưới tiêu, nạo vét kênh mương, vận chuyển sản phẩm, tín dụng nội bộ, cửa hàng vật tư nông nghiệp, sản xuất lúa giống và kéo hàng, trong đó dich vụ thủy lợi là chủ yếu. Các HTX quản lý toàn bộ các công trình thuỷ lợi nhỏ như kênh cấp 3 nội xã, kênh nội đồng, các cống ngầm có quy mô nhỏ, các tuyến đê bao kiểm soát lũ của các tiểu vùng, các đập tạm ở đầu kênh và các trạm bơm điện do nguồn vốn xây dựng của các HTX. Hiện nay các địa phương trong vùng đã và đang thực hiện việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012, điển hình là ở hệ thống Bắc Vàm Nao, tỉnh An Giang 100% các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã chuyển đổi theo mô hình HTX mới. b) Hoạt động tài chính của các tổ chức dùng nước: Nguồn thu của các Hợp tác xã nông nghiệp và Tổ hợp tác là từ dịch vụ thủy lợi và các dịch vụ khác, tuy nhiên phần lớn là từ dịch vụ thủy lợi (chiếm 80-100%), nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác cao nhất là khoảng 20%. Do hiện nay các Tổ chức dùng nước vùng ĐBSCL không được hưởng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí, nên nguồn thu cho dịch vụ thủy lợi là từ phí thủy lợi nội đồng. Mức thu phí thủy lợi nội đồng được xác định từ hình thức hiệp thương giữa các tổ chức quản lý và người dân. Kết quả điều tra tại một số địa phương cho thấy mức phí thủy lợi nội đồng là khá cao so với các vùng khác, từ 600- 1.500 nghìn đ/ha/vụ [3]. Bảng 3. Mức phí thủy lợi nội đồng ở một số tỉnh vùng ĐBSCL KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 5 TT Tổ chức Xã Tỉnh Mức thu (đồng/ha/vụ) 1 Tổ hợp tác Trường thành Cần Thơ 1.500.000 2 Hợp tác Xã Xẻo Cui Hòa Thuận Kiên Giang 800.000 3 Hợp tác Xã Thành Công Hòa Hưng Kiên Giang 600.000 4 Hợp tác xã Phước Trung Trường Long Tây Hậu Giang 800.000 5 Tổ hợp tác Phú Thành Xã Phú Thành An Giang 1.300.000 6 Hợp tác Xã Phú An Phú An An Giang 950.000 Sự khác nhau về mức thu phí thủy lợi nội đồng là do hình thức tưới, tiêu, mô hình tổ chức quản lý, quy mô phục vụ, hệ thống trạm bơm được đầu tư khác nhau. Các HTX ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tự đầu tư hệ thống trạm bơm điện, nên thu phí dịch vụ từ 950-1.300 nghìn đ/ha/vụ bao gồm tất các chi phí như: Chi phí quản lý, nạo vét, tiền điện, trích lập các quỹ , lãi. Các Tổ hợp tác ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đứng ra thuê tư nhân bơm dầu tưới tiêu nên kinh phí bình quân phải trả cho tư nhân bơm tưới tiêu từ 950-1.100 nghìn đ/ha/vụ. Ngoài ra, hàng vụ các Tổ hợp tác thuê tư nhân nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng, kinh phí trả cho tư nhân nạo vét kênh mương cũng thu từ người dùng nước. Trong khi đó, một số Tổ hợp tác ở tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang, do được Nhà nước hỗ trợ đầu tư trạm bơm điện, nên các Tổ hợp tác chỉ thu phí thủy lợi nội đồng để trả cho các hoạt động quản lý, tiền điện, nạo vét với mức phí thấp hơn từ 600-800 ngàn đ/ha/vụ. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Mô hình tổ chức dùng nước phù hợp Mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm dịch vụ thủy nợi có khả năng đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững trong việc cung cấp các dịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm cả dịch vụ tưới, tiêu. Hợp tác xã có nhiều ưu điểm đem lại lợi ích cho người dân như mức thu phí thủy lợi nội đồng thấp, dịch vụ tưới tiêu chủ động, xuống giống đúng thời vụ. Các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đảm bảo cho các HTX thực hiện dịch vụ sản xuất nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước. Vì vậy cần duy trì, củng cố và phát triển loại hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở vùng thượng nguồn nơi có hệ thống thủy lợi khép kín, chủ động tưới tiêu và mở rộng ra ở các địa phương vùng hạ nguồn nơi mà đang hình thành các vùng đê bao khép kín để kiểm soát lũ (Bạc Liêu, Sóc Trăng). Mô hình Tổ hợp tác cũng có khả năng đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững trong việc thực hiện dịch vụ tưới, tiêu, đảm bảo nguồn kinh phí để tự chủ tài chính. Mô hình Tổ hợp tác phù hợp để quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng phức tạp như đê bao, bờ bao ngăn mặn, giữ ngọt, kênh rạch chằng chịt ở các địa phương vùng hạ nguồn. Các Tổ hợp tác cần được kiện toàn, củng cố trên cơ sở gom các tổ đường nước nhỏ lẻ hiện nay. Việc gom các tổ đường nước nhỏ lẻ thành những Tổ hợp tác quy mô liên ấp, xã, đồng thời thay bơm dầu thành các trạm bơm điện sẽ giảm chi phí tưới tiêu là yếu tố quan trọng cho các Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, bền vững. Các Tổ hợp tác quy mô lớn có đủ năng lực quản lý có thể phát triển thành các HTX để phát huy những điểm mạnh của mô hình HTX như tư cách pháp lý, các chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước. Ngoài ra, đối với các địa phương ở vùng hạ nguồn, chưa có hệ thống thủy lợi khép kín, chưa chủ động được tưới tiêu không thành lập KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 6 được các Hợp tác xã hay Tổ hợp tác thì có thể thành lập các mô hình khác như: Ban quản lý thủy nông, Ban quản lý trạm bơm để quản lý các công trình thủy lợi. 3.2 Giải pháp về cơ chế chính sách + Cơ chế tham gia đầu tư, quản lý khai thác trạm bơm điện Thực tế cho thấy sử dụng bơm dầu chi phí bơm cao, phụ thuộc giá cả thị trường, không chủ động khi tưới tiêu, trong khi đó hệ thống trạm bơm điện tiết kiệm khoảng 40% so với bơm dầu, ít biến động giá, chủ động trong việc tưới, tiêu. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1446/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt Đề án trạm bơm điện quy mô vừa vả nhỏ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quyết định cũng chỉ rõ cần phải củng cố, kiện toàn và thành lập mới các Tổ hợp tác dùng nước theo Nghị định 151 đảm bảo đủ năng lực quản lý vận hành các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ trong phạm vi xã. Hiện nay, các tỉnh trong vùng đã rà soát và hoàn thiện đề án phát triển trạm bơm điện cho tỉnh. Tỉnh An Giang đã thực hiện cơ chế đầu tư trạm bơm điện có sự tham gia của Nhà nước, tư nhân và nông dân. Trong khi Nhà nước chỉ hỗ trợ khoảng 14% tổng vốn đầu tư để xây dựng đê bao lớn thì nông dân bỏ 45,2% để xây dựng đê bao tiểu vùng và có nghĩa vụ thành toán 19,1% đường dây và bình hạ thế, tư nhân bỏ 21,6% đầu tư trạm bơm và kênh nội đồng [1]. Với hình thức đầu tư như vậy, tư nhân đứng ra thành lập Tổ quản lý hệ thống trạm bơm, cống bọng, kênh mương nội đồng và thu phí thủy lợi nội đồng của người dùng nước. Tỉnh Kiên Giang thực hiện cơ chế đầu tư xây dựng trạm bơm điện là Nhà nước 30% tổng vốn đầu tư và Tổ chức dùng nước, dân 70% tổng vốn đầu tư. Ở huyện Giồng Giềng, cơ chế vốn đầu tư trạm bơm điện dựa vào nguồn hỗ trợ đất lúa là Nhà nước đầu tư đường dây và bình hạ thế (75-80% tổng vốn đầu tư), dân đóng góp kinh phí mua máy bơm, mô tơ (20-25% tổng vốn đầu tư) [3]. Thực hiện cơ chế này, từ năm 2011-2014 huyện Giồng Giềng đã xây dựng được 28 trạm bơm điện với kinh phí 5,75 tỷ đồng. Điều này cho thấy người dân sẵn sàng đóng góp kinh phí để đóng góp mua máy bơm và mô tơ khi được nhà nước hỗ trợ phần điện hạ thế. Sau khi được đầu tư, các trạm bơm điện được giao lại cho các Tổ chức dùng nước đang hoạt động tốt quản lý. Trường hợp các Tổ chức dùng nước hoạt động chưa tốt hoặc chưa thành lập tổ chức thì được củng cố hoặc thành lập mới để quản lý, vận hành khai thác trạm bơm điện. Ở tỉnh Hậu Giang, do mới bắt đầu thực hiện theo quy hoạch hệ thống trạm bơm điện nên tỉnh dành một phần ngân sách để đầu tư xây dựng trạm bơm điện. Theo đó tỉnh đầu tư 100% từ đường điện, bình hạ thế và hệ thống trạm bơm, sau đó bàn giao cho Tổ chức dùng nước quản lý. Từ phân tích trên cho thấy khó khăn lớn nhất trong việc phát triển trạm bơm điện là đầu tư hệ thống lưới điện, do vậy cần phải có chính sách hỗ trợ tập trung phát triển hệ thống lưới điện. Việc đầu tư hệ thống trạm bơm sẽ áp dụng cơ chế đầu tư công-tư (PPP) vì người dân sẵn sàng đóng góp xây dựng công trình để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho chính họ. + Cơ chế khuyến khích thu gom các Tổ hợp tác quy mô nhỏ thành các Tổ hợp tác quy mô lớn Hiện nay ở vùng ĐBSCL còn tồn tại nhiều tổ hợp tác quy mô nhỏ, nhất là các tổ đường nước nhỏ lẻ. Các tổ đường nước được thành lập khi một nhóm thành viên đứng ra xây dựng trạm bơm hoặc thuê tư nhân bơm, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng. Việc tổ chức như vậy dẫn đến hiệu quả vận hành thấp, chi phí vận hành bảo dưỡng cao. Do vậy, một số địa đã thực hiện thành công trong việc gom các tổ đường nước nhỏ lẻ thành những Tổ chức dùng nước có quy mô hoạt động lớn hơn có quy mô ấp, liên ấp đã làm giảm chi phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình. UBND Kiên Giang ban hành kế hoạch về củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 30 - 2015 7 2015 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện kế hoạch này, huyện Giồng Giềng đã thành lập Tổ nghiên cứu phát triển kinh tế tập thể với chủ trương củng cố các HTXNN, gom các Tổ hợp tác quy mô nhỏ thành HTXNN hoặc Tổ hợp tác quy mô lớn. Từ năm 2011-2014 huyện Giồng Giềng đã sát nhập và giảm được 442 Tổ hợp tác còn 1.155 Tổ hợp tác. Theo kế hoạch năm 2015 giảm 155 Tổ hợp tác còn 1.000 tổ và đến năm 2020 sẽ giảm tiếp 400 tổ để chỉ còn 600 Tổ hợp tác. Từ thực tế ở tỉnh Kiên Giang cho thấy cùng với cơ chế khuyến khích đầu tư công tư trong xây dựng trạm bơm điện thì cơ chế thu gom các Tổ hợp tác quy mô nhỏ thành các Tổ hợp tác quy mô lớn quản lý hiệu quả hệ thống thủy lợi nội đồng đang là xu thế chung của các tỉnh trong vùng. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Các tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về loại hình hoạt động theo xu hướng xã hội hóa quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng, góp phần duy trì và phát huy hiệu quả của hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng còn thấp, hoạt động của các tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi nội đồng còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu bền vững. Mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi có khả năng đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững trong việc cung cấp các dịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm cả dịch vụ tưới, tiêu. Cần củng cố, chuyển đổi các HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cho vùng thượng nguồn và các địa phương có hệ thống thủy lợi khép kín, có năng lực quản lý. Mô hình Tổ hợp tác cũng có khả năng đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững để quản lý hệ thống thủy lợi phức tạp như đê bao, bờ bao ngăn mặn, giữ ngọt, kênh rạch chằng chịt ở các địa phương, nhất là vùng hạ nguồn. Tuy nhiên, các Tổ hợp tác cần được kiện toàn, củng cố hoạt động có quy mô ấp, hay liên ấp, xã trên cơ sở gom các tổ hợp tác quy mô nhỏ hiện nay. Việc gom các Tổ hợp tác quy mô nhỏ thành những tổ hợp tác quy mô lớn, đồng thời thay bơm dầu thành các trạm bơm điện sẽ giảm chi phí tưới tiêu làm cho các Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, bền vững. Để khuyến khích phát triển trạm bơm điện cần có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện. Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư trạm bơm điện có sự tham gia của Nhà nước, tư nhân và nông dân và cơ chế khuyến khích gom các tổ hợp tác quy mô nhỏ thành những tổ hợp tác quy mô lớn là các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hệ thống thủy lợi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Doãn Tuấn, 2013. Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng đồng bằng sông Cửu long-Bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang. [2] Sở NN&PTNT các tỉnh, 2015. Báo cáo kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới tính đến tháng 6/2015 của các tỉnh vùng ĐBSCL [3] Trung tâm PIM, 2015. Báo cáo kết quả điều tra thực trạng quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB6). [4] Tổng cục thủy lợi, 2012. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpgs_ts_tran_chi_trung_3135_2217945.pdf
Tài liệu liên quan