Tài liệu Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng Oda tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam - Nguyễn Thị Lan Anh: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 84 - 96
84
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ODA TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM
Nguyễn Thị Lan Anh11
Trƣờng Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Tây Bắc, với mục đích đánh giá được các yếu tố về hiệu
quả các dự án ODA đang được triển khai tại khu vực và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy, dữ liệu khảo sát sau khi tiến hành kiểm định, các thang đo khảo sát đều đảm bảo độ tin
cậy với hệ số Cronbach-alpha đều đạt mức trên 0,7. Những yếu tố thể hiện hiệu quả vẫn có một vài điểm hạn
chế, điều này cho thấy hiệu quả các dự án ODA đang được thực hiện tại khu vực Tây Bắc là chưa cao. Nghiên
cứu này cũng khẳng định nguyên nhân là từ các yếu tố ảnh hưởng bao gồm chính sách, chất lượng cán bộ quản
lý. Trong đó tác giả có đề cập đến yếu tố chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng nhiều hơn tới hiệu
quả sử dụng ODA và cả yếu tố ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng Oda tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam - Nguyễn Thị Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 84 - 96
84
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ODA TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM
Nguyễn Thị Lan Anh11
Trƣờng Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Tây Bắc, với mục đích đánh giá được các yếu tố về hiệu
quả các dự án ODA đang được triển khai tại khu vực và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả dự án. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy, dữ liệu khảo sát sau khi tiến hành kiểm định, các thang đo khảo sát đều đảm bảo độ tin
cậy với hệ số Cronbach-alpha đều đạt mức trên 0,7. Những yếu tố thể hiện hiệu quả vẫn có một vài điểm hạn
chế, điều này cho thấy hiệu quả các dự án ODA đang được thực hiện tại khu vực Tây Bắc là chưa cao. Nghiên
cứu này cũng khẳng định nguyên nhân là từ các yếu tố ảnh hưởng bao gồm chính sách, chất lượng cán bộ quản
lý. Trong đó tác giả có đề cập đến yếu tố chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng nhiều hơn tới hiệu
quả sử dụng ODA và cả yếu tố chính sách của nhà nước. Từ những kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp tục
mở rộng nghiên cứu, để tìm ra các giải pháp để cải thiện hiệu quả của các dự án ODA tại khu vực Tây Bắc
trong thời gian tới.
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng ODA, Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng ODA, Tiểu vùng Tây Bắc.
1. Giới thiệu
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã vào Việt Nam từ năm 1993, theo báo
cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013) đã chỉ ra rõ “hơn 20 năm qua ODA đã và đang giúp
cho Việt Nam rất nhiều trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội của đất
nƣớc và đạt đƣợc những thành tự trong phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội”. Nâng cao hiệu quả
sử dụng ODA, tìm hiểu những yếu tố mang lại hiệu quả cao cũng nhƣ những nguyên nhân
nào làm cho hiệu quả sử dụng ODA chƣa cao thời gian qua đang đƣợc sự quan tâm lớn của
Đảng và Chính phủ
Theo quyết định của Thủ tƣởng Chính phủ (2013), Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh nằm
trong miền núi phía Tây của các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, Việt Nam với tổng diện
tích là 37,5 nghìn km2 chiếm 11,3% tổng diện tích toàn quốc, các dân tộc thiểu số chiếm trên
75% tổng dân số (Lê Thông và Nguyễn Quý Thao, 2012). Đến nay, toàn bộ khu vực này có số
huyện nghèo chiếm trên một nửa của cả nƣớc (43/62 huyện), trình độ dân trí thấp, đời sống
ngƣời dân còn nhiều khó khăn, chính trị chƣa thực sự ổn định,... Nguồn vốn chủ yếu phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực là nguồn ngân sách Nhà nƣớc tại địa phƣơng và do
Ngân sách trung ƣơng cấp, nguồn FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, ODA hàng năm của các tỉnh đáp ứng
khoảng 3% tổng vốn ngân sách của tỉnh. Sử dụng ODA trong thời gian qua của vùng Tây Bắc
còn gặp nhiều khó khăn nhƣ khả năng bảo đảm vốn đối ứng cho các chƣơng trình, dự án ODA
thấp; các địa phƣơng trong vùng chƣa chủ động đƣa ra những chính sách, giải pháp cụ thể thu
hút nguồn vốn ODA cho toàn vùng và cho từng địa phƣơng; năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là
cán bộ cấp huyện, thôn bản còn nhiều bất cập, thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng... là
theo nhận định của Ban Chỉ đạo Tây Bắc (2013).
11Ngày nhận bài: 15/8/2017. Ngày nhận đăng: 23/10/2017
Liên lạc: Nguyễn Thị Lan Anh, e - mail: lananhsonla@yahoo.com
85
Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng ODA, các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng
ODA của tiểu vùng Tây Bắc là cần thiết nhằm biết mức hiệu quả sử dụng ODA hiện nay,
đồng thời tìm nguyên nhân khách quan làm cho hiệu quả sử dụng ODA tại tiểu vùng Tây Bắc
chƣa cao, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị để ODA đóng góp tốt hơn cho phát triển kinh tế,
xã hội tiểu vùng Tây Bắc.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Thang đo nghiên cứu
Thang đo đánh giá hiệu quả sử dụng ODA là thang đo đã đƣợc áp dụng trong quá trình
đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Ministry of Foreign Affairs of Japan (2013),
và theo các chỉ tiêu của tổ chức OECD (1991) và tác giả có hiệu chỉnh thay thế phù hợp với
điều kiện áp dụng tại khu vực Tây Bắc- Việt Nam.
Tác giả đã tổng hợp có 3 nhóm nhân tố sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng ODA gồm:
(1) Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, chính sách điều hành về ODA - đƣợc tổng hợp từ
nghiên cứu của Đặng Thành Cƣơng (2012) và Lê Thế Sáu (2012); (2) Năng lực quản lý, điều
hành của đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA - đƣợc tổng hợp từ các luận án tiến sĩ của các
nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Kim Diện (2007), Nguyễn Bắc Son (2005), Nguyễn Văn Hoàng
(2008) và Diengkham SENGKEOMYSAY (2013); (3) Môi trƣờng tự nhiên, văn hóa xã hội,
cơ sở hạ tầng của địa phƣơng - đƣợc tổng hợp từ các nghiên cứu của trong các luận án tiến sĩ
của Lê Thế Sáu (2012), Đặng Thành Cƣơng (2012), Nguyễn Thị Ái Liên (2011) và nhiều nhà
nghiên cứu khác.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3+ + βi*Xi
Trong đó:
Y: Hiệu quả của dự án ODA
Xi: các yếu tố tác động đến hiệu quả của dự án ODA
β0: hằng số
βi: các hệ số hồi quy (i > 0)
Kết quả từ mô hình sẽ giúp xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của dự án
ODA và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mẫu
Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 33 dự án ODA tại khu vực ba tỉnh Tây Bắc là Điện
Biên, Lai Châu, Sơn La. Trong đó: Sơn La 16 dự án, Lai Châu 8 dự án và Điện Biên 9 dự án.
Công việc khảo sát đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013, số lƣợng
phiếu khảo sát phát ra đối với đối tƣợng là cán bộ quản lý các cấp là 185 phiếu, số phiếu thu
về là 178 phiếu, số phiếu hợp lệ là 171 phiếu, chiếm tỷ lệ 92%.
86
3.2. Phương pháp phân tích
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua dữ liệu khảo sát
Theo Parasuraman, Berry, & Zeithaml (1991) Độ tin cậy là mức độ mà thang đo đƣợc
xem xét là nhất quán và ổn định. Đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0,6 trở lên là chấp
nhận đƣợc, những item nào có hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn
hoặc bằng 0,3 đƣợc coi là những item có độ tin cậy bảo đảm các item có hệ số tƣơng quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008).
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phƣơng pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) đƣợc sử dụng để kiểm tra tính đơn hƣớng của
các thang đo và độ giá trị cấu trúc của phép đo. Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng
phƣơng pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có
eigenvalue ≥ 1 đƣợc sử dụng. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor
loading) >0,4, tổng phƣơng sai trích ≥ 50% [63], hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-
Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0,5 trở lên và phép thử Bartlett (bartlett Test of
Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa.
- Phân tích hồi quy đa biến
Sau khi thang đo của các yếu tố đƣợc kiểm định, bƣớc tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy
tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Kết quả từ mô hình sẽ giúp xác định đƣợc các yếu
tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của dự án ODA và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kiểm định thang đo khảo sát
Bảng 1. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo khảo sát
Nhóm nghiên cứu Thang đo Cronbach-alpha Biến quan sát loại bỏ
Thang đo thể hiện
hiệu quả dự án
Phù hợp 0,831 PH4, PH5, PH6
Hiệu quả 0,897 Không
Hiệu suất 0,853 Không
Tác động 0,777 Không
Bền vững 0,924 Không
Thang đo yếu tố
ảnh hƣởng tới hiệu
quả dự án
Ảnh hƣởng từ chính sách 0,858 Không
Ảnh hƣởng từ chất lƣợng cán bộ 0,889 Không
Ảnh hƣởng từ điều kiện tự nhiên xã hội 0,923 Không
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
87
Kết quả cho thấy, đối với thang đo khảo sát tính phù hợp, các biến quan sát PH4, PH5,
PH6 có hệ số tƣơng quan biến- tổng ở mức thấp hơn 0,3, do đó các biến này cần phải loại bỏ
khỏi thang đo. Sau khi loại bỏ ba biến này, thang đo có đƣợc hệ số tin cậy là 0,831, các hệ số
tƣơng quan biến tổng và hệ số Cronbach-alpha nếu loại biến đều đảm bảo, do đó dữ liệu của
thang đo sau khi bỏ các biến là đảm bảo độ tin cậy.
Với các thang đo khác, hệ số Cronbach-alpha đều đạt mức cao trên 0,7, hệ số tƣơng
quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3, hệ số Cronbach-alpha nếu loại biến của
các biến quan sát đều thấp hơn giá trị hệ số hiện tại, do đó dữ liệu của các thang đo đã đảm
bảo độ tin cậy, không có biến quan sát nào cần bị loại bỏ khỏi thang đo.
4.2 Kết quả đánh giá của đối tượng khảo sát về hiệu quả sử dụng ODA và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
Bảng 2. Kết quả đánh giá của các đối tƣợng khảo sát
Tiêu chí Ký hiệu Các phát biểu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Phù hợp
PH1
Các mục tiêu của chƣơng trình, dự án ODA nhất quán với
chiến lƣợc, mục đích và ƣu tiên của tỉnh, khu vực và của
toàn xã hội.
3,82 0,807
PH2
Chƣơng trình, dự án ODA phù hợp với chính sách phát triển
của địa phƣơng, khu vực.
3,76 0,878
PH3
Chƣơng trình, dự án có phƣơng pháp thực hiện phù hợp với
khả năng/năng lực thực hiện của địa phƣơng
3,75 0,832
Hiệu quả
HQ1
Các chƣơng trình, dự án ODA có tiến độ thực hiện đảm bảo
theo kế hoạch.
3,73 0,932
HQ2
Các mục tiêu đề ra ban đầu đề ra đạt đƣợc khi dự án
kết thúc.
3,61 1,02
HQ3
Vốn ODA cấp đáp ứng tốt để thực hiện mục tiêu của các
chƣơng trình, dự án ODA.
3,61 0,897
HQ4
Đối ứng phía Việt Nam đƣợc bố trí đầy đủ, kịp thời để thực
hiện các chƣơng trình, dự án ODA.
3,64 0,925
Hiệu suất
HS1
Các mục tiêu trong thực hiện chƣơng trình, dự án đã đƣợc
chi tiêu hài hòa, hợp lý.
3,58 0,734
HS2
Các đầu vào ODA mang lại hiệu quả cao trong các kết quả
đầu ra của chƣơng trình, dự án
3,54 0,842
HS3
Sự kết hợp giữa các bên ở phía Việt Nam trong quá trình đề
xuất tài trợ hiện nay là tốt.
3,56 0,76
HS4
Hợp tác với nhau giữa các đơn vị liên quan trong việc quản
lý và sử dụng ODA bên phía Việt Nam hiện nay là tốt
3,51 0,836
HS5
Các mục tiêu trong thực hiện chƣơng trình, dự án đã đƣợc
chi tiêu hài hòa, hợp lý.
3,63 0,812
88
Tác động
TD1
Mức độ tác động của dự án đối với địa phƣơng trong 3-4
năm nữa là tốt.
3,81 0,785
TD2
Dự án này không có nhân tố nào cản trở việc đạt đƣợc mục
tiêu tổng thể.
3,81 0,804
TD3 Dự án này có tác động tốt tới địa phƣơng. 3,84 0,795
Bền
vững BV1
Tỉnh, huyện, xã hiển nhiên thực hiện các cam kết của mình
để tiếp tục vận hành những kết quả sau khi hoàn thành các
chƣơng trình dự án ODA.
3,59 0,879
BV2
Tỉnh, huyện, xã hiển nhiên thực hiện việc phân bổ đầy đủ
các nguồn lực để đảm bảo vận hành các chƣơng trình, dự án
ODA khi kết thúc.
3,54 0,909
BV3
Quy định liên quan sẽ đƣợc chuẩn bị và thiết lập khi dự án
kết thúc? Dự án đã thiết lập cơ chế vận hành và quản lý hoạt
động để duy trì hoạt động khi dự án kết thúc.
3,53 0,842
BV4
Dự án sẽ xây dựng cơ chế phổ biến hiệu quả khi dự án
kết thúc.
3,6 0,885
BV5
Dự án sẽ tiếp tục đƣợc theo dõi, giám sát, đánh giá của các
cấp khi dự án đã kết thúc.
3,56 0,841
Đánh giá
chung về
yếu tố
thể hiện
Hiệu quả
sử dụng
HieuQua1
Đánh giá chung về mức độ phù hợp của các chƣơng trình,
dự án ODA.
3,59
HieuQua2
Đánh giá chung về mức độ hiệu quả của các chƣơng trình,
dự án ODA.
3,56 0,601
HieuQua3
Đánh giá chung về hiệu suất đạt đƣợc của các chƣơng trình,
dự án ODA.
3,5 0,633
HieuQua4
Đánh giá chung về sự tác động tích cực của các chƣơng
trình, dự án ODA.
3,57 0,627
HieuQua5
Đánh giá chung về tính bền vững của các chƣơng trình, dự
án ODA.
3,64 0,669
Sự đồng
bộ của hệ
thống
pháp
luật,
chính
sách điều
hành về
ODA
AH11
Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành về ODA đƣợc ban
hành kịp thời, đảm bảo đáp ứng tình hình thực tế.
3,55 0,791
AH12
Các văn bản khác nhau trong chỉ đạo, điều hành thực hiện
ODA là đồng bộ.
3,6 0,794
AH13
Các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện ODA của nƣớc ta
đồng bộ với các nhà tài trợ.
3,54 0,784
Năng lực
quản lý,
điều
hành của
đội ngũ
cán bộ có
liên quan
đến ODA
AH21
Mức độ phù hợp của trình độ về chuyên môn đƣợc đào tạo
qua các trƣờng lớp với yêu cầu của công việc hiện tại tham
gia trong chƣơng trình, dự án ODA là cao.
3,57 0,791
AH22
Cán bộ, tham giam chỉ đạo, điều hành, thực hiện ODA hiện
nay nắm vững các văn bản chỉ đạo điều hành và thƣờng
xuyên cập nhật văn bản về ODA.
3,51 0,794
AH23
Cán bộ, tham giam chỉ đạo, điều hành, thực hiện ODA hiện
nay Khả năng sử dụng các phƣơng tiện, công cụ và khả
năng điều hành, phối hợp, chia sẻ trong quá trình thực hiện
công việc là tốt.
3,51 0,784
89
AH24
Cán bộ, tham giam chỉ đạo, điều hành, thực hiện ODA hiện
nay có khả năng tốt trong tự nhìn nhận đánh giá chất lƣợng
công việc của mình, tự tin, tỉnh táo và sáng tạo trong thực
hiện công việc.
3,53 0,791
AH25
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tham gia
chỉ đạo điều hành, thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA
là tốt.
3,54 0,794
Môi
trƣờng tự
nhiên,
văn hóa
xã hội,
cơ sở hạ
tầng của
địa
phƣơng
AH31
Các yếu tố nhƣ Thời tiết, khí hậu ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến tiến độ, hiệu quả của chƣơng trình dự án ODA?
3,73 1,062
AH32
Các yếu tố nhƣ tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm địa hình
ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tiến độ, hiệu quả của chƣơng
trình dự án ODA?
3,51 0,984
AH33
Mức độ ảnh hƣởng của tập quán canh tác, năng suất lao
động ở địa phƣơng đến hiệu quả, đến tiến độ thực hiện của
chƣơng trình, dự án ODA.
3,5 1,025
AH34
Mức độ ảnh hƣởng của trình độ dân trí của ngƣời dân ở địa
phƣơng đến hiệu quả, đến tiến độ thực hiện của chƣơng
trình, dự án ODA.
3,48 1,037
AH35
Mức độ ảnh hƣởng của mạng lƣới giao thông, cơ sở hạ tầng
hiện tại ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả, hiệu suất, đạt
mục tiêu các chƣơng trình, dự án ODA.
3,6 1,06
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
Kết quả thống kê cho thấy:
- Tính phù hợp của dự án, đối với ngƣời dân thì một số nhận định đạt đƣợc ở mức trung
bình khá, một số ở mức khá.
- Các nhận định về tính hiệu quả của các dự án ODA đang đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý,
điều hành dự án đánh giá ở mức trung bình khá. Do đó, cần có những giải pháp cải thiện đồng
bộ hiệu quả trong các khâu triển khai dự án, qua đó giảm thiểu thời gian chậm tiến độ so với
kế hoạch đề ra.
- Về tính hiệu suất của ODA chỉ đạt mức trung bình, ngƣời dân thì cho rằng tính hiệu
suất đạt ở trung bình khá.
- Tính tác động của dự án, ngƣời dân còn đánh giá chƣa cao ở tất cả các nhận định.
- Kết quả đánh giá về tính bền vững của dự án, mức đánh giá là thấp, đặc biệt nhất là
nhận định về sự quan tâm của chính quyền xã với dự án trong quá trình triển khai cũng nhƣ
đƣa dự án vào khai thác, sử dụng, mức điểm đạt mức dƣới trung bình.
- Đánh giá về sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật:
Kết quả đánh giá đối với yếu tố ảnh hƣởng từ hệ thống văn bản, chính sách hiện nay
đang ở mức trung bình khá, thể hiện ở mức điểm đánh giá cho các nhận định đều đạt mức từ
3,5 đến 3,6. Đánh giá về tính đồng bộ của các văn bản, mức điểm là 3,6, cho thấy vẫn còn tồn
tại vấn đề thiếu tính đồng bộ giữa các văn bản đã ban hành, điều này gây khó khăn không nhỏ
trong việc áp dụng ngay các văn bản, quy định mới trong dự án, và cũng khó khăn trong việc
90
đào tạo, hƣớng dẫn cán bộ thực hiện đƣợc các văn bản và quy định này. Vì thế cần phải nâng
cao tính đồng bộ giữa các văn bản để nâng cao hiệu quả áp dụng các văn bản này trong thực
tế thực hiện dự án.
- Đánh giá về chất lƣợng cán bộ quản lý:
Đánh giá về yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả dự án là chất lƣợng cán bộ, điểm hạn chế thể
hiện rõ ở khả năng nắm vững các văn bản chỉ đạo, điều hành, và khả năng cập nhật các văn
bản. Ngoài ra, khả năng sử dụng các phƣơng tiện, công cụ và khả năng điều hành, phối hợp,
chia sẻ trong quá trình thực hiện công việc cũng đƣợc đánh giá ở mức 3,51, điều này gây ra
những khó khăn trong công tác điều hành khi thông tin hạn chế, hay vấn đề về sự phối hợp
không chặt chẽ cũng dẫn tới hiệu quả thực hiện công việc không cao. Các kết quả có mức
điểm trung bình khá, thể hiện sự bố trí còn chƣa có sự cân nhắc, phù hợp giữa ngành học với
công việc, tuy nhiên đây không hoàn toàn do vấn đề về công tác bố trí, mà còn do nguyên
nhân về trình độ cán bộ các cấp xã và huyện còn thấp, thƣờng không đƣợc đào tạo chuyên
môn cho lĩnh vực quản lý, gây khó khăn trong việc bố trí các cán bộ thực sự có kinh nghiệm.
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, xã hội:
Nhận định về ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa phƣơng, ngƣời dân đánh
giá vấn đề khoảng cách tới bản còn xa, gây ra vấn đề chậm tiến độ dự án, bên cạnh đó các yếu
tố khí hậu, thời tiết, địa hình cũng đƣợc đánh giá có mức độ ảnh hƣởng cao. Thói quen của
ngƣời dân cũng ảnh hƣởng tới việc sử dụng dự án, với mức điểm 3,81. Chỉ có nhận định
nguyên nhân chậm dự án xuất phát từ việc ngƣời dân không hiểu cách thức thực hiện là không
có đƣợc sự đồng tình cao, cho thấy, mặc dù ngƣời dân có trình độ dân trí chƣa cao, tuy nhiên
vấn đề đó không thực sự ảnh hƣởng đến việc triển khai dự án.
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thể hiện hiệu quả sử dụng ODA
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số KMO = 0,798 > 0,5, giá trị Sig = 0,000 < 0,05, do đó
kết quả phân tích nhân tố đảm bảo đƣợc độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê; Giá trị tổng
phƣơng sai trích bằng 72,46, lớn hơn 50%, cho thấy các nhân tố đƣợc phân tích từ phép phân
tích có thể biểu diễn đƣợc 72,46% dữ liệu thu đƣợc từ kết quả khảo sát, đây là một tỷ lệ cao,
thể hiện đƣợc sự hội tụ ở mức cao của các nhân tố; Giá trị Eigenvalues của nhân tố thứ năm là
1,968 > 1, từ đó có năm nhân tố đƣợc đƣa ra từ phép phân tích; Kết quả này cho thấy, tính hội
tụ của các biến quan sát trong một thang đo khảo sát là đảm bảo, các nhân tố đƣợc đƣa ra từ lý
thuyết cũng thể hiện sự phù hợp cao với dữ liệu khảo sát thực tế thông qua hệ số phƣơng sai
trích đạt mức cao. Do đó thang đo đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết đã thể hiện đƣợc độ tin
cậy và chính xác.
4.3.2. Kết quả phân tích EFA nhóm các nhân tố ảnh hưởng
Bƣớc phân tích nhân tố khám phá (EFA) tuân thủ theo các chỉ tiêu mà tác giả đã trình
bày trong phần phƣơng pháp nghiên cứu.
91
Bảng 3. Kết quả kiểm định phân tích nhân tố
Hệ số Giá trị
KMO 0,842
Sig 0,000
Tổng phƣơng sai trích 74,423
Eigenvalues 1,949
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số KMO = 0,842 > 0,5, giá trị Sig = 0,000 < 0,05, do đó
kết quả phân tích nhân tố đảm bảo đƣợc độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê. Giá trị tổng
phƣơng sai trích bằng 74,423, lớn hơn 50%, cho thấy các nhân tố đƣợc phân tích từ phép phân
tích có thể biểu diễn đƣợc 74,42% dữ liệu thu đƣợc từ kết quả khảo sát, đây là một tỷ lệ cao,
thể hiện đƣợc sự hội tụ ở mức cao của các nhân tố. Giá trị Eigenvalues của nhân tố thứ ba là
1,949 > 1, cho thấy có ba nhân tố đƣợc đƣa ra từ phép phân tích.
4.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố
Kết quả phân tích tƣơng quan cho thấy sự tƣơng quan có ý nghĩa thống kê ở mức cao
của mối tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Các hệ số tƣơng quan
có dấu dƣơng, cho thấy mối tƣơng quan là đồng biến. Trong đó nhóm các nhân tố ảnh hƣởng
thì nhân tố AH2 có hệ số tƣơng quan lớn nhất với giá trị 0,641, tiếp theo là hệ số của nhân tố
AH3 với hệ số 0,443 và thấp nhất là AH1 với hệ số 0,352. Nhóm các nhân tố biểu diễn, hệ số
tƣơng quan của nhân tố HQ là cao nhất với giá trị 0,426, tiếp theo là nhân tố BV với giá trị
0,413, hai nhân tố PH và HS có hệ số 0,32, thấp nhất là nhân tố TD với hệ số 0,251. Giữa các
biến độc lập trong từng mô hình, hệ số tƣơng quan bằng 0 thể hiện sự không tƣơng quan giữa
các nhân tố đã đƣợc chuẩn hóa từ phép phân tích nhân tố.
Bảng 4. Phân tích tƣơng quan
Nhân tố Hệ số AH3 AH2 AH1 BV HS HQ PH TD HieuQua
AH3
Hệ số Pearson 1 ,000 ,000 ,110 -,066 ,112 ,270** -,018 ,443**
Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 ,151 ,390 ,146 ,000 ,812 ,000
AH2
Hệ số Pearson ,000 1 ,000 ,283** ,235** ,191* ,185* ,223** ,641**
Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 ,000 ,002 ,012 ,016 ,003 ,000
AH1
Hệ số Pearson ,000 ,000 1 ,051 ,111 ,180* ,080 ,051 ,352**
Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 ,512 ,149 ,018 ,297 ,508 ,000
BV
Hệ số Pearson ,110 ,283** ,051 1 ,000 ,000 ,000 ,000 ,413**
Sig. (2-tailed) ,151 ,000 ,512 1,000 1,000 1,000 1,000 ,000
HS
Hệ số Pearson -,066 ,235** ,111 ,000 1 ,000 ,000 ,000 ,321**
Sig. (2-tailed) ,390 ,002 ,149 1,000 1,000 1,000 1,000 ,000
92
HQ
Hệ số Pearson ,112 ,191* ,180* ,000 ,000 1 ,000 ,000 ,426**
Sig. (2-tailed) ,146 ,012 ,018 1,000 1,000 1,000 1,000 ,000
PH
Hệ số Pearson ,270** ,185* ,080 ,000 ,000 ,000 1 ,000 ,328**
Sig. (2-tailed) ,000 ,016 ,297 1,000 1,000 1,000 1,000 ,000
TD
Hệ số Pearson -,018 ,223** ,051 ,000 ,000 ,000 ,000 1 ,251**
Sig. (2-tailed) ,812 ,003 ,508 1,000 1,000 1,000 1,000 ,001
HieuQua
Hệ số Pearson ,443** ,641** ,352** ,413** ,321** ,426** ,328** ,251** 1
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,001
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
4.5. Kết quả phân tích hồi quy giữa yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA
Biến phụ thuộc đƣợc sử dụng đƣợc xác định bằng điểm trung bình của các câu hỏi đánh
giá cho 05 nhóm chỉ tiêu thể hiện sự hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc. Giá trị của
nhân tố phụ thuộc xác định theo phƣơng pháp này sẽ đƣợc phần mềm tính toán thông qua
phƣơng pháp mã hóa lại biến. Qua đó, biến mã hóa lại theo giá trị trung bình của các câu hỏi
sẽ đƣợc xác định là biến phụ thuộc trong phƣơng trình hồi quy đánh giá sự ảnh hƣởng của các
yếu tố tới hiệu quả sử dụng ODA, kết quả phân tích hồi quy đƣợc biểu diễn trong bảng số liệu
và hình dƣới đây.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:
- Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,294 thể hiện rằng, có 29,4% sự biến thiên hiệu quả sử dụng
ODA đƣợc thể hiện bởi các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc đƣa ra trong mô hình nghiên cứu, tỷ lệ
này ở mức không cao, cho thấy mức độ phù hợp của dữ liệu đối với mô hình là chƣa tốt.
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng ODA
Model Summaryb
Model R Rbp Rbp hiệu chỉnh Durbin-Watson
1 0,554a 0,307 0,294 1,458
ANOVA
Sum of Squares df F Sig,
Hồi quy 6,531 3 24,474 0,000a
Phần dƣ 14,766 166
Tổng 21,298 169
Hệ số hồi quy
Chƣa hiệu chỉnh Hiệu chỉnh
Sig.
B Beta VIF
(Constant) 2,429 0
AH1 0,086 0,168 0,012 1,033
AH2 0,24 0,488 0 1,167
AH3 0,024 0,061 0,38 1,164
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
93
- Hệ số Durbin-Watson bằng 1,458 nằm trong khoảng từ 1-3, cho thấy không có hiện
tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến độc lập.
Hình 9. Biểu đồ thể hiện phân phối phần dƣ theo phƣơng pháp thứ nhất
- Hệ số F = 24,474 và Sig = 0,000 trong phân tích ANOVA cho thấy kết quả của phân
tích hồi quy là hoàn toàn đảm bảo mức độ tin cậy.
- Bảng hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê cho mỗi nhân tố đều nhỏ hơn mức tối đa
cho phép là 0,05 ngoại trừ nhân tố Ảnh hƣởng 3 có hệ số Sig = 0,38 > 0,05, do đó cần loại bỏ
nhân tố này khỏi mô hình hồi quy và tiến hành phân tích lần thứ hai.
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng ODA - lần thứ hai
Model Summaryb
Model R Rbp Rbp hiệu chỉnh Durbin-Watson
1 0,551a 0,303 0,295 1,474
ANOVA
Sum of Squares df F Sig.
Hồi quy 6,462 2 36,372 ,000a
Phần dƣ 14,835 167
Tổng 21,298 169
Hệ số hồi quy
Chƣa hiệu chỉnh Hiệu chỉnh
Sig.
B Beta VIF
(Constant) 2,491 0,000
AH1 0,082 0,159 0,015 1,012
AH2 0,251 0,51 0,000 1,012
94
Hình 10. Biểu đồ thể hiện phân phối phần dƣ – lần thứ hai
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:
- Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,295 thể hiện rằng, có 29,5% sự biến thiên hiệu quả sử dụng
ODA đƣợc thể hiện bởi các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc đƣa ra trong mô hình nghiên cứu, tỷ lệ
này ở mức không cao, cho thấy mức độ phù hợp của dữ liệu đối với mô hình là chƣa tốt.
- Hệ số Durbin-Watson bằng 1,474 nằm trong khoảng từ 1 - 3, cho thấy không có hiện
tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến độc lập.
- Hệ số F = 36,372 và Sig = 0,000 trong phân tích ANOVA cho thấy kết quả của phân
tích hồi quy là hoàn toàn đảm bảo mức độ tin cậy.
- Bảng hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê cho mỗi nhân tố đều nhỏ hơn mức tối đa
cho phép là 0,05, vì thế có thể kết luận rằng tất cả các biến độc lập trong mô hình đều có sự
tác động tới biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng ODA.
- Hệ số VIF của các biến độc lập đều có giá trị gần bằng 1, nằm trong khoảng từ 1-10,
do đó không có hiện tƣợng đa cộng tuyến
- Biểu đồ phân phối phần dƣ cho thấy, phần dƣ đạt phân phối chuẩn, với giá trị trung
bình bằng 8,82*e^-15, giá trị độ lệch chuẩn bằng 0,994.
Qua các kiểm định trên, có thể thấy rằng, các yếu tố đã thể hiện sự ảnh hƣởng tới biến
phụ thuộc là hiệu quả sử dụng ODA, với mức ý nghĩa thống kê cao. Phƣơng trình hồi quy
đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
HieuQua= 0,510*AH2+0,159*AH1
Từ kết quả thu đƣợc qua phƣơng trình hồi quy, có thể thấy trong số 02 yếu tố ảnh hƣởng
tới hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc, yếu tố ảnh hƣởng liên quan tới chất lƣợng đội
ngũ cán bộ quản lý có sự ảnh hƣởng lớn hơn, yếu tố về chính sách, văn bản và quy định trong
việc thực hiện sử dụng ODA đang thể hiện sự ảnh hƣởng thứ hai. Cuối cùng, yếu tố về điều
kiện tự nhiên, văn hóa xã hội không có ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng ODA.
95
5. Kết luận
Nghiên cứu đã khẳng định đƣợc tính phù hợp của thang đo đánh giá về hiệu quả sử dụng
ODA cũng nhƣ đánh giá về các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả này thông qua việc kiểm định dữ
liệu khảo sát. Kết quả phân tích cũng chỉ ra, có những điểm còn hạn chế về hiệu quả sử dụng
ODA, trong đó có những hạn chế nổi bật là tiến độ dự án còn chƣa đảm bảo, sự hợp tác giữa các
đơn vị hữu quan phía Việt Nam là chƣa tốt, hiệu quả đầu ra của các dự án là chƣa cao, tính bền
vững mà các dự án đóng góp cho cộng đồng ở mức khá thấp, chất lƣợng cán bộ quản lý dự án
còn nhiều hạn chế, chƣa mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động quản lý dự án ODA. Do đó khiến
cho hiệu quả của dự án giảm đi, văn bản pháp luật của Việt Nam về các dự án ODA còn thiếu
tính đồng bộ, những thay đổi chính sách thƣờng kéo theo những thay đổi lớn trong hoạt động
quản lý dự án, từ đó dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý. Những yếu tố về điều kiện tự
nhiên, xã hội cũng cho thấy là một trở ngại đối với hiệu quả của dự án ODA.
Nhƣ vậy, với kết quả nghiên cứu này, có thể thấy, những vấn đề cần phải cải thiện là
khá nhiều để có thể tăng cƣờng hiệu quả dự án ODA tại khu vực Tây Bắc. Đây chính là một
vấn đề cấp thiết, cần phải đƣợc Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, cùng ngƣời dân cùng bắt
tay để giải quyết những điểm hạn chế, tồn đọng này. Có nhƣ vậy, nguồn vốn ODA của khu
vực Tây Bắc mới có thể thể hiện hết vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội, nâng cao đời
sống ngƣời dân trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chỉ đạo Tây Bắc (2013). Báo cáo Hội nghị Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút các
dự án ODA, NGO vào vùng Tây Bắc.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013). Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác
phát triển giữa Việt Nam và các Nhà tài trợ (1993-2013). Hà Nội.
[3] Đặng Thành Cƣơng (2012). Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tu trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
vào tỉnh Nghệ An. Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
[4] Nguyễn Kim Diện (2007). Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý hành chính nhà nƣớc tỉnh
Hải Dƣơng. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Hoàng (2008). Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng nhà
ở, đất ở đô thị (ứng dụng tại Hà Nội). Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[6] Ministry of Foreign Affairs of Japan (2013). Oda Evaluation Guidelines.
[7] Nguyễn Thị Ái Liên (2011). Môi trƣờng đầu tƣ với hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[8] M.S., Garver and J.T. Mentzer (1999). Logistics Research Methods: Employing
Structural Equation Modelling to Test for Construct Validity. Journal of Business
Logistics, 20(1): 33-57.
[9] OECD (1991). Dac Principles for the Evaluation of Development Assistance.
[10] Parasurama, Berry and Zeithaml (1991). Refinement and Reassessment of the Servqual
Scale. Journal of Retailing. Winter, pp. 420 - 450.
96
[11] Lê Thế Sáu (2012). Hiệu quả dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang. Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
[12] Diengkham SENGKEOMYSAY (2013). Thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại ngân hàng
Ngoại thƣơng Lào. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân.
[13] Nguyễn Bắc Son (2005). Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức quản lý Nhà Nƣớc
đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH Nhà Nƣớc. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[14] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu khoa học marketing.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh.
[15] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Thủ tƣớng Chính phủ (2013). Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 Hà Nội.
ANALYSIS OF SOME INDIVIDUALS AFFECTING THE EFFICIENCY
OF USING ODA IN THE NORTH WESTERN REGION, VIETNAM
Nguyen Thi Lan Anh
Tay Bac University
Abstract: The study was conducted in the North West region, with the purpose of assessing the
effectiveness of ODA projects being deployed in the region and the factors that affect the effectiveness of the
project. The results of the study showed that the survey data after the test, the scale of the survey to ensure
reliability with Cronbach-alpha coefficient reaches the level of 0.7. This study also confirms the cause of
influencing factors, including policy and quality of managerial staff. The author also mentioned that the quality
of the management staff has more influence on the efficiency of ODA utilization and also the policy of the
government. Based on these findings, the author will continue to expand research to find solutions to improve
the effectiveness of ODA projects in the North West region in the coming time.
Keywords: The effectiveness of using ODA, Factors affecting the efficiency of ODA, North West region.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_2472_2135954.pdf