Phân tích lợi ích, chi phí đánh giá hàng hóa, dịch vụ môi trường

Tài liệu Phân tích lợi ích, chi phí đánh giá hàng hóa, dịch vụ môi trường: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí và quá trình ra quyết định Yếu tố thời gian, môi trường trong phương pháp phân tích lợi ích-chi phí Đánh giá hàng hóa và dịch vụ môi trường 1.1 Phân tích lợi ích-chi phí Là phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của các phương án để giúp cho việc lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh. Lợi ích (Benefit-B): Là sự gia tăng thỏa mãn nhu cầu của con người. Chi phí (cost – C): Là sự giảm hoặc không thỏa mãn nhu cầu con người. 1.1 Phân tích lợi ích-chi phí Vì sự giới hạn của các nguồn lực nên người ta phải lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh nhau khi ra các quyết định. Khi phải lựa chọn giữa các khả năng khác nhau, người ta thường chọn khả năng nào đem lại phần tăng lợi ích ròng lớn nhất. Vd: nếu 1 người thích tình trạng B hơn tình trạng A hiện tại thì lợi ích ròng khi chuyển sang B đối với người đó phải là số dương. Bb-Cb> O 1.2 Nguyên tắc ra quyết định của xã hội Lợi ích ròng đối với x...

ppt18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích lợi ích, chi phí đánh giá hàng hóa, dịch vụ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí và quá trình ra quyết định Yếu tố thời gian, môi trường trong phương pháp phân tích lợi ích-chi phí Đánh giá hàng hóa và dịch vụ môi trường 1.1 Phân tích lợi ích-chi phí Là phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của các phương án để giúp cho việc lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh. Lợi ích (Benefit-B): Là sự gia tăng thỏa mãn nhu cầu của con người. Chi phí (cost – C): Là sự giảm hoặc không thỏa mãn nhu cầu con người. 1.1 Phân tích lợi ích-chi phí Vì sự giới hạn của các nguồn lực nên người ta phải lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh nhau khi ra các quyết định. Khi phải lựa chọn giữa các khả năng khác nhau, người ta thường chọn khả năng nào đem lại phần tăng lợi ích ròng lớn nhất. Vd: nếu 1 người thích tình trạng B hơn tình trạng A hiện tại thì lợi ích ròng khi chuyển sang B đối với người đó phải là số dương. Bb-Cb> O 1.2 Nguyên tắc ra quyết định của xã hội Lợi ích ròng đối với xã hội phải bao gồm toàn bộ lợi ích và chi phí, bất kể ai gánh chịu chúng. Muốn ra 1 quyết định của xã hội, chúng ta cần phải biết mọi người ưa thích gì? vd: Xã hội có nên chuyển sang tình trạng A không? Có 3 trường hợp xảy ra 1.2 Nguyên tắc ra quyết định của xã hội Trường hợp 1: Nếu mọi người đều thích chuyển sang tình trạng A => nên chuyển sang tình trạng A Trường hợp 2: Nhiều người thích chuyển sang A, 1 số khác không bận tâm => nên chuyển sang tình trạng A Trường hợp 3: Một số người thích chuyển sang A (họ được lợi), 1 số người thích để tình trạng cũ (chuyển sang họ bị thiệt) = > so sánh thiệt hại và lợi ích của mỗi cá nhân trước khi quyết định có chuyển sang A hay không? 1.3 Giá sẵn lòng trả (Willingness to pay-WTP)-Mức sẵn lòng nhận (Willingness to accept-WTA) Đường cầu dùng để định giá lợi ích. Đường cung dùng để định giá chi phí. Trong 1 thị trường cạnh tranh cân bằng, giá cả là thước đo của lợi ích hoặc chi phí của 1 đơn vị tăng thêm. Ý thích của cá nhân về 1 mặt hàng trên thị trường được thể hiện qua sự sẵn lòng trả hay mức giá sẵn lòng trả của họ đối với mặt hàng đó. Như vậy, sự sẵn lòng trả là 1 thể hiện bằng tiền của lợi ích. 1.4 Đền bù giả định Khái niệm tối ưu Pareto? Sự cải thiện Pareto? Đền bù diễn ra trong thực tế => Cải thiện thật sự Đền bù diễn ra trong giả định => Cải thiện tiềm năng Khi ra các quyết định mang tính xã hội là ta nhằm tới 1 sự cải thiện Pareto tiềm năng. Tất cả các phương án mà lợi ích lớn hơn chi phí sẽ được thực hiện. 2.1 Phép chiết khấu Tất cả các phương án đều có dòng chi phí và dòng lợi ích theo thời gian, sự lựa chọn giữa các phương án là sự lựa chọn giữa các dòng kết quả. Để lựa chọn giữa các phương án, ta cần có cách thức nào đó để so sánh các dòng lợi ích xảy ra tại các thời điểm khác nhau. Phương pháp này gồm 2 giai đoạn: Chuyển lợi ích ròng hàng năm thành giá trị tương đương ở 1 thời điểm chung (hiện tại) Cộng các giá trị tương đương này lại với nhau để có 1 tổng giá trị của cả phương án. 2.1 Phép chiết khấu Chiết khấu: Quá trình chuyển đổi lợi ích ròng hàng năm thành giá trị tương đương ở hiện tại. Hiện giá: Giá trị đã được chiết khấu Hiện giá ròng: Tổng của những lợi ích ròng hàng năm đã được chiết khấu của 1 phương án. NPV = Bpv – Cpv = Bt-Ct/(1+r)t Bt: Lợi ích tại năm thứ t r: Suất chiết khấu (lãi suất) Ct: Chi phí tại năm thứ t t: Thời gian chiết khấu NPV>0: Dự án được chấp nhận NPV<0: Dự án không được chấp nhận 2.2 Quy luật lợi ích-chi phí và yếu tố thời gian Để nhấn mạnh lợi ích và chi phí về mơi trường, người ta thường tách chúng thành 1 số hằng số riêng, ký hiệu E Et = BEt – Cet 2.3 Ảnh hưởng của phép chiết khấu đến môi trường: 3 Một rủi ro về môi trường có thể xảy ra trong tương lai xa, phép chiết khấu làm cho hiện giá của những thiệt hại này nhỏ hơn mức tàn phá thật sự. 1 dự án mang đến lợi ích sau 1 khoảng thời gian dài, phép chiết khấu sẽ làm giảm thấp giá trị của các dự án này, vì thế dự án khó được chấp nhận. Suất chiết khấu cao khiến cho các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, có xu hướng bị khai thác quá mức trong hiện tại. 3.1 Đặc điểm của hàng hóa và dịch vụ môi trường - Hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường và khó xác định rõ giá trị thực cũng như tầm qua trọng của chúng. - Đối với hàng hóa dịch vụ không có giá thị trường, cần phải xác định 1 giá sẵn lòng trả về chúng. Vd: Dịch vụ tham quan khu du lịch - Tổng giá sẵn lòng trả bằng với tổng thặng dư tiêu dùng. 3.2 Tổng giá trị kinh tế (TEV-Total economic value) Các nhà kinh tế phân biệt giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng của 1 tài sản môi trường. Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị nhiệm ý. Giá trị không sử dụng: Giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại. TEV = Giá trị sử dụng + Giá trị không sử dụng Vd: Tổng giá trị kinh tế của 1 khu rừng 3.3 Một số phương pháp xác định giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ môi trường 2 phương pháp cơ bản: Đánh giá thông qua đường cầu: Xác định được đường cầu, đo lường phúc lợi. Đánh giá không thông qua đường cầu: Không đo lường phúc lợi thực tế, chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách. Có 2 cách xác định giá trị đường cầu: Cách 1: Đo lường nhu cầu bằng cách xem xét sự lựa chọn của mỗi cá nhân nói ra về các hàng hóa môi trường (phỏng vấn, lấy ý kiến) Cách 2: Khám phá nhu cầu bằng cách, xem xét việc mua sắm các hàng hóa có giá thị trường của cá nhân, mà các hàng hóa này thường được sử dụng kèm với các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Có 3 p.p chính: - P. p chi phí du hành ( TCM-Travel Cost method): Dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. - P. p đánh giá theo hưởng thụ ( HPM- Hedonic Pricing Method): Dùng để định giá tính chất môi trường như cảnh quan, chất lượng không khí, đất, nước… P. p đánh giá ngẫu nhiên (CVM-Contingent Valuation Method): Các bước tiến hành: - Xác định lợi ích phải định giá - Thu thập dữ liệu - Xác định vùng xuất phát - Tỷ lệ tham quan của từng vùng - Đề ra những giả định cần thiết - Mô phỏng số lần đi tham quan ứng với 1 mức giá cụ thể. Các bước tiến hành: - Hỏi thẳng từng người xem họ sẵn lòng trả bao nhiêu về 1 hàng hóa nào đó. - Tính toán giá sẵn lòng trả (WTP) trung bình - Ước tính được tổng giá trị của hàng hóa này. Có 3 p.p chính: - P. p đáp ứng liều lượng: Sử dụng giá thị trường hoặc giá ẩn để đánh giá các thiệt hại do suy thoái môi trường gây ra. - P. p chi phí thay thế: Ước lượng giá trị của một lợi ích hiện hành từ các chi phí thay thế nó. - P. p chi phí cơ hội: Không đánh giá lợi ích trực tiếp của môi trường, mà tính chi phí cơ hội của việc bảo tồn là thu nhập mất đi của phương án phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH­CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG.ppt
Tài liệu liên quan