Phân tích kinh tế dự án

Tài liệu Phân tích kinh tế dự án: Chương 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN Chương này gồm các phần: giới thiệu mục tiêu phân tích kinh tế, xây dựng hệ số chuyển đổi giá để tính giá kinh tế của nhập lượng và xuất lượng từ giá tài chánh, tính ngân lưu kinh tế của dự án và sau cùng là phân tích kết quả phân tích kinh tế. 6.1 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ Mục tiêu của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không. Về thực chất, phân tích kinh tế có cùng bản chất như phân tích tài chánh. Hai phương pháp phân tích này chỉ khác nhau ở chỗ trong thẩm định kinh tế, chi phí và lợi ích của dự án được tính theo quan điểm của toàn bộ quốc gia trong khi phân tích tài chánh chỉ tính tới các chi phí và lợi ích liên quan tới nhà đầu tư hay chủ dự án. Một dự án có thể không khả thi về...

doc6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kinh tế dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN Chương này gồm các phần: giới thiệu mục tiêu phân tích kinh tế, xây dựng hệ số chuyển đổi giá để tính giá kinh tế của nhập lượng và xuất lượng từ giá tài chánh, tính ngân lưu kinh tế của dự án và sau cùng là phân tích kết quả phân tích kinh tế. 6.1 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH KINH TẾ Mục tiêu của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không. Về thực chất, phân tích kinh tế có cùng bản chất như phân tích tài chánh. Hai phương pháp phân tích này chỉ khác nhau ở chỗ trong thẩm định kinh tế, chi phí và lợi ích của dự án được tính theo quan điểm của toàn bộ quốc gia trong khi phân tích tài chánh chỉ tính tới các chi phí và lợi ích liên quan tới nhà đầu tư hay chủ dự án. Một dự án có thể không khả thi về mặt tài chánh, ví dụ như các dự án công cộng, dự án cải thiện giao thông, nhưng những dự án này mang lại những lợi ích kinh tế lớn cho quốc gia và ngược lại có những dự án khả thi về mặt tài chánh nhưng lại không khả thi về mặt kinh tế. Do vậy, trong thẩm định dự án, dự án cần phải đánh giá về cả hai mặt là tài chánh và kinh tế. 6.2 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI GIÁ Để tính được giá kinh tế của các nhập lượng và xuất lượng của dự án từ giá tài chánh, trước tiên chúng ta phải xác định các hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng và xuất lượng này. Nhập lượng và xuất lượng của dự án được phân thành hai loại: hàng ngoại thương và hàng phi ngoại thương. Hàng ngoại thương bao gồm hàng nhập khẩu, hàng có thể nhập khẩu, hàng xuất khẩu, hàng có thể xuất khẩu và hàng có tiềm năng ngoại thương. Hàng phi ngoại thương là hàng không được mua bán trên thị trường quốc tế như điện, nước, dịch vụ công cộng… Trong phần này chúng ta sẽ tính hệ số chuyển đổi giá cho hàng ngoại thương và hàng phi ngoại thương, và sau đó tổng hợp các hệ số chuyển đổi này để tính chi phí và lợi ích kinh tế ở phần sau. 6.2.1 Xác định hệ số chuyển đổi giá của hàng ngoại thương Trong mục này chúng ta sẽ tính các thông số cơ bản như tỉ giá hối đoái kinh tế, phần bù đắp trao đổi ngoại tệ và sau đó áp dụng các hệ số này để tìm hệ số chuyển đổi giá cho hàng ngoại thương. 6.2.1.1 Xác định các thông số cơ bản Như đã trình bày ở phần lý thuyết, để tính hệ số chuyển đổi của nhập lượng ngoại thương theo mô hình bảng 6 cột từ giá tài chánh, chúng ta cần phải xác định các thông số sau: - Hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng ngoại thương tại cảng. - Tỉ giá hối đoái kinh tế - Phần bù đắp trao đổi ngoại tệ (FEP) a. Hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng ngoại thương tại cảng: Đối với hàng ngoại thương, giá trị kinh tế chưa điều chỉnh được xác định hoàn toàn bởi chi phí tài nguyên để sản xuất ra mặt hàng đó và được xác định bằng giá cung của nó. Vậy giá kinh tế chưa điều chỉnh tại cảng của nhập lượng ngoại thương bằng với giá CIF của mặt hàng đó. Từ đó chúng ta tính được hệ số chuyển đổi giá chưa điều chỉnh phần bù đắp trao đổi ngoại tệ của các nhập lượng ngoại thương tại cảng: Giá kinh tế chưa điều chỉnh theo FEP CIF CFunadj = = = 1 Giá tài chánh CIF b. Tính tỉ giá hối đoái kinh tế: Như đã trình bày ở chương tổng quan lý thuyết, giá kinh tế của ngoại tệ được tính theo công thức: Ee = Wex (1+K)(1-tex) + WimEm(1 +tim) Trong phần này chúng ta sẽ tính các hệ số tỷ trọng giá trị hàng xuất nhập khẩu Wex và Wim, thuế suất xuất nhập khẩu trung bình tex và tim trong phương trình trên để tìm giá kinh tế của ngoại tệ. Tính tỷ trọng Wex và Wim: Tỷ trọng Wex và Wim được tính từ số liệu thống kê của kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 1990-2002, được trình bày ở bảng 6.1 Bảng 6.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam (triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK 1990 2404 2752.4 5156.4 1991 2087.1 2338.1 4425.2 1992 2580.7 2540.7 5121.4 1993 2985.2 3924 6909.2 1994 4054.3 5825.8 9880.1 1995 5448.9 8155.4 13604.3 1996 7255.9 11143.6 18399.5 1997 9185 11592.3 20777.3 1998 9361 11495 20856 1999 11523 11636 23159 2000 14308 15200 29508 2001 15100 16000 31100 2002 16530 19300 35830 Tổng 102823.1 121903.3 224726.4 W 0.46 0.54 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt nam – Năm 2003) Hệ số K và giá thị trường của ngoại tệ: Chính phủ Việt nam hiện tại không có chính sách trợ giá cho những loại hàng của dự án dùng để xuất khẩu nên K bằng 0. Vào thời điểm cuối tháng 12/2002 giá thị trường của đồng đô la so với đồng Việt nam là 15368 VNĐ/USD. Hệ số tex và tim: Hệ số tex và tim là tỉ số giữa tổng tiền thuế xuất khẩu và nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Trong luận văn này, hệ số tex và tim là hệ số tex và tim đã được tính cho năm 1999 từ luận văn tốt nghiệp “Phân tích tính khả thi dự án xây dựng mạng thông tin di động cho Saigon Postel Corporation” của tác giả Đoàn Minh Lệnh – tháng 01/2001. Chúng tôi chọn các hệ số này vì các lý do: Không thu thập được số liệu về thu thuế xuất nhập khẩu năm 2002. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong năm 2002 thuế suất xuất nhập khẩu hầu như không thay đổi so với năm 1999. Các hệ số đã được tính cho năm 1999 là: tex = 0.93% tim = 12.88% Tính giá kinh tế của ngoại tệ: Từ các hệ số vừa tính ở trên, chúng ta có thể tính giá kinh tế của ngoại tệ: Ee = Wex (1+K)(1-tex) + WimEm(1+tim) = 0.46*15368*(1-0.0093) + 0.55*15368*(1+0.1288) = 16545 VNĐ/USD c. Phần bù đắp trao đổi ngoại tệ FEP: Từ giá kinh tế và giá thị trường của ngoại tệ, chúng ta tính được FEP. FEP(%) = (Ee/ Em – 1)*100% = (16545/15368 – 1) *100% = 7.66% Phần bù đắp của giá kinh tế của ngoại tệ so với giá thị trường cho biết lợi ích của nền kinh tế được tăng thêm ứng với mỗi đơn vị ngoại tệ thu được. 6.2.1.2 Hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng là hàng ngoại thương Từ các hệ số CFunadj và FEP vừa tính ở phần trên, chúng ta tính được hệ số chuyển đổi giá của các nhập lượng là hàng ngoại thương. Trong tổng trị giá đầu tư của dự án, chỉ có hạn mục thiết bị là có sử dụng đến ngoại tệ. Tất cả hạng mục khác như: xây dựng nhà xưởng, dịch vụ, nguyên phụ liệu … đều sử dụng nội tệ. Vậy, việc xác định hệ số chuyển đổi giá của nhập lượng là hàng ngoại thương trong dự án chính là đi xác định hệ số chuyển đổi giá cho thiết bị vì các hạng mục khác đều có CF bằng 1. Hệ số chuyển đổi giá cho thiết bị: Trong phần mô tả dự án ở Chương 4, các thiết bị được sử dụng trong dự án bao gồm: Thiết bị sản xuất chính, dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị văn phòng. Các thiết bị này một phần phải nhập ngoại và một phần được sản xuất trong nước. Tổng giá trị đầu tư cho thiết bị là VNĐ 2.263.217.000 (tương đương với USD147.268), trong đó trị giá nhập khẩu là VNĐ 932.900.000 chiếm 44,22%. Aùp dụng mô hình bảng 6 cột chúng ta tính được hệ số chuyển đổi giá cho thiết bị. Chi tiết tính toán được trình bày ở bảng 6.2. Bảng 6.2: Hệ số chuyển đổi giá cho thiết bị FV CF unadj EV unadj %T FEP EVadj CIF 147268 1 147268 44,22% 4343.6 151611.6 Thuế nhập khẩu 0 0 0 0% 0 0 VAT 0 0 0 0% 0 0 Tổng 147268 151611.6 CF 1.0295

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan Tich Kinh Te - Part 1.doc
Tài liệu liên quan