Phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ tỉnh Thái Nguyên: Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 21 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ CỦA NÔNG HỘ TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Thị Minh Hà1*, Nguyễn Hữu Thọ1, Lê Thị Hoa Sen2 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Huế TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè và sản phẩm từ cây chè đã thực sự trở thành sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Cây chè được trồng ở tất cả các huyện, thành trong tỉnh và chủ yếu sản xuất ở qui mô nông hộ. Trong những năm qua sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên có những thay đổi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và cơ cấu giống. Nghiên cứu này cập nhật những thông tin về thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên và đưa ra kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ bằng các phương pháp phân tích tài chính. Từ khoá: Thực trạng sản xuất, nông ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 21 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ CỦA NÔNG HỘ TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Thị Minh Hà1*, Nguyễn Hữu Thọ1, Lê Thị Hoa Sen2 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Huế TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè và sản phẩm từ cây chè đã thực sự trở thành sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Cây chè được trồng ở tất cả các huyện, thành trong tỉnh và chủ yếu sản xuất ở qui mô nông hộ. Trong những năm qua sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên có những thay đổi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và cơ cấu giống. Nghiên cứu này cập nhật những thông tin về thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên và đưa ra kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ bằng các phương pháp phân tích tài chính. Từ khoá: Thực trạng sản xuất, nông hộ, hiệu quả kinh tế, cây chè, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Để phát triển sản xuất chè, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện nhiều đề án: Đề án “Phát triển sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010” ; Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”; Đề án “Chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè giai đoạn 2016-2020”; Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020” [4]. Đến nay diện tích, năng suất và sản lượng chè đã tăng lên đáng kể. Sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên chủ yếu qui mô nông hộ với hơn 66 nghìn hộ sản xuất. Trong sản xuất mục tiêu của các nông hộ là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Thông thường người sản xuất luôn mong muốn tăng thêm sản lượng sản phẩm đầu ra trong điều kiện nguồn lực sản xuất tiết kiệm nhất. Như vậy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất là sự tối đa hóa kết quả sản xuất và tối thiểu hóa chi phí [3]. Chè là cây công nghiệp dài ngày, mức đầu tư chi phí và thu nhập khác nhau qua từng năm. Chu kỳ sản xuất của cây chè gắn liền với chu kỳ sống của nó. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế cây * Email: minhhatuaf@yahoo.com chè không chỉ xem xét trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và gắn với phát triển bền vững. Những thông tin về thực trạng sản xuất chè và kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cây chè với các chỉ tiêu tài chính cụ thể sẽ là những căn cứ khoa học góp phần định hướng phát triển sản xuất chè cho các nông hộ nói riêng và ngành chè tỉnh Thái Nguyên nói chung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc phân tích thực trạng sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ các tài liệu, các báo cáo của các Sở, Ban, Ngành có liên quan. Số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập tại các xã: Minh Tiến, Quân Chu, Tân Linh thuộc huyện Đại Từ và các xã: Minh Lập, Văn Hán thuộc huyện Đồng Hỷ. Tổng cộng có 150 hộ đã tham gia phỏng vấn, 7 cuộc họp nhóm đã được thực hiện, và 20 người am hiểu tại địa phương đã tham gia cung cấp thông tin. Các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu phản ánh cập nhật tình hình sản xuất chè bao gồm: Diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên năm 2017. Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 22 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế cây chè: 1) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phương pháp hạch toán hàng năm bao gồm: Tổng giá trị sản xuất thu được (GO); Chi phí trung gian (IC); Thu nhập hỗn hợp (MI); 2) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư dài hạn bao gồm: Giá trị hiện tại ròng (NPV); Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR); Tỷ suất thu nhập/chi phí (BCR). Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích bằng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp hạch toán tài chính (hạch toán hàng năm và phân tích đầu tư dài hạn). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực trạng phát triển sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên Diện tích, năng suất, sản lượng Năm 2017, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 21,59 nghìn ha chè, trong đó 19,65 nghìn ha đang trong quá trình thu hoạch với năng suất bình quân đạt 113,90 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 223,78 nghìn tấn, tăng 1,07% so với năm 2016. Diện tích chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap là 942 ha, tăng 1,28% so với năm 2016 (Bảng 1). Giống chè và cơ cấu giống chè Chè được trồng nhiều ở Thái Nguyên hiện nay đa phần là các giống chè mới chất lượng cao, nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Các giống chè được trồng nhiều nhất là: LDP1 (49,7%); Kim Tuyên (7,97%); TRI 777 (4,96%); Phúc Vân Tiên (6,39%). Cơ cấu giống chè cải thiện theo hướng giảm dần diện tích chè Trung du, tăng diện tích chè Cành. Năm 2017, diện tích chè Cành là 15,33 nghìn ha (chiếm 71% tổng diện tích), tăng hơn gấp đôi với năm 2010. Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần làm tăng giá trị sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên (Bảng 2). Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2017/2016 (%) 1. Tổng diện tích 1000 ha 21,15 21,37 21,59 1,01 1.1. Diện tích chè KD 1000 ha 17,94 18,68 19,65 1,05 1.2. Diện tích chè VietGAP Ha 633,80 735,00 942,00 1,28 2. Năng suất bình quân Tạ/ha 115,13 111,70 113,90 1,01 3. Sản lượng búp /năm 1000 tấn 206,54 208,65 223,78 1,07 (Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2017)[4] Bảng 2. Diện tích trồng chè phân bổ theo giống ĐVT: Diện tích (1000ha); Tỷ lệ (%) STT Giống chè Năm 2010 Năm 2016 Năm 2017 Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ 1 Chè Trung du 11,56 65,46 7,90 36,97 6,26 29,00 2 Chè Cành 6,10 34,54 13,47 63,03 15,33 71,00 2.1 LDP1 3,18 18,01 6,46 30,23 10,73 49,70 2.2 TRI 777 0,86 4,87 2,55 11,93 1,07 4,96 2.3 Phúc vân Tiên 0,79 4,47 1,42 6,64 1,38 6,39 2.4 Kim Tuyên 0,19 1,08 1,37 6,41 1,72 7,97 2.5 Keo Am Tích 0,43 2,43 1,15 5,38 0,17 0,79 2.6 Giống khác 0,65 3,68 0,52 2,43 0,26 1,20 Tổng cộng 17,66 100 21,37 100 21,59 100 (Nguồn: Dự án chè tỉnh Thái Nguyên, 2017)[1] Chế biến và tiêu thụ Chè Thái Nguyên phần lớn chế biến bằng phương pháp bán công nghiệp với dây chuyền nhỏ, chế biến công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2017, sản lượng chè chế biến các loại ước đạt 44.489 tấn [2]. Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 23 Chè Thái Nguyên tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, chiếm khoảng 79% tổng sản lượng. Sản lượng chè chế biến được xuất khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 21% (hình 1). Hình 1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Dự án chè tỉnh Thái Nguyên, 2017)[1] Hiệu quả kinh tế cây chè Hiệu quả kinh tế cây chè theo phương pháp hạch toán hàng năm Bảng 3. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm (tính bình quân 1ha) Đơn vị tính: nghìn đồng Chè Trung du Năm NS (tấn) GO IC MI TC P 4 3.50 62,982.36 20,404.09 35,946.48 71,389.81 -8,407.45 5 5.25 94,473.54 20,459.08 67,382.68 76,943.26 17,530.28 6 6.91 124,465.14 28,636.79 89,196.57 95,118.17 29,346.97 7 8.33 149,958.00 20,644.02 122,682.19 95,623.02 54,334.98 8-20 10.00 179,949.60 25,941.23 147,376.58 110,917.43 69,032.17 21-25 8.05 144,959.40 22,747.77 115,579.85 96,060.57 48,898.83 26-30 5.80 104,470.74 17,112.65 80,726.30 76,929.23 27,541.51 Chè Cành 3 5.03 100,527.40 62,802.42 55,777.47 102,021.55 -1,494.15 4 7.03 140,516.20 74,367.06 109,068.81 100,715.64 39,800.56 5 10.02 200,499.40 91,714.02 168,872.06 118,890.55 81,608.85 6 10.61 212,162.80 95,087.04 166,476.62 136,448.41 75,714.39 7 10.83 216,606.00 96,372.00 184,930.34 123,770.85 92,835.15 8 11.11 222,160.00 97,978.20 190,467.68 125,453.72 96,706.28 9 11.72 234,378.80 101,511.84 202,649.82 129,156.01 105,222.79 10 12.22 244,376.00 104,403.00 198,593.18 146,209.01 98,166.99 11-15 13.02 260,482.60 109,060.98 226,935.51 138,805.26 121,677.34 16 11.66 233,268.00 101,190.60 187,518.51 142,843.29 90,424.71 17 10.00 199,944.00 91,553.40 168,318.33 118,722.27 81,221.73 18 8.89 177,728.00 83,522.40 146,185.64 110,307.96 67,420.04 19 7.91 158,289.00 70,676.04 126,788.29 97,269.94 61,019.06 20 6.44 128,852.80 70,994.04 97,440.40 97,181.63 31,671.17 21-25 6.30 126,075.80 70,190.94 94,671.73 96,340.20 29,735.60 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 2017) Kết quả bảng 3 cho thấy năng suất chè thường phụ thuộc vào tuổi cây. Chè Trung du năng suất cao và ổn định trong khoảng thời gian từ năm thứ 8 đến năm thứ 20 (trung bình 10 tấn/ha/năm), sau đó năng suất giảm dần theo năm và từ năm thứ 25 trở đi năng suất giảm xuống còn khoảng 5,8 tấn/ha/năm. Chè Cành thời gian cho năng suất cao nhanh hơn, đến năm thứ 4 đã cho năng suất 10,2 tấn/ha/năm. Năm cho năng suất cao nhất là năm thứ 11 đến năm thứ 16. Trung bình năng suất thời gian này là 13,02 tấn/ha/ năm, sau đó năng suất bắt đầu giảm dần. Từ năm thứ 20 trở đi năng suất chỉ còn đạt khoảng 6,3 tấn/ha/năm Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 24 (tương đương năng suất năm thứ 4) và chất lượng chè cũng giảm đi rất nhiều. Đây là thời gian chè Cành cần được trồng mới. Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của mỗi ha chè khác nhau theo độ tuổi vườn cây. Chè Trung du cho lợi nhuận từ năm thứ 5 và chè Cành cho lợi nhuận từ năm thứ 4. Lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức đầu tư lớn, để sản xuất 1ha chè với chè Trung du ở những năm lợi nhuận cao nhất (69 triệu đồng /năm) cần đầu tư khoảng 180 triệu, còn chè Cành khi đạt mức lợi nhuận 121 triệu/năm cần đầu tư lên đến 260 triệu đồng. Vì vậy nếu hộ có nguồn lực đáp ứng được thì sản xuất chè Cành mang lại lợi nhuận cao hơn chè Trung du. Hiệu quả kinh tế cây chè theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn Theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, hiệu quả kinh tế sản xuất chè được đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR. Kết quả tính toán được thể hiện qua số liệu tại bảng 4. Kết quả bảng 4 cho thấy, với mức lãi suất chiết khấu 10%: - Giá trị hiện tại ròng (NPV): Chè Trung du cho giá trị NPV = 200,382.83 nghìn đồng/ha và chè Cành cho giá trị NPV = 402.534.29 nghìn đồng/ha đều cho thấy mức chênh lệch giữa đồng vốn bỏ ra và khoản thu nhập cây chè mang lại cho các hộ là rất cao. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Chè Trung du cho giá trị IRR = 20% và chè Cành có giá trị IRR=30% cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra để đầu tư cho trồng chè là rất cao và tỷ lệ rủi ro thấp, cho thấy việc đầu tư phát triển cây chè là hoàn toàn hợp lý. - Tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR): giá trị BCR của chè Trung du là 1,24>1; của chè Cành là 1,38>1 có nghĩa tổng các khoản lợi ích của việc trồng chè mang lại cho nông hộ không những có thể bù đắp được các khoản chi phí đầu tư bỏ ra mà còn mang lại giá trị cao hơn 1,24 lần (chè Trung Du) và 1,38 lần (chè Cành) so với các khoản chi phí đó. Điều này cho thấy đầu tư sản xuất chè là hoạt động mang lại hiệu quả cao cho hộ nông dân Bảng 4. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè bằng các chỉ tiêu phân tích đầu tư dài hạn CHÈ TRUNG DU CHÈ CÀNH Năm Chi phí Lợi nhuận gia tăng Lợi nhuận thực sự Năm Chi phí Lợi nhuận gia tăng Lợi nhuận thực sự 1 83,301.7 0 -83,301.7 1 115,175.1 0 -115,175.1 2 47,596.9 0 -47,596.9 2 81,745.0 27,770.0 -53,975.0 3 68,054.9 37,489.5 -30,565.4 3 102,021.5 100,527.4 -1,494.1 4 71,389.8 62,982.7 -8,407.5 4 100,715.6 140,516.2 39,800.6 5 76,943.3 94,473.5 17,530.3 5 118,890.6 200,499.4 81,608.8 6 95,118.2 124,465.1 29,347.0 6 136,448.4 212,162.8 75,714.4 7 95,623.0 14,9958.0 54,335.0 7 123,770.9 216,606.0 92,835.1 8-20 110,917.4 17,9949.6 69,032.2 8 125,453.7 222,160.0 96,706.3 21-25 96,060.6 14,4959.4 48,898.8 9 96,340.2 126,075.8 29,735.6 26-30 76,929.2 10,4470.74 27,541.5 10 146,209.0 244,376.0 98,167.0 - - - 11-15 138,805.3 260,482.6 121,677.3 - - - 16-17 142,843.3 233,268.0 90,424.7 - - - 18 110,308.0 177,728.0 67,420.0 - - - 19 97,269.9 158,289.0 61,019.1 - - - 20 97,181.6 128,852.8 31,671.2 - - - 21-25 96,340.2 126,075.8 29,735.6 r 10% IRR 20 % 30 % NPV 200,382.83 nghìn đồng/ha 402.534.29 nghìn đồng/ha BCR 1,24 lần 1,38 lần (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra, 2017) Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 25 KẾT LUẬN 1. Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 21,59 nghìn ha chè, trong đo diện tích chè Cành chiếm 71% và diện tích chè Trung du chiếm 29%. Với hớn 18,7 nghìn chè đang trong quá ttrình thu hoạch (chiếm 87,7%), năng suất bình quân đạt 113,90 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt đạt trên 233 nghìn tấn. Các sản phẩm chè Thái Nguyên 79% tiêu thụ nội địa, 21% xuất khẩu tương đương 2,9 nghìn tấn, giá trị đạt trên 5,3 triệu USD. 2. Kết quả phân tích tài chính cho thấy: - Đối với chè Trung du: Bình quân mỗi ha thu nhập hỗn hợp là 135 triệu đồng/năm. Các chỉ tiêu tài chính: NPV = 200,382 triệu đồng/ha; IRR = 20% và BCR = 1,24 lần. - Đối với chè Cành: Bình quân mỗi ha mức thu nhập hỗn hợp là 177 triệu đồng/năm. Các chỉ tiêu tài chính: NPV = 402,534 triệu đồng/ha; IRR = 30% và BCR = 1,38 lần. Với kết quả này có thể khẳng định rằng trồng chè Cành hay chè Trung du đều có khả năng sinh lời rất lớn và tỉ lệ rủi ro thấp. Để sản xuất chè đạt hiệu quả kinh tế cao, nông hộ cần lưu ý: Chè Cành phù hợp với địa hình canh tác có độ dốc thấp và đòi hỏi nguồn lực tốt còn chè Trung du thích hợp với địa hình canh tác đa dạng hơn và mức đầu tư thấp hơn chè Cành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lí dự án chè tỉnh Thái Nguyên (2018), Báo cáo tình hình sản xuất chè năm 2017 và kế hoạch phát triển năm 2018. 2. Cục Thống kê Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017. 3. Samuelson Paul A. (2002), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà nội. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2018. 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020. SUMMARY ANALYSIS OF ECONOMIC EFFICIENCY OF HOUSEHOLD’S TEA PLANTS IN THAI NGUYEN PROVINCE Bui Thi Minh Ha 1* , Nguyen Huu Tho 1, Lê Thị Hoa Sen2 1 University of Agriculture and Forestry - TNU; 2University of Agriculture and Forestry – Hue University Thai Nguyen, one of the provinces in the Midland and Northern Mountain region has the favorable weather condition and land for growing tea. As a result, all the products from tea has become specific and particular in Thai Nguyen. Tea is planted in all districts and towns in the province and is mainly produced on household scale. In recent years, the tea production in Thai Nguyen has changed in terms of area, productivity, quality and breed structure. This study updates information on the status of tea production in Thai Nguyen province and the analysis results of economic efficiency of household’s tea plants by financial analysis methods. Key words: Status of production, household, economic efficiency, tea, Thai Nguyen Ngày nhận bài: 20/8/2018; Ngày phản biện: 31/8/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Email: minhhatuaf@yahoo.com 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf306_488_1_pb_5849_2127082.pdf
Tài liệu liên quan