Tài liệu Phân tích độ tin cậy trong tính toán kết cấu vỏ hầm với các mô hình nền khác nhau: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 19
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU
VỎ HẦM VỚI CÁC MÔ HÌNH NỀN KHÁC NHAU
ĐỖ NHẬT TÂN*, ĐỖ NHƢ TRÁNG**
Analysis calculated reliability in structural tunnel’s lining with different
backgrounds.
Abstract: There are two methods often used for tunnel design that is
considered through the typical background wallpaper coefficient K
(Wincle local deformation) and deformation entire (selling space plane or
sell elastic deformation) . This paper will focus on analyzing the reliability
of the structural lining in two models mentioned above background and
perform a selection of shell thickness on reliability.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ *
Trong thiết kế hầm theo công nghệ Mỏ
truyền thống, sơ đồ tính toán kết cấu vỏ hầm
thƣờng đƣợc chọn theo sơ đồ vành nền không
có nền trên nóc (bedded ring model, crown
without bedding”. Có hai phƣơng pháp thƣờng
đƣợc áp dụng cho thiết kế [5], [6] là xem nền
qua đặc trƣng hệ số nền K (nền biến dạng cục
b...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích độ tin cậy trong tính toán kết cấu vỏ hầm với các mô hình nền khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 19
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU
VỎ HẦM VỚI CÁC MÔ HÌNH NỀN KHÁC NHAU
ĐỖ NHẬT TÂN*, ĐỖ NHƢ TRÁNG**
Analysis calculated reliability in structural tunnel’s lining with different
backgrounds.
Abstract: There are two methods often used for tunnel design that is
considered through the typical background wallpaper coefficient K
(Wincle local deformation) and deformation entire (selling space plane or
sell elastic deformation) . This paper will focus on analyzing the reliability
of the structural lining in two models mentioned above background and
perform a selection of shell thickness on reliability.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ *
Trong thiết kế hầm theo công nghệ Mỏ
truyền thống, sơ đồ tính toán kết cấu vỏ hầm
thƣờng đƣợc chọn theo sơ đồ vành nền không
có nền trên nóc (bedded ring model, crown
without bedding”. Có hai phƣơng pháp thƣờng
đƣợc áp dụng cho thiết kế [5], [6] là xem nền
qua đặc trƣng hệ số nền K (nền biến dạng cục
bộ Wincle) và nền biến dạng toàn bộ (bán mặt
phẳng hay bán không gian biến dạng đàn hồi).
Chƣa có căn cứ khoa học nào chỉ dẫn việc lựa
chọn mô hình nền cho công tác phân tích kết
cấu, ngoài một số khuyến cáo đơn giản. Trong
[5] việc sử dụng mô hình nền bán mặt phẳng
đàn hồi đƣợc khuyến cáo cho những trƣờng hợp
hầm xem nhƣ đặt sâu tức là có hình thành vòm
áp lực, trong các trƣờng hợp khác đất đá yếu
hay hầm đặt nông thì sử dụng mô hình hệ số nền
K. Theo [4] việc hình thành vòm áp lực không
chỉ phụ thuộc vào loại đất đá, mà còn phụ thuộc
nhiều vào chiều sâu đặt hầm, ngay cả khi đất đá
* Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định,
Quốc lộ 10, phường Lộc Vượng, TP Nam Định
DĐ: 0912 283 376
**
Học viện Kỹ thuật Quân sự,
100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,
DĐ: 0903 225 054
thuộc nhóm rất yếu (fKC < 0.8 hay RMR < 20),
nếu chiều sâu đặt hầm đủ lớn, vẫn có thể xem
nhƣ là đặt sâu. Để có thể đánh giá đƣợc các
phƣơng pháp thiết kế với các mô hình nền khác
nhau, bài báo này sẽ tập trung phân tích độ tin
cậy của kết cấu vỏ hầm phân tích theo hai mô
hình nền nêu trên và thực hiện một số lựa chọn
chiều dầy vỏ theo độ tin cậy.
2. MÔ HÌNH TÍNH
Khi sử dụng mô hình vành nền không có nền
trên nóc đòi hỏi sau khi bóc tách đất đá phải
chống đỡ ngay. Các giả thiết cơ bản cho các mô
hình thiết kế hầm trong đất đá cứng vừa và mềm
nhƣ sau:
a. Mô hình thiết kế đã xét mặt cắt ngang theo
sơ đồ biến dạng phẳng cho cả hầm và nền là đủ.
b. Chọn áp lực đất chủ động nhƣ ứng suất
ban đầu (do đá mềm) trong môi trƣờng không bị
xáo trộn, mặc dù vẫn cho rằng khoảng 1 năm
sau đất đá mới trở lại trạng thái ban đầu, ngoại
trừ phản lực do tác động tƣơng hỗ giữa nền và
kết cấu vỏ hầm.
c. Giữa vỏ hầm và đất đá tồn tại vùng liên kết
(bám dính) do biến dạng theo phƣơng pháp
tuyến và tiếp tuyến hay chỉ theo phƣơng pháp
tuyến. Giả thiết này cho phép mô hình tuân thủ
điều kiện cân bằng cũng nhƣ điều kiện tƣơng
thích trên biên giữa đất đá và vỏ.
d. Quan hệ về biến dạng giữa đất đá và vỏ
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 20
φ
π/2
hầm thể hiện qua phản lực, mô hình liên tục tự
động thỏa mãn điều kiện này.(Tại những vị trí
không có phản lực nền các liên kết sẽ không
xuất hiện).
e. Coi ứng xử của vật liệu vỏ hầm và nền là
đàn hồi, có thể xét tới đàn hồi phi tuyến hay
dẻo, trong những trƣờng hợp này cần phải áp
dụng các phân tích số.
Hình 1. Sơ đồ vành nền không có nền trên nóc
3. PHÂN TÍCH NỘI LỰC TRONG KẾT
CẤU VỎ HẦM
Tải trọng do áp lực đất đá [1] đƣợc tính
nhƣ sau:
d vq h và
1
v
kp
a
h
f
Trong đó:
d : là trọng lƣợng thể tích đất đá (T/m
3)
hv : là chiều cao vòm áp lực (m)
a1 : là chiều rộng vòm áp lực (m)
fkp : là hệ số kiên cố.
Hai phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng cho
thiết kế [5], [6] là: xem nền đặc trƣng qua hệ số
nền K (nền biến dạng cục bộ Wincle) và nền
biến dạng toàn bộ (bán mặt phẳng hay bán
không biến dạng gian đàn hồi).
Mô hình nền thứ nhất: hệ số nền K (nền
biến dạng cục bộ Wincle).
Với kết cấu hình tròn [6] cho sơ đồ tính và hệ
cơ bản nhƣ sau:
Hình 2: Sơ đồ tính và Hệ cơ bản tính kết cấu
công trình ngầm nguyên khối hình tròn
theo mô hình nền thứ nhất.
Trong mô hình nền thứ nhất [1] phản lực nền
đƣợc tính nhƣ sau:
Trong khoảng:
4 2
aK K cos2
Trong khoảng:
2
2 2
a bK K sin K cos
Với áp lực đất đá thẳng đứng phân bố đều q
và trọng lƣợng bản thân kết cấu g cho trƣờng
hợp chiều dầy không đổi, nội lực tại góc φ bất
kỳ đƣợc tính nhƣ sau:
M = q.r.rn.[A.m + B + C.n.(1+m)] +
g.r
2
.(A1 + B1.n)
N = q. rn.[D.m + E + F.n.(1+m)] +
g.r.(C1 + D1.n)
(1)
Trong đó:
r: bán kính trục kết cấu;
rn: bán kính mép ngoài kết cấu;
r
r
m n 2 (2)
bKr
E
n
n .r
J
06416,0
1
3
(3)
b : chiều rộng tính toán của vỏ;
K: hệ số nền;
Với góc φ nhất định có thể tra các hệ số
A,B,C,D,F và G theo bảng tính sẵn.
Kδa Kδa
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 21
Mô hình nền thứ hai: nền biến dạng toàn bộ
- bán mặt phẳng đàn hồi
Với kết cấu hình tròn [5], cho sơ đồ tính và
hệ cơ bản nhƣ sau:
Hình 3: Sơ đồ tính và Hệ cơ bản tính kết cấu
công trình ngầm nguyên khối hình tròn
theo mô hình nền thứ hai.
Nội lực đƣợc tính nhƣ sau:
Mô men:
M=Mq+Mg+Me (4)
Trong khoảng: 0 < φ < π
Mq = qr
2
/4(1-2sin
2φ);
Trong khoảng: 0 < φ < π/2
Mg= gr
2
(3π/8- φsin φ-5cos φ /6)
Trong khoảng: π/2< φ < π
Mg= gr
2
(πsinφ - φsin φ+ π cos2φ /2-5cos φ
/6-5 π /8)
Trong khoảng: 0 < φ < π
Me= gr
2
/480(95- 240 cos
2φ +80 cos4φ -16
cos
6φ)
Lực dọc:
N=Nq+Ng+Ne (5)
Trong khoảng: 0 < φ < π Nq= qrsin2φ
Trong khoảng: 0 < φ < π/2
Ng= - grcosφ/6 +gr φsinφ
Trong khoảng: π/2< φ < π
Ng= gr(φsinφ-cosφ/6 – πcosφ (1-sin φ)
Trong khoảng: 0 < φ < π
Ne = er/15(15 cos
2φ -10cos4φ +3cos6φ)
4. THỰC HIỆN TÍNH TOÁN
a.Các số liệu đầu vào.
Bê tông mác 300 có cƣờng độ nén tính toán
13MPa; hệ số kiên cố của đất đá fkp = 2; trọng
lƣợng riêng của đất đá = 2,4T/m3; góc ma sát
trong của đất ϕ = 650, hệ số poiison µ = 0.2;
mô đun biến dạng của đất đá E0 = 30.000 T/m2;
chiều dày vỏ hầm h = 0,3m; chiều dầy tầng phủ
H = 15m; bán kính trong rtrong = 2,2m; bán
kính ngoài rngoài = 2.5m; Rtt=2,35m.
Bảng 1: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến ngẫu nhiên
TT
Biến ngẫu nhiên cơ bản Đơn vị Giá trị
TB
Độ
lệch chuẩn Tên biến Ký hiệu
1 γd - Trọng lƣợng riêng của đất đá. X1 T/m
3
2.4 0.03
2 φ - Góc ma sát trong của đất đá. X2 độ 65 0.2
3 fkp - Hệ số kiên cố của đất đá. X3 2 0.01
4 K - Hệ số kháng lực đàn hồi của đất đá. X4 T/m
3
200 30
5 rn - Bán kính ngoài của kết cấu vỏ hầm. X5 m 2.5 0.03
6 h - Chiều dày vỏ hầm X6 m 0.3 0.02
7 a - Chiều dày lớp đệm (bảo vệ) X7 m 0.05 0.01
8 Ebt - Môđun đàn hồi của bê tông. X8 T/m
2
2900000 5000
9 γbt - Trọng lƣợng riêng của bê tông. X9 T/m
3
2.5 0.03
10 Rn - Cƣờng độ chịu nén tính toán của bê tông. X10 T/m
2
1300 100
11 Ra - Cƣờng độ chịu kéo tính toán của cốt thép. X11 T/m
2
28000 200
12 Fa - Diện tích cốt thép. X12 m
2
0.0012064 0.00003
13 µ-Hệ số poiison của đất đá. X13 0.2 0.01
14 Eo- Môđun biến dạng củađất đá. X14 T/m
2
30000 500
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 22
b. Kết quả tính toán
Bảng 2: Kết quả tính nội lực
Tiết
diện
Nội lực theo mô
hình bán mặt
phẳng
Nội lực theo
mô hình hệ số
nền K
M (T.m) N (T)
M
(T.m)
N (T)
φ = 0 0,49 7,74 6,1953 0,0473
φ = π/4 -0,39 10,45 0,1245 5,4040
φ = π/2 0,35 11,31 -1,3153 11,9821
φ = 3π/4 -0,65 13,82 -0,1566 10,5309
φ = π 0,87 13,61 6,6113 8,1483
Có thể thấy đƣợc sự khác nhau đáng kể về kết
quả tính toán cả mô men cũng nhƣ lực dọc trong
bảng và các biểu đồ nội lực kể trên. Việc kiểm
tra tiết diện đƣợc thực hiện tính toán cấu kiện bê
tông cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ nhất
(trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực). Để
đánh giá các kết quả tính toán dƣới đây sẽ thực
hiện tính toán độ tin cậy theo hai phƣơng pháp
tiền định với hai mô hình nền nêu trên.
Kết quả tính độ tin cậy.
Bảng 3: Kết quả tính độ tin cậy theo phƣơng
pháp tích phân Monte Carlo hàm mật độ xác
suất đồng thời
Số lần
thực hiện
n
Kết quả tính độ tin cậy
Mô hình nền
thứ nhất
Mô hình nền
thứ hai
1000 0.9836 0.9689
10.000 0.9872 0.9692
100.000 0.9681 0.9086
Bảng 4: Kết quả tính độ tin cậy theo mô hình
thứ nhất
Lời giải
Phƣơng pháp
mức 2
Monte
Carlo –
cách
thứ nhất
Tích phân
Monte Carlo
hàm mật độ
xác suất đồng
thời
β PS
Giá trị độ
tin cậy
1.8954 0,9348 1 0.9681
Bảng 5: Kết quả tính độ tin cậy theo
mô hình thứ hai
Lời giải
Phƣơng pháp
mức 2
Monte
Carlo –
cách
thứ nhất
Tích phân
Monte Carlo
hàm mật độ
xác suất
đồng thời
β PS
Giá trị độ
tin cậy
1.8954 0.9692 1 0.9086
Hình 4: Biểu đồ hàm mật độ phân phối xác suất của hai mô hình nền
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 23
Kết quả khảo sát độ tin cậy theo chiều dầy vỏ
hầm để lựa chọn chiều dầy vỏ hầm cần thiết. Số
lần thử nghiệm n=10000.
TT
Độ dầy
vỏ hầm
(m)
Theo
tiền
định
Chỉ số
độ tin
cậy β
Độ tin
cậy Ps
Ghi
chú
1 0.3 Đảm
bảo
1.8954 0.9872 (+)
2 0.275 Đảm
bảo
1.0490 0.8132 (+)
3 0.25 Đảm
bảo
0.1941 0.5304 (-)
4 0.2 Đảm
bảo
-1.5502 0.0104
Từ bảng số liệu có thể lựa chọn chiều dầy vỏ
hầm tùy thuộc độ tin cậy cho phép, kết quả cho
thấy giá trị d = 0,275m, là giá trị có thể xem là
phù hợp.
Hình 5: Biểu đồ quan hệ giữa các tham số tính
toán với chiều dầy vỏ hầm
5. KẾT LUẬN
- Có thể thể thấy rằng độ tin cậy tính theo mô
hình nền thứ nhất hệ số K cao hơn, điều đó phù
hợp với những nhận xét đã biết, cho rằng tính
theo mô hình này là thiên về an toàn hơn.
- Từ bảng tính lựa chọn chiều dầy vỏ hầm,
cho thấy cách lựa chọn vỏ hầm theo độ tin cậy
là đảm bảo độ chính xác cao hơn so với cách lựa
chọn truyền thống.
Kiến nghị: Nên nghiên cứu xây dựng
phƣơng pháp lựa chọn kích thƣớc vỏ hầm theo
hƣớng đề xuất trên.
Các trƣờng hợp khảo sát trên đây là những
trƣờng hợp đơn giản, cần thiết phải xây dựng lời
giải tổng quát hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Nhƣ Tráng (1997), Giáo trình công
trình ngầm, tập 2, NXB Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Bảo (2001), Độ tin cậy
công trình và kết cấu, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
3. Lê Xuân Huỳnh (2006), Bài giảng lý
thuyết độ tin cậy và tu i thọ của công trình, Bài
giảng cho cao học ngành xây dựng, Trƣờng Đại
Học Xây Dựng.
4. The ART of Tunnelling/ Karoly Szechy /
Akademial Kiado Budapest/1966.
5. Дaвыдов С.С. Расчет и проектирование
подземных сооружений. М.Госстройиздат
1950.
6. Зурабов Г.Г. Бугаева О. Е.
Гидротехниеские туннели
Гидроэлетрических станций.
Госэнергоиздат. 1962.
Người phản biện: GS. TS NGUYỄN QUỐC BẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_9873_2159844.pdf