Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành

Tài liệu Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành: 2.2. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành. Hoạt động đầu tư xây dựng nói chung luôn là lĩnh vực rất phức tạp và kéo dài liên quan đến nhiều khía cạnh từ hệ thống pháp luật của Nhà nước quy định cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng đến khía cạnh các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng. Hiện nay các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng liên quan tất cả các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng sẽ đảm nhận một công việc trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Để hoàn thành quá trình quản lý một dự án đầu tư xây dựng công trình thì các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng phải thực hiện công việc theo đúng trình tự tổ chức thực hiện và các thủ tục bắt buộc đối với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy trình quản lý đầu tư xây dựng công trình theo các quy định của Pháp luật hiện hành. Quy trình ...

doc26 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành. Hoạt động đầu tư xây dựng nói chung luôn là lĩnh vực rất phức tạp và kéo dài liên quan đến nhiều khía cạnh từ hệ thống pháp luật của Nhà nước quy định cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng đến khía cạnh các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng. Hiện nay các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng liên quan tất cả các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng sẽ đảm nhận một công việc trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Để hoàn thành quá trình quản lý một dự án đầu tư xây dựng công trình thì các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng phải thực hiện công việc theo đúng trình tự tổ chức thực hiện và các thủ tục bắt buộc đối với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy trình quản lý đầu tư xây dựng công trình theo các quy định của Pháp luật hiện hành. Quy trình quản lý đầu tư xây dựng ở nước ta đã trải qua nhiều lần thay đổi, hiện nay đang được thực hiện theo hệ thống các văn bản như là Nghị định 52/CP ngày 08/7/1999, tiếp đến là các Nghị định 12/CP ngày 05/5/2000, Luật xây dựng số 16/2003/QHH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội, Luật đấu thầu số 61/2005/QHH11 và các Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005, Nghị định 209/CP ngày 16/12/2004, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005, Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2009 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhìn chung cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được bổ sung, sửa đổi ngày một hoàn thiện hơn, đặc biệt đã được phân cấp mạnh cho các Bộ, ngành, địa phương và chức năng quản lý Nhà nước, của chủ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã xác định rõ mục tiêu, phạm vi và đối tượng quản lý, phân định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong từng khâu của quá trình đầu tư xây dựng, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư.. Từ đó trình tự, thủ tục trong việc đầu tư xây dựng công trình bước đầu đã được làm rõ, đơn giản hoá và đã hạn chế một phần các yếu kém của thủ tục hành chính chung như các vấn đề: Một là: Có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính chồng chéo, mâu thuẫn. Không có cơ chế để lựa chọn áp dụng thủ tục nào (việc cấp bìa đỏ, giấy hồng, giấy xanh vừa qua là một ví dụ điển hình). Sự tuỳ tiện trong việc ban hành thủ tục hành chính đã dẫn đến tình trạng “vô chính phủ” không thể kiểm soát nổi. Không ai có thể thống kê được hiện nay ở nước ta đang tồn tại những thủ tục hành chính nào. Hai là: Các thủ tục hành chính thường xuất phát từ nhu cầu quản lý của cơ quan công quyền ít quan tâm đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Do đó hầu hết các thủ tục hành chính đều tìm cách tạo thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền, đầy khó khăn về phía người dân. Ba là: Hầu hết các thủ tục hành chính đầu không có quy định rõ ràng và dứt khoát các loại giấy tờ, tài liệu cần phải có khi làm thủ tục hành chính. Thậm chí có nhiều thủ tục hành chính sau khi liệt kê một loạt các loại giấy tờ còn quy định thêm “các giấy tờ, các tài liệu khác…” Lợi dụng kẽ hở này người có thẩm quyền yêu cầu đương sự nộp thêm các loại giấy tờ khác, gây khó khăn cho người dân. Bốn là: Thời gian hoàn tất thủ tục hành chính thường là quá dài và không có thời điểm cuối cùng, không có cơ chế chịu trách nhiệm nếu để quá thời gian quy định. Tình trạng người dân nộp giấy tờ, xin hàng tá các loại con dấu, chữ kýi … rồi mỏi cổ chờ đợi là phổ biến. Năm là: Các biện pháp đảm bảo cho người dân có đủ điều kiện để khiếu nại, tố cáo, khởi kiện không cụ thể, không rõ ràng. Các quy định rằng buộc trách nhiệm thường rất chung chung, thậm chí rất nhiều thủ tục không quy định trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền. Khi quyền lợi và lợi ích của họ bị xâm hại, họ không có căn cứ nên không thể làm gì được để buộc cơ quan công quyền chịu trách nhiệm. Sáu là: Việc giáo dục đạo đức, ý thức của công chức liên quan đến thủ tục hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với chế độ tiền lương còn bất cập hiện nay cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các thủ tục hành chính rườm rà và thói cửa quyền, nhũng nhiễu, “bệnh hành dân” đang rất phổ biến trong các cơ quan công quyền. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật hiện nay cũng đã bước đầu thể hiện được trình tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình và đồng thời quy định quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng. Cụ thể như trong quy định của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Nghị định 16/2005/NĐ-CP đã quy định về quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và các nhà thầu … , như các tổ chức khi tham gia vào các hoạt động xây dựng thì đầu tiên phải có đăng ký hoạt động thuộc lĩnh vực tham gia đồng thời tuỳ theo năng lực về máy móc, nhân lực có thể tham gia hoạt động ở lĩnh vực nào, cấp công trình nào, còn cá nhân tham gia thì phải có chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề của lĩnh vực tham gia. Đây là một việc làm dần thể hiện tính chuyên môn trong hoạt động xây dựng và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong hoạt động xây dựng. Nhờ vào những đổi mới trên công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã phát huy được nội lực trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, cho phép các đối tượng tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng công trình được nhiều chủ động hơn trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được, rất tích cực của hệ thống pháp luật quy định quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chúng ta vẫn thấy hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, công tác điều hành quản lý dự án của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Sự yếu kém, hạn chế được thể hiện rõ ràng nhất từ các công việc thực thiện của trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng công trình hiện hành. Mặt khác do hệ thống văn bản cụ thể là các Nghị định được sửa đổi bổ sung liên tục gây kho khăn cho việc sử dụng. Trong thực tế có những Chủ đầu tư chưa kịp hiểu hết Nghị định này đã có Nghị định khác ra đời, một công trình thi công kéo dài ở một khía cạnh công việc nào đó có thể phải sử dụng nhiều loại văn bản khác nhau, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chi phí, công tác thanh quyết toán công trình. Để thấy rõ được điều này tác giả luận văn xin đi vào phân tích những phần được và chưa được trong trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng bước, từng thủ tục như sau: 2.2.1. Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Thủ tục số 1: Xin chủ trương đầu tư ở thủ tục này hiện nay theo quy định của pháp luật xin chủ trương đầu tư được thực hiện theo từng cấp dự án, đối với dự án quan trong Quốc gia thì cấp cho phép đầu tư là Quốc hội, dự án nhóm A thì cấp cho phép đầu tư là Chính phủ còn các dự án nhóm B, C thì cấp cho phép đầu tư là Bộ, ngành, UBND Tỉnh, Thành phố, Quận, huyện, xã, phương theo phân cấp. Trình tự thực hiện ở thủ tục này về nội dung của hồ sơ yêu cầu đã được quy định rõ ràng, tuy nhiên về mặt thời gian để hoàn thành thủ tục thì chưa được quy định hoàn chỉnh cụ thể như sau: Đối với dự án quan trọng Quốc gia và dự án nhóm A thời gian hoàn thành thủ tục được quy định từ khi các Bộ quản lý ngành nhận được báo cáo của chủ đầu tư thì trình tự thực hiện: Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương có liên quan; Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn thẩm tra báo cáo đầu tư và xin các ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan tại Bộ quản lý ngành được quy định về thời hạn hoàn thành rõ ràng tuy nhiên thời gian tiếp theo khi Bộ quản lý ngành lập báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn để thực hiện các bước tiếp theo là xem xét phê duyệt báo cáo đầu tư thì chưa thấy quy định về thời gian thực hiện. Đối với dự án nhóm B, C khi thực hiện Chủ đầu tư lập tờ trình trình lên cấp trên là Bộ, ngành, UBND Tỉnh, Thành phố, Quận, huyện, xã, phương theo phân cấp thì chưa có quy định về thời gian hoàn thành thủ tục. Như vậy ở bước này về mặt nội dung của thủ tục được quy định rõ ràng, tuy nhiên vấn đề thời gian hoàn thành thủ tục chưa được thể hiện đầy đủ. Thủ tục số 2 Xin kế hoạch vốn cho dự án Hiện nay quy trình xin kế hoạch vốn được thực hiện theo quy định của luật ngân sách và được sơ đồ hoá trình tự ở thủ tục số 2 mục 1.2 ở chương 2, quy trình để được phê duyệt kế hoạch vốn cho dự án thì phải đợi đến khi phương án phân bổ ngân sách từ trung ương được phê duyệt, rồi sau đó xuống đến UBND cấp tỉnh, thành phố, Bộ từ đó vốn lại được lập dự toán phân bổ lại một lần nữa sau đó trình Bộ trưởng hoặc UBND cùng cấp xem xét phê duyệt, tiếp đến là các cấp dưới (nếu là dự án cấp dưới) như huyện, quận, xã lại làm các thủ tục tương tự là lập phương án phân bổ vốn trình hồi đồng nhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt, đến đây UBND các cấp mới tiến hành phân bổ vốn cho các dự án, như vậy từ quy trình này cho ta thấy dự án được bố trí kế hoạch vốn phải qua một hệ thống các bước, các thủ tục của hệ thống quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương rất rườm rà và phức tạp, mặt khác trong các bước, các thủ tục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định rõ ràng, trách nhiệm và thời gian thực hiện các thủ tục. Để đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án đầu tư thì thủ tục này cũng cần phải nghiên cứu các giải pháp để khắc phục các điểm yếu này. 2.2.2. Bước 2. Chuẩn bị dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Thủ tục số 3 và 4: Xin giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch: Trong bước này các quy định về hồ sơ và thời hạn hoàn thành thủ tục được quy định rõ ràng. Chủ đầu tư lập hồ sơ xin giới thiệu địa điểm theo mẫu rồi gửi đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Quy hoạch Kiến trúc và nhận được kết quả sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Tuy nhiên đối với hồ sơ đề nghị giới thiệu địa điểm xây dựng khu nhà ở hoặc khu đô thị mới thì sẽ có thêm văn bản chấp thuận làm Chủ đầu tư của UBND tỉnh, thành phố và văn bản chấp thuận của Quận, Huyện nơi có địa điểm xây dựng về địa điểm xây dựng thì hiện nay chưa có quy định rõ ràng về các yêu cầu cần phải có để được chấp thuận làm chủ đầu tư của UBND tỉnh, thành phố và vản bản chấp thuận của Quận, Huyện nơi có địa điểm xây dựng về địa điểm xây dựng và thời hạn hoàn thành thủ tục này khi nộp hồ sơ đáp ứng yêu cầu. Thủ tục 5: Vạch chỉ giới đường đỏ và cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật. Việc vạch chỉ giới đường đỏ và cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật được thực hiện khi dự án đã có địa điểm xây dựng (hoặc đã có giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc thoả thuận quy hoạch – kiến trúc), các hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ đã được quy định rõ ràng, Chủ đầu tư lập hồ sơ theo mẫu gửi đến Sở Quy hoạch kiến trúc và nhận được kết quả sau 12 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Thủ tục số 6: Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và xác nhận phương án kiến trúc. Trong bước này Chủ đầu tư có thể kết hợp hồ sơ thoả thuật quy hoạch tổng mặt bằng và xác nhận thiết kế sơ bộ về kiến trúc hoặc tách thành 2 hồ sơ riêng biệt. Nếu kết hợp hai hồ sơ thì nội dung lọc từ hai loại hồ sơ này. Trình tự thực hiện công việc đã được quy định rõ ràng Chủ đầu tư lập hồ sơ theo mẫu đến Sở Quy hoạch Kiến trúc và nhận được kết quả sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại bộ phân tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch Kiến trúc; Tuy nhiên công việc thiết kế quy hoạch ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề thời sự rất nóng, các vấn đề mang tính thời sự tập trung chủ yếu vào sự yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, yếu kém do tầm nhìn quy hoạch, trình độ năng lực của đơn vị lập, sự chồng chéo trong quy hoạch được thể hiện ở một số khía cạnh như là: Quy hoạch lập ra nhưng không khả thi (quy hoạch treo): Nội dung của quy hoạch không đầy đủ, ít chú trọng đến các giải pháp để thực hiện quy hoạch dẫn đến tình trạng quy hoạch lập ra không thể thực hiện được. Ví dụ Quy hoạch giao thông của Quy hoạch Hà Nội năm 1998 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 đã quy hoạch hệ thống ba đường vành đai 1,2,3 của Hà Nội song đến nay đường VĐ1 vẫn chưa khả thi vì chưa có giải pháp cho việc đến bù, di dân do kinh phí quá lớn. Một ví dụ khác tại Quảng Nam câu chuyện thực hiện dự án nâng cấp mở rộng đoạn đường tỉnh lộ 613 qua thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình đang làm xôn xao dư luận. Toàn bộ hệ thống đường, cống thoát nước, điện chiếu sáng … giẫm chân lên nhau, lộn xộn đến mức phi lý, đơn cử một ví dụ nhỏ là trụ điện bên đường nằm lọt thỏm ngăn ngang giữa cống thoát nước vừa xây dựng. Còn thêm một chuyện khó hiểu nữa là trong khi dự án đã triển khai thi công người dân địa phương ủng hộ chủ trương này bằng cách không nhận tiền đền bù đất với trị giá 14 tỷ đồng, thì ngược lại các ngành điện, nước lại không hợp tác di dời với lý do không có kinh phí. Các quy hoạch của trung ương và địa phương không thống nhất: Sự phối hợp của các ngành các cấp trong xây dựng quy hoạch yếu. Các quy hoạch của trung ương chưa được phổ biến rộng đến các địa phương và lấy ý kiến địa phương, dẫn đến tình trạng có dự án thực hiện không phù hợp với quy hoạch điều chỉnh. Ví dụ Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 12 đoạn tuyến km 194+300 đến 196+015 đi qua khu di tích hầm De Castries phải điều chỉnh để vừa bảo vệ khu di tích vừa đảm bảo tránh đường qua trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Quy hoạch lạc hậu: Các quy hoạch không được điều chỉnh cập nhật mới cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế xã hội và hoàn cảnh mới nên quy hoạch mất tính thời sự không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã và đang tăng rất nhanh. Ví dụ trong quy hoạch cảng biển Việt Nam được Thủ tướng chính Phủ phê duyệt theo quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999, quy mô cảng Hải Phòng (Hoàng Diệu, Vật Cách, Chùa Vẽ) là 8,0 – 8,5 triệu tấn/năm nhưng trong thực tế đến năm 2003 tổng khối lượng hàng hoá qua cảng đã là 10,5 triệu tấn/năm vượt 1,2 lần so với quy hoạch 2010, song quy hoạch này không hề được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Tuy còn nhiều sự yếu kém trong khâu quy hoạch nhưng hiện nay quy định của pháp luật trong việc này vẫn còn lỏng, tuy rằng đã quy định thẩm quyền lập, thẩm định quy hoạch xây dựng nhưng chưa rõ trách nhiệm trong khâu lập, thẩm định quy hoạch. Thủ tục số 7, 8, 9, 10, 11: Xin thoả thuận với các cơ quan hữu quan (cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy, môi trường, tài chính...): Hiện nay các thoả thuận: Thoả thuận cấp điện (Sở Điện lực); Thoả thuận cấp nước (Công ty kinh doanh nước sạch); Thoả thuận thoát nước (Công ty thoát nước); Thoả thuận phòng cháy chữa cháy (Sở Công an); Thoả thuận Môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường); Thoả thuận xác định năng lực tài chính (Ngân hàng) được thực hiện chủ yếu do Chủ đầu tư tự liên hệ với các cơ quan chức năng để tìm hiểu, còn chưa có các quy định cụ thể rõ ràng nào để cho chủ đầu tư có thể chủ động trong việc triển khai công việc trong quá trình đầu tư xây dựng công trình. Mặt khác ở đây thấy rõ ngay chỉ có một vài thủ tục hành chính đơn giản nhưng lại có quá nhiều đầu mối tham gia quản lý như vậy dẫn đến số lượng hồ sơ là quá lớn, hơn nữa các đầu mối tham gia lại có một phần bộ phận là công ty kinh doanh tham gia, chưa tách bạch được bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý Nhà nước, điều này rễ sinh ra tính chất độc quyền dẫn đến tiêu cực trong khi thực hiện. 2.2.3. Bước 3, 4. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong bước này Chủ đầu tư thực hiện công việc triển khai lập, thẩm định dự án tuỳ theo quy mô tính chất và nhóm dự án có thể thực hiện việc lập báo cáo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật các công việc của bước này vấn đề quan trọng nhất là quá trình tổ chức lập dự án (BCKTKT) giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn, về mặt các yêu cầu của các báo sẽ phải thực hiện đúng theo các quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/12/2005 và Luật xây dựng số 16/2003/QH11, thời gian lập dự án theo sự thoả thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn, còn vấn đề thẩm định phê duyệt dự án đã được quy định rõ về thời gian và hồ sơ yêu cầu theo quy định từng cấp dự án. Nhìn chung ở bước này chủ đầu tư có thể chủ động hơn trong việc triển khai các công việc, tuy nhiên ở giai đoạn lập dự án đầu tư hiện nay ở nước ta còn rất nhiều vấn đề, đơn cử một số vấn đề sau: Nội dung lập dự án đầu tư chưa đầy đủ: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình tập chung chủ yếu vào phân tích tính khả thi kỹ thuật của dự án, đi quá sâu vào thiết kế kỹ thuật còn các nghiên cứu dự báo nhu cầu của dự án, phân tích kinh tế hiệu quả kinh tế, đánh giá tác động môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội) được làm sơ sài dẫn đến khi công trình đi vào sử dụng không hiệu quản ví dụ Dự án xây dựng công viên nước Cần Thơ với điện tích đất 46.790,3 m2 tổng mức đầu tư là 54,3 tỷ đồng do Tổng công ty xây dựng số I (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, qua kết luậ thanh tra Chính phủ mới cho thấy sau ba năm triển khai hoạt động dự án lỗ hơn 14 tỷ đồng, kết luận chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương đầu tư không đúng, quá trình đầu tư có nhiều sai phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đấu thầu, đến nghiệm thu, thanh quyết toán, nhưng yếu kém, thiếu trách nhiệm trong khâu lập, thẩm định dự án dẫn đến quyết định đầu tư của Tổng công ty là không phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực vốn đã có nhiều sông nước, tại thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo dự án đầu tư một công viên nước với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, có giá trị lớn là chưa phù hợp điều kiện và tốc độ phát triển kinh tế, cũng như đời sống kinh tế, thu nhập của nhân dân trong khu vực. Vì vậy đến nay số lượng lượt người đến công viên nước vui chơi vẫn ở mức quá thấp so với dự tính trong báo cáo dự án. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến dự án bị thua lỗ. Trong một số dự án xác đinh quy mô công trình sai số quá lớn so với thực tế sau khi hoàn thành dự án ví dụ như dự án Cảng Cái Lân, Cảng Chân mây, dự báo khối lượng hàng hoá thông qua cảng lớn hơn nhiều so với thực tế; Dự án Quốc lộ 5 nhu cầu vận tải dự báo nhỏ hơn nhiều so với thực tế, dự án vừa hoàn thành một vài năm sau đã bị ùn tắc do năng lực đường không đáp ứng nhu cầu vận tải thực tế, dự án lại không dành quỹ đất hai bên đường để tiếp tục mở rộng, hiện tại nhà dân đã mọc kín hai bên đường QL5. Dự án nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 8 – Huyện Củ Chi ngày 17/12/200, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng cho dự án, chiều dài toàn tuyến 15,6 km với mục tiêu cải thiện hệ thống giao thông khu vực nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố. Nhưng 2 năm sau với 3 lần chỉnh sửa tổng mức đầu tư chỉnh sửa lên thành 92,7 tỷ đồng. Đến khi dự án gần đi vào giai đoạn cuối thanh tra Bộ Xây dựng đã kiểm tra yêu cầu thu hồi và không quyết toán vốn đầu tư trên 2,8 tỷ đồng sai phạm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án không khảo sát thực tế, chất lượng không đảm bảo dẫn đến 3 lần đổi tổng mức đầu tư. Công tác lập thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán cũng có nhiều khuất tất. Trước khi trình UBND thành phố duyệt thay đổi tổng mức đầu tư, Sở GTCT thành phố và chủ đầu tư đã quên không xem xét việc tự thay đổi thiết kế, dẫn đến một số chỉ tiêu chính trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được Trung tâm ứng dụng công nghệ xây dựng thẩm tra và Sở GTCT thành phố phê duyệt sai so với chỉ tiêu theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố. Tạo điều kiện cho Đơn vị thi công, Đơn vị tư vấn giám sát có cơ hội thi công sai thiết kế. Một số dự án đề xuất các giải pháp kỹ thuật chưa khả thi hoặc tốn kém không cần thiết và gặp kho khăn về mặt xã hội ví dụ như dự án hệ thống cầu vượt ngang qua QL5, hiện nay không ai sử dụng dụng hệ thống cầu vượt này vì dân chủ yếu bằng phương tiện cá nhân xe đạp, xe máy không thể dùng cầu vượt. 2.2.4. Bước 6. Thiết kế, thẩm định phê duyệt thiết kế, xin cấp phép xây dựng – Giai đoạn thực hiện đầu tư. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển khá dài, các kỹ sư xây dựng của Việt Nam đã và đang dần nắm bắt được các công nghệ mới, hiện đại. Công tác khảo sát địa chất công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, thẩm định thiết kế - dự toán các công trình xây dựng cũng được phát triển nhanh chóng trình độ của kỹ sư thiết kế của chúng ta hiện nay cũng đã có thể làm chủ phần mềm tính toán trợ giúp cho việc thiết kế các công trình có yêu cầu cao như công trình nhà dân dụng cao tầng, công trình cầu có khẩu độ nhịp lớn, lưu lượng xe lưu thông lớn… bằng chứng là hiện nay nước ta có rất nhiều công trình nhà cao tầng và những cây cầu lớn do các kỹ sư trong nước khảo sát, thiết kế. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đạt được thì việc tuân thủ đúng trình tự và vấn đề trình độ, công tác quản lý của công tác khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định các công trình xây dựng ở nước ta hiện nay còn tồn tại vướng mắc như sau: Thực hiện công tác khảo sát thiết kế, thiết kế, thẩm tra thẩm định thiết kế,thủ tục số 14: Thẩm định đánh giá tác động môi trường. Công tác thiết kế san nền làm không đúng, Khâu khảo sát chất lượng kém, hoặc là khi thực hiện bỏ qua bước này dẫn đến sự cố thay đổi thiết kế hoặc bổ sung hạng mục công việc: Ví dụ như Dự án tường rào kè chắn đất có tổng chiều dài 1300 m, tường bằng bê tông cốt thép toàn khối chiều cao 2,9 m, đế móng gia công đóng cọc tre, móng sử dụng móng băng bê tông cốt thép. Tường xây dựng với chức năng làm việc như tường chắn để đảm bảo giữ ổn định lớp đất san nền sau tường, đảm bảo an ninh cho Trung tâm. Ngày 29/5/2005 xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc làm 108 m tường rào bị sập đổ hoàn toàn và làm nghiêng 742 m khác. Nguyên nhân được nhận định thứ nhất công tác san nền đất đắp sau tường không đạt yêu cầu, nên cường độ của đất giảm và áp lực ngang tác động lên tường chắn tăng lên, thứ hai công tác khảo sát địa chất công trình và khảo sát vật liệu đắp không được thực hiện khi thiết kế, hồ sơ thiết kế được lập trên cơ sở các số liệu giả định nên các thông số đưa vào không phù hợp với thực tế, thứ ba thiết kế khi tính toán đưa tổ hợp tải trọng thiếu và sơ đồ tính chưa phù hợp với điều kiện chịu lực thực tế của công trình, và một số nguyên nhân khác. Ví dụ khác dự án Cầu Tạ Khoa tỉnh Sơn La do trong quá trình khảo sát có sai sót trong quá trình thi công phải thay đổi thiết kế một số hạng mục cụ thể là Tăng bề dầy ống vách cọc khoan nhồi, dịch chuyển vị trí cọc so với thiết kế ban đầu, mở rộng bệ trụ T3, thay đổi thiết kế phần móng mố M0, M9, trụ T1, T2 .. Tổng mức đầu tư tăng từ 118,461 tỷ đồng lên148,76 tỷ đồng; Công tác thiết kế, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán làm không đúng hoặc chất lượng thấp không đảm bảo yêu cầu vẫn được phê duyệt, một dự án đưa ra các giải pháp thiết kế không tối ưu, không được phát hiện trong khi thẩm tra, thẩm định đến khi thi công phải sửa đổi làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng tổng mức đầu tư Ví dụ Dự án xây dựng Nhà thi đấu Phú Thọ là một minh chứng điển hình sự không hợp lý từ phương án thiết kế sơ bộ, sau đó thiết kế BVTC sửa đổi cho hợp lý thì khâu thẩm định lại dự án không được thực hiện kịp thời, một loạt thay đổi thiết kế khác như thiết kế được phân ra nhiều nhóm thiết kế mỗi nhóm thiết kế một phần dẫn đến sai lệch như dàn nhịp là 87,4 m còn nhóm thiết kế cột thiết kế nhịp cột là 89,4 m …. Một ví dụ khác Dự án di dân tái định cư Hồ Định Bình qua kiểm tra 6 gói thầu công trình Hồ Hà Nhe thuộc dự án di dân và tái định cư Hồ Định Bình ở huyện Vĩnh Thành (Bình Đinh) vói tổng giá trị xây lắp hơn 20 tỷ đồng, kết luận thanh tra cho thấy cả 6 gói thầu đều sai phạm ở khâu hồ sơ thiết kế thể hiện chưa đầy đủ các chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật, bảng tính khối lượng chi tiết thể hiện chưa đầy đủ phép tính. Một ví dụ khác Dự án xây dựng giai đoạn I đoan Mai dịch – Pháp Vân thuộc đường vanh đai 3 (Hà Nội) được đầu tư theo Quyết định số 597/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phù với tổng chiều dài theo quy hoạch là 10,24 km đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Xuân và Thanh Trì. Qua kết quả thanh tra việc thiết kế, lập dự toán và việc chấp hành các quy định trong đấu thầu tại dự án này, thanh tra Chính phủ phát hiện ra khá nhiều sai phạm. Một trong những sai phạm đáng chú ý là trong thiết kế tổng dự toán tư vấn TEDI, Chủ đầu tư đã không đặt ra yêu cầu thí nghiệm nẽn tĩnh đối với cọc khoan nhồi và cọc ép. Dự án nâng cấp cải tạo QL22B từ thị trán Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát do phải điều chỉnh quy mô mặt cắt qua đoạn Gò Dầu – Tây Ninh từ 2 làn xe lên 4 làn xe, điều chỉnh khẩu cầu (9 cầu) từ 12 m lên 16,5 m, xây dựng mới cầu Trại Bí do kiểm định lại không đảm bảo tải trọng, tổng mức đầu tư tăng từ 297 tỷ đồng lên 404,726 tỷ đồng. Trình tự công việc thẩm tra phê duyệt thực hiện không đúng quy định của pháp luật. Hiện nay quy định của pháp luật ở Luật xây dựng số 16/2003; Nghị định số 16/2005 và Nghị định số 112/2006 cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện công tác quyết định chủ trương đầu tư hay cho phép đầu tư và thẩm tra phê duyệt quyết toán còn các công việc còn lại như thẩm tra phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán … thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư. Tuy nhiên thực tế hiện này các công việc này đã không được thực hiện theo đúng quy định của phát luật trình tự thực hiện vẫn là Cơ quan chủ quản đầu tư khi triển khai đầu tư xây dựng công trình giao cho một đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư nhưng trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức các đơn vị thực hiện như lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, thiết kế ….., khi hoàn thành sản phẩm Chủ đầu tư không thực hiện công việc thẩm định của mình mà lại đưa lên cơ quan chủ quản thẩm định, cách làm này là trái với quy định của phát luật nhưng hiện này vẫn diễn ra ở hầu hiết các đơn vị của nước ta. Thủ tục số 15: Xin phép xây dựng. Thủ tục xin phép xây dựng được thực hiện theo các hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ đã được quy định rõ ràng, Chủ đầu tư lập hồ sơ theo mẫu gửi đến Sở xây dựng và nhận được kết quả sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở xây dựng. 2.2.5. Bước 7: Cắm mốc tạm thời, Tổ chức lập và thực hiện phương án GPMB, Cắm mốc giới chính thức – Giai đoạn thực hiện đầu tư. Việc thực hiện lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới hiện nay ở nước ta là một vấn đề thời sự nóng nhất trong trình tư đầu tư xây dựng công trình của ngành xây dựng. Theo quy định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng do cấp có thẩm quyền thành lập thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, các dự án khác do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu, đồng thời Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hỗ trợ chủ đầu tư giải phóng mặt bằng. Các quy định này còn chung chung, không thống nhất nên khi thực hiện giải phóng mặt bằng đã phát sinh nhiều vướng mắc, gây khiếu kiện kéo dài làm chậm tiết độ triển khai công trình. Các vướng mắc phổ biến là trong việc thực hiện các thủ tục 16 xin cắm mốc giới khu đất tạm thời, thủ tục 17 xin thẩm định phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng, và thủ tục 18 xin cắm mốc giới khu đất chính thức và trong quy trình thực hiện quy định chủ đầu tư tự giải phóng mặt bằng, quy định như thế này dẫn đến hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư có quyền quyết định mức độ đền bù, giá tiền đền bù. Điều này trong thực tế triển khai đã xảy ra hiện tượng không thống nhất giá trị đền bù giữa các Chủ đầu tư, các chủ đầu tư khác nhau có giá trị đền bù khác nhau đối với các dự án khác nhau, các công trình có tính chất khác. Như vậy yếu tố chủ quan của Chủ đầu tư có thể là cố ý hay không cố ý làm sai trong việc đền bù sẽ gây khiếu kiện kéo dài dẫn đến châm tiến độ. Ví dụ Dự án đường Hồ Chí Minh qua Kim Bôi – Hoà Bình đã được triển khai từ năm 2003. Tại thời điểm đó người dân ở một số xã có dự án đi qua rất ủng hộ và chính vì vậy Kim Bôi đã được đánh giá là một điểm sáng trong việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. ấy vậy mà cho đến nay dự án đường Hồ Chí Minh lại bị ách tác tại chính Kim Bôi. Qua tìm hiểu được biết Năm 2003 khi có dự án con đường đi qua người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng rất vui mừng, lại được sự vận động của các ban ngành chức năng nên bà con rất tin tưởng bàn giao đất, tạm nhận tiền rồi sẽ tính toán sau. Thế nhưng khi xem xét lại thì việc làm của chủ đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thứ nhất cùng một tỉnh mà khi quyết định đền bù ở hai huyện lại có 2 mức đền bù chênh lệch quá lớn. Theo người dân cho biết Huyện Cao Dương và Lạc Thuỷ được đền bù với giá 70.000/m2 đồng còn ở Kim Bôi chỉ 24000 đồng/m2 đất ở và vườn tạp thì chỉ có 14.700 đồng/m2 dẫn đến việc bà con khiếu kiện. Thứ hai là các quyết định của tỉnh còn chậm, mãi đến năm 2006 mới có quyết định thu hồi đất, còn công tác cắm đất tái định cư thì chưa có đủ điều kiện để các hộ làm nhà trên đất tái định cư. Một nguyên nhân nữa là Chủ đầu tư và Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã làm sai trình tự, khi chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định thủ hồi đất đã tiến hành đền bù, Theo quy định hiện hành khi lập dự án phải lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng và mặt khác người dân yêu cầu đền bù giá sau khi có quyết định thu hồi đất, lúc đó các ban ngành chức năng mới có căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm đếm, đo đạc rồi xây dựng phương án đền bù cụ thể, Đặc biệt giá đền bù được tính tại thời điểm thu hồi đất. Tuy nhiên ở Huyện Kim Bôi ngay từ năm 2003 sau khi bàn giao tuyến tất cả các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án đường Hồ Chí Minh đã nhận tiền đền bù, mặc dù nhận tiền nhưng không hề nhận được phiếu chi và số tiền mình nhận được tính toàn như thế nào. Một ví dụ tiếp Dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải phòng giai đoạn 2 bước 1 xảy tra trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã làm sai. Tổng kinh phí đền bù trên 47,2 tỷ đồng, thế nhưng số tiền chi trả không đúng chế độ lên đến gần 42 tỷ đồng. Cũng việc giải phóng mặt bằng một dự án đầu tư xây dựng khu đô thị tại một tỉnh miền bắc, khi đầu tư xây dựng chủ đầu tư triển khai việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng theo từng giai đoạn một, giai đoạn đầu ưu tiên giải phóng mặt bằng cho khu đất để xây dựng công trình, giai đoạn hai tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ ngoài vào và giao thông xung quanh và dự án. Khi tổ chức thực hiện do UBND tỉnh ra hai quyết định về giá trị đền bù giải phóng mặt bằng ở hai lô đất gần nhau có giá trị khác nhau, quyết định thứ nhất về đền bù đất để xây dựng công trình thực hiện trước có giá đền bù hơn quyết định thứ hai về đền bù đất để xây dựng đường giao thông. Người dân trong diện đền bù đất của dự án giai đoạn 2 khiếu kiện về sự bất công bằng trên đã làm dự án bị đình trệ chậm trễ trong việc triển khai thi công. 2.2.6. Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Giai đoạn thực hiện đầu tư. Việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất, giao đất được thực hiện khi dự án có văn bản giới thiệu địa điểm hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc, bản vẽ chỉ giới đường đỏ, bản vẽ Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 được sở Quy hoạch – Kiến trúc hoặc cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp chấp thuận phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Bản đồ hiện trạng hoặc trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đến 1/500, Dự án đầu tư và quyết địn phê duyệt dự án theo thẩm quyền, kèm theo các văn bản thoả thuận về phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp thoát nước, suất đầu tư, bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản về thu hồi đất và các hồ sơ khác có liên quan. Theo quy định về hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ giải quyết thủ tục đã được quy định rõ ràng, Chủ đầu tư lập hồ sơ theo mẫu gửi đến Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất hoặc UBND tỉnh thành phố và nhận được kết quả sau theo thời gian quy định từng loại hồ sơ. Tuy nhiên theo hồ sơ yêu cầu cần đáp ứng thì số lượng hồ sơ cần phải lập trong các mục này là quá nhiều, rất nhiều các tài liệu trong các thủ tục lặp lại cụ thể như sau: Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất: Các tài liệu như Quyết định thành lập tổ chức, Chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được kiểm tra và trong bước 2 xin giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch vì vậy trong thủ tục này có thể bỏ; Tại liệu văn bản giới thiệu địa điểm hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc thì ở thủ tục xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và thủ tục vạch chỉ giới đường đỏ đã kiểm tra vì vậy cũng có thể bỏ ở thủ tục này này. Thủ tục xin giao đất, bàn giao mốc giới, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đây là các thủ tục xếp sau thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và cung thuộc quản lý của Ngành tài nguyên môi trường các cấp vì vậy các hồ sơ yêu cầu của các thủ tục này đã có ở giai đoạn trước nên được sử dụng luân chuyển từ bộ phận khác sang hoặc bỏ. Mặt khác trong thủ tục này quy định chủ đầu tư khi có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất, trách nhiệm của cơ quan liên quan phải trả lời trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nhưng không quy định việc thu hồi đất và giao nhận đất tại hiện trường như thế nào. 2.2.7. Bước 9, 10, 11. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát …, Tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu thanh toán, bàn giao công trình – Giai đoạn thực hiện đầu tư và Bước 12 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình – Giai đoạn kết thúc xây dựng. Tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình cùng các cánh thức thực hiện trong việc tổ chức đầu thầu, tổ chức thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và công tác kiểm tra chất lượng công trình hiện đại đã được các doanh nghiệp ngành xây dựng nước ta hiện nay dần sử dụng một cách có hiệu quả. Từ việc sử dụng các công nghệ mới đã làm cho trình độ thiết kế, thi công của ngành xây dựng nước ta ngày càng phát triển. Sự phát triển bắt đầu từ vững vàng trong thiết kế và đúc rút kinh nghiệm trong thi công và từng bước làm chủ được các công nghệ mới hiện đại trên thế giới. Cùng với đó là sự đổi mới của hệ thống pháp luật quy định trình tự và cách thức thực hiện trong khâu tổ chức đấu thầu, kiểm tra chất lượng công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư cũng đã được đổi mới với xu hướng hội nhập chung với thông lệ quốc tế. Đó chính là cách tổ chức quản lý, cách áp ứng dụng các công nghệ hiện đại đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, những kết quả về số liệu thanh tra cho thấy công tác thi công xây dựng, lựa chọn nhà thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình tồn tại rất nhiều vấn đề sai trái, nổi trội là vấn đề lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và tổ chức thi công sai so với thiết kế, thanh quyết toán sai. Những sai sót này được thể hiện cụ thể như sau: Công tác lựa chọn nhà thầu. Đấu thầu là một hoạt động để lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các lĩnh vực được thực hiện thông dụng nhất trên toàn thế giới và hiện nay cũng đã trở thành phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Trong toàn bộ nền kinh tế tất cả các ngành, lĩnh vực thì hoạt động đấu thầu đã trở nên rất quan trọng trong việc lựa chọn các đơn vị cung ứng, cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu. Đối với ngành xây dựng việc đầu tư để xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài… Nên việc đấu thầu đã trở thành hoạt động phổ biến và tốt nhất, đảm bảo được sự công bằng trong cạnh tranh, đồng thời lựa chọn được đơn vị cung ứng dịch vụ tốt nhất trong việc quản lý thực hiện. Đặc biệt nhất là việc Luật đấu thầu được Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 2005 và có hiệu lực đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện. Do đặc điểm riêng nên đấu thầu trong hoạt động xây dựng có những khác biệt so với việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu khác như cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lựa chọn đối tác… Đặc điểm của hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm xây dưng yêu cầu của bên mời thầu, phù hợp với yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. Sản phẩm, dịch vụ xây dựng trong trường hợp này là loại hàng hoá đặc biệt, chưa có trước, rất đa dạng, có thể là dịch vụ chất xám(tư vấn), có thể là công trình xây dựng. Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá là nhằm lựa chọn chính hàng hoá đã có sẵn, lựa chọn nhà thầu hoạt đồng xây dựng là chọn ra người làm ra sản phẩm xây dựng, vì sản phẩm xây dựng được hình thành dần (sau khi lựa chọn nhà thầu) và phải có sự tham gia, giám sát của chủ đầu tư nên chất lượng, tiến độ, giá cả của sản phẩm, dịch vụ xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm, Tuy nhiên hiện nay trong công tác đấu thầu có rất nhiều những tồn tại sai sót trong khi triển khai thực hiện cụ thể các dạng sau: Khi đấu thầu các tổ chức cá nhân có liên quan cố ý sai phạm quy chế đấu thầu làm thay đổi kết quả đấu thầu, Dự án xây dựng giai đoạn I đoan Mai dịch – Pháp Vân thuộc đường vanh đai 3 (Hà Nội) là một ví dụ minh chứng, Một gói thầu thuộc Dự án cải tạo mở rộng Cảng Hải Phòng Bộ GTVT đã trình Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu khi hồ sơ dự thầu của Liên danh Penta – Toa đã hết hiêu lực gần 4 tháng. Khi thực hiện làm sai trình tự, thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu sai quy định của pháp luật thực tế xảy ra ở 4 dự án Nâng cấp mở rộng đường Cộng Hoà, Cải tạo kè rạch Lò Gốm, Đường quốc lộ 1A (nút giao thông Đài Liệt sỹ). Xây dựng phòng học giáo dục bảo tồn Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Kết quả thanh tra cho thấy các hợp đồng (gói thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn lập hồ sơ mời thầu) khi chưa có quyết định chỉ định thầu. Tiếp đến là Dự án cải tạo mở rộng cảng Hải Phòng, Bộ GTVT đã chỉ định thầu trước khi Thủ tướng Chính phủ cho phép. Lập hồ sơ mời thầu sai, trong dự án cải tạo cảng Hải Phòng đơn giá thiết bị theo dự toán được duyệt cao so với đơn giá trúng thầu hơn 52 tỷ đồng và đồng thời việc phê duyệt dự toán thiết kế kỹ thuật thi công không chính xác, mời thầu và ký hợp đồng thi công không đúng trị giá trên 3 tỷ đồng. Công tác tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình, Nghiệm thu thanh toán, bàn giao công trình., Quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Các công tác này trong quá trình triển khai hiện nay tồn tại ở các nét chính sau: Năng lực nhà thầu yếu, tiến độ thi công kéo dài dẫn đến hiệu quả thi công kém, từ đó không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kế hoạch bảo vệ môi trường và an toàn giao thông trong quá trình thi công: Ví dụ dự án QL9 giai đoạn 2 tiến trình thực hiện của các gói thầu R1 xây dựng đường tránh Đông Hà do liênh danh nhà thầu Trường Thịnh và WKK và gói thầu R2 nâng cấp phân tuyến còn lại của dự án do nhà thầu liên danh Cienco 1 và Sông Đà thực hiện, các nhà thầu yếu kèm, không lường trước kho khăn về cung cấp nhân lực, thiết bị và tài chính cho gói thầu dẫn đến bê tắc, Một số thiết bị huy động của các nhà thầu quá lạc hậu và cũ nên hiệu quả thi công kém. Thi công sai so với hồ sơ thiết kế như thay đổi vật liệu sử dụng, tự ý cắt bỏ khối lượng thi công …. Làm tăng chi phí hoặc giảm chất lượng công trình tình trạng này xảy ra tại Dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa công viên Chi Lăng do Công ty Công trình công cộng làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công những người giám sát đã nghiệm thu sai thực tế, tự ý cắt bỏ khối lượng thi công, thay đổi chủng loại vật tư đám phiến thạch và máy bơm nước nhưng không lập thủ tục đề nghị thay đổi theo quy định, chưa chú trọng đến chất lượng công trình xây dựng. Dự án cải tạo Cảng Hải phòng thay đổi vị trí đổ đất đoạn luồng Bạch Đằng khiến chi phí tăng 23 tỷ đồng. Năng lực tư vấn giám sát yếu, cơ chế kiểm tra, giám sát kém hiệu quả: Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định sự thành công của dự án song trong quá trình thi công đơn vị tư vấn giám sát rất yếu bỏ qua nhiều lỗi thi công hiện trường, và thông đồng với đơn vị thi công làm sai có dự án gây hiệu quả nghiêm trọng như dự án cầu Chu Văn Thánh 2. Công tác nghiệm thu, kiểm tra sản phẩm nghiệm thu chưa chặt chẽ, nhiều công trình không đảm bảo đúng như hợp đồng vẫn được nghiệm thu, hoặc nghiệm thu không chú trọng vào việc phân tích đánh giá toàn bộ dự án trên quan điểm mức độ thoả mãn các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của dự án cụ thể như mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng là người sử dụng sản phẩm của dự án. Trên thực tế các đánh giá chỉ là định tính chưa phải là định lượng và khi nghiệm thu chỉ nặng nghiệm thu về khối lượng công việc thực hiện; Công tác thanh quyết toán, bàn giao, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác chưa được chú trọng đúng mức và giải quyết các thủ tục kịp thời, các thủ tục rườm rà, các văn bản pháp lý chưa rõ ràng, chưa quy định rõ trách nhiệm của các bên khi kiểm tra chịu trách nhiệm về quyết toán dẫn đến dự án kéo dài gây khó khăn cho nhà thầu. Như hiện nay việc quy định trách nhiệm về pháp lý của Kho bạc Nhà nước các cấp và Chủ đầu tư xây dựng công trình chưa được phân định rõ ràng trong khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dẫn đến nhiều khi hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập có xác nhận của các bên trong đó có Chủ đầu tư khi ra đến kho bạc lại kiểm tra hồ sơ từ khối lượng đến tính pháp lý, nếu có vấn đề không hiểu lại phải yêu cầu giải trình, nếu không chấp nhận hoặc không cùng quan điểm thì lại không được thanh toán và trả hồ sơ về dẫn đến kéo dài thời gian và chu trình thực hiện lại bắt đầu lại từ đầu. ở đây hai có quan này đều kiểm tra và hiện nay tính pháp lý không cơ quan nào hoàn toàn chịu trách nhiệm như vậy sẽ là một vấn vừa mang tính chất trùng lặp vừa mang tính chất không rõ ràng về trách nhiệm pháp lý. Ví dụ dự án đường Hồ Chí Minh gian đoạn 1 việc lập hồ sơ hoàn công còn chem., thiếu chính xác, không rõ ràng. Dự án QL6 Hoà Bình – Sơn La, Dự án cỉa tạo nâng cấp đoạn Gia Phù – Cò Nòi QL37 , Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 32A đoạn Cổ Tiết – Thu Cúc đã đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa được quyết toán. Công tác nghiệm thu, thanh quyêt toán năng lực yếu, hoặc có tình trạng thay đổi nghiệm thu không đúng, Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn giám sát, đơn vị thi công có sự thông đồng quyết toán sai khối lượng công trình, quyết toán sai chi phí của công trình khác vào để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Dự án xây dựng giai đoạn I đoan Mai dịch – Pháp Vân thuộc đường vanh đai 3 (Hà Nội) khi quyết toán đã hạch toán chi phí của công trình khác vào công trình đường vành đai 3 số tiền hơn 2,3 tỷ đồng. Dự án cải tạo Cảng Hải Phòng Ban quản lý dự án đầu tư thanh quyết toán chi phí cải tạo, xây dựng nhánh đường sát trong Cảng Chù Vẽ không có trong dự án hơn 1,3 tỷ đồng. Gói thầu rà phá bom mìn lập dự toán, nghiệm thu, thanh toán thiếu căn cứ pháp lý gần 2,2 tỷ đồng, gói thầu xây lắp nhà Thầu Penta – Ton được ưu ái không huy động tàu xín nổi loại 800PS và hai thiết bị định vị nhưng BQLDA vẫn nghiệm thu thanh toán dẫn đến không giảm trừ số tiền 16,7 tỷ đồng, Công tác khảo sát thiết kế tuyến luồng Lạch Huyện và Kênh Hà Nam không phù hợp cũng dẫn đến tăng chi phí, lãng phí vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng. Dự án xây dựng công viên nước Cần Thơ một số hạng mục thi công quyết toán sai chế độ, sử dụng vật tư không đúng chủng loại, tính trùng khối lượng và hạch toán sai với tổng số tiền 1,59 tỷ đồng. Quy định về thời gian thực hiện khâu thanh toán chưa hợp lý: Theo quy định hiện nay việc thanh toán được quy định: Cơ quan cấp phát vốn căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư, nói chung là kiểm tra về số lượng hồ sơ, theo thủ tục. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức đơn giá các loại công việc, chất lượng công trình. Thời hạn thanh toán: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Với thời hạn đó đối với chủ đầu tư kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu trong thời hạn 3 ngày chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát, Cơ quan cấp phát trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải thanh toán cho nhà thầu. Như trên ta thấy Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ thì lại chỉ có thời gian là 3 ngày thực hiện, còn cơ quan cấp phát kiểm tra hồ sơ thì lại được 7 ngày, đây là quy định không phù hợp, cần bổ sung thay đổi. 2.3. Đánh giá về mặt thời gian thực hiện theo trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các quy định hiện. Từ thực trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình được xây dựng ở trên, tác giả diễn tả thực trạng về thời gian thực hiện các thủ tục của một dự án thông thường làm ví dụ thể hiện qua sơ đồ sau: Thực trạng về thời gian trên ta thấy rằng với một dự án thông thường, thời gian chờ đợi thực hiện việc kiểm tra các thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước của một số thủ tục hành chính của dự án đã là 429 ngày, với con số này đây thực sự là vấn đề đặt ra yêu cầu cần tìm ra các giải pháp để cải tiến. Theo thông kê hiện nay để thi công xây dựng một công trình diện tích một sàn là 2500 m2 cao 5 tầng thì thời gian thi công cũng chỉ khoảng 3 năm. Nhưng ta thấy để hoàn thành các thủ tục để xây dựng công trình nguyên thời gian để chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các thủ tục đã hơn 1 năm. Trong thực tế đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu thủ tục hành chính của một số dự án tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tây cho kết quả thời gian cho chuẩn bị dự án trung bình là 3 năm. Khảo sát thực tế cho thấy đó là con số đáng tin cậy và phản ánh đúng thực trang hiện nay, ví dụ như tại Hà Nội dự án Nhà B6 Giảng Võ, Nhà I1, I2, I3 Thành Công triển khai thực hiện dự án đến 4 năm chưa xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay dự án bãi đỗ xe ngầm đô thị…, Như vậy vấn đề thủ tục hành chính hiện nay là quá nhiều và phức tạp đã làm thời gian của dự án bị kéo dài và hiệu quả của dự án giảm đặt ra cần phải tiến hành cải tiến để phù hợp với thực tế. 2.4. Đánh giá những nguyên nhân yếu kém trong các bước thực hiện trong trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Qua phân tích thực trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình thì những vướng mắc, yếu kém trong khi thực hiện đầu tư một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được tập trung vào các nguyên nhân chính sau: 2.4.1. Nguyên nhân về hệ thống pháp luật Được thể hiện ở các khía cạnh sau: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm nhiều loại, do nhiều cơ quan ban hành, các quy định về trình tự, thủ tục trong đầu tư còn rườm ra, theo quy đinh hiện hành trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng công trình được thực hiện thông qua nhiều cấp kiểm tra, xét duyệt, quyết định dẫn đến số lượng các thủ tục phải thực hiện nhiều, phải qua nhiều đầu mối tham gia, hồ sơ khi thực hiện lớn, thời gian hoàn thành các thủ tục nhiều, chi phí của dự án tăng. Hệ thống văn bản pháp lý có tính hiệu lực còn yếu nên một số dự án không tuân thủ các quy định về trình tự thực hiện (như khâu thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế …), sự phù hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư và các tổ chức này cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy trình quy phạm và tính khách quan khi đưa ra các quyết định. Hệ thống văn bản pháp lý quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của các tổ chức tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chưa đầy đủ, rõ ràng và chưa có được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án như giữa các đầu mối cơ quan quản lý nhà nước, giữa chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, chính quyền địa phương, cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án… 2.4.2. Nguyên nhân về năng lực, trình độ chuyên môn. Từ phân tích trình tự, thủ tục trong việc hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng ở trên cho thấy hiện nay sự yếu kém đang nổi cộm ở các khâu như công tác quy hoạch, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác khảo sát, thiết kế, công tác thi công, giám sát, thanh quyết toán công trình, những ví dụ thực tế trên ta thấy rõ ràng ở các khâu này sự yếu kém được xuất phát từ nhiều yếu tố có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan nhưng bản chất của các nguyên nhân đó là do sự yếu kém trong năng lực quản lý tổ chức, điều hành và năng lực thực hiện công việc chuyên môn, thói quen và đạo đức, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động cụ thể là tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm của mình làm ra của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xây dựng, sự yếu kém này được tóm lược lại ở các điểm sau: Năng lực của cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước về hoạt đồng đầu tư xây dựng các cấp còn yếu kém; Năng lực một số ban quản lý (chủ đầu tư) trong việc điều hành dự án, trong việc quản lý điều phối các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế. Ban quản lý dự án đóng vai trò là chủ đầu tư hơn là một cơ quan quản lý điều hành dự án; Năng lực của các nhà thầu tư vấn còn yếu trong khả năng ứng dụng công nghệ mới, chưa phát triển đồng bộ như chỉ có một số tư vấn mạnh về mặt kỹ thuật nhưng lại yếu về năng lực phân tích thị trường, phân tích tài chính, phân tích tác động môi trường; Năng lực nhà thầu thi công yếu về tài chính, thiết bị, thiếu cán bộ đầu đàn trong tổ chức quản lý theo quy trình công nghệ mới. Đạo đức nghề nghiệp của của một số cán bộ tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng công trình yếu. 2.4.3. Kỹ thuật và công cụ quản lý lạc hậu Thực tế ở nước ta chưa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý dự án tiên tiến như các phần mềm quản lý dự án để lập kế hoạch thực hiện dự án, các phần mềm giải quyết các thủ tục hành chính. Sử dụng được các phần mềm tiến tiến trong quản lý dự án để lập các kế hoạch mới tối ưu và khả thi, việc sử dụng nhân lực, thiết bị, điều chỉnh kế hoạch kịp thời phục vụ tốt công tác giám sát kiểm tra tiến độ, khối lượng công việc thực hiện, tài chính, lập báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện ở từng thời điểm, hiện nay việc lập kế hoạch của các dự án ở nước ta hiện nay chủ yếu được lập một cách riêng rẽ không có hệ thống. Kế hoạch tổng thể cho toàn dự án hiện nay do chủ đầu tư lập, còn kế hoạch các công việc cụ thể từ khi xin chủ trường đầu tư đầu tư cho đến khi đấu thầu thi công xây dựng công trình do tư vấn lập trình chủ đầu tư, kế hoạch thi công, nghiêm thu thanh quyết toán lại được chia ra cho nhà thầu lập cho từng gói thầu, như vậy tính hệ thống này sẽ không có sự thống nhất và tính logic không cao, mặt khác việc lập các kế hoạch này hầu hết các chủ thể thực hiện bằng cách ước tính đơn giản dựa vào định mức hoặc kinh nghiệm, các phần mềm quản lý dự án chỉ có tác dụng trong việc biểu diễn kế hoạch đã được lập sẵn, cho nên các kế hoạch cả các dự án ở nước ta hiện nay hầu hết là rất thiếu chính xác và không khả thi. Sử dụng các phần mềm tiến tiến trong việc giải quyết các thủ tục hành chính để giúp cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian trong việc lập các hồ sơ và giả quyết các thủ tục. Nếu có hệ thống phần mềm tốt thì chủ đầu tư có thể lập các hồ sơ nhiều thủ tục khác nhau và gủi đến nhiều đầu mối khác nhau một cách thuận tiện, từ đó có thể giảm thiểu số lượng hồ sơ cần phải thực hiện, giảm được thời gian, chi phí thực hiện. Việc sử dụng các phần mềm còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tin học hoá quá trình kiểm tra, kiểm soát. Nếu có phần mềm tạo ra sự liên kết giữa các đầu mối cơ quan quản lý nhà nước thì các thủ tục sau có thể kiểm tra và sử dụng các thông tin của thủ tục trước, trên cơ sở đã tham khảo các dữ liệu của dự án đã được sử lý và lưu lại của cơ quan quản lý nhà nước trước đó. Mặt tích cực nữa của việc sử dụng phần mềm là thể hiện sự rõ ràng, minh bạch, tính khoa học hiện đại trong quản lý Nhà nước và đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quản lý nhà nước của các cơ quan khác nhau. 2.4.4. Không thực hiện đúng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình ở nước ta hiện nay theo quy định của pháp luật chỉ thể hiện trình tự, thủ tục thực hiện từng công việc riêng rẽ, không thể hiện về tính chất rằng buộc về thứ tự hoặc hệ thống hoá trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình thành một hệ thống chuẩn mang tính lôgic, trình tự chuẩn thể hiện rõ rạng viêc thực hiện các công việc thành các bước quy định các công việc nào được thực hiện theo trình tự rằng buộc trước sau, các công việc thực hiện song song, các thủ tục cần thực hiện trong các bước của trình tự. Hiện nay thực tế của hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta cho thấy hầu hết các chủ đầu tư (Ban QLDA) khi thực hiện công việc tổ chức điều hành việc đầu tư xây dựng công trình đều không xây dựng các trình tự thực hiện, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn còn yếu và quy định của pháp luật chưa rõ ràng, hiêu lực của văn bản quy phạm pháp luật chưa cao vì vậy khi thực hiện các chủ đầu tư (ban QLDA) thường là tự mò mẫm thực hiện từng bước giải quyết, thụ động trong việc thực hiện làm kéo dài thời gian, rễ thực hiện sai quy trình, bỏ bước mà không biết gây sự cố cần phải đầu tư thêm chi phí để khắc phục hậu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc03-luan van 22-04-2008 xong.doc
Tài liệu liên quan