Tài liệu Phân tích công tác quản lý môi trường của phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Tân: Chương 4:
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN
CÁC ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN BÌNH TÂN
SO SÁNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY CỦA QUẬN BÌNH TÂN VỚI YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000VÀ ISO 14001:2004
Ưu và nhược điểm của công tác quản lý môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân
Ưu điểm
Trong năm 2005 và 05 tháng đầu năm 2006, Công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được quận Bình Tân thực hiện tốt như tiến hành kiểm tra thường xuyên và lập biên bản, xử phạt những hộ cá thể, doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh, môi trường… đạt được những kết quả tốt:
Tổ chức bộ máy được củng cố, hoạt động có nhiều hiệu quả hơn; đội ngũ cán bộ công chức đượ...
18 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích công tác quản lý môi trường của phòng tài nguyên và môi trường quận Bình Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4:
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN
CÁC ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN BÌNH TÂN
SO SÁNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY CỦA QUẬN BÌNH TÂN VỚI YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000VÀ ISO 14001:2004
Ưu và nhược điểm của công tác quản lý môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân
Ưu điểm
Trong năm 2005 và 05 tháng đầu năm 2006, Công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được quận Bình Tân thực hiện tốt như tiến hành kiểm tra thường xuyên và lập biên bản, xử phạt những hộ cá thể, doanh nghiệp vi phạm về vệ sinh, môi trường… đạt được những kết quả tốt:
Tổ chức bộ máy được củng cố, hoạt động có nhiều hiệu quả hơn; đội ngũ cán bộ công chức được bố trí sử dụng hợp lý nên phát huy được năng lực của mỗi người, góp phần hoàn thành nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ công chức đại đa số có tinh thần trách nhiệm, có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hội họp ngắn gọn phân công công việc rõ ràng, đưa ra được ý kiến tập thể.
Về mặt chuyên môn quản lý, các ngành chức năng của quận và UBND các phường đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng các trạm cung cấp nước sạch, trồng nhiều cây xanh; triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất công – nông nghiệp, giảm chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; tăng cường xử lý nước thải, triển khai nạo vét bùn, vớt rác tạo thông thoáng dòng chảy trên các sông, kênh rạch… Bên cạnh đó, quận Bình Tân cũng đã tích cực đốc thúc các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong khu dân cư tích cực di dời cơ sở đến khu công nghiệp và thực hiện quy trình sản xuất an toàn, hiệu quả.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Buộc tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những cam kết bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, và tất cả các doanh nghiệp nằm trong danh sách phải hoàn tất di dời vào cuối năm 2006.
Tuy Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân được thành lập chưa lâu nhưng đã thể hiện được vai trò và nỗ lực trong việc quản lý môi trường trên địa bàn quận.
Nhược điểm
Bên cạnh những mặt làm được, công tác cũng còn có mặt hạn chế và cần khắc phục những điểm khiếm khuyết trong hệ thống quản lý môi trường của quận:
Bộ máy tổ chức của phòng sắp xếp khá hợp lý, tuy nhiên công tác phối hợp đôi lúc chưa chặt chẽ dẫn đến giải quyết một số hồ sơ công việc còn chậm.
Chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thực trạng, nhu cầu của cán bộ công chức; thời gian qua việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chủ yếu theo kế hoạch chung của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường.
Quy trình kiểm soát hồ sơ công việc còn có những điểm chưa chặt chẽ. Chưa quản lý tốt tài nguyên nước ngầm, còn nhiều hộ khai thác nước ngầm khi chưa được cấp phép. Chưa kiểm soát được số lượng và lưu lượng khai thác nước ngầm.
Công tác tổ chức hướng dẫn phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai, chưa có sự đầu tư thoả đáng đối với việc quản lý và thu gom chất thải nguy hại.
Công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường còn hạn chế do thiếu kinh phí và nhân lực, phần lớn các quận huyện chỉ triển khai công tác vào ngày môi trường thế giới và các ngày lễ lớn.
Việc ứng dụng tin học vào công tác còn hạn chế do thiếu nhân lực. Do phòng mới thành lập chưa lâu nên việc đưa mạng nội bộ vào duyệt hồ sơ và trả lời phúc đáp, những ứng dụng khác vẫn chưa được thực hiện.
Các hệ thống giết mổ thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước trong đó có Ủy ban nhân dân các Quận. Nhưng Ủy ban nhân dân chỉ mới quản lý được khoảng 65-70% hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Số còn lại vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng, dẫn đến phát sinh hàng loạt nguy cơ về:” vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, vệ sinh môi trường”.
Đối với việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm, về phía quản lý Nhà nước do không quản lý, giám sát chặt chẽ đã có khá nhiều cơ sở tự động tìm đất bên ngoài khu công nghiệp để di dời không tuân thủ theo đúng quy hoạch.
Khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý môi trường
Trong công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân cũng gặp phải một số khó khăn chung của tất cả các quận và các khó khăn riêng trên địa bàn quận Bình Tân, như:
Theo Giáo Sư Lâm Minh Triết, Viện Tài Nguyên - Môi Trường Tp. HCM, việc quản lý môi trường lỏng lẻo là do việc chỉ đạo thực hiện chiến lược về môi trường còn hạn chế, chưa có cơ quan điều phối thống nhất; đặc biệt là thiếu nhân lực và trang thiết bị. Sở Tài nguyên - Môi trường nhìn nhận, cả thành phố có 200 cán bộ làm công tác quản lý môi trường bao gồm cả biên chế và hợp đồng, quá mỏng để quản lý môi trường cho toàn thành phố gần 8 triệu dân, hàng chục ngàn cơ sở sản xuất lớn nhỏ, hàng trăm chợ cố định, chợ tạm...
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM, dù đã thực hiện chủ trương phân cấp quản lý, tách Phòng Quản lý đô thị ở quận huyện thành Phòng Quản lý Đô thị và Phòng Tài nguyên - Môi trường, song đến nay hoạt động của các Phòng Tài nguyên - Môi trường quận huyện cũng trong tình trạng quá tải vì phải kiêm nhiệm nhiều chức năng: quản lý rác, quản lý ô nhiễm sản xuất, trồng cây xanh...
Cạnh đó, việc phân cấp chỉ dừng lại ở cấp quận huyện, cấp phường cán bộ quản lý môi trường phải kiêm nhiệm luôn quản lý đô thị. Tình trạng này khiến cấp cơ sở quá tải, không thực hiện được hết nhiệm vụ của quận đưa xuống.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM, nguồn nhân lực cho quản lý môi trường không thiếu mà là do công tác bố trí, tiếp nhận chưa hợp lý, một số địa phương thực hiện máy móc chủ trương khoán biên chế, không tăng thêm người, thậm chí cắt giảm biên chế. Vì thế nhiều cán bộ môi trường cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều việc, tạo lỗ hổng lớn trong quản lý, gây lãng phí nguồn nhân lực.
Các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác kiểm tra như đo đạc, lấy mẫu, phân tích nồng độ các chất thải ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, các điểm thức ăn đường phố... cho cấp quận huyện không đầy đủ, hoàn toàn dựa vào cảm quan của cán bộ. Đây là tình trạng chung của các quận huyện.
Tình trạng các hộ cá thể phát triển tự phát, không theo quy hoạch … đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn Quận Bình Tân trong thời gian qua.
Việc ô nhiễm môi trường do các điểm mua bán phế liệu gây nên là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, hầu hết người làm nghề này đều là dân nghèo từ nơi khác đến nên việc xử lý gặp phải khó. Cơ quan chức năng chỉ được phép phạt hành chính không quá 500.000 đồng, tịch thu tang vật thì không khả thì vì không có nơi chứa phế liệu, nên xử lý vi phạm hiện tại chỉ là hình thức.
Theo quy định của thành phố, các địa phương không cấp giấy phép cho loại hình mua bán phế liệu. Nhưng nhiều hộ đã làm nghề này lâu năm trước khi có quy định, dẫn đến tình trạng thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động để trốn phạt. Hiện nay quận Bình Tân đang tổ chức rà soát trên địa bàn để buộc các hộ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề.
Các văn bản có nhiều nhưng chồng chéo, phân công trách nhiệm quản lý không rõ ràng, việc thực hiện của các cơ quan chức năng chưa đầy đủ, đến nơi đến chốn, chưa có quy hoạch một cách cơ bản.
Trong nhiều trường hợp, trong hồ sơ xin phê duyệt ban đầu có công trình xử lý nước thải, nhưng các công trình xây dựng này trong thực tế lại chậm được xây dựng hoặc không được xây dựng.
Phần lớn các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường là các cơ sở hoạt động không có giấy phép kinh doanh hoặc hoạt động sai ngành nghề đăng ký trong giấy phép.
Một số phường chưa thành lập Tổ môi trường nên cán bộ môi trường của phường còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực; hầu hết chưa triển khai thực hiện kế hoạch quản lý tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn phường; công tác xử lý ô nhiễm môi trường không đạt hiệu quả cao, khó khăn trong phối hợp công tác với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận.
Đánh giá tình hình quản lý môi trường của quận Bình Tân
Sau khi tiến hành điều tra về tình hình quản lý môi trường ở cơ quan quản lý môi trường (20 phiếu) và cơ sở sản xuất kinh doanh (40 phiếu), ta thu được một số kết quả như sau:
Bảng 4.1: Đánh giá tình hình quản lý môi trường quận Bình Tân
Hoạt động QLMT
Có
Không
Đánh giá
Nguyên nhân
Công tác giải quyết khiếu nại
16/20
4/20
Đã thực hiện khá tốt công tác.
Nhưng còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác khác.
Chưa có kế hoạch chi tiết công việc.
Thiếu sự chuẩn bị sẵn văn bản luật cho công tác thanh tra.
Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường
17/20
3/20
Đã thực hiện khá tốt công tác nhưng thời gian thi hành quyết định còn chậm.
Thiếu sự phân công việc cụ thể về thời gian, nhân sự, trình tự công việc.
Thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh
58/60
2/60
Thực hiện tốt công tác nhưng còn thiếu xót đối với một vài cơ sở.
Chưa cập nhật thông tin kịp thời về cơ sở.
Thu phí nước thải
50/60
10/60
Có thực hiện nhưng chưa hiệu quả.
Không nắm rõ về tình hình nộp phí.
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại
8/40
32/40
Thực hiện chưa đầy đủ, chưa đạt hiệu quả.
Các cơ sở sản xuất còn thiếu thông tin.
Thiếu chương trình quản lý cụ thể.
Chưa phân rõ trách nhiệm.
Quản lý tài nguyên nước ngầm
53/60
7/60
Thực hiện khá tốt công tác nhưng còn chưa quản lý được lưu lượng thực tế.
Chỉ kê khai trên văn bản mà thiếu kiểm tra, giám sát thực tế.
Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường
53/60
7/60
PTNMT đã thực hiện khá tốt công tác.
Riêng các cơ sở chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường.
Qui trình tổ chức chưa chặt chẽ.
Thiếu chính sách môi trường phù hợp.
Quan trắc hiện trạng môi trường
42/60
18/60
Chưa triển khai thực hiện trên thực tế.
Chỉ quan trắc đối với cơ sở ô nhiễm nặng.
Chưa có kế hoạch thực hiện quan trắc.
Thiếu nhân sự và thiếu quan tâm tích cực đến môi trường.
Nhận xét:
Từ kết quả điều tra và phân tích tình hình thực tế nêu ra một vài nhận xét đối với một số công tác quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại về tài nguyên môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận đã thực hiện tương đối tốt. Một trong các nguyên nhân làm cho công tác chưa đạt hiệu quả cao xuất phát từ việc chưa có sự phân bố để dành thời gian thích hợp nhằm giải quyết công tác, thiếu chuẩn bị chu đáo về thiết bị và các văn bản pháp luật để thuyết phục các bên khiếu nại.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính về môi trường quận đã thực hiện khá đối tốt. Tuy nhiên thời gian thi hành quyết định còn chậm, tạo cho cơ sở tâm lý xem nhẹ. Nguyên nhân do thời gian phê duyệt chậm, thiếu triệt để, gắt gao trong việc thi hành quyết định.
Công tác thanh tra, kiểm tra môi trường cơ sở sản xuất kinh doanh được tiến hành tốt. Còn một tỷ lệ nhỏ số cơ sở chưa được thanh tra, kiểm tra môi trường là do các cơ sở thành lập mới ngày cành nhiều, di dời sang vị trí mới… gây khó khăn trong việc thu thập thông tin về cơ sở nên ảnh hưởng nhiều đến công tác.
Đối với công tác thu phí nước thải, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận chỉ đóng vai trò trung gian để chuyển thông báo thu phí từ Chi cục Bảo vệ môi trường đến cơ sở sản xuất. Vì vậy việc quản lý thu phí nước thải còn nhiều vướng mắc.
Công tác quản lý tài nguyên nước ngầm, chỉ mới thực hiện được trên văn bản. Còn tình hình khai thác thực tế vẫn chưa được xác định do thiếu thiết bị hỗ trợ và nhân lực để tiến hành giám sát thực địa.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại vẫn chưa đạt được hiệu quả. Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể chất thải chưa được thu gom, quản lý chưa hiệu quả đối với chất thải công nghiệp và nguy hại. Đây là vấn đề chung đáng quan tâm của nhiều quận huyện và cần sớm có giải pháp.
Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường phòng đã thực hiện tốt nhưng chưa thành công do thiếu sự hợp tác từ phía các cơ sở sản xuất.
So sánh công tác quản lý môi trường hiện tại của quận với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004
Thang đánh giá
0%: hoàn toàn không có thủ tục nào được thiết lập.
25%: đã có thủ tục hoặc chính sách nhưng chưa tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 900:2000 hay ISO 14001:2004.
50%: các thủ tục hoặc chính sách chưa hoàn chỉnh và chưa đầy đủ.
75%: các thủ tục hoặc chính sách đầy đủ nhưng còn một vài thiếu sót cần hoàn chỉnh.
100%: tất cả các thủ tục hoặc chính sách đã đầy đủ hoàn toàn.
Đánh giá theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Bảng 4.2: Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường quận Bình Tân theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
Mức độ
(%)
Mục
Nội dung yêu cầu
Thực trạng
4.2
Chính sách môi trường
Lãnh đạo cấp cao phải xác định:
Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động của tổ chức
Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm;
Có cam kết tuân thủ pháp luật và quy định tương ứng về môi trường và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ;
Đưa ra các khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường;
Lập văn bản; áp dụng, duy trì và thông báo cho tất cả nhân viên;
Sẵn sàng phục vụ mọi người.
Quận áp dụng chính sách bảo vệ môi trường chung do nhà nước quy định, cụ thể do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố.
Luôn tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường.
50%
4.3.1
Khía cạnh môi trường
Xác định các khía cạnh môi trường
Xác định các chuẩn mực và phương pháp
Xác định ý nghĩa, đánh giá và liệt kê các thứ tự ưu tiên
Lưu trữ thông tin về thay đổi quá trình hiện tại
Nhất quán với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu
Chưa xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
0%
4.3.2
Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác
Tổ chức cần thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ trong khi áp dụng cho các khía cạnh môi trường của các hoạt động, dịch vụ của mình
Luôn chấp hành các yêu cầu và quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường.
Chưa có các thủ tục.
25%
4.3.3
Mục tiêu và chỉ tiêu
Lập thành văn bản ở từng bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức.
Liên quan đến các cấp và các đơn vị chức năng, những người có trách nhiệm đến việc giám sát và báo cáo
Nhất quán với chính sách và các khía cạnh môi trường quan trọng
Có bằng chứng về việc xem xét các hoạt động, định lượng nếu có thể
Có thời gian biểu cho việc thực hiện.
Mục tiêu về môi trường được lập hàng năm, hàng quý.
Nhưng chưa dựa trên các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
25%
4.3.4
Chương trình quản lý môi trường
Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức;
Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu.
Khoảng thời gian hoàn thành
Bao gồm cả việc đánh giá môi trường đối với các hoạt động dịch vụ
Có các chương trình quản lý, kế hoạch quản lý môi trường.
Chưa gắn với việc phải giải quyết các mục tiêu và chỉ tiêu.
Trách nhiệm, thời gian thực hiện và các nguồn lực cần thiết chưa được lập thành văn bản.
75%
4.4.1
Cơ cấu và trách nhiệm
Xác định nguồn lực để thực hiện và quản lý HTQL MT (nhân lực, kỹ năng chuyên môn, công nghệ, tài chính)
Cử người phụ trách quản lý môi trường – người chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện, duy trì HTQL MT và báo cáo hoạt động của hệ thống
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn được xác định, lập thành văn bản và thông tin đầy đủ.
Có phân công rõ trách nhiệm của lãnh đạo trong công tác môi trường. Chưa có đại diện lãnh đạo về môi trường. Chưa lập thành văn bản.
75%
4.4.2
Đào tạo, nhận thức và năng lực
Phải có thủ tục để xác định nhu cầu đào tạo
Nhân viên ở các cấp và đơn vị chức năng phải được đào tạo sao cho:
Phù hợp với chính sách, thủ tục và yêu cầu của HTQL MT
Hiểu được các tác động môi trường trong khu vực quản lý của họ
Nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra tác động môi trường đáng kể phải có đủ năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo và/ hoặc kinh nghiệm thích hợp
Có kế hoạch đào tạo hàng năm về công tác quản lý môi trường cho cán bộ quản lý.
75%
4.4.3
Thông tin liên lạc
Về các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình, tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục cho việc;
Thông tin liên lạc nội bộ giữa các cấp, bộ phận khác nhau của tổ chức
Tiếp nhận, lập thành tài liệu và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài
Tổ chức phải xem xét các quá trình thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và ghi chép lại quyết định của mình.
Có thiết lập chế độ thông tin giữa quận và các ban ngành khác thông qua chế độ báo cáo định kỳ.
75%
4.4.4
Tư liệu của hệ thống quản lý môi trường
Tổ chức phải thiết lập, duy trì thông tin bằng văn bản hoặc điện tử nhằm:
Mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý và các yếu tố tác động qua lại của chúng
Đưa ra hướng dẫn đối với các tư liệu có liên quan
Có tài liệu nhưng không được phân cấp theo yêu cầu của tiêu chuẩn (sổ tay môi trường, sổ tay qui trình, hướng dẫn công việc và các biểu mẫu, hồ sơ)
25%
4.4.5
Kiểm soát tài liệu
Tài liệu phải dễ đọc, có ngày tháng (ban hành, soát xét, phê duyệt), dễ tìm, được bảo quản và lưu giữ thích hợp
Thủ tục và trách nhiệm ban hành, sửa đổi thủ tục phải được thực hiện
Tài liệu phải được định vị, xem xét định kì và phê duyệt bởi người có chức năng
Đảm bảo có sẵn tài liệu hiện hành tại những nơi được phân phát
Thu hồi các tài liệu lỗi thời
Định rõ thời gian lưu giữ hợp pháp các tài liệu lỗi thời
Tài liệu được kiểm soát theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
Phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.
75%
4.4.6
Kiểm soát điều hành
Tổ chức phải định rõ các hoạt động liên quan đến khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xác định thuộc phạm vi của chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Tổ chức phải đặt kế hoạch cho các hoạt động này bao gồm cả việc bảo dưỡng nhằm bảo đảm là chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định bằng cách:
Thiết lập và duy trì các thủ tục đã thành lập tài liệu, nhằm đề cập đến các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Ban hành các chuẩn cứ hoạt động cho các thủ tục
Thiết lập và duy trì các thủ tục có liên quan; các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, có thể xác định của dịch vụ được tổ chức sử dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng cho các nhà cung ứng và nhà thầu.
Chưa thực hiện.
0%
4.4.7
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định rõ và đáp ứng với các sự cố tiềm ẩn và tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phòng và giảm nhẹ các tác động môi trường mà chúng có thể gây ra.
Tổ chức cần xem xét và soát xét lại khi cần thiết, các thủ tục về sự chuẩn bị sẳn sàng đáp ứng các tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra sự cố.
Tổ chức cũng cần thử nghiệm định kỳ các thủ tục chuẩn bị sẳn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp khi có thể được
Có xây dựng các phương án ứng cứu với tình trạng khẩn cấp, diễn tập phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố môi trường.
75%
4.5.1
Giám sát và đo, phải có thủ tục để
Đo đạc và giám sát các đặc trưng chủ yếu của các hoạt động và điều hành liên quan tới các khía cạnh hay tác động môi trường quan trọng.
Ghi chép về những hoạt động quản lý điều hành và những điểm phù hợp với mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của doanh nghiệp
Thực hiện việc hiệu chuẩn thiết bị giám sát, cất giữ hồ sơ về việc đó
Đánh giá định kì mức độ phù hợp so với qui định pháp luật về môi trường
Quận chưa có quy trình giám sát và đo đạt môi trường. Công tác này do Sở Tài Nguyên Môi Trường thực hiện.
0%
4.5.2
Sự không phù hợp và các hành động khắc phục phòng ngừa
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra không phù hợp, thủ tục tiến hành các hoạt động nhằm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng đã xảy ra và nhằm đề xuất và hoàn thiện hành động khắc phục và phòng ngừa
Bất kỳ hành động khắc phục hoặc phòng ngừa nào nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp hiện tại và tiềm ẩn đều phải thích hợp với tầm quan trọng của các vấn đề tương ứng với tác động môi trường
Tổ chức phải thực hiện, ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào do kết quả của hành động khắc phục và phòng ngừa tạo ra vào thủ tục đã được lập thành văn bản
Có thiết lập quy trình khắc phục phòng ngừa.
25%
4.5.3
Hồ sơ
Phải có thủ tục để nhận biết, lưu trữ và hủy bỏ các hồ sơ về môi trường
Hồ sơ phải: Dễ lưu trữ, bảo vệ tránh hư hỏng
Dễ đọc, có thể nhận biết và truy xét nguồn gốc hoạt động liên quan
Được lưu trữ trong thời hạn thích hợp
Hồ sơ lưu theo quy trình.
Phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.
75%
4.5.4
Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì chương trình và thủ tục để tiến hành đánh giá hệ thống quản lý môi trường định kỳ, nhằm:
a) Xác định xem liệu hệ thống quản lý môi trường có hoặc không:
1) Phù hợp với kế hoạch môi trường đã đề ra, kể cả yêu cầu của tiêu chuẩn
2) Được áp dụng và duy trì một cách đúng đắn
b) Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo
Chương trình đánh giá của tổ chức, bao gồm cả thời gian biểu, phải dựa trên tầm quan trọng về môi trường của hoạt động có liên quan và kết quả của các cuộc đánh giá trước đây. Để cho toàn diện, các thủ tục đánh giá phải bao gồm phạm vi, tần suất và phương pháp luận đánh giá, cũng như trách nhiệm và yêu cầu tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả.
Chưa thực hiện.
0%
4.6
Xem xét lại của ban lãnh đạo
Trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất
Xác định thời gian định kì để xem xét
Định ra nhu cầu thay đổi chính sách, mục tiêu hoặc một phần của hệ thống dựa trên kết quả đánh giá hoặc thay đổi của doanh nghiệp và cam kết cải tiến liên tục
Mục đích là đảm bảo tính phù hợp và hiệu lực của hệ thống
Kết quả xem xét phải được ghi chép lại
Chưa thực hiện.
0%
Đánh giá theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Bảng 4.3: Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường quận Bình Tân theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000
Mức độ
(%)
Mục
Nội dung yêu cầu
Thực trạng
4
Hệ thống quản lý chất lượng
4.1
Yêu cầu chung
Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức
Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này
Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát các quá trình này có hiệu lực.
Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiêt để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình này.
Đo lường, theo dõi và phân tích các quá trình này.
Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục quá trình này.
Đã thực hiện theo quy định pháp luật.
50%
4.2
Yêu cầu về hệ thống tài liệu: có thủ tục bằng văn bản đối với
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát hồ sơ chất lượng
Đánh giá nội bộ
Hành động khắc phục
Hành động phòng ngừa
Đã thực hiện lập thành văn bản.
75%
4.2.1
Khái quát
4.2.2
Sổ tay chất lượng
Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cả các giải trình về những điều khoản loại trừ, viện dẫn
Mô tả tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng
Tài liệu được kiểm soát
Có thực hiện nhưng chưa lập thành thủ tục.
25%
4.2.3
Kiểm soát tài liệu
Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành.
Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu.
Nhận biết các thay đổi, tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu.
Đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng.
Đảm bảo tài liệu rõ ràng, dễ nhận biết.
Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài được nhận biết và phân phối chúng được kiểm soát.
Ngăn ngừa sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó
Đã thực hiện theo quy chế làm việc của UBND quận.
50%
4.2.4
Kiểm soát hồ sơ chất lượng
Lập thủ tục bằng văn bản để nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
Theo quy định về lưu trữ văn thư. Được lập thành văn bản.
75%
5
Trách nhiệm của lãnh đạo
5.1
Cam kết của lãnh đạo
Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu pháp luật và chế định.
Thiết lập chính sách chất lượng.
Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng.
Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo.
Đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
Đang thực hiện.
25%
5.2
Hướng vào khách hàng
Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng
Thực hiện theo quy định về tiếp dân.
25%
5.3
Chính sách chất lượng
Phù hợp với mục đích của tổ chức.
Bao gồm việc cam kết đáp ứng các nhu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
Cung cấp cơ sở co việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng.
Được truyền đạt và thấu hiểu trong tồ chức.
Được xem xét đề luôn thích hợp
Đang thực hiện.
25%
5.4
Hoạch định
5.4.1
Mục tiêu chất lượng
Thiết lập tại mọi cấp, từng bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức
Đo được và nhất quán với chích sách chất lượng
Chưa lập thành văn bản.
25%
5.4.2
Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
Các quá trình
Nguồn lực
Thường xuyên cải tiến
Quản lý các thay đổi
Đang thực hiện.
25%
5.5
Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin
5.5.1
Trách nhiệm và quyền hạn
Trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của chúng được xác định và thông báo trong tổ chức.
Thực hiện theo quy định.
50%
5.5.2
Đại diện của lãnh đạo
Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì.
Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến.
Đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.
Đang thực hiện.
25%
5.5.3
Trao đổi thông tin nội bộ
Các phương pháp khác nhau để truyền đạt về hiệu lực của HTQL CL
Đang thực hiện.
50%
5.6
Xem xét lãnh đạo
5.6.1
Khái quát
Định kỳ xem xét HTQL CL để đánh giá tính thích hợp, phù hợp yêu cầu, hiệu lực, cơ hội cải tiến, nhu cầu thay đổi
Lưu hồ sơ
Đang thực hiện.
50%
5.6.2
Đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm thông tin về
Kết quả của các cuộc đánh giá.
Phản hồi của khách hàng.
Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa.
Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước.
Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng.
Các khuyến nghị về cải tiến.
Đã thực hiện.
50%
5.6.3
Đầu ra của việc xem xét
Các quyết định và hành động liên quan đến việc cải tiến HTQL CL, các quá trình, sản phẩm và nguồn lực cần thiết.
Đang thực hiện.
25%
6
Quản lý nguồn lực
6.1
Cung cấp nguồn lực
6.2
Nguồn nhân lực
6.2.1
Khái quát
Chỉ định nhân viên có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.
Đã thực hiện.
50%
6.2.2
Năng lực, nhận thức và đào tạo
Xác định các yêu cầu về năng lực
Đào tạo hay thực hiện các hoạt động khác, sau đó đánh giá hiệu lực
Đảm bảo người lao động nhận thức phù hợp tầm quang trọng của công việc mà họ đảm trách và mức độ đóng góp đến thành tựu chung
Lưu hồ sơ.
Đã thực hiện.
50%
6.3
Cơ sở hạ tầng
Nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo.
Trang thiết bị (cả phần cứng và phần mềm).
Dịch vụ hỗ trợ (như vận chuyển hoặc trao đổi thông tin).
Đảm bảo đầy đủ.
75%
6.4
Môi trường làm việc
Phù hợp với yêu cầu: tiếng ồn, chất lượng vệ sinh, độ rung, ánh sáng…
Phù hợp.
75%
8
Đo lường, phân tích và cải tiến
8.1
Khái quát
Sử dụng các phương pháp thích hợp để giám sát, đo lường, phân tích và cải tiến quá trình, hiệu lực của HTQL CL
Đang thực hiện.
25%
8.2
Theo dõi và đo lường
8.2.1
Sự thoả mãn của khách hàng
Cơ chế thu thập, giám sát và sử dụng thông tin liên quan đến nhận thức và mức độ hài lòng của khách hàng
Có thực hiện.
50%
8.2.2
Đánh giá nội bộ
Xác định sự phù hợp so với những hoạch định cũng như mức độ hiệu lực của HTQL CL
Xác định chuẩn mực đánh giá, phạm vi, chu kì, phương pháp
Lưu giữ hồ sơ
Đang thực hiện.
25%
8.2.3
Theo dõi và đo lường các quá trình
Phương pháp theo dõi và đo lường các quá trình
Chứng tỏ khả năng đạt được các nội dung đã hoạch định
Đang thực hiện.
25%
8.5
Cải tiến
8.5.1
Cải tiến thường xuyên
Nâng cao hiệu lực của HTQL CL thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, việc phân tích dử liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo.
Có thực hiện theo quy trình.
25%
8.5.2
Hành động khắc phục
Xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng)
Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp
Xác định và thực hiện các hành động loại bỏ sự không phù hợp
Lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện
Xem xét hiệu lực các hành động khắc phục đã thực hiện.
Có thực hiện.
50%
8.5.3
Hành động phòng ngừa
Xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng.
Xác định, thực hiện các hành động loại bỏ sự không phù hợp tiềm ẩn
Hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện
Xem xét hiệu lực các hành động phòng ngừa được thực hiện.
Có thực hiện.
50%
Nhận xét:
Khi so sánh qui trình làm việc của phòng Tài nguyên và Môi trường, dựa trên các yêu cầu của 2 tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004 ta nhận thấy những điểm thuận lợi và chưa thuận lợi của phòng.
Phòng có những thuận lợi là:
Hoạt động trong lĩnh vực môi trường nên đáp ứng được yêu cầu pháp luật môi trường.
Là cơ quan hành chính nên các văn bản luật, qui định lưu hồ sơ theo công tác văn thư khá hoàn chỉnh.
Nguồn nhân lực có đủ tri thức để xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
Cơ sở hạ tầng khang trang và đầy đủ.
Bên cạnh những thuận lợi còn có những điểm chưa phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn:
Chưa xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa trên địa bàn quản lý.
Chưa thực hiện công tác giám sát và đo (quan trắc) chất lượng môi trường.
Chưa thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu về chất lượng, môi trường.
Những nhận định này là cơ sở để xây dựng các qui trình quản lý tích hợp ISO 9001:2000 và ISO14001:2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG 4.46-62F.doc