Tài liệu Phân tích chứng khoán vốn - Chương 1: Tổng quan thị trường chứng khoán: 10/20/2015
1
Giảng viên: Th.S Phạm Hoàng Thạch
Khoa: Tài Chính – Ngân Hàng
Email: phamhoangthach@yahoo.com
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN VỐN
1
CHƯƠNG
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Nội dung
– Khái quát về Chứng khoán
– Chứng khoán vốn: Cổ phiếu phổ thông, cổ
phiếu ưu đãi
– Thị trường cổ phiếu: tổ chức, vận hành, chủ
thể
– Giá trị vốn hóa
– Các loại cổ phiếu phổ thông; cách thức giao
dịch và đặt lệnh
– Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
– Giá tham chiếu ngày không hưởng quyền
– EPS điều chỉnh
10/20/2015
2
Tổng quan
• Phân tích (Analysis): là quá trình thu thập, xử
lý thông tin, dữ liệu tài chính và phi tài chính
để đánh giá, đo lường hoạt động của doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đầu tư
• Đầu tư (Investment): là một sự hy sinh giá trị
hiện tại để đổi lấy một sự kỳ vọng gia tăng lớn
hơn về giá trị vào thời điểm trong tương lai
• Chứng khoán nợ (Debt) và chứng khoán vốn
(Equity)
• Rủi ro (Risk) và lợi nhuận (Return)
Thị trường chứng khoán
Thị t...
15 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chứng khoán vốn - Chương 1: Tổng quan thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/20/2015
1
Giảng viên: Th.S Phạm Hoàng Thạch
Khoa: Tài Chính – Ngân Hàng
Email: phamhoangthach@yahoo.com
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN VỐN
1
CHƯƠNG
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Nội dung
– Khái quát về Chứng khoán
– Chứng khoán vốn: Cổ phiếu phổ thông, cổ
phiếu ưu đãi
– Thị trường cổ phiếu: tổ chức, vận hành, chủ
thể
– Giá trị vốn hóa
– Các loại cổ phiếu phổ thông; cách thức giao
dịch và đặt lệnh
– Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
– Giá tham chiếu ngày không hưởng quyền
– EPS điều chỉnh
10/20/2015
2
Tổng quan
• Phân tích (Analysis): là quá trình thu thập, xử
lý thông tin, dữ liệu tài chính và phi tài chính
để đánh giá, đo lường hoạt động của doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đầu tư
• Đầu tư (Investment): là một sự hy sinh giá trị
hiện tại để đổi lấy một sự kỳ vọng gia tăng lớn
hơn về giá trị vào thời điểm trong tương lai
• Chứng khoán nợ (Debt) và chứng khoán vốn
(Equity)
• Rủi ro (Risk) và lợi nhuận (Return)
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện
của nền kinh tế hiện đại, được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động phát
hành, giao dịch mua bán chứng khoán
trung và dài hạn.
Thị trường chứng khoán là sự phản ánh
những lo ngại, sợ hãi và hy vọng của giới
đầu tư.
Thị trường cổ phiếu
Thị trường sơ cấp – Nhằm huy động vốn dài hạn cho các tổ chức phát hành
– Thị trường phát hành và giao dịch các loại chứng khoán mới
phát hành.
– Khi công ty quyết định phát hành tăng vốn, sẽ lựa chọn phát
hành giữa vốn cổ phần hoặc nợ (trái phiếu).
– Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phiếu công ty đầu tiên sẽ
tạo nên thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp – Nhằm tạo khả năng thanh khoản cho nhà đầu tư
– Thị trường giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành
– Sau khi cổ phiếu được phát hành và niêm yết, nó sẽ được giao
dịch tại thị trường thứ cấp
– Hầu như khi chúng ta muốn tham gia thị trường chứng khoán là
chúng ta quan tâm đến thị trường này
10/20/2015
3
Các chủ thể tham gia Thị trường
Nhà phát hành (doanh nghiệp, chính phủ, quỹ đầu tư)
Nhà đầu tư (investors), Nhà đầu cơ (speculators)
Nhà môi giới (brokers), Nhà buôn (dealers)
Tổ chức tài chính trung gian:
Ngân hàng TM
Công ty bảo hiểm
Quỹ đầu tư
Hiệp hội tiết kiệm,
Nhà tạo lập thị trường (market makers), Chuyên gia
(specialists)
Ngân hàng trung ương (CB), nhà tổ chức/vận hành thị
trường, các cơ quan điều tiết/giám sát,
Tổ chức vận hành Thị trường
Các loại cổ phiếu phổ thông
• CPPT có lãi gộp: Người sở hữu
CP này không nhận cổ tức bằng
tiền mặt mà bằng cổ phần
• CPPT thượng hạn: CP của các
Cty có lịch sử tài chính tốt, ổn định
và phát triển tốt.
10/20/2015
4
Các loại cổ phiếu phổ thông
• CPPT tăng trưởng: Là CP của
Cty đang trên đà tăng trưởng
mạnh
• CPPT thu nhập: CP thường được
trả cổ tức cao hơn thị trường.
• CPPT chu kỳ: Là CP của các Cty
có thu nhập dao động theo chu kỳ
kinh tế
Đọc hiểu bảng giá điện tử
Đọc hiểu bảng giá điện tử
• Mã chứng khoán
• Giá Trần, Sàn và Tham chiếu
• Giá khớp, Khối lượng khớp và [+/-]
• Dư mua, Dư bán
• Tổng khối lượng giao dịch (KLGD)
• Nước ngoài (NN) mua
10/20/2015
5
Phương thức giao dịch và đặt
lệnh
• Thời gian giao dịch
• Phương thức giao dịch: định kỳ, liên
tục
• Nguyên tắc khớp lệnh: giá, thời gian,
khối lượng
• Các loại lệnh: LO, MP, ATO, ATC
• Đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá
• Đặt lệnh, hủy sửa lệnh
Các phương thức khớp lệnh
• Định kỳ
Xác định giá theo phương thức khớp lệnh
định kỳ:
– Giá khớp lệnh là mức giá tại đó khối lượng giao dịch
được thực hiện lớn nhất
– Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì
mức giá gần với giá mở cửa nhất sẽ được chọn làm
giá khớp lệnh
– Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn những điều kiện
trên thì mức giá cao nhất sẽ được chọn
• Liên tục
10/20/2015
6
Các loại lệnh giao dịch
• Lệnh giới hạn (LO)
• Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
xác định giá mở cửa (ATO)
• Lệnh thị trường (MP)
• Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh
xác định giá đóng cửa (ATC)
Lệnh giới hạn (LO)
• Là lệnh mua/bán tại một mức giá xác định hoặc
tốt hơn
• Lệnh có ghi giá
Vd:Mua REE 1.000cp@14
Bán SAM 500cp@12
• Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) bằng
hoặc tốt hơn giá ban đầu
• Hiệu lực của lệnh: đến lúc kết thúc ngày giao
dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ (trừ lệnh
mua của nhà đầu tư nước ngoài)
Ví dụ về lệnh LO (định kỳ)
• Kết quả khớp lệnh:
- Giá khớp 10 - KL khớp 2000
Cổ phiếu AAA
Giá tham chiếu: 9,9
Sổ lệnh như sau:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
5000 10 9,8 1000
10 1000
Sổ lệnh sau khi khớp:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
3000 10
10/20/2015
7
Ví dụ về lệnh LO (liên tục)
• Kết quả khớp lệnh:
- Giá 9,8 - KL khớp 1000
- Giá 10 - KL khớp 1000
Cổ phiếu AAA
Giá tham chiếu: 9,9
Sổ lệnh như sau:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
(C) 5000 10 9,8 1000 (A)
10 1000 (B)
Sổ lệnh sau khi khớp:
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
(C) 3000 10
Lệnh thị trường (MP)
Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán
tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường
– Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa thực
hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại
mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá
mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường
– Nếu KL đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn, lệnh MP sẽ
được chuyển thành lệnh giới hạn mua (bán) tại
mức giá cao (thấp) hơn một đơn vị yết giá so với
giá giao dịch cuối cùng trước đó
– Không nhập được khi không có lệnh đối ứng
– Chỉ sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục
Lệnh thị trường (MP)
• Lệnh không ghi giá (ghi MP - giá thị trường)
Ví dụ: Mua REE 1.000cp @MP
Bán SAM 500cp @MP
• Trình tự khớp:
– Lệnh đối ứng? Không có Lệnh bị từ chối
– Có Xét Giá tốt nhất: Khớp hết? Chấm dứt
– Không khớp hết Giá tốt kế tiếp. Khớp hết?
Chấm dứt
– Không khớp hết Giá tốt kế tiếp
–
– Khối lượng lệnh MP hết? Chấm dứt
– Khối lượng lệnh MP còn Chờ trên sổ lệnh tại mức
giá thực hiện cuối cùng +1 đơn vị yết giá nếu là lệnh
MP mua (-1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP bán)
10/20/2015
8
Ví dụ về lệnh MP
• Sổ lệnh cổ phiếu ABB như sau:
Kết quả khớp lệnh:
3000 - 1000(12,0)
- 2000(12,1)
2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 12,2
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
12,0 1000
12,1 2000
5000 MP
Ví dụ về lệnh MP
• Sổ lệnh cổ phiếu ABB sau khi so khớp như sau:
Kết quả khớp lệnh:
3000 - 1000(12,0)
- 2000(12,1)
2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 12,2
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
2000 12,2
Ví dụ về lệnh MP
• Sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau:
Kết quả khớp lệnh: 2600 - 1000(13,5)
- 1600(13,4)
Sổ lệnh sau khi khớp:
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
(A) 1000 13,5 13,7 1000 (C)
(B) 2000 13,4 MP 2600 (D)
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
(B) 400 13,4 13,7 1000 (C)
10/20/2015
9
Ví dụ 2 về lệnh MP
• Cổ phiếu ABC (giá tham chiếu 14.0; giá trần 14.7;
giá sàn 13.3) có sổ lệnh trong đợt giao dịch liên
tục như sau:
Trường hợp 1: Lệnh MP khớp lần lượt các mức giá
đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường
Lệnh MP mua 8000 ABC được nhập vào hệ thống
giao dịch.
Ví dụ 2 về lệnh MP
• Sổ lệnh thị trường sau đó sẽ là:
Trường hợp 1: Lệnh MP khớp lần lượt các mức giá
đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường
Kết quả khớp lệnh: Lệnh MP được khớp toàn bộ tại
2 mức giá: 6000*14.1 và 2000*14.2.
Ví dụ 2 về lệnh MP
• Sổ lệnh thị trường sau đó sẽ là:
Trường hợp 2: Lệnh MP không khớp hết và chuyển
thành lệnh giới hạn với mức giá cao hơn giá khớp
cuối cùng một đơn vị yết giá
Lệnh MP bán 15,000 ABC tiếp tục được nhập vào hệ
thống giao dịch
• Kết quả khớp lệnh: Lệnh MP được khớp một phần tại
2 mức giá: 8000*14 và 5200*13.9.
• Phần còn chuyển thành lệnh bán giới hạn giá 13.8,
khối lượng 1800.
10/20/2015
10
Ví dụ 2 về lệnh MP
• Sổ lệnh thị trường sau đó sẽ là:
Trường hợp 3: Lệnh MP không khớp hết và chuyển
thành lệnh giới hạn trần/sàn khi giá khớp cuối cùng
là giá trần/sàn
Lệnh MP mua 19,000 ABC tiếp tục được nhập vào
hệ thống giao dịch.
• Kết quả khớp lệnh: Lệnh MP khớp một phần tại 3 mức
giá: 1800*13.8, 1300*14.2 và 2800*14.7. Phần còn lại
chuyển thành lệnh mua giới hạn giá 14.7 (giá trần),
khối lượng 13,100.
Lệnh ATO
Là lệnh đặt mua/bán tại mức giá mở cửa
Lệnh không ghi giá (ghi ATO)
Ví dụ: Mua REE 1.000cp @ATO
Bán SAM 500cp @ATO
Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh giới hạn
khi so khớp lệnh.
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) là
giá khớp lệnh xác định giá mở cửa
Hiệu lực của lệnh: Trong phiên khớp lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa.
Ví dụ về lệnh ATO
• Ví dụ 1: sổ lệnh CP CCC với giá tham chiếu 8,0
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
1500 8,4 (C) ATO 1000 (B)
1000 8,3 (D) 7,6 2000 (A)
Kết quả khớp lệnh: giá 7,6 - KL 2500
B (1000), A (1500), C (1500), D (1000)
Sổ lệnh sau khi so khớp:
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
7,6 500 (A)
10/20/2015
11
Ví dụ về lệnh ATO
Ví dụ 2: Cổ phiếu CCC giá tham chiếu 10,0
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
1500 10,5 (C) ATO 2000 (B)
10,2 2000 (A)
Kết quả khớp lệnh: giá 10,2-KL 1500 (C-B)
KL 500 của lệnh ATO tự động bị hủy
Sổ lệnh sau khi so khớp
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
10,2 2000 (A)
Lệnh ATC
Là lệnh đặt mua/bán tại mức giá đóng cửa
Lệnh không ghi giá (ghi ATC)
Ví dụ: Mua REE 1.000cp @ATC
Bán SAM 500cp @ATC
Lệnh ATC ưu tiên trước lệnh giới hạn khi
so khớp lệnh.
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) là
giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa
Hiệu lực của lệnh: Trong phiên khớp lệnh
định kỳ xác định giá đóng cửa.
Giao dịch ký quỹ và bán khống
• Giao dịch ký quỹ (buying on margin)
– Vay tiền từ nhà môi giới để thanh toán một
phần giá trị cổ phiếu đặt mua
– Tác dụng: Làm gia tăng đòn bẩy tài chính
– Việt Nam: đã cho phép giao dịch ký quỹ
• Bán khống (short sale)
– Vay cổ phiếu từ nhà môi giới để bán cho
người mua
– Tác dụng: Thu lợi do kỳ vọng giá cổ phiếu
giảm
– Việt Nam: chưa cho phép bán khống
10/20/2015
12
Các chỉ số tài chính cơ bản
• Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu; số
lượng cổ phiếu lưu hành
• EPS
• P/E, P/B
• Cổ tức
• ROA, ROE .
Các quyền liên quan đến cổ phiếu
• Cổ tức: tiền, cổ phiếu
• Quyền mua cổ phiếu mới
• Cổ phiếu thưởng
• Giá tham chiếu vào ngày giao dịch
không hưởng quyền
Giao dịch không hưởng quyền
Ngày
15/7
Ngày
12/7
Ngày
13/7
Ngày
14/7
T+0 T+3T+2T+1
T7 CN Ngày
18/7
• Thời gian thanh toán T+3
• Ngày đăng ký cuối cùng: 15/7
• Ngày giao dịch không hưởng quyền: Từ ngày 13/7
10/20/2015
13
Điều chỉnh giá tham chiếu
Giá tham chiếu cho ngày giao dịch
không hưởng quyền = (Giá trước ngày
giao dịch không hưởng quyền x KL cổ
phiếu được nhận quyền mua + Giá phát
hành cổ phiếu mới x KL phát hành thêm) /
(KL cổ phiếu được nhận quyền mua + KL
phát hành thêm)
Điều chỉnh giá tham chiếu
TH1: Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có (1:2)
- Giá tham chiếu của cổ phiếu vào phiên trước
phiên giao dịch không hưởng quyền là 15.000
đồng/cổ phiếu.
- Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong
quyền là 12.000đồng/cổ phiếu.
15000 x 1 + 12000 x 2
Ptc = ----------------------------- = 13 000 đồng
1 + 2
Điều chỉnh giá tham chiếu
TH2: Chia thưởng (5.000 đồng/cổ phiếu) và phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn thêm 50% (tỷ lệ 2:1) với giá tính cho người có quyền (cổ
đông hiện hữu) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
PR t-1 + (I x PR ) - TTH
Ptc = -----------------------------
1 + I
Ptc: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng
quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu và phát hành thêm
PRt-1: là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng quyền
nhận thưởng bằng cổ phiếu (25.500đ)
I: là tỷ lệ vốn tăng (50%)
PR: là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền (10.000đ /CP)
TTH: Giá trị tiền thưởng (5.000 đồng)
10/20/2015
14
Điều chỉnh giá tham chiếu
TH3: CP chia cổ tức đợt 02 bằng cổ phiếu (12%), tính theo mệnh giá là
10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận
thêm 12 cổ phiếu,
Thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai
cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12.
PR t-1 + (I x PR) –TTH - Div
Ptc (ngày 6/12) = ----------------------------------
1+ I
• PRt-1: là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền (Giá vào ngày
3/12: 39.300 đồng)
I: là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62
PR: là giá cổ phiếu sẽ bán cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền
thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)
• TTH: giá trị tiền thưởng (= 5.000 đồng)
• Div: là giá trị cổ tức (= 1.200 đồng)
Các trường hợp điều chỉnh EPS
• Tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng
cổ phiếu: trong ngày giao dịch không hưởng quyền, EPS
cơ bản sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp, trả cổ tức
hay tỷ lệ thưởng cổ phiếu mới.
• Phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu:
EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ điều
chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch
không hưởng quyền
• Mua bán cổ phiếu quỹ
• Phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên hay cho
một số cổ đông riêng lẻ.
Điều chỉnh EPS
Hệ số điều chỉnh = giá trước ngày
giao dịch không hưởng quyền / giá
tham chiếu cho ngày giao dịch không
hưởng quyền
10/20/2015
15
Các trường hợp điều chỉnh EPS
Ví dụ 1: EPS cơ bản của Công ty A đến hết quý
2-2009 là 6.360đ/CP. Ngày 02/09/2009, là ngày
giao dịch không hưởng quyền mua thêm cổ
phiếu với giá 10.000đ/CP, tỷ lệ phân phối cho cổ
đông hiện hữu là 5:1.
Giá đóng cửa gần nhất là 66.500 đ/cp.
Giá tham chiếu cho ngày 02/09 là: (66.500 x 5
+ 10000 x 1)/(5+1) = 57.083 đ/CP.
Hệ số điều chỉnh = 66.500 / 57.083 = 1,1650.
Do đó EPS sẽ được điều chỉnh tương ứng =
6.360 / 1,1650 = 5.459 đ/CP.
Các trường hợp điều chỉnh EPS
Ví dụ 2: EPS cơ bản Công ty A tính đến hết quý 2-2009
là 6.360 đ/cp. Ngày 31/07/2009, cổ phiếu của công ty
giao dịch không hưởng cổ tức 800 đ/cp và quyền mua
thêm cổ phiếu với giá 33.600 đ/cp, tỷ lệ phân phối cho cổ
đông hiện hữu là 3:1. Giá đóng cửa gần nhất là 45.000
đ/cp.
Ví dụ 3: EPS cơ bản Công ty cổ phần A tính đến hết quý
2-2009 là 6.360đ/cp. Ngày 05/07/2009, cổ phiếu A của
công ty giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu
thưởng, tỷ lệ phân phối cho cổ đông hiện hữu là 10:3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chapter01_803_6505.pdf