Phân tích các yếu tố liên quan đến sự hình thành các vùng sinh thái đất

Tài liệu Phân tích các yếu tố liên quan đến sự hình thành các vùng sinh thái đất: CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC VÙNG SINH THÁI ĐẤT KHÍ HẬU Các nhân tố khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ,...có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành môi trường sinh thái đất. Khí hậu vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo với các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định và tính chất phân vùng rất rõ rệt, nhưng so với các vùng khác trong bán đảo Cà Mau thì Bạc Liêu có lượng mưa ít và thời lượng giờ nắng cao hơn nhiều; do đó sự bốc thoát hơi nước sẽ là yếu tố tác động đến tính chất đất nhất là độ mặn của tầng đất mặt vào mùa khô . THỦY VĂN Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, theo hai hướng chính là từ đất liền ra biển và song song với bờ biển. Biến động mực nước trên toàn bộ hệ thống sông, kênh, rạch chịu ảnh hưởng mạnh của sự lan truyền thủy triều, mưa nội đồng va...

doc13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố liên quan đến sự hình thành các vùng sinh thái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC VÙNG SINH THÁI ĐẤT KHÍ HẬU Các nhân tố khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ,...có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành môi trường sinh thái đất. Khí hậu vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo với các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định và tính chất phân vùng rất rõ rệt, nhưng so với các vùng khác trong bán đảo Cà Mau thì Bạc Liêu có lượng mưa ít và thời lượng giờ nắng cao hơn nhiều; do đó sự bốc thoát hơi nước sẽ là yếu tố tác động đến tính chất đất nhất là độ mặn của tầng đất mặt vào mùa khô . THỦY VĂN Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, theo hai hướng chính là từ đất liền ra biển và song song với bờ biển. Biến động mực nước trên toàn bộ hệ thống sông, kênh, rạch chịu ảnh hưởng mạnh của sự lan truyền thủy triều, mưa nội đồng và hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp. Vì vậy, chế độ thủy văn của tỉnh có 3 vấn đề cần quan tâm liêu quan đến môi trường sinh thái đất là: thủy triều, xâm nhập mặn, và ảnh hưởng ngọt hóa. Thủy triều Thủy triều biển Đông có chu kỳ bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn, có thể đạt trên 3m. Thủy triều biển Tây theo chu kỳ nhật triều không đều, biên độ triều thấp hơn biển Đông (khoảng 1,5 m) và diễn biến phức tạp. Đường quốc lộ 1A chạy ngang qua địa bàn tỉnh theo hướng song song với bờ biển tạo nên dải phân cách thành hai vùng: vùng phía nam hướng ra biển chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông, các kênh rạch trong khu vực này có lưu tốc dòng chảy lớn, độ nhiễm mặn cao (trên 4%) và mực nước rất cạn khi triều xuống. Vùng phía Bắc quốc lộ 1A chịu tác động của cả hai chế độ bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây (qua hệ thống sông Cái Lớn và rạch Xẻo Trích - Cạnh Đền) nên biên độ dòng chảy không lớn. Nước thủy triều trong vùng ven biển của tỉnh có lượng phù sa cao, do đó mức độ bồi lắng trong kênh rạch cũng rất nhanh. Trong điều kiện bị bồi lấp mạnh mẽ, trừ các sông lớn, hầu hết kênh rạch đều khó đi lại và khả năng thoát thủy kém. Chế độ thủy triều tác động trên toàn địa bàn tỉnh nên hệ thống thủy lợi và cống đập ngăn mặn đóng vai trò rất quan trọng trong điều tiết nguồn nước cho các mục tiêu sử dụng đất và cải thiện tình trạng xâm nhập mặn. Tình trạng xâm nhập mặn Qua hệ thống sông rạch và kênh đào chạy theo hướng từ nội địa ra biển, thủy triều của biển Đông và biển Tây có thể đưa nước biển xâm nhập sâu trên toàn tỉnh nếu không có các hệ thống cống, đập ngăn mặn. - Khu vực Bắc quốc lộ 1A: do có hệ thống thủy lợi trong dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp và các cống, đập ngăn mặn dọc theo quốc lộ 1A nên mức độ xâm nhập mặn đã bị hạn chế tối đa. Riêng phía Tây và Tây Bắc huyện Phước Long và Hồng Dân (giáp tỉnh Kiên Giang và Cà Mau), do chưa khép kín công trình ngăn mặn từ phía biển Tây, nên nước mặn vẫn xâm nhập vào vùng này (tháng 2 đến tháng 4), và nông dân đã tận dụng để nuôi tôm nước lợ. - Khu vực Nam quốc lộ 1A: Trong mùa khô tất cả các kênh rạch đều bị nhiễm mặn với độ mặn cao (150/00 - 300/00), trong mùa mưa độ mặn còn ở mức 5 - 150/00, vẫn thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Do xâm nhập mặn, canh tác nông nghiệp chỉ tập trung được 1 vụ vào mùa mưa, nguồn nước tưới nhờ mưa, mùa khô có thể nuôi tôm sú và làm muối. Ảnh hưởng ngọt hóa Trước đây, toàn tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng nhiễm mặn trên 40/00 hơn 6 tháng mùa khô, canh tác nông nghiệp hầu như chỉ tập trung trong thời gian 5 đến 6 tháng mùa mưa, do đó việc đầu tư các công trình ngăn mặn và hệ thống thủy lợi đưa nước ngọt từ sông Hậu về là nằm trong chủ trương lớn của Nhà nước nhằm ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Cho đến nay, phần phía Bắc của tỉnh đã khống chế được phần lớn tình trạng xâm nhập mặn từ cả hai phía biển Đông và biển Tây, tuy nhiên lượng nước ngọt đưa về vẫn chưa đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô. ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Bạc Liêu được tạo thành nhờ quá trình bồi tích phù sa do động lực triều , nên phân bố địa hình cũng tuân theo qui luật truyền triều. Ở vùng ven tỉnh Bạc Liêu, phù sa từ phía biển đông được mang trực tiếp vào nội đồng theo các hướng từ cửa Gành Hào, một phần còn lại nhờ hệ thống lạch triều. Từ những qui luật đó nên địa hình của vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu có xu hướng thấp dần từ phía biển đông vào nội đồng, cao độ bình quân cao khoảng 0,8m, vùng thấp nhất có cao trình 0,3 – 0,4m (vùng giáp với tỉnh Cà Mau), cao nhất là khu vực cửa Gành Hào (1,2 – 1,5 m) vùng đồng bằng thủy triều cao có cao trình từ 1 - 1,2 m. Nhìn chung, địa hình khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu có xu hướng nghiêng từ phía biển và các cửa sông lớn vào nội đồng. Ta có thể phân biệt các dạng địa mạo gắn liền với địa hình và động lực dòng chảy như sau : + Vùng bãi bồi ngập triều + Vùng đồng bằng thủy triều thấp + Vùng đồng bằng thủy triều cao + Vùng đồng bằng giữa giồng (bao gồm phẳng giữa dòng và trũng giữa giồng ) + Vùng đầm mặn mới + Vùng đầm mặn cổ + Và các hệ thống lạch triều. Nguồn vật liệu bồi đắp nên vùng đất này là có nguồn gốc từ phù sa sông Cửu Long và được dòng chảy ven bờ châu thổ đưa tới bồi tích nơi đây. Từ những dải đất mới bồi bị ngập triều ven biển, quá trình bồi đắp liên tục đã nâng cao dần mặt đất và hình thành nên các loại đất như ngày nay. Đồng thời với việc nâng cao dần mặt đất tuy không đồng đều và bờ biển càng lùi dần thì ảnh hưởng mặn trực tiếp cũng vì thế mà giảm đi và sự phân dị địa hình cũng tăng lên. Chính vì vậy mà vùng đất này có những loại đất cát, đất phù sa, đất mặn và đất phèn như ngày nay. Hình 7: Bản đồ tổng hợp các yếu tố thủy văn và khí hậu tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp (IRMC)) Hình 8: Bản đồ độ cao địa hình tỉnh Bạc Liêu HIỆN TRẠNG LỚP PHỦ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có các dạng sử dụng đất chính như sau: Đất rừng ngập mặn Trước đây rừng ngập mặn rất phổ biến và phân bố dọc theo vùng bờ. Do chiến tranh tàn phá và do khai phá của con người nên rừng nguyên thủy không còn mà chủ yếu là rừng tái sinh. Rừng ngập mặn cũng đang phát triển nhanh trên vùng đất mới bồi ven biển (từ ranh giới với Sóc Trăng tới phía Bắc cửa Gành Hào). Ngoài ra, cây ưa chịu mặn như bần, dừa nước còn gặp dọc theo các bờ kênh rạch. Đất dưới rừng ngập nước Rừng ngập trước đây cũng khá phổ biến và chủ yếu là rừng tràm ở vùng địa hình tương đối thấp ở Long Điền - Giá Rai. Nhưng nay rừng này đã mất đi do việc khai kênh dẫn mặn (kênh Gành Hào). Tại nơi này, chúng được thay thế bởi ruộng lúa, rừng ngập mặn (mắm, dừa nước, cóc, ráng...) và ruộng nuôi tôm. Đất trồng lúa Đất trồng lúa có diện tích lớn nhất và là loại hình canh tác sử dụng đất lâu đời nhất ở Bạc Liêu. Trước đây hàng năm chỉ có lúa mùa dài ngày được cấy trồng vào mùa mưa. Hiện nay lúa ngắn ngày năng suất cao được trồng phổ biến, ở vùng có điều kiện bao giữ ngọt, người dân đã chủ động chuyển sang trồng lúa 2 vụ như tại Châu Hưng và Hưng Hội. Đất diêm nghiệp Hiện nay, diện tích muối tập trung ở đới ven biển (rộng 2-5 km) thuộc các xã Long Điền Tây, Vĩnh Thịnh, Vịnh Hậu, Hiệp Thạnh và thị xã Bạc Liêu. Trên các ruộng muối thì ngoài sản phẩm chính là muối, thì một số nơi đang tiến hành thử nghiệm nuôi artemia và bước đầu có kết quả tốt. Đất trồng màu Đất trồng rau màu trước kia chỉ tập trung ở vùng ven thị trấn với diện tích nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ. Hiện nay việc canh tác rau màu có phát triển tăng lên, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng thấp về diện tích và sản lượng. Diện tích rau màu tập trung trên đất cao ven các kênh lớn như kênh Cái Cùng, kênh Chùa Phật. Rau màu gồm các loại dưa, hành, cải. Khả năng phát triển diện tích rau màu còn rất lớn vì mặc dù có bị mặn bao bọc nhưng do có nguồn nước ngọt dưới đất nên có thể chủ động được nước tưới. Đất vườn cây tập trung Đất vườn tập trung chỉ phổ biến ở vùng ven thị xã Bạc Liêu, trên các chân đất cao như trên các giồng cát. Các loại cây chính gồm: nhãn, xoài, dừa, sapochê, sơri, mãng cầu... Cây ăn trái trồng phân tán với diện tích không nhiều, do đất trồng không được chuẩn bị kỹ nên vẫn có ảnh hưởng mặn ít nhiều, chủ yếu do thấm ngang dưới đất. Đất nuôi trồng thủy sản Nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm phát triển rất nhanh và chiếm diện tích lớn trong khoảng gần 20 năm nay, phân bố từ vùng ven biển tới sát quốc lộ 1A. Diện tích nuôi tôm phát triển chủ yếu trên đất rừng khai phá và chuyển từ đất trồng lúa. Nuôi tôm chủ yếu ở dạng quảng canh. Do việc sản suất không ổn định trong những năm trước, nên ngoài nuôi tôm người dân còn thu hoạch phụ thêm là cá. Ngoài diện tích nuôi tôm, còn phải kể đến bãi đất mới bồi ngập triều ven biển là những nơi có môi trường rất tốt cho các loài hai mảnh vỏ (nghêu) sinh sống. Hình 9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2001 (Nguồn: Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp (IRMC)) CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Về tính chất hóa lý các nhóm đất: đã trình bày trong mục 3.2.4 Trong bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bạc Liêu có các nhóm đất chính như sau: Nhóm đất mặn (xem mục 3.2.4.2) Nhóm đất mặn gồm có các loại đất sau: Đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn: đất bị nhiễm mặn cả tầng sâu lẫn tầng mặt đất, thích hợp sử dụng cho việc làm muối, nuôi trồng thủy sản nước mặn, và trồng rừng phòng hộ với các loại cây chịu mặn như Mắm, Đước. Đất mặn nặng mùa khô: giống đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn. Đất mặn trung bình mùa khô: có nền đất cứng, ổn định, nhiễm mặn trung bình vào mùa khô. Tầng đất mặt ít bị bị ảnh hưởng mặn do hệ thống đê bao ngăn mặn và được rửa mặn vào mùa mưa Đất mặn ít mùa khô: chiếm diện tích lớn trong nhóm đất mặn, hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá, chỉ bị nhiễm mặn vào mùa khô trong thời gian ngắn. Nhóm đất phèn (xem mục 3.2.4.1) Các loại đất phèn trong tỉnh chủ yếu ở ba dạng chính sau: Đất phèn tiềm tàng: gồm có + Đất phèn tiềm tàng nông, mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn (ký hiệu: Sp1Mm): phân bố dọc bờ biển huyện Giá Rai, huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu. Đất có địa hình thấp, ngập triều thường xuyên chịu ảnh hưởng rõ của biển, nền đất mềm yếu chưa ổn định. đây là dạng đất phèn hình thành trên trầm tích bùn sét dưới rừng ngập mặn, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều, có điều kiện thuận lợi cho sự tích lũy pyrite hình thành tầng sinh phèn trong đất. + Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nặng mùa khô (ký hiệu: Sp1Mn): phân bố chủ yếu ở địa hình thấp, bị ảnh hưởng mặn của thủy triều hoặc đưa nước mặn vào đồng ruộng làm muối, tầng phèn tiềm tàng nông (0 - 50 cm); hiện diện ở ven biển huyện Giá Rai, huyện Vĩnh Lợi và một phần ở thị xã Bạc Liêu. + Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nặng mùa khô (ký hiệu Sp2Mn): địa bàn phân bố tương tự như đất Sp1Mn, nhưng tầng sinh phèn (pyrite) hiện diện ở sâu hơn (>50 cm). đất bị nhiễm mặn nặng do nước biển tràn vào theo kênh rạch hay đưa nước mặn vào làm muối. + Đất phèn tiềm tàng nông, mặn trung bình mùa khô (ký hiệu Sp1M): phân bố chủ yếu ở huyện Giá Rai, tập trung ở vùng ven biển hay cửa sông, tầng sinh phèn xuất hiện ở cạn (0 - 50 cm), đất bị nhiễm mặn trung bình vào mùa khô. + Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn trung bình vào mùa khô (ký hiệu Sp2M): đất có tầng mặt dày hơn và tầng sinh phèn xuất hiện sâu dưới bề mặt đất (>50 cm), phân bố chủ yếu ở huyện Vĩnh Lợi và huyện Giá Rai. + Đất phèn tiềm tàng nông, mặn ít mùa khô (ký hiệu Sp1Mi): phân bố ở địa hình thấp của các huyện Giá Rai, huyện Hồng Dân và huyện Vĩnh Lợi. Do phân bố sâu trong nội địa nên ảnh hưởng mặn trong đất ít và chủ yếu vào mùa khô, trong thời gian ngắn do hiện tượng mao dẫn đưa nước mặn lên gần mặt đất; tầng sinh phèn tiềm tàng xuất hiện nông (khoảng 50 cm dưới mặt đất). + Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít mùa khô (ký hiệu Sp2Mi): phân bố tập trung ở huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai và Hồng Dân. Tầng sinh phèn xuất hiện ở sâu (>50 cm). Đất bị nhiễm mặn do mặn ngầm vào mùa khô hoặc do đưa nước mặn vào trong nội đồng để nuôi trồng thủy sản. + Đất phèn tiềm tàng sâu - giàu hữu cơ, mặn ít mùa khô (ký hiệu Sp2(h)Mi): phân bố chủ yếu ở xã Phong Thạnh Nam - huyện Hồng Dân. Loại đất này được hình thành trên trầm tích đầm lầy - biển, có địa hình thấp trũng, trong đất tích lũy nhiều chất hữu cơ và xác bã thực vật bán phân hủy tạo thành lớp mỏng màu đen (10 - 15 cm) ở gần mặt đất, tầng sinh phèn hiện diện ở sâu (>50 cm). + Đất phèn tiềm tàng nông (ký hiệu Sp1): phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện Hồng Dân, tầng sinh phèn nông (0 - 50 cm). Đất không bị nhiễm mặn ngay cả trong mùa khô do điều kiện đê bao ngăn mặn hiệu quả và khả năng tưới tiêu hoàn chỉnh. Đất phèn hoạt động: Độ sâu xuất hiện của tầng sinh phèn nông (50 cm) ở các loại đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng. Đất phèn hoạt động bị thủy phân: gồm có + Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu (>50 cm) trên nền phèn tiềm tàng, mặn trung bình mùa khô + Đất phèn hoạt động bị thủy phân nông (0 - 50 cm), mặn trung bình mùa khô + Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu (>50 cm), mặn trung bình mùa khô + Đất phèn hoạt động bị thủy phân nông (0 - 50 cm) trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít mùa khô + Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu (>50 cm), trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít mùa khô. Nhóm đất phù sa (xem mục 3.2.4.4) + Đất phù sa loang lổ đỏ vàng: có phản ứng ít chua pHH2O > 5,5 ở tất cả các tầng đất; + Đất phù sa gley: độ chua giảm đáng kể pHH2O từ 4,5 - 5,6. Đất cát (xem mục 3.2.4.3) Đất nhân tác (xem mục 3.2.4.5) Hình 10: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp (IRMC))

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 4-yto hinh thanh cac vung sthai dat.doc
Tài liệu liên quan