Tài liệu Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre: 115
Phân tích các yếu tố . . .
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG MÔ HÌNH CA CAO XEN DỪA
CỦA NÔNG HỘ TỈNH BẾN TRE
Võ Thái Hiệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng
mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy tương quan thông qua mô hình Probit để lượng hóa các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết
định mở rộng mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
xác suất quyết định mở rộng mô hình tăng khi: tổng diện tích đất vườn dừa tăng, khi tỷ lệ lao động
trên diện tích đất tăng, nông hộ kỳ vọng giá bán ca cao tăng và nông hộ có vay vốn. Xác suất quyết
định sẽ mở rộng mô hình giảm khi tỷ lệ diện tích đã trồng xen trên tổng diện tích đất vườn dừa tăng.
Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp để gia tăng diện tích, sản lượng cho mô hình ca cao xen dừa là
nâng cao năng suất, tín dụng và chính sách, ...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115
Phân tích các yếu tố . . .
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG MÔ HÌNH CA CAO XEN DỪA
CỦA NÔNG HỘ TỈNH BẾN TRE
Võ Thái Hiệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng
mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy tương quan thông qua mô hình Probit để lượng hóa các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết
định mở rộng mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
xác suất quyết định mở rộng mô hình tăng khi: tổng diện tích đất vườn dừa tăng, khi tỷ lệ lao động
trên diện tích đất tăng, nông hộ kỳ vọng giá bán ca cao tăng và nông hộ có vay vốn. Xác suất quyết
định sẽ mở rộng mô hình giảm khi tỷ lệ diện tích đã trồng xen trên tổng diện tích đất vườn dừa tăng.
Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp để gia tăng diện tích, sản lượng cho mô hình ca cao xen dừa là
nâng cao năng suất, tín dụng và chính sách, quy hoạch vùng ca cao xuất khẩu, lao động cho sản
xuất ca cao, gắn kết giữa nông hộ sản xuất và doanh nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Từ khoá: Bến Tre, dừa, cacao, nông hộ.
ANALYSIS OF MAJOR FACTORS AFFECTING THE DECISION TO EXPAND
COCONUT MODEL’S COCOA FARMERS XEN BEN TRE PROVINCE
ABSTRACT
The objective of this study was to analyze the main factors affecting the decision to expand
the cocoaalternated coconut tree model of farming households in Ben Tre province. Authors used
regression analysis correlation through probit model to quantify the main factors affecting the
decision to expand the cocoa alternated coconut tree model of farming households in Ben Tre
province. The results showed that the probability of the decision to expand the model increased
when total of land area planting coconut increased, while the ratio of labors worked on the area
increased, farmers expected the price of selling cocoato increase and farmers borrowed money
from the bank. The probability of the decision to expand the model decreasedas the percentage area
was intercropped on total planted coconut area increased. Then, the authorsuggesed some solutions
to increase acreage, yield for the cocoa alternatedcoconut model was to improve productivity, credit
and policy, exported cocoa regional project and labor for manufacturing cocoa, linking between
farming households and businesses in order to increase income for farmers.
Keywords: Ben Tre,coconut, cocoa, farming households
* ThS. Giảng viên trường Cao đẳng Bến Tre
116
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. Đặt vấn đề
Bến Tre có diện tích cây dừa 50.324 ha,
trong đó 39.805 ha đang thu hoạch. Diện tích
cây dừa Bến Tre khá ổn định và cho năng suất
ngày càng tăng nhờ áp dụng các biện pháp
thâm canh tiên tiến. Tuy nhiên, đời sống của
người trồng dừa vẫn còn nhiều khó khăn do
thị trường tiêu thụ còn nhiều bấp bênh, thu
nhập của người trồng dừa chưa cao. Do đó,
việc lựa chọn cây ca cao trồng xen trong vườn
dừa nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông
hộ trồng dừa trên một đơn vị diện tích đất và
đáp ứng nhu cầu ca cao trong nước và thế giới
là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, việc
mở rộng diện tích trồng ca cao xen vườn dừa
hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre gặp nhiều
khó khăn.Trong những năm qua, hiện tượng
trồng và chặt cây ca cao đang diễn ra mạnh
mẽ trên địa bàn tỉnh, làm cho diện tích cây cao
cao xen dừa năm 2014 giảm chỉ còn một nửa
5.200 ha so với trước đây 10.600 ha.Vì vậy,
việc nghiên cứu và tìm ra những yếu tố chủ
yếu ảnh hưởng quyết định trồng ca cao xen
vườn dừa của nông hộ là rất cần thiết cho giai
đoạn hiện nay nhằm cung cấp những thông tin
hữu ích cho các cơ quan chức năng để có thể
đưa ra những chính sách mới, cụ thể nhằm gia
tăng diện tích ca cao, góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre ngày
càng tốt hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu trong nghiên cứu này được thu
thập từ cuộc điều tra phỏng vấn 180 nông hộ
trồng dừa và ca cao. Sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng từ tháng 3
đến tháng 5 năm 2015. Nghiên cứu chọn 3
huyện của tỉnh Bến Tre để điều tra là Châu
Thành, Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc; trong
mỗi huyện chọn một số xã để tiến hành điều
tra. Tiếp theo trong mỗi xã tiến hành phỏng
vấn ngẫu nhiên một số hộ đang trồng dừa
(chưa trồng xen ca cao) và đang trồng xen ca
cao trong vườn dừa.Nghiên cứu sử dụng phần
mềm Eview để hỗ trợ việc phân tích số liệu
và mô hình hồi quy Probit được sử dụng để
lượng hóa các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
quyết định mở rộng mô hình ca cao xen dừa.
Để định hướng phát triển nông nghiệp tại
địa phương, Nhà nước giữ vai trò quan trọng
trong cung cấp thông tin, hỗ trợ khuyến nông,
tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, xây dựng
cơ chế kích thích phát triển. Tuy nhiên, thành
công của định hướng này tùy thuộc rất lớn
vào quyết định của người sản xuất. Vì vậy,
nghiên cứu đã chọn biến phụ thuộc thể hiện
xác suất quyết định của nông hộ đầu tư trồng
xen cây ca cao trong vườn dừa. Do biến phụ
thuộc là biến không liên tục và nhận hai giá
trị là (0,1) nên đề tài sử dụng mô hình probit.
Hàm probit có dạng :
1
z
z
eP
e
=
+
Với Z = β
i
X
i
(β và X là các vector)
P thể hiện quyết định của hộ: P = 1 hộ
quyết định đầu tư, mở rộng mô hình và P =
0 hộ quyết định không đầu tư, mở rộng mô
hình. X
i
là biến độc lập, là các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến quyết định của hộ đối với việc
có quyết định mở rộng mô hình hay không.
Tác động biên của các yếu tố nghiên cứu
được tính toán như sau:
0
1
0
*
1 *(1 )
k
k
P eP
P e
β
β= − −
Do đó, khi tăng yếu tố X
k
lên một đơn vị
thì xác suất đưa ra quyết định của hộ sẽ dịch
chuyển từ P
0
đến P
1
(với điều kiện các yếu tác
không đổi).
Mô hình cho các P
i
trong đề tài được xác
định như sau:
117
Phân tích các yếu tố . . .
( )
( )
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8
1
i
i
X X X X X X X X u
X X X X X X X X u
eP
e
β β β β β β β β β
β β β β β β β β β
+ + + + + + + + +
+ + + + + + + + +
=
+
Bảng 1: Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy
Biến số Giải thích biến
Kỳ
vọng
dấu
Biến độc lập
X
1
Tổng diện tích vườn dừa hiện có (ha) +
X
2
Số năm được đi học của chủ hộ (năm) +
X
3
Lao động nông nghiệp trên diện tích đất của nông hộ (người/ha) +
X
4
Tổng thu nhập bình quân tháng của nông hộ (triệu đồng) +
X
5
Kỳ vọng về giá ca cao, biến giả bằng 1 nếu hộ kỳ vọng giá ca cao tăng
và bằng không cho các trường hợp khác
X
6
Biến giả, bằng 1 nếu hộ có vay tín dụng cho sản xuất nông nghiệp và
bằng 0 cho các trường hợp khác +
X
7
Biến giả, bằng 1 nếu hộ có tham gia khuyến nông về tập huấn cây dừa
và ca cao và bằng 0 cho các trường hợp khác +
X
8
Tỷ lệ diện tích đã trồng xen cây ca cao trong vườn dừa so với tổng diện
tích vườn dừa (%) -
Biến phụ thuộc
P
Thể hiện quyết định của hộ. Nếu P = 1 hộ quyết định mở rộng mô hình, P = 0 hộ
quyết định không đầu tư, mở rộng mô hình
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Đặc điểm của nông hộ trồng dừa và
ca cao
3.1.1 Về trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
của nông hộ. Việc trồng – chăm sóc cây dừa
khá đơn giản, không đòi hỏi trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao, bên cạnh đó cây dừa là cây
trồng đã rất nhiều năm gắn bó với người dân
Bến Tre. Tuy nhiên, cây ca cao lại là cây trồng
tương đối mới mẻ với nhiều hộ nông dân, việc
trồng – chăm sóc cây ca cao và ủ lên men hạt
ca cao đòi hỏi người lao động phải hiểu biết
các kỹ thuật như: chọn giống, trồng, phòng trừ
sâu bệnh, tỉa cành và bón phân thì mới mang
lại kết quả cao. Điều đó phụ thuộc nhiều vào
trình độ học vấn chủ hộ.
Bảng 2: Tình trạng học vấn của chủ hộ
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Cấp I 45 25,00
Cấp II 76 42,22
Cấp III trở lên 59 32,78
Tổng 180 100,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
118
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nhìn chung, trình độ văn hóa của các chủ
hộ là khá cao. Những người học hết cấp cấp II
trở lên chiếm 75%, đây là một lợi thế để đẩy
nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất
đến người nông dân, tăng năng suất chất lượng
sản phẩm.
3.1.2 Tình hình lao động của hộ sản xuất
Số lao động trong nông hộ có ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn mô hình đầu tư hay
không. Gần đây, những người trong độ tuổi
lao động, có sức khỏe, có trình độ thì có xu
hướng đi tìm và làm việc ở các lĩnh vực phi
nông nghiệp ở các tỉnh thành phát triển mạnh
về công nghiệp, dịch vụ.
Bảng 3: Tình hình lao động của hộ sản xuất
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1. Lao động bình quân, trong đó: Người/hộ 4,17
Lao động nông nghiệp bình quân Người/hộ 2,20
Lao động phi nông nghiệp bình quân Người/hộ 2,00
2. Tỷ lệ lao động nông nghiệp % 52,27
3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % 47,73
Nguồn: Điều tra + TTTH
Trong 100% lực lượng lao động trong
nông hộ, có 52,27% là lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp và 47,73% là lao động trong lĩnh
vực phi nông nghiệp. Bình quân một hộ có
2,2 người đảm nhận công việc sản xuất nông
nghiệp trong gia đình.
3.1.3 Về tình hình thu nhập của các nông hộ
Bảng 4: Tình hình thu nhập của các nông hộ
Thu nhập bình quân/tháng (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ (%)
1 - <3 46 25,56
3 - <5 55 28,89
5 - <7 43 23,89
>=7 39 21,67
Tổng 180 100,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
Thu nhập của nông hộ cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nông
hộ có đầu tư một mô hình sản xuất mới hay
không. Qua điều tra cho thấy những hộ có thu
nhập bình quân một tháng từ 5 triệu đồng trở
lên chiếm 45,56%, điều này tạo điều kiện cho
hộ đầu tư chăm sóc vườn cây của mình.
3.1.4 Diện tích đất trồng dừa
119
Phân tích các yếu tố . . .
Bảng 5: Phân tổ số hộ theo quy mô diện tích
Diện tích trồng dừa Số hộ Tỷ lệ (%)
0,1ha - <0,5ha 76 42,22
0,5ha - <0,9ha 72 39,99
0,9ha - >0,1ha 32 17,78
Tổng 180 100,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
Số hộ có diện tích 0,3 đến dưới 0,7
ha chiếm 53,89%, từ 0,7 ha trở lên chiếm
33,33%. Diện tích trồng dừa thấp nhất một
hộ là 0,1 ha, cao nhất là 2,5 ha và bình quân
một hộ là 0,62 ha. Như vậy, qui mô diện
tích đất trồng dừa tại Bến Tre là khá, qui mô
này thích hợp cho nông hộ trồng xen cây ca
cao trong vườn dừa với mục đích sản xuất
hàng hóa.
3.1.5 Năng suất cây ca cao trồng xen
trong vườn dừa
Năng suất cây ca cao phụ thuộc rất nhiều yếu
tố như giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, điều
kiện tự nhiên, độ tuổi, mật độ dừa và ca cao . . .
Nguồn: Điều tra nông hộ + TTTH
Hình 1: Diễn biến năng suất cây ca cao trồng xen trong vườn dừa theo độ tuổi
Năng suất của một loại cây trồng lâu năm
thông thường sẽ tăng dần vào những năm
đầu, bão hòa và giảm dần ở những năm cuối
của vòng đời. Qua điều tra thu thập, tính toán
tổng hợp các tài liệu kỹ thuật cho thấy năng
suất cây ca cao tăng dần từ năm trồng thứ tư,
đạt cao nhất từ năm thứ 10 đến năm 20 và sau
đó sẽ giảm dần.
3.1.6 Tình hình vay vốn
Bảng 6: Tình hình vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
Không vay 66,67
Có vay 33,33
Nguồn: Điều tra + TTTH
120
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Do cây ca cao là cây trồng mới, chi phí
trồng và kiến thiến cơ bản khoảng 20 triệu
đồng trên 1 ha, đòi hỏi một lượng vốn khá
lớn để đầu tư mở rộng mô hình. Qua điều tra
cho thấy có 33,33% số hộ có vay vốn (chủ
yếu là vay ngân hàng). Về mục đích vay
vốn: 51,73% số tiền vay là để sản xuất nông
nghiệp, đầu tư vào vườn cây của mình như
mua phân, thuốc, giống; 5,89% dùng vào sinh
hoạt gia đình và 40,78% là dùng vào các việc
khác như xây nhà, trả nợ.
3.1.7 Tình hình tiêu thụ
Có 84,44% số hộ trả lời có theo dõi thông
tin giá cả thị trường dừa và ca cao thông qua
báo đài, 24,44% số hộ trả lời có theo dõi
thông tin giá cả thị trường thông hàng xóm,
22,78% số hộ trả lời có theo dõi thông tin giá
cả thị trường thông qua thương lái và 12,22%
số hộ trả lời có theo dõi thông tin giá cả thị
trường thông qua chợ. Kênh thông tin giá cả
qua báo đài đóng vai trò khá quan trọng trong
việc quyết định giá bán của người nông dân.
Sản lượng ca cao của từng hộ nông dân
là rất thấp nên người nông dân chỉ bán quả
tươi cho thương lái (không tổ chức lên men).
Thương lái đến tận vườn để thu gom, điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân
không phải tốn chi phí vận chuyển. Sau đó,
thương lái mang sản phẩm đến trạm thu mua.
Và một số hộ nông dân thì mang sản phẩm
đến các trạm thu mua.
Hệ thống thu mua quả và hạt ca cao được
ra đời từ năm 2004 (thành lập trạm thu mua
của công ty ED&F Man, sau đó là trạm thu
mua của công ty Cargill năm 2006). Từ các
trạm thu mua cấp 1, các công ty thành lập
mạng lưới thu mua cấp 2 và cấp 3. Các trạm
thu mua cấp 1 do cán bộ công ty trực tiếp tổ
chức thực hiện đầy đủ các chức năng: thông
báo giá, thu mua, bảo quản hạt ca cao, sơ chế
hạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu, thanh toán tiền
thu mua cho các điểm thu mua. Hoạt động của
các trạm đã được tin học hóa, đảm bảo cập
nhật thông tin chính xác và kịp thời. Đặc biệt
đối với giá thu mua hạt ca cao lên men được
thông báo cập nhật từng ngày, được kết nối
công khai trên mạng Internet, biến động theo
thị trường ca cao thế giới.
3.1.8 Khuyến nông
Khuyến nông có vai trò quan trọng đến số
lượng và chất lượng sản phẩm làm ra vì thông
qua khuyến nông kỹ thuật tiên tiến cũng như
những mô hình sản xuất mới được đưa vào
sản xuất.
Bảng 7: Tình hình tham gia khuyến nông
Khuyến nông Số hộ Tỷ lệ (%)
Có tham gia 164 91,11
Số lần tham gia:
Tham gia 1 - 2 lần 72 40,00
Tham gia 3 - 4 lần 38 21,11
Tham gia 5 - 6 lần 34 18,89
Tham gia 8 lần trở lên 36 20,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
121
Phân tích các yếu tố . . .
Qua thực tế điều tra có 164 hộ (chiếm
91,11% số hộ) trả lời có tham gia các chương
trình khuyến nông. Các hộ nhận xét về
khuyến nông như sau: 64,02% cho rằng nội
dung tập là phù hợp, 67,68% cho rằng kỹ
thuật dễ áp dụng và 42,68% cho rằng được
cung cấp nhiều kiến thức mới qua những
lần tập huấn. Điều này cho thấy hoạt động
khuyến nông trên địa bàn tỉnh được tổ chức
khá tốt.
3.1.9 Quyết định của nông hộ trong việc trồng xen cây ca cao
Bảng 8: Dự đoán giá ca cao của các nông hộ
Dự đoán giá ca cao Số hộ Tỷ lệ (%)
Giá tăng 73 40,56
Giá giảm 46 25,55
Giá như hiện nay 23 12,78
Không biết 38 21,11
Tổng 180 100,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
Qua bảng 8 cho thấy, người dân xem cây ca cao là cây có nhiều triển vọng trong tương lai,
có 40,56% số hộ dự đoán rằng giá ca cao sẽ tăng trong tương lai, có 25,55% số hộ dự đoán rằng
giá ca cao sẽ giảm trong tương lai.
Bảng 9: Tỷ lệ hộ điều tra quyết định đầu tư mở rộng diện tích trồng xen cây ca cao
Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%)
Hộ quyết định sẽ mở rộng diện tích trồng xen ca cao 93 51,67
Hộ không quyết định mở rộng diện tích trồng xen ca cao 87 48,33
Tổng 180 100,00
Nguồn: Điều tra + TTTH
Có 51,67% số hộ trồng dừa quyết định
đầu tư trồng mới hay mở rộng diện tích xen
cây ca ca vào vườn dừa của mình. Trong số
đó có 86,02% số hộ quyết định sẽ trồng trên
diện tích vườn dừa chưa được trồng xen,
7,5% số hộ quyết định mua thêm đất vườn
dừa để trồng xen.
Có 48,33% số hộ quyết định không đầu
tư mở rộng diện tích trồng xen cây ca cao
trong vườn dừa với một số lý do như họ đã
trồng xen rồi, hết diện tích đất để trồng xen,
do thiếu lao động để chăm sóc, do đất bị
nhiễm mặn không thích hợp cho ca cao, do
còn e dè trước loại cây trồng tương đối mới.
3.2 Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến quyết định mở rộng mô hình
cacao xen dừa của nông hộ
Do biến phụ thuộc là biến không liên tục
và chỉ nhận hai giá trị (0,1), nên mô hình
Probit đươc sử dụng trong trường hợp này
nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các
biến độc lập đến quyết định mở rộng mô
hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa
của các nông hộ tỉnh Bến Tre. Kết quả ước
lượng mô hình probit được thể hiện qua
bảng sau:
122
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 9: Mô hình 1 – Kết quả ước lượng mô hình probit
Biến độc lập
Hệ số
(Coeffients)
z-
Statistic
Prob.
C -4,180286*** -5,152907 0,0000
Tổng diện tích vườn dừa 0,350207*** 4,798139 0,0000
Số năm được đi học của chủ hộ 0,029777ns 0,67043 0,5026
Lao động nông nghiệp trên diện tích đất 0,044713* 1,752069 0,0798
Thu nhập bình quân tháng của nông hộ 0,000215*** 3,617993 0,0003
Kỳ vọng về giá ca cao 1,353174*** 4,703382 0,0000
Tín dụng 0,773857*** 2,978216 0,0029
Khuyến nông 0,237172ns 0,54592 0,5851
Tỷ lệ diện tích đã trồng xen cây ca cao -0,008443*** -3,405407 0,0007
Nguồn: Kết quả hồi qui theo số liệu thực tế tại tỉnh Bến Tre, 2015
Số hộ mẫu: 180
McFadden R-squared: 0,476
Log likelihood: -65,38021
LR statistic (8 df): 118,5725
*** Có ý nghĩa thống kê ở 1%
** Có ý nghĩa thống kê ở 5%
* Có ý nghĩa thống kê ở 10%
ns: Không có ý nghĩa thống kê
Kết quả ước lượng trên cho thấy tất cả các
biến đều có dấu đúng như kỳ vọng. Các biến
tổng diện tích vườn dừa, thu nhập bình quân
tháng của hộ, kỳ vọng giá ca cao, tín dụng, tỷ
lệ diện tích đã xen ca cao trên tổng diện tích
vườn dừa đều có mức ý nghĩa thống kê 1%.
Biến tỷ lệ lao động trên tổng diện tích đất có
mức ý nghĩa thống kê 10%. Các biến trình độ
học vấn chủ hộ và khuyến nông không có ý
nghĩa thống kê.
Hệ số các biến mang dấu dương có ý
nghĩa rằng việc tăng thêm một đơn vị biến này
sẽ làm tăng xác suất quyết định mở rộng mô
hình của hộ nếu như các yếu tố khác không
đổi. Ngược lại, những biến có hệ số mang dấu
âm có ý nghĩa nếu tăng thêm một đơn vị biến
này sẽ làm giảm xác suất quyết định sẽ mở
rộng mô hình của hộ nếu như các yếu tố khác
không đổi.
Tiếp theo, đề tài thực hiện kiểm định
Chi-Square nhằm kiểm chứng loại bỏ các
biến không có ý nghĩa thống kê trong mô
hình tổng quát.
Đặt giả thiết:
H0: β2 = 0, β7 = 0
Phép kiểm định gồm hai bước, đầu tiên
chạy mô hình tổng quát cho tất cả các biến
hồi quy (mô hình 1) và chạy mô hình hồi
quy sau khi loại bỏ những biến không có
ý nghĩa thống kê (mô hình 2), mục đích là
thu thập hai giá trị log-likehook của hai mô
hình trên.
Tiếp theo, đề tài tính chỉ số Chi-square(2)
theo công thức sau đây:
Chi – square(2) = -2(Lr-Lu)
Trong đó: Chi-square(2): số biến được
loại khỏi mô hình tổng quát
Lr: giá trị log-likehook của mô hình
sau khi đã loại các biến không có ý nghĩa
thống kê
Lu: giá trị log-likehook của mô hình
tổng quát
Kết quả tính toán giá trị: -2(Lr-Lu) =
-2[-65,74750–(-65,38021)]= 0,73458
Vì 0,73458 < 5,99 (giá trị Chi-
square(2) ở mức ý nghĩa 0,05) nên chấp nhận
123
Phân tích các yếu tố . . .
giả thiết H
0
(nghĩa là các biến trên không có ý
nghĩa trong mô hình). Mặt khác, khi quan sát
mô hình probit 1 và probit 2 thì các thông số
ước lượng giữa hai mô hình không có sự thay
đổi lớn; chỉ số McFadden R-squared cũng
không biến động nhiều. Như vậy, biến trình độ
học vấn chủ hộ, khuyến nông không ảnh hưởng
mạnh đến xác suất quyết định sẽ mở rộng mô
hình của nông hộ tỉnh Bến Tre.
Bảng 10: Mô hình 2 – Kết quả ước lượng mô hình probit
Biến độc lập Hệ số (Coeffients) z- Statistic Prob.
C -3,761091 -5,990151 0,0000
Tổng diện tích vườn dừa 0,34664*** 4,805495 0,0000
Lao động nông nghiệp trên diện tích đất 0,048905** 1,953234 0,0508
Thu nhập bình quân tháng của nông hộ 0,000216*** 3,655941 0,0003
Kỳ vọng về giá ca cao 1,365613*** 4,825245 0,0000
Tín dụng 0,776113*** 3,006821 0,0026
Tỷ lệ diện tích đã trồng xen cây ca cao -0,008111*** -3,396078 0,0007
Nguồn: Kết quả hồi qui theo số liệu thực tế tại tỉnh Bến Tre, 2015
Số hộ mẫu: 180
McFadden R-squared: 0,473
Log likelihood: -65,38021
LR statistic (8 df): 118,5725
*** Có ý nghĩa thống kê ở 1%
** Có ý nghĩa thống kê ở 5%
Với giá trị McFadden R-squared:
0,473, điều này cho thấy xác suất quyết định
mở rộng mô hình của nông hộ được giải thích
bởi các biến độc lập là 47,3%.
Kiểm định cặp giả thiết
H
0
: β
1
= β
3
= β
4
= β
5
= β
6
= β
8
= 0 hàm hồi
quy không phù hợp
H
1
: β
1
2 + β
3
2 + β
4
2 + β
5
2 + β
6
2 + β
8
2> 0 hàm
hồi quy phù hợp
Kiểm định χ2: χ2
qs
= -2(lnL(1)-lnL(k=7))
= 117,83
χ2(k-1) α = χ2(6)
0.05
= 12,6; vì χ2
qs
> χ2(k-1) α nên
bác bỏ H
0
Hoặc có P-Value của kiểm định χ2 bằng
0.000000 < α =0.05, bác bỏ H
0
Vậy, hàm hồi quy phù hợp.
Trong mô hình 2, tất cả các dấu của biến
độc lập đều phản ánh đúng kỳ vọng và các
biến này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
và 5%.
Mô hình probit 2 được sử dụng để phân
tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
mở rộng mô hình trồng xen cây ca cao trong
vườn dừa của các nông hộ tỉnh Bến Tre.
Đề tài tiến hành phân tích sâu hơn theo
các mức xác suất quyết định mở rộng mô hình
giả định khác nhau. Trong phân tích này, nếu
gọi P
0
là mức xác suất quyết định sẽ mở rộng
mô hình ban đầu thì khi tăng yếu tố XK lên
một đơn vị trong khi các yếu tố khác không
đổi, xác suất quyết định mở rộng mô hình của
nông hộ sẽ dịch chuyển từ P
0
đến P
1
. Qua đó,
nghiên cứu có thể xác định tác động biên của
từng yếu tố đến xác suất quyết định mở rộng
mô hình của nông hộ.
124
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 11: Ước lượng xác suất quyết định mở rộng mô hình theo tác động biên lên từng yếu tố
Một đơn vị
gia tăng trong
Hệ số
eβk
Xác suất quyết định mở rộng mô hình
10% 20% 30% 40% 50%
Tổng diện tích vườn dừa 1,4143 13,58 26,12 37,74 48,53 58,58
Lao động nông nghiệp trên diện tích đất 1,0501 10,45 20,79 31,04 41,18 51,22
Thu nhập bình quân tháng của nông hộ 1,0002 10,01 20,01 30,01 40,01 50,01
Kỳ vọng về giá ca cao 3,9181 30,33 49,48 62,68 72,32 79,67
Tín dụng 2,1730 19,45 35,20 48,22 59,16 68,48
Tỷ lệ diện tích đã trồng xen cây ca cao 0,9919 9,92 19,87 29,83 39,80 49,80
Nguồn: Kết quả tính toán theo số liệu thực tế tại tỉnh Bến Tre, 2015
Giả định xác suất quyết định mở rộng mô
hình (P
0
) của hộ gia đình lần lượt là: 10%,
20%, 30%, 40% và 50%. Xác suất quyết định
mở rộng mô hình dưới tác động biên của từng
yếu tố được tính trong bảng 11.
Xác suất quyết định sẽ mở rộng mô hình
giảm đi khi tỷ lệ diện tích đã trồng xen trên
tổng diện tích vườn dừa tăng thêm 1%. Nếu
một nông hộ ở mức xác suất quyết định mở
rộng mô hình 30% thì xác suất quyết định mở
rộng mô hình giảm xuống còn 29,83% khi tỷ
lệ diện tích đã trồng xen ca cao trên tổng diện
tích vườn dừa tăng thêm 1%. Tương tự, nếu
một nông hộ ở mức xác suất quyết định mở
rộng mô hình 50% thì xác suất quyết định mở
rộng mô hình giảm xuống còn 49,80% khi tỷ
lệ diện tích đã trồng xen trên tổng diện tích
vườn dừa tăng thêm 1%.
Ngược lại, xác suất quyết định mở rộng
mô hình tăng khi tổng diện tích vườn dừa tăng
thêm 1000 m2, lao động trên tổng diện tích
đất tăng thêm 1 đơn vị, thu nhập tăng thêm 1
triệu đồng, hộ kỳ vọng giá ca cao tăng và có
vay vốn. Trong trường hợp, nông hộ ở mức
xác suất quyết định mở rộng mô hình là 30%
thì xác suất quyết định mở rộng mô hình tăng
lên 37,74% khi tổng diện tích đất vườn dừa
tăng thêm 1000 m2, xác suất quyết định mở
rộng mô hình tăng lên 31,04%, khi lao động
trên diện tích đất tăng thêm 1 đơn vị, xác suất
quyết định mở rộng mô hình tăng lên 30,01%
khi thu nhập bình quân tháng của nông hộ
tăng thêm 1 triệu đồng, xác suất quyết định
mở rộng mô hình tăng lên 62,68% khi nông
hộ kỳ vọng giá bán ca cao tăng, xác suất quyết
định mở rộng mô hình tăng lên 48,22% khi
nông hộ có vay vốn.
Trong trường hợp, nông hộ ở mức xác
suất quyết định mở rộng mô hình là 50% thì
xác suất quyết định mở rộng mô hình tăng
lên 58,58% khi tổng diện tích đất vườn dừa
tăng thêm 1000 m2, xác suất quyết định mở
rộng mô hình tăng lên 51,22% khi lao động
trên diện tích đất tăng thêm 1 đơn vị, xác suất
quyết định mở rộng mô hình tăng lên 50,01%
khi thu nhập bình quân tháng của nông hộ
tăng thêm 1 triệu đồng, xác suất quyết định
mở rộng mô hình tăng lên 79,67% khi nông
hộ kỳ vọng giá bán ca cao tăng, xác suất quyết
định mở rộng mô hình tăng lên 68,48% khi
nông hộ có vay vốn.
3.3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu mở
rộng diện tích, sản lượng mô hình ca cao
xen dừa
Xuất phát từ thực trạng trồng xen cây ca
cao trong vườn dừa của nông hộ, những yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng
mô hình ca cao xen dừa. Đề tài đề xuất một
125
Phân tích các yếu tố . . .
số giải pháp nhằm phát triển mô hình và tăng
thu nhập trên một đơn vị diện tích cho nông
hộ trồng dừa như sau
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng suất cây
ca cao
So với các địa phương trong cả nước, việc
trồng ca cao ở Bến Tre có đặc thù riêng, đó là
hầu hết được trồng xen trong vườn dừa. Việc
trồng ca cao xen trong vườn dừa ở Bến Tre
luôn được quan tâm sâu sắc của các cấp, các
ngành và nhân dân trong tỉnh. Mặc dù vậy,
cây ca cao ở Bến Tre có năng suất rất thấp,
chỉ khoảng 3.631 kg quả tươi trên 1 ha trồng
xen do ảnh hưởng thời tiết, ca cao là cây trồng
xen trên diện tích vườn dừa có sẵn nên người
nông dân xem là cây trồng phụ để tận dụng
đất, ít được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì
vậy, chính quyền địa phương, cán bộ khuyến
nông cần tăng cường tuyên truyền cho người
dân có nhận thức đúng đắn trong việc quan
tâm chăm sóc cây ca cao như tỉa cành, tạo tán,
bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh.
Các cơ quan có liên quan như Sở Khoa học
Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông cần phải
triển khai nghiên cứu, chọn lọc những giống
ca cao mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,
phù hợp với điều kiện canh tác trong tỉnh. Đặc
biệt chú ý những giống ca cao có khả năng
chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, nhiễm mặn,
sâu bệnh). Đầu tư thâm canh theo hướng kết
hợp sử dụng vô cơ hợp lý với hữu cơ sinh học,
nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn, chất
lượng; giữ cơ cấu sản xuất và hệ sinh thái bền
vững hiệu quả.
3.3.2 Giải pháp tín dụng và cơ chế chính
sách
Theo kết quả điều tra có 32,2% số hộ trả
lời gặp khó khăn về vốn cho hoạt động sản
xuất, đồng thời nếu hộ có vay vốn thì xác suất
quyết định sẽ mở rộng mô hình tăng. Vì vậy,
Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cần
xem xét quan tâm cho các đối tượng là nông
hộ trồng dừa và ca cao vay vốn trung và dài
hạn với lãi suất phù hợp.
Cơ chế chính sách phát triển ca cao như
miễn các loại thuế cho các cơ sở nhân giống
cây ca cao ghép theo hợp đồng sản xuất cây
giống ca cao của địa phương trồng ở vùng
quy hoạch, cấp đủ kinh phí cho chương trình
nghiên cứu khoa học công nghệ và các vấn đề
khoa học có nội dung liên quan đến cây ca cao
theo dự toán của các cấp có thẩm quyền phê
duyệt, cấp kinh phí ngân sách theo chế độ quy
định đối với các mô hình trình diễn sản xuất,
ủ lên men, phơi sấy hạt ca cao (mô hình trồng
ca cao ít nhất phải có thời gian 3 – 4 năm
liên tục). Miễn thuế nhập khẩu những thiết
bị thuộc các dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa
học công nghệ của các tổ chức quốc tế tài trợ.
Miễn thuế nhập khẩu thiết bị xây dựng các
nhà máy chế biến hạt ca cao thành bơ và bột
ca cao phục vụ thị trường trong nước và xuất
khẩu. Miễn thuế nhập khẩu thiết bị cho các cơ
sở chế biến vỏ quả ca cao thành phân bón hữu
cơ vi sinh, thức ăn chăn nuôi. Có chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công
nghệ sơ chế hạt ca cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
3.3.3 Giải pháp quy hoạch phát triển
vùng ca cao xuất khẩu
Nếu tổng diện tích vườn dừa càng cao thì
xác suất quyết định sẽ mở rộng mô hình càng
tăng. Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ diện tích
chưa trồng xen cây cao chiếm 89% trên tổng
diện tích vườn dừa trên toàn tỉnh. Vì vậy, Bến
Tre còn tiềm năng lớn trong việc mở rộng
diện tích trồng xen cây ca cao trong vườn dừa.
Tuy nhiên, việc mở rộng mô hình cũng không
nên chạy theo số lượng mà cần phải có quy
hoạch cụ thể. Cần tập trung quy hoạch vào
các huyện còn nhiều tiềm năng như Giồng
126
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày, Bình Đại; đây
là các huyện hiện nay có tỷ lệ diện tích đã
trồng xen ca cao tương đối thấp.
3.3.4 Giải pháp lao động cho phát triển
mô hình dừa – ca cao
Nếu lao động nông nghiệp trên tổng diện
tích tích đất càng cao thì xác suất quyết định
mở rộng mô hình càng tăng. Bên cạnh đó, cây
ca cao là cây trồng mới, rất mẫn cảm với điều
kiện bất lợi của thời tiết như hạn úng, ánh
sáng trực xạ và sâu bệnh. Do vậy muốn trồng
ca cao phát triển bền vững, việc đào tạo nguồn
nhân lực phải được tiến hành thật tốt. Có 3 đối
tượng thuộc nguồn nhân lực phải được đào
tạo và đào tạo bổ sung gắn với chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật gồm có: (1) Lao động trực tiếp
sản xuất nông nghiệp tại các nông hộ sản xuất
dừa - ca cao; (2) Các cán bộ làm công tác quản
lý Nhà nước và cán bộ kỹ thuật làm việc tại
các Sở NN – PTNT, Trung tâm Khuyến nông,
Trung tâm Giống cây trồng, Phòng NN –
PTNT ở các huyện có trồng ca cao như: Châu
Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày
Nam, Bình Đại; (3) Tập huấn viên (khuyến
nông viên cơ sở) ở các ấp – xã trồng ca cao.
3.3.5 Giải pháp thành lập câu lạc bộ,
hợp tác xã ca cao, gắn kết giữa người sản
xuất với doanh nghiệp thu mua
Thực tế, người nông dân luôn quan tâm
đến diễn biến giá cả ca cao và nếu kỳ vọng giá
cả tăng thì xác suất quyết định sẽ mở rộng mô
hình tăng. Vì vậy, các cơ quan có liên quan
cần cung cấp thông tin qua các phương tiện
thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến
nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung,
cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường
trong và ngoài nước đến người sản xuất ca
cao. Từ đó, giúp họ quyết định sản xuất đúng
đắn, lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với
nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Cần
thiết kế, xây dựng trang website cây dừa – ca
cao nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm.Thúc
đẩy thành lập các câu lạc bộ ca cao: thực hiện
trợ giúp cho các hộ nông dân thành lập các
câu lạc bộ nông dân trồng ca cao để chuyển
giao kỹ thuật, tăng cường việc chia sẻ thông
tin, sự đoàn kết và tương trợ giữa những người
trồng ca cao.Thúc đẩy thành lập HTX sản
xuất ca caogắn với quá trình phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa để người dân có thể
cùng nhau trồng, kinh doanh dừa và ca cao
rộng hơn trong ký kết hợp đồng mua vật tư
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm một cách chủ
động hơn, khả năng kêu gọi các sự hỗ trợ về
kỹ thuật, tài chánh cao hơn và chủ động hơn.
Doanh nghiệp và nông dân cần liên kết chặt
chẽ để tạo vùng nguyên liệu vững chắc cho
doanh nghiệp và tạo đầu ra an toàn cho nông
dân cũng là vấn đề được xem trọng trong việc
phát triển cây ca cao. Các công ty, doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh thu mua ca cao
phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương
trong việc tổ chức đưa tiến bộ kỹ thuật vào
trồng – sơ chế ca cao, xây dựng mối liên kết
với nông dân dựa trên cơ sở xác định rõ nghĩa
vụ, trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi với người
sản xuất ca cao dưới sự chỉ đạo, tổ chức sản
xuất của địa phương và ngành nông nghiệp
trên cơ sở công khai minh bạch và cùng có
lợi. Mặc dù bước đầu người nông dân đã tiếp
cận được thị trường ca cao và những người
thu mua để bán trái và hạt ca cao, nhưng mạng
lưới tiếp thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp thu mua ca
cao (như Cargill, ED&F Man) cần mở rộng
hơn nữa mạng lưới thu mua cấp 2, cấp 3 và cơ
sở ở những nơi cây ca cao vào giai đoạn kinh
doanh nhằm thu mua kịp thời quả - hạt ca cao
cho nông hộ, giúp nông hộ an tâm về đầu ra
sản phẩm của mình.
127
Phân tích các yếu tố . . .
3.3.6 Giải pháp mô hình dừa – ca cao –
du lịch sinh thái
Bến Tre là vùng đất còn nhiều tiềm năng
phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Vì đa số người dân Bến Tre đều có trồng dừa
và đang dần xen cây ca cao, điều kiện khí hậu
mát mẽ, tạo cho con người có cảm giác thoải
mái khi bước vào vườn cây trĩu quả, làm dịu
đi những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, tình hình giao thông Bến Tre đã
rất thuận lợi cho khách du lịch đến vườn cây
(giao thông nông thôn, cầu Rạch Miễu, cầu
Hàm Luông).
Du lịch sinh thái vườn, tham quan vườn
dừa – ca cao và thưởng thức các sản phẩm chế
biến từ dừa và ca cao (kẹo dừa, rượu dừa, đồ
thủ công mỹ nghệ từ dừa, nước uống từ bột
ca cao nguyên chất, kẹo chocolate, bánh ca
cao và rượu ca cao) là ý tưởng rất có thể sẽ
thành hiện thực. Nghiên cứu thị trường tiêu
thụ ca cao ở phần trên cho thấy 90% ca cao
được sản xuất ra trên thế giới là được tiêu thụ
ở các quốc gia không hề trồng ca cao (Châu
Âu, Mỹ, Nhật). Hàng ngày họ thưởng thức
các sản phẩm được làm từ ca cao thậm chí là
nghiện chocolate nhưng lại không biết hình
thái cây ca cao (cây, lá, quả, hạt) và một số
công đoạn chế biến ca cao truyền thống. Do
vậy, cần tổ chức các chuyến du lịch tại các
khu du lịch sinh thái vườn cho khách trong và
ngoài nước, góp phần quảng bá sản phẩm ca
cao trong nước vốn là một ngành còn rất non
trẻ ở Việt Nam.
4. Kết luận
Tỉnh Bến Tre hội tụ khá đầy đủ các điều
kiện cần thiết cho cây ca cao sinh trưởng và
phát triển như điều kiện tự nhiên, đất đai, khả
năng tiêu thụ và sự quan tâm của các ngành
các cấp địa phương. Các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến quyết định của nông hộ mở rộng
mô hình trồng xen cây cao trong vườn dừa:
tổng diện tích đất vườn dừa, tỷ lệ lao động
trên diện tích đất, nông hộ kỳ vọng giá bán
ca cao, nông hộ có vay vốn, tỷ lệ diện tích đã
trồng xen ca cao trên tổng diện tích đất vườn
dừa. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp chủ
yếu để gia tăng diện tích, sản lượng cho mô
hình dừa – ca cao là nâng cao năng suất, tín
dụng và chính sách, quy hoạch vùng ca cao
xuất khẩu, lao động cho sản xuất ca cao, gắn
kết giữa nông hộ sản xuất và doanh nghiệp
nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Bên cạnh đó, hiệu quả xã hội của việc
trồng và phát triển cây ca cao góp phần xóa
đói giảm nghèo, góp phần tạo thêm công ăn
việc làm cho nhiều hộ gia đình trong các khâu
trồng ca cao, thu mua quả và hạt ca cao, sơ chế
hạt ca cao, ươm giống ca cao, . . . từ đó nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân địa phương. Cũng cần lưu ý phát triển ca
cao ở Bến Tre cần tập trung theo hướng thâm
canh, tăng năng suất và nâng cao chất lượng,
không chạy theo phong trào. Đồng thời sau
trồng phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật
mới mong đạt kết quả cao.
128
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng, Kim Sơn. 2001. Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở
Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.
2. Huỳnh, Thị Trúc. 2008. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của trồng xen ca cao
trong vườn dừa tại tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM, Việt Nam.
3. Lê, Phương Trung. 2007. Đánh giá khả năng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.HCM,
Việt Nam.
4. Nguyễn, Cao Văn và Bùi, Dương Hải. 2009. Kinh tế lượng, Hướng dẫn trả lời lý thuyết và giải bài
tập (Dùng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường đại học, cao đẳng). Nhà
xuất bản tài chính.
5. Nguyễn, Thị Lệ Thủy. 2010. Tài liệu tập huấn Kỹ thuật trồng dừa. Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ Bến Tre.
6. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre.2013, 2014
7. Trần, Văn Giao. 2009. Phân tích khả năng mở rộng diện tích trồng dừa ở tỉnh Trà Vinh giai đoạn
2010 – 2020. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Việt
Nam.
8. Pindyck R.S., Rubinfeld D.L.1994. Kinh tế học vi mô. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
9. Ramu Ramanathan, 2001. Kinh tế lượng (Thục Đoan và Cao Hào Thi dịch). Chương trình Fullbright
về giảng dạy kinh tế ở Việt Nam.
10. S.M.M. Iqbal, C.R. Ireland and V.H.L. Rodrigo. 2006. A logistic analysis of the factors determining
the decision of smallholder farmers to intercrop: A case study involving rubber–teaintercropping in
Sri Lanka. Agricultural Systems 87 (2006) 296–312
11. O. Sebopetji and A. Belete. 2009. An application of probit analysis to factors affecting small-scale
farmers’ decision to take credit: a case study of the Greater Letaba Local Municipality in South
Africa. African Journal of Agricultural Research Vol. 4 (8), pp. 718-723, August, 2009.
12. TYuan Zhou, Hong Yang , Hans-Joachim Mosler and Karim C. Abbaspour. 2010. Factors affecting
farmers’ decisions on fertilizer use: A case study for the Chaobai watershed in Northern China.
Consilience: The Journal of Sustainable Development Vol. 4, Iss. 1 (2010), Pp. 80–102.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_5528_2121811.pdf