Tài liệu Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các cọc đến độ lún nhóm cọc và sự phân phối tải trọng vào cọc trong nhóm: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 59
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC CỌC
ĐẾN ĐỘ LÚN NHÓM CỌC VÀ SỰ PHÂN PHỐI TẢI TRỌNG
VÀO CỌC TRONG NHÓM
LÊ BÁ VINH*
PHẠM CÔNG KHANH
Analysis of the effect of interaction between pile in the pile group to the
settlement of pile group and distribution of load for pile in the pile group
Abstract: In calculating and designing foundation structures, settlement
calculation and the distribution of load for pile in the pile group is an
important requirement.
The study on the distribution of load showed that for a large range of
loading the corner piles in groups take the largest and the centre the
smallest proportion of load, and that the proportion of load taken by any
pile increase with its distance from the centre of the group.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Độ lún của móng và lực phân phối vào cọc là
một yêu cầu được quan tâm hàng đầu trong tính
toán thực hành thiết kế kết cấu nền móng để
đảm bảo công trình đủ khả năng chịu lực và ổn
...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các cọc đến độ lún nhóm cọc và sự phân phối tải trọng vào cọc trong nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 59
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC CỌC
ĐẾN ĐỘ LÚN NHÓM CỌC VÀ SỰ PHÂN PHỐI TẢI TRỌNG
VÀO CỌC TRONG NHÓM
LÊ BÁ VINH*
PHẠM CÔNG KHANH
Analysis of the effect of interaction between pile in the pile group to the
settlement of pile group and distribution of load for pile in the pile group
Abstract: In calculating and designing foundation structures, settlement
calculation and the distribution of load for pile in the pile group is an
important requirement.
The study on the distribution of load showed that for a large range of
loading the corner piles in groups take the largest and the centre the
smallest proportion of load, and that the proportion of load taken by any
pile increase with its distance from the centre of the group.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Độ lún của móng và lực phân phối vào cọc là
một yêu cầu được quan tâm hàng đầu trong tính
toán thực hành thiết kế kết cấu nền móng để
đảm bảo công trình đủ khả năng chịu lực và ổn
định lâu dài. Việc xác định một cách chính xác
độ lún của móng và sự phân phối tải trọng vào
cọc là một vấn đề hết sức phức tạp.
Trong thực tế thiết kế, khi xác định độ lún
của móng cọc hiện nay thường sử dụng phương
pháp khối móng quy ước mà không xét đến ảnh
hưởng của sự tương tác giữa các cọc trong đài.
Để phân tích ứng xử nhóm cọc có xét đến sự
tương tác giữa các cọc, Poulos và Davis (1980)
đề xuất phương pháp hệ số tương tác. Trong
phương pháp này, độ lún Si của cọc thứ i trong
nhóm n cọc phụ thuộc vào khoảng cách bố trí
cọc trong nhóm, chiều dài cọc, tính chất cơ lý
của đất và tải trọng phân phối lên từng cọc trong
một nhóm.
Trong nghiên cứu này, các phân tích mô
* Bộ môn Địa cơ - Nền móng, khoa Kỹ thuật Xây dựng,
Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh
Email: lebavinh@hcmut.edu.vn
phỏng 3D bằng phương pháp phần tử hữu hạn,
tính toán giải tích được thực hiện cho trường
hợp đất nền loại sét, đồng nhất đặc trưng tại khu
vực TP. Hồ Chí Minh. Mục đích để phân tích
ảnh hưởng tương tác của các cọc trong nhóm
đến sự phân phối tải trọng vào cọc trong nhóm
và độ lún của nhóm.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP
HỆ SỐ TƯƠNG TÁC
Trong phương pháp hệ số tương tác được mô
tả bởi Poulos và Davis (1980), độ lún Si của cọc
thứ i trong nhóm n cọc được cho như sau:
1
1
S =
n
i av ij
j
P S
(1)
Trong đó: Pav - tải trọng trung bình trên một
cọc trong nhóm;
S1 - độ lún của cọc đơn dưới tác dụng của tải
đơn vị;
αij - hệ số tương tác cho cọc thứ i do cọc thứ j
trong nhóm gây nên (αii =1).
Các hệ số tương tác có thể được tính toán từ
phân tích BEM hoặc phần tử hữu hạn. Tuy
nhiên, cũng có một số phương tiện thay thế khác
để ước lượng các hệ số tương tác, và một trong
số này được đưa ra dưới đây.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 60
Randolph và Wroth (1979) đã phát triển biểu
thức xấp xỉ dưới đây cho các hệ số tương tác đối
với cọc trong lớp đất có mô đun tăng tuyến tính
theo chiều sâu:
1 / ( / ) (1 ) (1/ 1/ )
=
1 (1 ) /
ij
s d s
(2)
Trong đó:
s – khoảng cách giữa cọc i và j;
ρ = GL/2/ GL (hệ số thay đổi mô đun cắt của
đất theo độ sâu);
ϒ = ln(2rm/d); Γ = ln(2(rm)
2/ds); rm=2,5(1 – ν)
ρL; ν – hệ số Poisson của đất;
L - chiều dài cọc; d - đường kính cọc;
Λ = L/d.
Ngoài ra, hệ số tương tác α thay đổi theo
khoảng cách cũng có thể xấp xỉ như sau:
= .exp
s
A B
d
(3)
Trong đó: A, B - các hệ số thực nghiệm, s
khoảng cách giữa các cọc và d là đường kính cọc.
Các nghiên cứu của Poulos dựa vào chương trình
BEM, và đã xấp xỉ các hệ số A và B như sau:
1 . .b kA A A A ; 1 B . .b kB B B (4)
Các biểu thức đã được rút ra cho các hệ số
trên như sau:
2
1
1
1/40 0.6
0.376 0.0014( / ) 0.00002( / )
1.254 0.326ln( / )
0.099 0.126ln( )
0.116 0.0164ln( / )
0.865 0.164ln( / )
1.409 0.055ln( )
= 1.3 1 7
b b s
k
b b s
k
s
p
A L d L d
A E E
A K
B L d
A E E
A K
Ek L
G E d
(5)
Với L là chiều dài cọc, d là đường kính cọc,
Eb - mô đun trung bình của lớp chịu lực dưới
mũi cọc, Es - mô đun trung bình của đất dọc
theo chiều dài cọc.
Theo TCVN 10304:2014, độ lún của nhóm cọc
có thể tính toán từ độ lún của các cọc trong nhóm,
có kể đến tác dụng tương hỗ giữa chúng. Độ lún
phụ thêm của cọc thứ “i” do cọc thứ “j” cách cọc
“i” một khoảng là a, chịu tải trọng Nj, bằng:
, ,
1
j
i j i j
N
S
G L
(6)
Trong đó:
1
,
2
0.17 ln
2
n
i j
k G L
G a
nếu 1
2
1
2
nk G L
G a
(7)
và , 0i j nếu
1
2
1
2
nk G L
G a
(8)
Độ lún thứ “i” trong nhóm n cọc khi biết rõ
tải trọng tác dụng lên từng nhóm cọc thư “j”
được xác định theo công thức:
1 1
,)(
j
j
jiii
LG
N
NSS (9)
Trong đó:
S(Ni) - độ lún của cọc thứ “i”;
δi,j - hệ số, tính theo công thức (7) và (8), phụ
thuộc vào khoảng cách giữa cọc thứ “i” và cọc
thứ “j”;
Nj - tải trọng thẳng đứng tác dụng lên cọc
thứ “j”.
Hiện nay, tải trọng phân phối vào cọc được
xác định bằng công thức:
2 2
1 1
x j y j
j n n
i i
i i
M y M xN
N
n
y x
(10)
Trong đó:
N là lực tập trung;
Mx, My là mô men uốn, tương ứng với trục
trọng tâm chính x, y mặt bằng cọc tại cao trình
đáy đài;
n là số lượng cọc trong móng;
xi, yi là tọa độ tim cọc thứ i tại cao trình đáy đài;
xj, yj là tọa độ tim cọc thứ j cần tính toán tại
cao trình đáy đài.
Theo lý thuyết về hệ số tương tác của
Randolph và Worth (1979) giá trị của hệ số
tương tác (công thức 2 và 3) tỷ lệ nghịch với
khoảng cách giữa các cọc, vì thế các cọc càng ở
xa, thì ảnh hưởng đến cọc đang xét càng giảm.
Các cọc nằm ở giữa nhóm cọc có khoảng cách
đến các cọc trong nhóm là gần nhất, do vậy ảnh
hưởng của sự tương tác đến độ lún của cọc lớn
, , ,
, ,
, ,
, ,
, ,
, ,
,
,
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 61
hơn nhiều so với các cọc nằm ở chu vi nhóm
cọc. Trong nhóm cọc đài cứng, độ lún của các
cọc trong nhóm là như nhau, do vậy lực phân
phối vào các cọc giữa nhóm giảm đáng kể so
với cọc góc và cọc biên, rõ ràng sự tương tác
giữa các cọc khi làm việc trong nền làm cho lực
phân phối không đồng đều vào các cọc.
Do đó, để xác định lực phân phối vào cọc với
giải thiết đài cứng, lực được truyền hết vào các
cọc trong nhóm, chuyển vị của các cọc trong
nhóm là như nhau. Có thể sử dụng phương pháp
hệ số tương tác để tính toán lực phân phối vào
từng cọc với quy trình tính toán được đề xuất
bởi Bạch Vũ Hoàng Lan (2017) bao gồm các
bước được trình bày dưới đây:
Bước 1: Thiết lập mặt bằng nhóm cọc, đánh
số thứ tự cho cọc:
Hình 1. Mặt bằng nhóm cọc
Bước 2: Tính toán khoảng cách Sij của từng
cọc để thiết lập ma trận khoảng cách [S].
Bước 3: Thiết lập ma trận hệ số tương tác []
bằng cách tính hệ số tương tác ij theo các công
thức (2, 3, 7, 8).
Bước 4: Thiết lập ma trận hệ số [C] là ma trận
vuông có (nxn) phần tử. Có (n-1) dòng từ điều
kiện bằng nhau về độ lún của các cọc liên tiếp
nhau trong nhóm. Dòng cuối của ma trận [C] là
dòng có các hệ số bằng đơn vị, thiết lập từ
phương trình tổng các lực phân phối cho từng
cọc (Ni) trong nhóm bằng với lực thẳng đứng (P)
tác dụng vào nhóm cọc: N1 + N2 + + Nn = P.
Bước 5: Phập phương trình ma trận của bài
toán: [C][N] = [P]
Giải phương trình trên ta được lực phân phối
vào từng cọc Ni trong nhóm.
3. PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VỚI CÁC
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Phân tích hệ số tương tác bằng giải tích cho
các nhóm cọc có n = 16 với sự thay đổi của
khoảng cách giữa các cọc S/d = (3, 4, 6), có
đường kính cọc d=0,3m và tỷ lệ giữa chiều dài
cọc và đường kính cọc H/d = (20, 40, 60). Tải
trọng cọc dùng để phân tích Ptk = 1/2Pu = 200
kN, với Pu = 400 kN là sức chịu tải giới hạn của
cọc đơn được xác định từ phần mềm Plaxis. Lựa
chọn nhóm cọc có n = 16, H/d = 40, S/d = (3, 4,
6) để tiến hành mô phỏng PTHH trong bài toán
3D để so sánh sự phân phối tải trọng vào các
cọc trong nhóm với các phương pháp giải tích
và so sánh giá trị độ lún của nhóm cọc khi có
xét tương hỗ giữa các cọc bằng phương pháp
giải tích với kết quả bài toán mô phỏng bằng
phương pháp PTHH.
Mô hình đất được sử dụng để mô phỏng là mô
hình Harderning soil vì mô hình này có thông số
độ cứng của đất thay đổi theo trạng thái ứng suất
trong nền và phù hợp với ứng xử của phần lớn
các loại đất. Lựa chọn biên mô hình
40mx40mx30m, chế độ mesh lưới phần tử: mịn
(fine). Để rút ngắn thời gian phân tích lựa chọn
mô hình đối xứng ¼ để tiến hành phân tích.
Đất nền được chọn là đất loại sét, đồng nhất
mang tính đặc trưng cho khu vực TP. HCM với
các thông số hữu hiệu phù hợp với mô hình
Harderning unsat = 19,7 kN/m
3; sat= 20 kN/m
3;
v’ = 0,25; v’ur = 0,2; E’50ref = 4600 kPa, E’ur = 3
E’50ref; pref = 100 kPa; c’ = 15’; ' = 21; m = 1;
mực nước ngầm nằm ngang mặt đất để tiến hành
mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Đài cọc là tuyệt đối cứng, sử dụng phần tử plate,
cọc sử dụng loại phần tử volume pile, có tiết diện
hình tròn đặc d = 0,3m, Ep = 3,25E7 kPa.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 62
Hình 2. ij, n=16, H/d = 20
Hình 3. ij, n=16, H/d = 40
Hình 4. ij, n=16, H/d = 60
Hình 5. ij xác định theo TCVN 10304:2014
Hình 6. ij xác định theo Poulos (2008)
Hình 7. ij xác định theo Randolph & Worth (1979)
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 63
GHI CHÚ:
ij: hệ số tương tác.
S/d: tỷ lệ khoảng cách giữa các cọc và đường
kính cọc.
H20d: cọc có tỷ lệ H/d = 20.
H40d: cọc có tỷ lệ H/d = 40.
H60d: cọc có tỷ lệ H/d = 60.
Hình 8. Lực phân phối vào nhóm cọc n = 16,
S/d = 3, H/d = 40
Hình 9. Lực phân phối vào nhóm cọc n = 16,
S/d = 4, H/d = 40
Hình 10. Lực phân phối vào nhóm cọc,
n = 16, S/d = 6, H/d = 40
Hình 11. Độ lún của nhóm cọc khi xác định
bằng phương pháp hệ số tương tác có xét lại sự
phân phối tải trọng vào cọc trong nhóm.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân tích hệ số tương tác giữa các cọc ij cho
thấy khi khoảng cách giữa các cọc tăng thì mức
độ tương tác giảm, tức các cọc càng ở gần thì
ảnh hưởng của sự tương tác càng lớn. Khi tăng
chiều dài cọc thì hệ số tương tác có xu hướng
tăng được thể hiện từ hình 2 đến hình 7.
Ở khoảng cách S/d = 3 (hình 8), lực phân
phối vào các cọc 6, 7, 10, 11 (được lấy đối xứng
¼ theo mặt bằng nhóm cọc được thể hiện ở hình
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2019 64
1) là 115kN, chiếm 57,5% tải trọng thiết kế của
một cọc đơn và 28,75% tải trọng cực hạn của
cọc đơn. Các cọc ở xa nhất là cọc ở vị trí 1, 4,
13, 16 có lực phân phối vào cọc là 273kN,
chiếm 136,5% tải thiết kế và 68,25% tải cực hạn
của cọc đơn. Khi gia tăng khoảng cách giữa các
cọc với giá trị S/d = 4 (hình 9), lực phân phối
vào cọc 6, 7, 10, 11 tăng với giá trị là 125kN và
lực phân phối vào các cọc 1, 14, 13, 16 giảm với
giá trị là 268 kN. Tiếp tục tăng khoảng cách
giữa các cọc với giá trị S/d = 6 (hình 10), tải
trọng phân phối vào cọc 6, 7, 10, 11 tiếp tục
tăng đến 132 kN và các cọc góc 1, 4, 13, 16 với
giá trị thay đổi rất ít là 269 kN.
Quan sát hình 8 đến hình 10 có thể thấy rằng, lời
giải được đề xuất bởi Randolph và Worth (1979)
cho kết quả lực phân phối vào cọc phù hợp với
phương pháp mô phỏng phần tử hữu hạn, ở các cọc
góc mức độ chênh lệch dao động [0,9÷5,07%] khi
S/d = (3÷6), ở các cọc giữa mức độ chênh lệch
dao động [2,36÷3,1%], ở các cọc nằm gần trung
tâm nhóm cọc nhất mức độ chênh lệch dao động
[6,03÷13,13%], độ lún của nhóm cọc được tính
toán theo đề xuất này chênh lệch so với phương
pháp mô phỏng PTHH là [10,75÷8,49%]. Khi
gia tăng khoảng cách giữa các cọc, lực phân
phối vào các cọc nằm gần trung tâm có xu
hướng tăng và giảm đối với các cọc ở góc.
Ở hình 11, khi gia tăng khoảng cách giữa các
cọc cụ thể S/d = (3÷6), độ lún của nhóm có xu
hướng giảm, điều này cho thấy rằng khi các cọc
ở càng gần nhau sự tương tác làm giảm khả
năng chịu tải của nhóm và là nguyên nhân làm
gia tăng độ lún của nhóm cọc. Độ lún của nhóm
cọc với S/d = 3 gấp 1,28 lần độ lún của nhóm
cọc với S/d = 4 và gấp 1,72 lần độ lún nhóm cọc
với S/d = 6.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Lực phân phối vào các cọc trong nhóm là
không đồng đều, các cọc ở gần trung tâm nhóm
cọc bị ảnh hưởng tương tác nhiều nhất nên lực
phân phối vào các cọc này là ít nhất. Các cọc ở
càng xa ảnh hưởng càng giảm nên lực phân phối
vào các cọc này là lớn nhất. Ở khoảng cách S/d
= 3, lực phân phối vào các cọc ở gần trung tâm
chiếm 57,5% tải trọng thiết kế và chiếm 28,75%
tải trọng cực hạn của cọc đơn. Các cọc xa nhất
tại góc có lực phân phối vào cọc chiếm 136,5%
tải thiết kế và 68,25% tải cực hạn của cọc đơn.
Mức độ phân phối tải trọng vào cọc có xu
hướng tăng ở cọc gần trung tâm và giảm ở cọc
tại góc khi khoảng cách giữa các cọc tăng.
Khi bố trí các cọc càng gần nhau, ảnh hưởng
tương tác giữa các cọc làm suy giảm khả năng
chịu tải tổng thể của nhóm cọc làm gia tăng độ
lún của móng. Độ lún nhóm ở khoảng cách S/d =
3 lớn gấp 1,72 lần độ lún của nhóm với S/d = 6.
Có thể thấy lực phân phối tải trọng vào cọc là
không đồng đều mặc dù là đài cứng và tải trọng
dọc trục đúng tâm. Điều này cho thấy sử dụng
công thức (10) để xác định lực phân phối vào cọc
là chưa thực sự phù hợp. Do đó, kiến nghị sử
dụng phương pháp hệ số tương tác theo lời giải
của Randolph và Worth (1979) để tính toán lực
phân phối cho từng cọc sau khi có lực tác dụng
cho từng cọc tiếp tục sử dụng lời giải ở công thức
(9) để tính toán độ lún của nhóm cọc với chênh
lệch khi so với phương pháp mô phỏng PTHH là
[10,75÷8,49%] cho nhóm có n = 16 cọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Poulos H.G.; Davis E.H. (1980). Pile
Foundation Analysis and Design; New York,
John Wiley;
[2] Randolph M.F & Worth C.P (1979). An
analysis of the vertical deformation of pile
groups. Geotechnique 29, No. 4 (p. 423 – 439).
[3] Bạch Vũ Hoàng Lan (2017). Nghiên cứu
ảnh hưởng của hiệu ứng nhóm đến khả năng
chịu tải dọc trục và độ lún của nhóm cọc thẳng
đứng. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật.
[4] TCVN 10304:2014 - Móng cọc, Tiêu
chuẩn thiết kế.
Người phản biện: GS.TS. NGUYỄN NHƯ TRÁNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_091_2159774.pdf