Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Công - Tô Quang Toản

Tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Công - Tô Quang Toản: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 1 PHÂN TÍCHẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ ĐẬP THƯỢNG LƯU ĐẾN THAY ĐỔI THỦY VĂN DÒNG CHẢY MÙA KHÔ VỀ CHÂU THỔ MÊ CÔNG Tô Quang Toản Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam Tăng Đức Thắng Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Tóm tắt: Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng, hiện đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, vì vậy những thay đổi dòng chảy do phát triển ở thượng lưu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trên đồng bằng. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu lịch sử dòng chảy về Châu thổ sông Mê Công từ 1924 đến 2015, các thay đổi về tổng lượng dòng chảy mùa khô và tác động điều tiết của các hồ chứa trên lưu vực trong những năm gần đây đã được làm rõ, góp phần hiểu rõ hơn về nguồn nước về đồng bằng và góp phần nâng cao hiệu qu...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Công - Tô Quang Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 1 PHÂN TÍCHẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỒ ĐẬP THƯỢNG LƯU ĐẾN THAY ĐỔI THỦY VĂN DÒNG CHẢY MÙA KHÔ VỀ CHÂU THỔ MÊ CÔNG Tô Quang Toản Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam Tăng Đức Thắng Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam Tóm tắt: Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng, hiện đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, vì vậy những thay đổi dòng chảy do phát triển ở thượng lưu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trên đồng bằng. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu lịch sử dòng chảy về Châu thổ sông Mê Công từ 1924 đến 2015, các thay đổi về tổng lượng dòng chảy mùa khô và tác động điều tiết của các hồ chứa trên lưu vực trong những năm gần đây đã được làm rõ, góp phần hiểu rõ hơn về nguồn nước về đồng bằng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nước trên đồng bằng. Từ khoá: ĐBSCL; Mê Công; Dòng chảy; Thay đổi dòng chảy; Tác động điều tiết. Summary: The Mekong Delta of Vietnam plays an important role in the economy in general and strategy for food security of Vietnam in particular, it contributes 50% of the national food product and more than 90% of annual exported rice product. The Mekong Delta of Viet Nam is located at most downstream of the Mekong River, therefore the change of flow to the delta due to upstream development may affect to the sustainable development on the delta. Based on the analyzedresultsof historical data of Mekong River flow from 1924 to 2015, the change of the dry season flow and the impact of the reservoirs in regulating the flow in recent years have been clarified, this contributes to better understand the water resources condition in the delta and contribute to improve the efficiency of water management on the plains. Key words: MD; Mekong delta; Flow; hydrological change; Regulation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam nằm ở cuối nguồn lưu vực sông Mê Công (Hình 1), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 3,9 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Địa hình khá bằng phẳng, cao độ phổ biến dưới +1 m so với mực nước biển. ĐBSCL bị ảnh hưởng của lũ từ sông Mê Công hàng năm với diện tích ngập lũ lên tới xấp xỉ ½ diện tích Người phản biện: Tô Văn Thanh Ngày nhận bài: 15/10/2015 Ngày thông qua phản biện: 10/11/2015 Ngày duyệt đăng: 25/01/2016 đồng bằng và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn từ phía biển theo mùa hàng năm, với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha. Đồng bằng được biết đến là vựa lúa gạo của Việt Nam, với tổng sản lượng lương thực tăng từ 6,3 triệu tấn năm 1985 lên 25 triệu tấn năm 2013 [1] đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Duy trì sự phát triển nông nghiệp bền vững trên đồng bằng là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 2 Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Mê Công Sự phát triển bền vững trên đồng bằng đã và đang bị đe dọa bởi cả các yếu tố từ thượng lưu, nhất là gia tăng sản xuất nông nghiệp và thủy điện [4, 5] và các yếu tố từ biển, nước biển dâng [6]. Chính vì vậy, nắm bắt được các qui luật và cập nhật kịp thời các thay đổi dòng chảy về đồng bằng từ thượng lưu để chủ động trong hoạch định các chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển trên đồng bằng là cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, nhà qui hoạch và các cấp ra quyết định liên quan đến nước, nhất là thủy lợi phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên đồng bằng. Thực tế cho thấy diễn biến dòng chảy mùa khô và mùa mưa những năm gần đây có nhiều biến động lớn, đặc biệt từ khi các hồ thủy điện Trung Quốc đi vào vận hành đã làm giảm đáng kể dòng chảy mùa mưa về hạ lưu. Phần lớn dòng chảy từ Trung Quốc trong mùa mưa bị trữ lại (xem Hình 2) và chỉ xả một lượng nhỏ xuống hạ lưu, thậm chí thấp hơn cả dòng chảy mùa khô. Thêm vào đó, còn có sự gia tăng đáng kể của các đập thủy điện ở Tây Nguyên (Việt Nam) và thủy điện ở Lào, nâng tổng dung tích hữu ích trên lưu vực đã lên tới khoảng 40 tỷ m3. Lượng dòng chảy tích lũy trong mùa mưa ảnh hưởng như thế nào xuống hạ lưu cần được xem xét. Nghiên cứu này sẽ xem xét các thay đổi dòng chảy về mùa khô xuống đồng bằng thời gian qua, đặc biệt là đánh giá được các xu thế thay đổi dòng chảy và hỗ trợ cho việc dự báo thay đổi dòng chảy trong tương lai. Hình 2: Diễn biến mực nước mùa mưa qua một số năm ở hạ lưu đậpJinghong (Cảnh Hồng) thuộc Trung Quốc [ nguồn MRC/ HYMET] 2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Cơ sở số liệu và Phương pháp nghiên cứu Cơ sở số liệu dùng để phân tích đánh giá các thay đổi thủy văn dòng chảy về Châu thổ Mê Công dựa vào chuỗi số liệu lịch sử về lưu lượng dòng chảy hàng ngày lấy từ nguồn Ủy hội sông Mê Công quốc tế [2], [3] từ năm 1924 đến 2015 ở trạm Kratie thuộc dòng chính Mê Công, cách Phnom Pênh 215 km về phía thượng lưu và cách biên giới Việt Nam khoảng 310 km. Châu thổ Mê Công được hiểu là bắt đầu từ Kratie. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 3 Để phân tích đánh giá các thay đổi dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Công, một số phân tích thống kê và phân tích tương quan với các đặc trưng cơ bản về dòng chảy đã được sử dụng: lưu lượng trung bình theo năm thủy văn, Qntv; lưu lượng trung bình mùa khô, Qmk; tổng lượng dòng chảy hàng năm theo năm thủy văn, Wntv; tổng lượng dòng chảy mùa khô hàng năm theo năm thủy văn, Wmk. Trong đó, năm thủy văn là năm bắt đầu từ đầu mùa mưa khi lưu lượng về lớn hơn lưu lượng trung bình của năm và kết thúc vào cuối mùa khô khi bắt đầu năm thủy văn tiếp theo. Trong nghiên cứu, năm thủy văn lấy bắt đầu từ 1/6 năm này và kéo dài đến 31/5 của năm tiếp theo, mùa khô được bắt đầu từ 1/12 của năm trước đến 31/5 của năm kế tiếp. Thêm vào đó, một số phân tích sâu cũng được thực hiện để làm rõ hơn về sự thay đổi dòng chảy, góp phần làm rõ hơn các qui luật và nguyên nhân của các thay đổi. Dưới đây tác giả xin diễn giải một số khái niệm mà nghiên cứu này sử dụng: - Tỷ lệ dòng chảy mùa khô so với dòng chảy năm thủy văn: gọi αm k là tỷ lệ giữa tổng lượng dòng chảy mùa khô so với tổng lượng dòng chảy của cả năm thủy văn tương ứng. Tỷ lệ này cho biết sự thay đổi dòng chảy mùa khô so với dòng chảy cả năm, phản ánh sự thay đổi điều tiết từ dòng chảy lũ sang dòng chảy kiệt hoặc sự thay đổi sử dụng nước trong mùa khô: ; (1) - Tổng lượng dòng chảy mùa kiệt: tổng lượng dòng chảy kiệt về hạ lưu được xác định thông qua chuỗi lưu lượng thực đo. Mặt khác, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt bao gồm các thành phần nước chính trong mùa khô như minh họa ở Hình 3 và công thức 2. (2) Hình 3: Minh họa tổng lượng dòng chảy mùa khô theo các thành phần Trong đó: Wmk: Tổng lượng dòng chảy mùa khô Wpmk: Tổng lượng dòng chảy được hình thành do mưa trong mùa khô Wng: Tổng lượng dòng chảy sinh ra từ dòng ngầm Wđt: Tổng lượng dòng chảy được điều tiết do hồ chứa Wsd: Tổng lượng nước sử dụng Từ phương trình cân bằng (2) cho thấy: Wpmk: thay đổi theo thời tiết hàng năm, được xem là tỷ lệ thuận với năm thủy văn. Lượng mưa mùa khô trên lưu vực được xem là nhỏ và ít biến động trong quá khứ và có xu thế giảm trong điều kiện biến đổi khí hậu [4]. Wng: xu thế mất đất, mất rừng làm gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc có thể làm dòng ngầm giảm, đồng nghĩa với lượng dòng chảy sinh ra từ dòng ngầm giảm theo. Tuy nhiên, việc gia tăng các hồ chứa, gia tăng tưới ở thượng lưu cũng có thể bù đắp phần nào lượng thiếu hụt do dòng ngầm giảm. Wđt: được xem là tỷ lệ thuận với lượng hồ chứa và tổng dung tích các hồ có trên lưu vực. Vì vậy theo thời gian thì lượng hồ chứa tăng, đồng nghĩa có sự gia tăng dòng chảy mùa khô do điều tiết từ các hồ chứa trên lưu vực. Wsd: do có sự gia tăng dân số và phát triển Wpmk Wng Wmk Wsd KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 4 kinh tế trên lưu vực, vì vậy có thể thấy rằng xu thế gia tăng sử dụng nước thời gian gần đây so với trước kia là điều tất yếu. Trên cơ sở phân tích các thành phần cân bằng nước trên, có thể thấy rằng (bỏ qua sự thay đổi dòng chảy do mưa trong mùa khô theo thời tiết và thay đổi dòng chảy tạo thành từ dòng ngầm do thay đổi thảm phủ) nếu có sự gia tăng dòng chảy mùa khô thì chủ yếu do điều tiết của hồ chứa trên lưu vực mặc dù sử dụng nước thượng lưu vẫn gia tăng. b. Phân chia các giai đoạn phát triển trên lưu vực Phân tích thực trạng quá trình phát triển trên lưu vực sông Mê Công, dựa theo lịch sử phát triển nông nghiệp và thủy điện, nghiên cứu này chia làm 4 giai đoạn chính: - Giai đoạn trước 1960: phát triển trên lưu vực chủ yếu là nông nghiệp (ở vùng Đông Bắc Thái Lan và Campuchia), hầu như chưa có hồ chứa nước trên lưu vực, thảm phủ thực vật (rừng) còn khá phong phú; - Giai đoạn 1961 đến 1989: giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể về diện tích nông nghiệp, đặc biệt ở Thái Lan (vùng Đông Bắc) và Campuchia. Các hồ thủy điện và hồ chứa ở Thái Lan đã phát triển sớm trong giai đoạn này, ở Lào có hồ Nam Ngừm được xây dựng năm 1971; - Giai đoạn 1990 đến 2000: giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể về diện tích nông nghiệp, đặc biệt ở Thái Lan (vùng Đông Bắc) và Campuchia. Có bổ sung một số hồ chứa ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, Trung Quốc và ở Lào được phát triển trong giai đoạn này; - Giai đoạn từ 2001 đến nay: có bổ sung nhiều hồ chứa ở Tây Nguyên, Lào và đặc biệt là các thủy điện ở Trung Quốc, Xiaowan (2010) và Nuohzadu (2012). Như vậy có thể nhận thấy rằng, giai đoạn từ năm 1960 trở về trước, dòng chảy trên lưu vực còn khá gần với tự nhiên, ít bị tác động của con người, đặc biệt là tác động của các hồ chứa. Những năm từ 1961 đến nay đã có sự điều tiết của các hồ chứa từ mùa lũ sang mùa kiệt. Dưới đây sẽ lần lượt phân tích và lượng hóa mức độ các tác động của các thay đổi này đến dòng chảy về hạ lưu. 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN a. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân hàng năm theo năm thủy văn Phân tích đặc trưng dòng chảy theo năm thủy văn ở trạm Kratie được đưa ra ở Hình 4. Kết quả phân tích cho thấy, lưu lượng bình quân năm thủy văn từ 1924 đến 2014 vào khoảng 12.926 m3/s. Tuy tương quan giữa lưu lượng bình quân và thời gian là thấp, R2=0,0257, nhưng cũng có thể nhận thấy, lưu lượng bình quân có xu thế giảm nhẹ, biên độ giao động giữa năm nhiều nước và năm ít nước được xem là có xu thế tăng phản ánh xu thế cực đoan về thời tiết tăng. Hình 4 cũngcho thấy, bình quân vào khoảng 6 đến 7 năm lại có một năm cực tiểu ít nước hơn nhiều so với các năm lân cận và bình quân vào khoảng 10 đến 11 năm lại xuất hiện một năm cực đại nhiều nước hơn nhiều so với các năm lân cận, đây cũng đồng thời là các năm lũ lớn trên lưu vực. Nói cách khác, chu kì lặp lại của các năm kiệt bình quân vào khoảng 6-7 năm và chu kì lặp lại của các năm lũ lớn bất thường vào khoảng 10-11 năm. Hình 4: Diễn biến lưu lượng bình quân năm thủy văn ở trạm Kratie, giai đoạn 1924-2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 5 b. Phân tích thay đổi dòng chảy mùa khô hàng năm theo các giai đoạn Phân tích tương quan giữa tổng lượng dòng chảy hàng năm (theo năm thủy văn) so với tổng lượng dòng chảy mùa khô tương ứng theo các giai đoạn phát triển được đưa ra ở Hình 5. Hình 5: Tương quan giữa tổng lượng dòng chảy năm thủy văn và dòng chảy kiệt qua các giai đoạn tại trạn Kratie Kết quả cho thấy, giai đoạn trước 1960 tổng lượng dòng chảy mùa khô nhìn chung có xu thế thấp hơn so với nó ở giai đoạn 2001 đến 2014 khoảng 10 tỷ m3. Các giai đoạn 1960- 1989 và 1990 đến 2000 nhìn chung tổng lượng dòng chảy mùa khô có xu thế tăng ở các năm ít nước và giảm ở các năm nhiều nước (độ dốc đường tương quan thấp), sự thay đổi này có thể phản ánh phần nào sự gia tăng điều tiết của các hồ chứa ở những năm ít nước mạnh hơn ở những năm nhiều nước. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng nước được xem là còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năm nhiều nước lấy nhiều, năm ít nước lấy ít. Giai đoạn 2001 đến nay đường tương quan có xu thế song song với giai đoạn 1924 đến 1960, điều đó có nghĩa có sự gia tăng đáng kể do điều tiết nhưng cũng đồng thời có sự gia tăng sử dụng nước ở những năm ít nước. Điều này phản ánh việc lấy nước đã phần nào chủ động hơn ở các năm hạn. Thực tế cho thấy thời gian gần đây nhiều hệ thống tưới ở Thái Lan, Lào và Campuchia đã được phát triển như: hệ thống Kok-Ing-Nan (Thái Lan); chuyển nước từ Mekong đến Prey Veng và Svay Riêng (Campuchia); các trạm bơm ở Lào... c. Phân tích thay đổi tỷ lệ dòng chảy mùa khô so với dòng chảy năm thủy văn Để làm sáng tỏ hơn sự gia tăng dòng chảy mùa khô do tác động điều tiết hồ chứa, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tính cân bằng theo tỷ lệ nước phân bổ trong năm. Thông thường mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 các hoạt động tích nước được tiến hành, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau các hoạt động xả nước được tiến hành, vì vậy xem xét thay đổi αmktỷ lệ giữa dòng chảy ở mùa khô so với dòng chảy năm thủy văn để thấy được sự thay đổi điều tiết từ mùa mưa sang mùa khô. Kết quả phân tích được đưa ra ở Hình 6. Hình 6: Thay đổi tỷ lệ dòng chảy mùa khô hàng năm so sới dòng chảy theo năm thủy văn ở trạm Kratie, giai đoạn 1924-2014 Kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ của dòng chảy mùa khô so với dòng chảy năm thủy văn, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 11,61% ở giai đoạn 1924-1960 đã lên đến 14,6% ở giai đoạn 2001 đến 2014, đặc biệt năm 2013 lên tới 16,8% khi hai thủy điện lớn của Trung Quốc (Xiaowan và Nouhzadu) đã bắt đầu đi vào hoạt động, chứng tỏ có sự gia tăng đáng kể điều tiết của dòng chảy từ mùa mưa sang mùa khô. Mặt khác, xu thế giảm ở dòng chảy bình quân hàng năm (Hình 4) như được phát hiện ở phần trước là đối nghịch với xu thế gia tăng tỷ lệ dòng chảy mùa khô (Hình 6) càng minh chứng rõ ràng hơn tác động điều tiết này. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 6 d. Phân tích thay đổi dòng chảy mùa khô do tác động điều tiết ở những năm gần đây Từ kết quả phân tích đánh giá xu thế các thay đổi dòng chảy mùa khô giai đoạn 1924 đến 2015 trong các phân tích ở phần trước, nghiên cứu phân tích vàlượng hóa các gia tăng do điều tiết của các hồ chứa cho các năm gần đây từ 2001 đến 2014. Kết quả phân tích đưa ra ở Bảng 1. Bảng 1: Lượng hóa sự gia tăng lượng dòng chảy mùa khô một số năm gần đây Năm thủy văn αmk (%) Lượng điều tiết gia tăng mùa khô so với các giai đoạn trước đó (tỷ m3) % Lượng điều tiết gia tăng mùa khô so với các giai đoạn trước đó (%) GĐ:1924- 1960 GĐ:1961- 1989 GĐ:1990- 2000 GĐ:1924- 1960 GĐ:1961- 1989 GĐ:1990- 2000 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2001 12,80 3,17 1,53 -1,34 4,63 2,24 -1,96 2002 12,28 1,71 0,12 -2,66 2,69 0,20 -4,19 2003 13,43 2,87 1,90 0,20 6,74 4,46 0,46 2004 12,29 1,27 0,12 -1,91 2,74 0,26 -4,12 2005 12,70 2,30 1,00 -1,27 4,27 1,87 -2,37 2006 12,36 1,48 0,26 -1,89 2,99 0,52 -3,84 2007 15,45 7,30 6,13 4,08 12,39 10,41 6,93 2008 15,80 8,86 7,57 5,29 13,22 11,28 7,88 2009 11,34 -0,52 -1,71 -3,80 -1,19 -3,89 -8,63 2010 18,02 10,00 9,05 7,36 17,73 16,03 13,05 2011 12,66 2,65 1,09 -1,65 4,11 1,69 -2,56 2012 15,68 6,59 5,59 3,85 12,93 10,98 7,55 2013 16,77 10,73 9,46 7,21 15,33 13,51 10,31 2014 15,26 6,99 5,81 3,75 11,91 9,91 6,39 Kết quả Bảng 1 cho thấy, ngoại trừ năm thủy văn 2009, so với các giai đoạn trước 1960 dòng chảy mùa khô những năm gần đây đã có sự điều tiết gia tăng đáng kể từ mùa mưa sang mùa khô từ 1,27 đến 10,73 tỷ m3(cột 3), đóng góp lượng điều tiết gia tăng này chiếm 2,69- 17,73% tổng lượng dòng chảy mùa khô (cột 6). So với các giai đoạn gần đây thì lượng điều tiết ở các năm này giảm khoảng 1-3 tỷ m3 (xem cột 4, 5 so với cột 3). Nhìn chung, xu thế gia tăng điều tiết theo thời gian tỷ lệ thuận với sự gia tăng của các hồ chứa trên lưu vực. Cá biệt các năm 2009 và 2011 được xem là lượng điều tiết về mùa khô giảm so với các năm lân cận. Phân tích trên lưu vực cho thấy các năm này là các năm trước khi các đập thủy điện lớn ở Trung Quốc đi vào vận hành (Xiaowan, 2010 và Nuohzadu, 2012), tổng dung tích hai hồ này lên tới 39,8 tỷ m3, trong đó dung tích hữu ích lên tới 22,2 tỷ m3. Có thể việc tích nước của các hồ này trước khi đi vào vận hành là nguyên nhân làm dòng chảy năm về hạ lưu giảm. Mặc dù được đánh giá là có gia tăng điều tiết so với các giai đoạn trước 1989, tuy nhiên so với giai đoạn 1990-2000 (xem cột 5) thì có một số năm vẫn được xem là giảm so với trước đó, như các năm 2001, 2002, 2004, 2005 và 2006. Nguyên nhân là do có sự gia tăng đáng kể sử dụng nước ở trên lưu vực, nên mặc dù có sự gia tăng điều tiết của các hồ chứa nhưng dòng chảy về Kratie vẫn giảm. Kết quả phân tích gia tăng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 31 - 2016 7 sử dụng nước trên lưu vực bình quân những năm gần đây vào khoảng 200 m3/s [6],[7], tức là tương đương với lượng nước sử dụng gia tăng bình quân trong mùa khô vào khoảng 3 tỷ m3 nước. Như vậy, kết quả giảm dòng chảy mùa khô so với giai đoạn 1990-2000 là do gia tăng sử dụng nước ở trên lưu vực. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã phân tích đánh giá được các thay đổi dòng chảy hàng năm và lượng dòng chảy trong mùa khô về châu thổ Mê Công qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến 2015, lượng hóa được các thay đổi dòng chảy mùa khô theo các giai đoạn, chứng minh sự gia tăng này do tác động điều tiết nước của các hồ chứa trên lưu vực từ mùa mưa sang mùa khô, đồng thời lượng hóa được các gia tăng điều tiết ở những năm gần đây từ 2001 đến 2014. Các kết quả này góp phần làm sáng tỏ hơn tác động của các hồ chứa và gia tăng sử dụng nước trên lưu vực đến các thay đổi dòng chảy về hạ lưu. Từ kết quả phân tích thay đổi dòng chảy mùa khô, cùng với các kết quả phân tích qui luật dòng chảy về mùa khô trong nghiên cứu liên quan khác ở tham khảo [9] góp phần dự báo tốt hơn dòng chảy về mùa khô ở năm kế tiếp khi có được dòng chảy mùa mưa ở năm trước đó, đồng thời lượng hóa được lượng điều tiết gia tăng do hồ chứa cho năm này, là cơ sở để lập kế hoạch phát triển nông nghiệp ở năm tiếp theo một cách chủ động hơn, đặc biệt là phục vụ công tác dự báo xâm nhập mặn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục thống kê, Diện tích và sản lượng lương thực phân theo các địa phương, website [2] Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Công cụ hỗ trợ ra quyết định DSF, Viên Chăn, Lào; [3] Ủy hội sông Mê Công quốc tế, MRC Toolbox, Viên Chăn, Lào; [4] Ủy hội quốc tế sông Mê Công (2010), Impact assessment of climate change and development on Mekong flow regimes, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mê Công, Viêng Chăn, Lào; [5] Alex Smajgl, Tô Quang Toản và cộng sự (2015), Responding to rising sea levels in the Mekong delta, Đối phó với nước biển dâng ở ĐBSCL, Nature publishing group. [6] Nguyễn Quang Kim (2011), Đề tài KC08-11/06-10: Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích với các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL; [7] Tô Quang Toản (2015), Đề tài KC08.13/11-15: Nghiên cứu tác động của các bậc thang thủy điện dòng chính đến thay đổi dòng chảy, môi trường và kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp thích ứng; [8] Nguyễn Quang Kim,Tô Quang Toản và cộng sự, 2009, Đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy xuống hạ lưu theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu, Tạp chí thủy văn và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội; [9] Tô Quang Toản và Tăng Đức Thắng (2013), “Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy về châu thổ Mê Công qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay”, Tạp chí Khoa học vàCông nghệ Thủy lợi – Số 19/12-2013, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam,tr. 17- 23.Proceedings of the 19th IAHR-ADP 2014 congress, Thuyloi University, Hanoi,Section 5 – Sustainable water resources.;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_quang_toan_4095_2217997.pdf
Tài liệu liên quan