Tài liệu Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh: 4.2.2.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh
Bệnh viện đã phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh chất thải đúng theo quy chế của Bộ y tế để giảm thiểu tối đa lượng chất thải y tế nguy hại.
Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu khác nhau:
Thùng, túi nylon màu xanh (Hình 4.1): đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.
Thùng, túi nylon màu vàng (Hình 4.1): để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn, bao gồm:
Những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh (băng, ...
29 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.2.2.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh
Bệnh viện đã phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh chất thải đúng theo quy chế của Bộ y tế để giảm thiểu tối đa lượng chất thải y tế nguy hại.
Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu khác nhau:
Thùng, túi nylon màu xanh (Hình 4.1): đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ các buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.
Thùng, túi nylon màu vàng (Hình 4.1): để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn, bao gồm:
Những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh (băng, bông, gạc, dây tuyền dịch, ống dẫn lưu..)
Môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm, các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy chuyển, phân lập…
Chất thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, các thuốc gây độc tế bào, các loại huyết thanh, vaccin sống và vaccin giảm độc lực cần thải bỏ.
Các mô và các tổ chức, phủ tạng của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn)
Các chất thải của động vật, xác súc vật bị nhiễm hoặc được tiêm các tác nhân lây nhiễm
Mọi loại chất thải phát sinh từ các buồng cách ly.
Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học (Hình 4.2): để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet Pasteur, các lam kính xét nghiệm, đỉa nuôi cấy bằng thủy tinh, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác…
Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
Chất thải hóa học: kim, lọ thủy tinh đựng chất thải hóa học, thuốc hóa trị.
Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ.
Hình 4.1: Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế
Hình 4.2: Thùng nhựa chứa kim tiêm và vật nhọn
Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn (hình 4.3, hình 4.4).
Hình 4.3: Thùng đựng chất thải sắc nhọn trên xe tiêm
Hình 4.4: Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế trên xe tiêm
Ngoài việc quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải như trên, bệnh viện còn đưa ra một số tiêu chuẩn khác theo quy chế quản lý của Bộ y tế dành cho việc phân loại chất thải như sau:
Các túi, hộp và thùng đựng các màu trên chỉ sử dụng đựng chất thải và không dùng vào các mục đích khác.
Đối với túi đựng chất thải: phải là túi nhựa PE hoặc PP, thành túi dày, kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3, không được dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm. Bên ngoài có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”.
Hộp đựng vật sắc nhọn: làm bằng vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không rò rỉ và có thể thiêu đốt được. Dung tích hộp có kích thước khác nhau (từ 2.5 lít, 6 lít, 12 lít, 20 lít) để phù hợp với yêu cầu cụ thể tại các khoa phòng. Có thiết kế sao cho bỏ thuận lợi cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển không đổ ra ngoài, có quai và nắp để dán kín lại khi đã đầy 2/3. Hộp có nhãn đề “ Chỉ đựng vật sắc nhọn”, có vạch báo mức 2/3 hộp.
Thùng đựng chất thải rắn: Làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành thùng dày và cứng, có nắp đậy, có chân đạp và dễ cọ rửa. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy. Thùng được lót các túi nhựa có màu quy định như đã nói ở trên. Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 lít đến 250 lít. Ngoài ra, các thùng thu gom chất thải ở khu vực buồng bệnh phải luôn khô ráo và được cọ rửa thường xuyên. Mọi nhân viên y tế phải phân loại và bỏ chất thải vào trong các túi, thùng, hộp thu gom chất thải thích hợp, không được bỏ trực tiếp các chất thải vào các thùng thu gom chất thải chưa được đặt túi nylon ở bên trong.
4.2.2.2 Thu gom
Rác được cho vào các thùng có các màu khác nhau như đã nói ở trên, khi rác đầy tới vạch quy định 2/3 túi đựng chất thải, nhân viên vệ sinh (hộ lý hoặc nhân viên của các công ty làm sạch) sẽ buộc túi, và chịu trách nhiệm thu gom chất thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung chất thải của khoa, phòng, tránh không để chất thải bị vương vãi ra ngoài. Các khu vực dọc theo công viên, khu hành chính, khu khám bệnh đều có đặt thêm các thùng rác và được thu gom theo quy định như tại các khoa, phòng.
Việc phân loại và thu gom rác chi tiết theo từng loại chất thải được quy định cụ thể trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Phân loại và thu gom chất thải tại bệnh viện Chợ Rẫy
LOẠI CHẤT THẢI
Thùng chống thủng
Túi màu vàng
Túi màu đen
Túi màu xanh
Một số điểm cần chú ý
01. Kim tiêm
x
- Luôn được loại bỏ vào thùng thu gom chất thải chống thủng
- Nếu phát sinh từ trong Labo Vi sinh hoặc từ khoa Phóng xạ thì phải được xử lý sơ bộ
02. Kim bướm
x
03. Lưỡi dao mổ
x
04. Lưỡi dao cạo
x
05. Kim chọc dò
x
06. Các vật sắc nhọn khác
x
07. Pipét, ống mao dẫn, lam kính
x
08. Ống xét nghiệm
x
09. Mọi chất thải thấm máu và các dịch sinh học khác của bệnh nhân
x
- Luôn được loại bỏ vào túi nilon màu vàng.
- Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt
10. Mọi chất thải phát sinh từ Khoa thận nhân tạo
x
11. Mọi chất thải phát sinh từ các buồng cách ly
x
12. Bộ dây truyền máu, truyền plasma (bao gồm cả túi đựng máu và plasma )
x
13. Bông băng thấm máu
x
14. Giẻ lau thấm máu
x
15. Găng y tế
x
16. Catheter tĩnh mạch bằng nhựa
x
17. Ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày
x
18. Các ống dẫn lưu
x
19. Lọ, ống thuốc và các vật dụng khác sử dụng trong liệu pháp hóa học
x
- Cần được thu gom và xử lý sơ bộ theo quy trình riêng
- Với các chất thải ở mục 21 và 22 thì phải được xử lý sơ bộ ngay tại nơi phát sinh trước khi đưa ra nơi xử lý tập trung
20. Các bệnh phẩm thừa hoặc chất thải động vật thí nghiệm
x
21. Các vật dụng nuôi cấy, lưu giữ, các tác nhân lây nhiễm và những thiết bị sử dụng trong việc cấy chuyển, tiêm chủng hoặc các loại môi trường nuôi cấy
x
22. Bất kỳ loại nào trong số những loại trên phát sinh từ Khoa phóng xạ
x
23. Bông băng không thấm máu
x
- Đựng trong túi nilon và thùng thu gom chất thải màu xanh.
- Chuyển tới nơi thu gom rác của thành phố theo hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị
24. Giẻ lau
x
25. Mũ, mạng dùng một lần
x
26. Phần dây truyền dịch, túi dịch truyền không dính máu
x
27. Bình lọ không dính dịch cơ thể (ví dụ vỏ lọ thuốc không phải để sử dụng trong hóa trị liệu…)
x
28. Đồ vải không thấm dịch cơ thể
x
29. Chất thải phát sinh từ nhà ăn, thức uống thừa nói chung
x
30. Giấy bao bì và các chất thải sinh hoạt khác
x
4.2.2.3 Vận chuyển rác từ khoa phòng đến nơi thu gom rác của bệnh viện
Hàng ngày đội vệ sinh của bệnh viện đến nhận rác, mang rác đi bằng xe kéo tay đậy kín đến nhà chứa rác tập trung của bệnh viện. Xe vận chuyển rác từ các khoa, phòng đến nơi thu gom chất thải theo đúng giờ quy định (5h sáng, 11h30’ trưa, 18h tối). Chất thải được thu gom và vận chuyển bằng xe chuyện dụng, có xe vận chuyển riêng cho từng loại rác thải (gồm 2 loại): xe rác sinh hoạt (hình 4.5) và xe rác y tế (hình 4.6). Các túi rác được nạp vào các thùng rác 240 lít tại nhà thu gom rác của bệnh viện (hình 4.7).
Một số quy định về vận chuyển rác tại bệnh viện:
Có quy định đường vận chuyển, và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
Các phương tiện vận chuyển phải được cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải và phải có logo đúng theo quy định (hình 4.8).
Nhân viên vận chuyển chất thải phải mang bảo hộ theo đúng quy định.
Rác y tế nguy hại phải được đóng gói trong các thùng hoặc trong các hộp carton trong quá trình vận chuyển ra ngoài bệnh viện.
Hình 4.5: Xe rác sinh hoạt
Hình 4.6: Xe rác y tế
Hình 4.7: Thùng chứa rác y tế
Hình 4.8: Nhãn dán vào thùng để phân biệt các loại rác (2 nhãn)
4.2.2.4 Lưu trữ
Rác được giữ lại tại nhà chứa rác của bệnh viện trong lúc chờ Công ty Môi trường đô thị Thành phố đến lấy. Nhà chứa rác của bệnh viện đảm bảo được một số quy chế như:
Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, xa nơi công cộng và lối đi.
Có lưu giữ chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt (hình 4.9 và hình 4.10)
Có tường xây xung quanh, có mái che, có cửa, và có khóa (hình 4.11).
Có trang bị đầy đủ phương tiện rửa tay, bảo hộ cá nhân, có các vật dụng và hóa chất cần thiết để làm vệ sinh và xử lý sơ bộ chất thải.
Có máy điều hòa thông khí và có điện chiếu sáng.
Hình 4.9: Thùng chứa rác y tế tại nhà chứa rác
Hình 4.10: Thùng chứa rác sinh hoạt tại nhà chứa rác
Hình 4.11: Nhà chứa rác
Xử lý sơ bộ tại bệnh viện
Chất thải bệnh viện vừa là nguồn lây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn lây bệnh, vì vậy việc xử lý và kiểm soát nghiêm ngặt chất thải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bệnh viện.
Đối với các chất thải y tế nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm, phòng điều trị người bệnh truyền nhiễm (găng tay, lam kính, ống nghiệm sau khi xét nghiệm, đờm tại khoa của bệnh nhân lao, …), bệnh viện đều thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất hay bằng autoclave trước khi thu gom đến nơi tập trung chất thải.
Đặc biệt, chất thải phóng xạ phải được thu gom và xử lý theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ theo các quy định hiện hành của nhà nước. Các chất thải phóng xạ dạng rắn như bơm tiêm, lọ, găng tay có phóng xạ được phân làm 2 nhóm theo thời gian bán rã, được để riêng bảo quản trong kho đợi qua từ 8 - 10 chu kỳ bán rã của loại đồng vị đó và sau đó được hủy như chất thải lâm sàng.
Vận chuyển ra khỏi bệnh viện
Chất thải sinh hoạt và chất thải y tế sau khi lưu trữ tại nhà chứa rác của bệnh viện sẽ được chuyển đi hủy hai lần trong ngày. Hai loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt được vận chuyển theo xe riêng đến hai địa điểm khác nhau.
Chất thải y tế được giữ lạnh và công ty Môi trường đô thị vận chuyển đến lò đốt Bình Hưng Hòa để được đốt hàng ngày, thời gian lưu giữ tối đa của rác y tế là 48 giờ (hình 4.12).
Chất thải sinh hoạt được chuyển tới bãi rác của Thành phố mỗi ngày theo hợp đồng của bệnh viện với công ty Vệ sinh Môi trường.
Hình 4.12: Xe vận chuyển rác y tế ra khỏi bệnh viện
4.2.3 Những thuận lợi và các mặt tồn tại của bệnh viện trong công tác quản lý chất thải rắn:
4.2.3.1 Thuận lợi
Hệ thống quản lý hành chính:
Bệnh viện Chợ Rẫy có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ phận trong công tác quản lý chất thải rắn, từ ban lãnh đạo bệnh viện, các trưởng phó khoa đến các nhân viên y tế tại các khoa phòng, nhân viên thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Trong đó, mỗi bộ phận có chức năng và quyền hạn khác nhau cụ thể như:
Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về quản lý chất thải của bệnh viện.
Ban chỉ đạo xử lý chất thải [bao gồm trưởng (phó) phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng (phó) phòng hành chánh quản trị, trưởng (phó) khoa chống nhiễm khuẩn, phòng điều dưỡng trưởng bệnh viện, trưởng khoa của một số khoa lâm sàng, trong đó trưởng ban là giám đốc, phó ban thường trực là trưởng khoa chống nhiễm khuẩn]:
Phân công, phân nhiệm cán bộ thuộc quyền thực hiện các công việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải trong bệnh viện.
Lập kế hoạch quản lý chất thải tại bệnh viện.
Tổ chức huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên hiểu rõ công tác quản lý cũng như xử lý chất thải.
Lập dự trù mua sắm trang thiết bị cho việc thu gom xử lý ban đầu, vận chuyển, lưu giữ chất thải trong bệnh viện.
Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ hàng quý hoặc hàng năm.
Khoa Chống nhiễm khuẩn cùng với các trưởng (phó) khoa, điều dưỡng trưởng khoa… kiểm tra thường quy công tác xử lý chất thải.
Chính từ sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và có sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo bệnh viện đối với công tác giải quyết chất thải rắn bệnh viện làm cho công tác này đạt được các kết quả rất khả quan như:
Có mạng lưới quản lý chất thải rộng khắp từ lãnh đạo bệnh viện đến các khoa phòng trong bệnh viện.
Có kế hoạch quản lý chất thải y tế hàng năm kể cả xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý chất thải rắn y tế.
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá vệ sinh môi trường bệnh viện, giám sát công tác quản lý chất thải.
Có chương trình đào tạo, phổ biến các vấn đề về xử lý chất thải bệnh viện cho cán bộ phụ trách quản lý chất thải, công nhân viên và những người trực tiếp tham gia vào xử lý chất thải.
Có hồ sơ quản lý sức khỏe nhân viên.
Có trang bị các dụng cụ phòng hộ cho nhân viên.
Hệ thống quản lý kỹ thuật:
Bệnh viện đã tuân thủ theo đúng các quy chế của Bộ y tế trong công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và vận chuyển chất thải.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã hệ thống hóa việc phân loại lưu chứa và thu gom chất thải rắn nội bộ, triển khai sử dụng các loại trang thiết bị chuyên dùng góp phần giảm thiểu tình trạng phát tán rác y tế trong quy trình thu gom vận chuyển từ nguồn.
Ngoài ra, bệnh viện còn chủ động thực hiện việc phân loại lưu chứa chất thải rắn bằng các vật dụng do bệnh viện tự trang bị.
Ngoài các ưu điểm xuất phát từ hệ thống quản lý và kỹ thuật, bệnh viện còn có các ưu điểm là:
Bệnh viện có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tham mưu của các chuyên gia nước ngoài cũng như các cơ sở y tế, bệnh viện khác trong và ngoài nước.
Bệnh viện đã có được cơ sở hạ tầng khá tốt, nhân viên được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng làm đúng theo quy định của bệnh viện; đảm bảo khâu phân loại rác ban đầu tốt, hệ thống thu gom rác khá hoàn chỉnh. Cách xử lý rác ban đầu tại bệnh viện đảm bảo vệ sinh môi trường, rác phân loại đúng quy cách, không ô nhiễm, không bốc mùi hôi.
4.2.3.2 Một số tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả ban đầu đã đạt được như đã nên trên, bệnh viện vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn. Những tồn tại chính trong việc thực hiện công tác quản lý chất thải tại bệnh viện bao gồm:
Hệ thống quản lý hành chính:
Mặc dù đã được đào tạo huấn luyện nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác đặc biệt là khối bác sĩ và sinh viên. Do đó, một số bệnh phẩm chưa được phân loại đúng theo từng chủng loại, có khi bỏ lẫn rác y tế trong rác sinh hoạt, ảnh hưởng đến môi trường.
Nhận thức quản đại quần chúng trong việc quản lý chất thải chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bệnh viện bị ảnh hưởng, nhất là trong các ngày nghỉ lễ.
Hệ thống quản lý kỹ thuật:
Phân loại:
Do thiếu kinh phí nên thùng rác tại các khoa, phòng còn thiếu và không đồng bộ gây khó khăn cho bệnh nhân và thân nhân trong việc phân loại chất thải.
Ngoài ra, trong khi đi tiêm chích, điều dưỡng thường không mang theo bao rác y tế và hộp đựng vật sắc nhọn nên không thực hiện được phân loại rác ngay tại xe tiêm.
Thu gom
Tuy đã được lấy ba lần trong ngày nhưng rác vẫn còn ứ đọng nhiều tại các khoa.
Do diện tích hạn chế, các khu gom rác tại các khoa phòng không cách xa khu vực bệnh nhân và nơi làm việc.
Nhân viên của các công ty làm sạch thường để chất thải vượt quá vạch quy định của túi đựng rác mới đến thu gom. Bên cạnh đó, các nhân viên của các công ty làm sạch khi thu gom chất thải từ nơi phát sinh về nơi tập trung rác thải của khoa đôi lúc lấy rác vào giờ bệnh nhân ăn, và giờ làm chuyên môn của các nhân viên y tế.
Vận chuyển: Các loại xe lấy rác hiện tại còn thiếu và chưa có màu theo quy định. Ngoài ra, xe lấy rác thường được để đầy ắp rác nên dù xe có nắp nhưng ít khi được đậy kín
Lưu trữ: Nhân viên của các công ty làm sạch khi ép các bao chứa chất thải vào thùng chứa thường ép rất mạnh. Việc làm đó dễ làm các bao chứa chất thải bị bể, đôi lúc còn gây ra nhiều nguy hiểm nếu bao chứa chất thải là rác y tế bị bể.
Chương V:
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Bệnh viện có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc - bảo vệ sức khỏe nhân dân, là bộ mặt của ngành Y tế, là nơi thể hiện sự tiến bộ về y học của một quốc gia. Do đó, việc giữ cho bệnh viện sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn là mục tiêu phấn đấu của bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và của ngành Y tế nói chung. Vì vậy, thông qua viẹâc nghiên cứu hiện trạng của bệnh viện Chợ Rẫy, đồ án muốn đưa ra một số các biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện như sau:
Đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao công tác quản lý hành chính:
Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho mọi đối tượng:
Tuy đã được đào tạo, huấn luyện nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa phân loại đúng các loại rác theo quy chế của Bộ y tế. Bên cạnh đó, nhận thức quản đại quần chúng trong việc quản lý chất thải cũng chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bệnh viện bị ảnh hưởng.
Do đó, mục tiêu của việc tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện cho nhân viên y tế của bệnh viện, đặc biệt là không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bệnh viện cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân.
Để tạo cho mọi đối tượng tại bệnh viện, đặc biệt là bệnh nhân, thân nhân ý thức tốt hơn đối với môi trường bệnh viện nói riêng và môi trường toàn cầu nói chung, tăng cường ý thức trách nhiệm thực hiện các quy trình, quy chế xử lý chất thải cho nhân viên bệnh viện, bệnh viện cần tiếp tục đẩy mạnh các công tác giáo dục, tuyên truyền thông qua các hình thức cơ bản như: Thông tin thường xuyên đến cộng đồng qua tài liệu học tập, tờ bướm, hình ảnh… với mục đích:
Giúp cho các đối tượng bệnh nhân, thân nhân hiểu được việc giữ sạch sẽ cho môi trường bệnh viện là góp phần đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, giúp họ mau chóng bình phục.
Giúp cho các đối tượng là nhân viên y tế hiểu được việc tạo nên môi trường bệnh viện sạch đẹp sẽ góp phần làm cho công tác y tế tốt hơn, mang lại ấn tượng tốt đẹp cho bệnh nhân, thân nhân, đồng thời còn thể hiện nếp sống văn hóa và trình độ quản lý của bệnh viện.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom chất thải tại các khoa, phòng
Ngoài việc tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho các nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, và thân nhân, bệnh nhân, bệnh viện cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom rác tại các khoa, phòng.
Bên cạnh việc tăng cường các cuộc kiểm tra, đánh giá hàng tuần, hàng quý, hàng năm, bệnh viện cũng nên tiến hành thêm hình thức khảo sát, xem xét thành phần thực tế một số bao rác được chọn ngẫu nhiên từ các khoa, phòng. Ví dụ: mỗi tháng, bệnh viện sẽ chọn 50 bao rác bất kỳ từ tất cả các khoa, phòng, sau đó tiến hành kiểm tra thành phần trong các bao rác đó, và đánh giá xem bao nhiêu bao rác sai quy định. Như vậy, bệnh viện sẽ xác định được khoa, phòng nào đã thực hiện tốt; khoa, phòng nào còn chưa thực hiện tốt việc phân loại, thu gom tại nguồn; và tỉ lệ nào cao hơn từ đó xác định được nguyên nhân tìm ra giải pháp phù hợp, cụ thể hơn cho từng khoa, phòng.
Mặt khác, bệnh viện cũng cần tăng cường thêm việc khen thưởng hoặc kỷ luật đối với cá nhân, tập thể khoa, phòng, để họ quan tâm hơn trong việc thực hiện công tác quản lý – xử lý chất thải.
Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý chất thải cho nhân viên bệnh viện
Tuy bệnh viện đã sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp cho các nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh phòng tránh các nguy cơ đối với các chất lây nhiễm, và đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng an toàn các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, nhưng với mục tiêu hoàn thiện việc bảo đảm tính an toàn cho các nhân viên trong công tác quản lý chất thải, bệnh viện cần tăng cường thêm các việc sau:
Tăng cường kiểm tra, giám sát theo định kỳ tại các khoa phòng trong bệnh viện nhằm xác định các yếu tố nguy cơ phát sinh từ các loại chất thải rắn.
Thực hiện điều tra nhằm xác định những khu vực trọng điểm, có tỉ lệ phát sinh những nguy cơ gây nguy hiểm cao cho các nhân viên từ rác thải nguy hại trong toàn bệnh viện.
Đồng thời, bệnh viện cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát cả những tai nạn nghề nghiệp, chủ yếu do các vật sắc nhọn gây ra trong quá trình thu gom và phân loại chất thải. Có thông báo phản hồi ngay cho nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh khi có các kết quả kiểm tra.
Bên cạnh, bệnh viện cũng cần tăng cường trang bị kiến thức an toàn lao động và củng cố ý thức trách nhiệm cho những cán bộ y tế, nhân viên vệ sinh và tất cả những người hoạt động trong bệnh viện để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao công tác quản lý kỹ thuật:
Phân loại:
Bệnh viện đã thực hiện đúng quy chế của Bộ y tế về phân loại chất thải rắn. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí xử lý, bệnh viện cần phân thêm các loại chất thải như:
Chất thải phóng xạ và chất thải hóa học có nhiều đặc điểm khác nhau và có ảnh hưởng đến môi trường khác nhau, cần được xử lý khác nhau. Vì thế nên phân biệt hai loại rác này bằng các túi thùng khác nhau chứ không nên nhập chung như hiện tại.
Theo thống kê, các loại rác có thể tái chế như các loại giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống … chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, việc phân thêm loại rác có thể tái chế như đặt thêm những thùng rác có màu sắc khác với những màu đã quy định tại các khoa, phòng cũng như trong khuôn viên bệnh viện được là một vấn đề cần được nghiên cứu tổ chức thực hiện trong tương lai. Điều này nếu thực hiện được sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế cho bệnh viện: hạn chế được lượng chất thải phát sinh do đó giảm phí xử lý rác, tăng thêm chi phí từ việc bán lại các loại rác tái chế.
Ngoài ra, thức ăn thừa hiện nay tuy đã được thu gom riêng với rác sinh hoạt, nhưng thu gom còn chậm, với thời gian thu gom từ một đến hai ngày đã gây ảnh hưởng đến môi trường do thức ăn có mùi và là nơi thu hút các côn trùng, đặc biệt là các côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi. Do đó, bệnh viện cần có biện pháp tích cực trong việc thu gom các loại rác hữu cơ này.
Thu gom:
Cần tăng cường các hướng dẫn, quy định, yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi thu gom rác phải vừa đúng vạch 2/3 của bao chứa chất thải, không để quá đầy, tránh rơi vãi ra ngoài, gây ô nhiễm và mất mỹ quan.
Khi thu gom chất thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung của khoa, phòng hạn chế tránh thu gom vào giờ ăn của bệnh nhân và giờ làm chuyên môn.
Vận chuyển:
Tuy rác được các nhân viên vệ sinh lấy ba lần trong ngày, nhưng số lượng rác tồn đọng vẫn còn nhiều. Vì vậy, cần tăng số lần lấy rác trong ngày tại các khoa, phòng, đặc biệt là ở những khoa có nhiều bệnh nhân.
Các xe lấy rác không nên lấy quá đầy, khi vận chuyển rác từ các khoa, phòng đến nhà chứa rác nên đậy kín để tránh rơi vãi.
Lưu chứa:
Cần có các hướng dẫn, quy định, yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi bỏ rác vào thùng tại nhà chứa rác không nên ép các bao rác quá mạnh để tránh bao bị bể, gây nguy hiểm đặc biệt là rác y tế và ô nhiễm môi trường.
Tăng cường thêm cơ sở hạ tầng tại các khoa:
Cần sửa chữa cơ sở vật chất và sắp xếp hợp lý tại các khoa phòng, nên dành một phòng để lưu trữ chất thải cũng như dụng cụ vệ sinh khác tại từng khoa phòng.
Khi xây dựng thêm các khu bệnh mới, cần chú ý không chỉ xây dựng phòng bệnh mà còn phải xây dựng cả những phòng thu gom và lưu trữ rác tại các khoa.
Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng, nhãn ghi trên mỗi thùng rác phải rõ ràng và dán mới khi đã bị hư.
Đồng thời, bệnh viện cũng cần trang bị thêm đủ thùng rác tại các khoa, phòng, và tiến hành chuẩn hóa đồng bộ các loại thùng rác tạo cơ sở cho các nhân viên bệnh viện, đặc biệt là bệnh nhân và thân nhân thực hiện dễ dàng công tác phân loại rác tại nguồn.
Bên cạnh đó, bệnh viện cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân bỏ rác đúng vào thùng quy định.
Tăng cường, hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động hàng năm cho công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện:
Hiện tại, bệnh viện chưa có kinh phí hàng năm cho vấn đề quản lý chất thải rắn nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc quản lý chất thải, do vậy thường xuyên thực hiện chậm trễ các yêu cầu cấp bách phải đặt ra, ví dụ như trang bị mới các thùng xe đã hư hoặc thiếu, tăng cường thêm các thùng rác tại các khoa, phòng, đặc biệt là ở các phòng bệnh. Nếu dự trù trước kế hoạch kinh phí hàng năm theo đúng các yêu cầu thì bệnh viện có thể luôn tự hoàn thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đạt tiêu chuẩn
Chương VI:
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Hiện nay, bệnh viện Chợ Rẫy với những ưu điểm chính trong công tác quản lý chất thải là:
Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải tại nguồn tốt, đúng theo quy định của Bộ y tế.
Có sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo bệnh viện đối với công tác giải quyết chất thải rắn bệnh viện làm cho công tác này được triển khai đồng bộ, chất lượng vệ sinh ngày càng được nâng cao hơn.
Bệnh viện đã có được cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý chất thải khá tốt.
Nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng làm đúng theo quy định của bệnh viện; đảm bảo khâu phân loại rác ban đầu được thực hiện tốt.
Chính nhờ những ưu điểm bước đầu đó, bệnh viện Chợ Rẫy đã đạt được một số kết quả đáng kể về nhiều mặt như:
Tạo nên môi trường bệnh viện sạch đẹp, giảm thiểu được tình trạng thất thoát rác y tế ra cộng đồng. Điều đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường tại bệnh viện, bảo vệ môi trường cho cả cộng đồng dân cư xung quanh mà còn mang lại ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho mọi người đến thăm bệnh, thể hiện nếp sống văn hóa và trình độ quản lý bệnh viện.
Mặt khác, bệnh nhân là người đã có những thương tổn về sức khỏe và tâm lý, khả năng thích ứng của họ đối với môi trường xung quanh kém hơn người bình thường. Vì vậy, với môi trường bệnh viện sạch sẽ, yên tĩnh, thoải mái không chỉ giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn hạn chế được nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh.
Đồng thời, việc giữ vệ sinh tốt của bệnh viện còn gián tiếp giáo dục cho người bệnh và người thân của họ về ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, bởi vì tại bệnh viện người dân dễ tiếp thu nhất những lời khuyên bảo của thầy thuốc, của điều dưỡng và nhân viên y tế khác về phòng bệnh, chữa bệnh, và giữ gìn nếp sống vệ sinh.
Bên cạnh đó, với việc chất lượng quản lý chất thải rắn như hiện nay, bệnh viện Chợ Rẫy còn là một điểm để các đơn vị bạn đến tham quan học tập, góp phần giúp cho việc quản lý rác y tế ngày càng được tốt hơn trong thành phố cũng như trong cả nước.
Kiến nghị:
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích trên, bệnh viện Chợ Rẫy còn cần chú ý một số điểm cần cải tiến như:
Thùng rác tại các nơi thu gom rác không đồng bộ và thiếu ở các khoa phòng.
Tuy đã được lấy ba lần trong ngày nhưng rác vẫn còn ứ đọng nhiều tại các khoa.
Mặc dù đã được đào tạo huấn luyện nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác đặc biệt là khối bác sĩ và sinh viên.
Nhận thức quản đại quần chúng trong việc quản lý chất thải chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bệnh viện bị ảnh hưởng, nhất là trong các ngày nghỉ lễ.
Do đó, từ việc nghiên cứu hiện trạng của bệnh viện và đưa ra một số đề xuất như đã nói ở trên, đề tài mong muốn góp phần làm hoàn thiện hơn những thế mạnh của bệnh viện trong công tác quản lý chất thải; góp phần tạo nên sự xanh, sạch, đẹp cho môi trường bệnh viện Chợ Rẫy theo đúng chủ trương của ngành Y tế trong giai đoạn hiện tại và tương lai với tiêu chí “Sạch như bệnh viện - Đẹp như công viên”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan 2.doc