Tài liệu Phân lập và tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người - Bùi Hoàng Đăng Long: 2161(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
Đặt vấn đề
Vi khuẩn lactic (LAB) là nhóm vi sinh vật được phát
hiện, ứng dụng và phát triển gắn liền với công nghệ lên men
thực phẩm [1]. Vi khuẩn lactic có khả năng biến đổi đường
thành các sản phẩm có ứng dụng trong bảo quản thực phẩm,
trong đó có acid lactic và bacteriocin, nhóm protein kháng
khuẩn.
Nghiên cứu về bacteriocin là một trong những hướng
đi nhằm đối phó với tình trạng đề kháng kháng sinh tổng
hợp gây ra bởi thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh
ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới [2].
Propionibacterium spp. được xem là một trong các nguyên
nhân gây ra mụn trứng cá. Liệu pháp kháng sinh trong điều
trị mụn trứng cá thường kéo dài nhiều tháng và sự thất bại
trong điều trị có liên quan đến chủng Propionibacterium
spp. kháng thuốc [3]. Đặc tính đề kháng kháng sinh của
Propionibacterium spp. được xem là một trong các nguyên
nhân gây ra mụn trứng cá.
Trước viễn cảnh trên, việc điều trị bằng cá...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập và tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người - Bùi Hoàng Đăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2161(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
Đặt vấn đề
Vi khuẩn lactic (LAB) là nhóm vi sinh vật được phát
hiện, ứng dụng và phát triển gắn liền với công nghệ lên men
thực phẩm [1]. Vi khuẩn lactic có khả năng biến đổi đường
thành các sản phẩm có ứng dụng trong bảo quản thực phẩm,
trong đó có acid lactic và bacteriocin, nhóm protein kháng
khuẩn.
Nghiên cứu về bacteriocin là một trong những hướng
đi nhằm đối phó với tình trạng đề kháng kháng sinh tổng
hợp gây ra bởi thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh
ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới [2].
Propionibacterium spp. được xem là một trong các nguyên
nhân gây ra mụn trứng cá. Liệu pháp kháng sinh trong điều
trị mụn trứng cá thường kéo dài nhiều tháng và sự thất bại
trong điều trị có liên quan đến chủng Propionibacterium
spp. kháng thuốc [3]. Đặc tính đề kháng kháng sinh của
Propionibacterium spp. được xem là một trong các nguyên
nhân gây ra mụn trứng cá.
Trước viễn cảnh trên, việc điều trị bằng các biện pháp
thay thế mang tính bền vững như vi khuẩn đối kháng vi
khuẩn và ứng dụng bacteriocin, một nhóm kháng sinh
tự nhiên, đang ngày càng được quan tâm. Về bản chất,
bacteriocin là nhóm chất kháng khuẩn có tính đặc hiệu, ít
gây đề kháng và không mang tác dụng phụ cho con người
[4]. Tuy nhiên, để có thể thu nhận bacteriocin, cần thiết phải
chọn lựa những chủng vi khuẩn có hiệu suất tổng hợp cao
tiến tới sản xuất bằng kỹ thuật sinh học với các chủng mới
thích hợp cho sản xuất công nghiệp.
Nước chua tàu hủ là sản phẩm của công nghiệp lên men
lâu đời tại nước ta. Nước chua tàu hủ có chứa isoflavon,
oligosaccharide, peptide và saponin vốn tương đồng các
thành phần protein, đường và dinh dưỡng có trong môi
trường nuôi cấy vi sinh vật [5]. Việc ứng dụng nước chua
tàu hủ trong sản xuất sinh khối vi khuẩn lactic có tiềm năng
Phân lập và tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy
vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn
Propionibacterium spp. được phân lập trên da người
Bùi Hoàng Đăng Long*, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Huỳnh Xuân Phong,
Phạm Thúy Vi, Nguyễn Ngọc Thạnh
Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học,
Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài 1/4/2019; ngày chuyển phản biện 5/4/2019; ngày nhận phản biện 20/5/2019; ngày chấp nhận đăng 29/5/2019
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các chủng vi khuẩn Propionibacterium spp. từ da người, tuyển chọn
chủng vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. đã phân lập và xác định điều kiện thích
hợp nuôi cấy vi khuẩn lactic này bằng môi trường nước chua tàu hủ. Kết quả đã phân lập được hai chủng vi khuẩn
Propionibacterium spp. (PO và PM) là vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que ngắn, không di chuyển, khuẩn lạc
tròn, bìa nguyên và răng cưa, oxidase dương tính, catalase âm tính. Trong thử nghiệm kháng khuẩn, 10 chủng vi
khuẩn lactic đều có khả năng sinh bacteriocin ức chế vi khuẩn Propionibacterium spp. Trong đó, chủng L39 có khả
năng kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng PO và PM đạt lần lượt là 10,16 và 14,16 mm. Điều kiện
thích hợp để tăng sinh vi khuẩn lactic bằng nước chua tàu hủ tạo chất kháng khuẩn được xác định ở môi trường
bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và K
2
HPO
4
2% (w/v), hàm lượng đường từ 5,73-5,87% (w/v), pH 6,09-
6,14 và mật số giống chủng 107 (tế bào/ml). Ở điều kiện thích hợp trên quy mô 2 lít, chủng L39 có khả năng kháng
vi khuẩn chỉ thị với đường kính vòng kháng chủng PO và PM đạt 11,33 và 5,5 mm. Kết quả giải trình tự 16S rRNA
cho thấy, chủng vi khuẩn PO và L39 tương đồng với Propionibacterium acnes DNF00413 với độ tương đồng 99% và
Lactobacillus plantarum 7.11E với độ tương đồng 98%.
Từ khóa: bacteriocin, điều kiện thích hợp, kháng khuẩn gây mụn, nước chua tàu hủ, vi khuẩn lactic.
Chỉ số phân loại: 3.5
*Tác giả liên hệ: bhdlong@ctu.edu.vn
2261(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
làm giảm giá thành sản xuất. Xác định được điều kiện tối
ưu để nuôi cấy sao cho sinh khối vi khuẩn thu được có khả
năng kháng khuẩn tốt mang tính quyết định đến ứng dụng
và chuyển giao công nghệ.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm được
chủng vi khuẩn gây ra mụn Propionibacterium spp. trên da
và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic cùng điều kiện nuôi
cấy chúng trên môi trường nước chua tàu hủ cho khả năng
sinh ra bacteriocin tốt để ức chế hoạt động của vi khuẩn
Propionibacterium spp., qua đó hỗ trợ điều trị bệnh da liễu.
Nội dung nghiên cứu
Đối tượng và phương pháp
Mười chủng vi khuẩn lactic được phân lập, tuyển chọn
và lưu trữ tại Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thực
phẩm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học,
Trường Đại học Cần Thơ. Vi khuẩn lactic được nuôi cấy
bằng môi trường MRS (De Man, Rogosa và Sharpe, Merck)
[6].
Mẫu nhân mụn được thu trên 5 tình nguyện viên nhằm
phân lập vi khuẩn Propionibacterium spp. bằng cách phân
lập trên môi trường BHI (Brain Heart Infusion, Merck) và
được nuôi cấy trong môi trường TSB và TSA (Tryptic Soy
Broth và Tryptic Soy Agar, Merck). Mẫu nước chua tàu hủ
được thu tại cơ sở sản xuất tương chao Vĩnh Trân (phường
An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Phân lập và định danh vi khuẩn Propionibacterium
spp. từ da người
Phân lập vi khuẩn Propionibacterium spp. từ mẫu nhân
mụn: tiến hành sát khuẩn xung quanh vị trí mụn trên da
với ethanol 70% (v/v). Dùng dụng cụ nặn mụn thu mẫu
nhân mụn từ da mặt của 5 tình nguyện viên và tăng sinh
trong 100 ml môi trường BHI broth trong 72 giờ ở điều
kiện kỵ khí. Tiến hành cấy trải lặp đi lặp lại nhiều lần trên
đĩa chứa môi trường BHI agar đến khi thu được khuẩn lạc
thuần. Kiểm tra hình thái khuẩn lạc đặc trưng cho vi khuẩn
Propionibacterium spp.
Xác định các đặc tính sinh lý sinh hoá các chủng phân
lập (nhằm xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh
hoá của các chủng vi khuẩn đã phân lập): các chủng vi khuẩn
thuần có hình que, không chuyển động được chọn mẫu nhân
sụn, sau đó tiến hành nhuộm Gram, thử catalase, oxidase để
xác định các chủng vi khuẩn phân lập được thuộc nhóm vi
khuẩn Propionibacterium spp.
Định danh vi khuẩn Propionibacterium spp. tuyển
chọn được: qua kết quả định danh sơ bộ chọn được chủng
Isolation and optimisation
for culture conditions of lactic acid
bacteria for antibacterial properties
against Propionibacterium spp.
isolated from human skin
Hoang Dang Long Bui*, Thi Tuyet Mai Nguyen,
Xuan Phong Huynh, Thuy Vi Pham, Ngoc Thanh Nguyen
Biotechnology Research and Development Institute, Can Tho University
Received 1 April 2019; accepted 29 May 2019
Abstract:
This study aimed to isolate strains of Propionibacterium
spp. from human skin, select lactic acid bacteria
having antibacterial properties against the isolated
Propionibacterium spp. strains, and identify the suitable
conditions to culture lactic acid bacteria from tofu sour
liquid. As a result, the two strains of Propionibacterium
spp. were isolated (PO and PM), which had following
properties: Gram-positive, rod shape, non-mobilized,
round colony with entire or undulate magrin, positve
oxidase and negative catalase activities. In antibacterial
property test, the L39 strain of lactic acid bacteria
produced the largest antibacterial zone with the zone
diameters against PO and PM at 10.16 mm and 14.16
mm, respectively. In tofu sour liquid, the suitable culture
conditions for the antibacterial property of the strain
L39 were determined with the addition of 2% (w/v)
sucrose, 1% (w/v) peptone and 2% (w/v) K
2
HPO
4
, 5.73-
5.87% (w/v) sugar content, pH 6.09-6.14, and inoculum
density at 107 (cell/ml). At the suitable conditions in
2-litre scale, L39 could produced 11.33 and 5.5 mm
inhibitory zones against the indicator strains PO and
PM. Strains PO and L39 were molecularly identified as
Propionibacterium acnes DNF00413 with 99% identity
and Lactobacillus plantarum 7.11E with 98% identity,
respectively.
Keywords: antibacterial, bacteriocin, lactic acid bacteria,
suitable conditions, tofu sour liquid.
Classification number: 3.5
2361(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
vi khuẩn có đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa phù hợp
với các đặc tính của các loài thuộc chi Propionibacterium
spp. Mẫu được gửi định danh ở Malaysia với cặp mồi được
sử dụng để khuếch đại 16S RNA vi khuẩn bao gồm 27F:
5’–ACGGTTACCTTGTTACGACT–3’ và 1492R 5’–
AGAGTTTGATCCT GGCTC–3’ [7].
Khảo sát khả năng kháng khuẩn Propionibacterium
spp. của vi khuẩn lactic
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn lactic
(nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có hoạt tính kháng
khuẩn và sinh bacteriocin tốt): tính kháng khuẩn được kiểm
tra bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch [8]. Vi
khuẩn chỉ thị Propionibacterium spp. được phân lập và
xác định với các đặc tính sinh lý sinh hoá phù hợp. Chủng
chỉ thị Propionibacterium spp. đã phân lập được nuôi tăng
sinh trong môi trường TSB trong 72 giờ đến mật số 107 tế
bào/ml. Trải 50 µl dịch môi trường nuôi cấy trên đĩa môi
tường TSA. Tạo những giếng nhỏ có đường kính 5 mm với
thanh kim loại vô trùng. Chuẩn bị dịch bacteriocin thô từ
10 chủng vi khuẩn lactic bằng cách ly tâm (10.000 vòng/
phút, 15 phút) dịch tăng sinh vi khuẩn lactic sau khi nuôi
ở môi trường MRS broth trong 48 giờ. Thu phần dịch sau
ly tâm và chuẩn độ pH đến 6,5 bằng NaOH 0,1N. Cho 80
µl dịch bacteriocin thô nhỏ vào mỗi giếng của đĩa thạch đã
cấy trải vi khuẩn chỉ thị và ủ ở 37°C trong 48 giờ. Ghi nhận
sự hình thành vòng kháng khuẩn xung quanh các giếng trên
đĩa thạch.
Giải trình tự và định danh vi khuẩn lactic có khả năng
kháng khuẩn tốt: trình tự gene 16S RNA của chủng vi khuẩn
lactic có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất đã tuyển chọn được
khuếch đại bằng cặp mồi 27F và 1492R. Mẫu khuếch đại
được giải trình tự tại Đại học Kyushu (Nhật Bản). Trình tự
được giải được so sánh đối chiếu với cơ sở dữ liệu NCBI
(National Center for Biotechnology Information, Hoa Kỳ)
sử dụng công cụ nucleotide BLAST.
Điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic trên nước chua tàu
hủ cho khả năng kháng khuẩn Propionibacterium spp.
Nguồn carbon, nitơ và khoáng thích hợp cho khả năng
sinh chất kháng khuẩn của chủng vi khuẩn lactic từ nước
chua tàu hủ: chủng 1 ml dịch tăng sinh vi khuẩn lactic vào
ống nghiệm chứa 9 ml môi trường nước chua tàu hủ có
bổ sung các yếu tố dinh dưỡng: 2% (w/v) nguồn carbon
(sucrose, glucose, maltose), 1% (w/v) nguồn nitơ (peptone,
tryptone, yeast extract) và 2% (w/v) nguồn khoáng (KH
2
PO
4
,
K
2
HPO
4
, MgSO
4
). Tăng sinh vi khuẩn trong 36 giờ và khảo
sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch tăng sinh có bổ sung
thành phần khác nhau tương tự [8].
Nồng độ giống chủng, hàm lượng đường và pH thích
hợp cho khả năng sinh chất kháng khuẩn của các chủng
vi khuẩn lactic: tăng sinh vi khuẩn lactic trong môi trường
nước chua tàu hủ được bổ sung các thành phần đã xác định
và điều chỉnh hàm lượng đường (5%, 6% và 7% w/v), nồng
độ giống chủng (105, 106 và 107 tế bào/ml), pH (5,0; 6,0 và
7,0). Thu dịch sau tăng sinh và khảo sát hoạt tính kháng
khuẩn ở các điều kiện nuôi cấy khác nhau theo phương pháp
khuếch tán giếng thạch [8].
Khả năng nuôi cấy vi khuẩn lactic sinh chất kháng khuẩn
từ nước chua tàu hủ ở quy mô 2 lít (nhằm kiểm tra tính
thích ứng với điều kiện sản xuất quy mô phòng thí nghiệm):
chuẩn bị dịch nước chua tàu hủ có bổ sung các thành phần
carbon, nitơ và khoáng thích hợp xác định qua thí nghiệm
trước. Điều chỉnh điều kiện pH và hàm lượng đường theo
nghiệm thức thích hợp đã tuyển chọn. Chủng 1% (w/v) dịch
tăng sinh vi khuẩn lactic (mật số 109 tế bào/ml) vào 2 lít dịch
nước chua tàu hủ đã chuẩn bị và tiến hành tăng sinh trong
36 giờ. Thu mẫu dịch tăng sinh, ly tâm và tiến hành khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn như các nội dung trên nhằm xác định
khả năng kháng khuẩn.
Các số liệu về đường kính vòng kháng khuẩn của mỗi
chủng Lactobacillus spp. được xử lý thống kê bằng phần
mềm Statgrahics Centurion version XV để tìm sự khác biệt
ý nghĩa giữa các nghiệm thức.
Kết quả và thảo luận
Phân lập và định danh vi khuẩn Propionibacterium
spp. từ da người
Kết quả phân lập 8 mẫu nhân mụn thu từ các tình nguyện
viên đã thu được 4 chủng có đặc điểm hình thái đặc trưng
của vi khuẩn Propionibacterium spp, gồm PO, PI, PL và
PM.
Trên môi trường TSB agar ủ ở 37°C sau 72 giờ nuôi
cấy, tất cả các chủng có dạng khuẩn lạc hình tròn, bìa răng
cưa (chủng PL, PM, PI) và bìa nguyên (chủng PO). Khuẩn
lạc màu trắng đục, bóng, khuẩn lạc lài (chủng PL, PI) hoặc
khuẩn lạc mô cao (PO, PM). Kích thước khuẩn lạc 5,0x1,0
mm (chủng PI, PM và PL) và 0,5x1,0 mm (chủng PO). Tế
bào hình que, kích thước khoảng 1,0x5,0 µm (chủng PI, PL,
PM) và 0,6x5,0 µm (chủng PO). Đặc điểm hình thái của các
chủng vi khuẩn phân lập được tổng hợp ở bảng 1 cho thấy
phù hợp với công bố của một số nghiên cứu về đặc điểm của
chi Propionibacterium spp. [9, 10]. Trong các nghiên cứu
này, Propionibacterium spp. có khuẩn lạc dạng hình tròn,
bìa răng cưa, bìa nguyên, tế bào có dạng hình que, không có
khả năng di động, không hình thành bào tử.
2461(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
Đặc tính sinh hoá tế bào cho thấy hai chủng PO và PM là
vi khuẩn Gram dương, có hoat tính catalase nhưng không có
hoạt tính oxidase. Các đặc điểm này phù hợp với miêu tả đặc
tính sinh hoá tế bào vi khuẩn Propionibacterium spp. như
mô tả của Amini và Richetti (2015): vi khuẩn Gram dương,
kỵ khí không tạo bào tử [11]. Theo Butler-Wu (2011) và
Ulrika (2012), Propionibacterium spp. là nhóm vi khuẩn kỵ
khí có hoạt tính catalase và không có enzyme oxidase [12,
13]. Hơn nữa, các đặc tính sinh hóa của các chủng PO và PM
phân lập phù hợp với vi khuẩn Propionibacterium spp. theo
khóa phân loại của Bergey với các đặc tính cơ bản bao gồm:
vi khuẩn Gram dương, có hình que, có enzyme catalase và
không có hoạt tính oxidase [14]. Vì vậy, có thể kết luận
được rằng 2 chủng vi khuẩn PO và PM phân lập được từ các
mẫu nhân mụn trên da thuộc chi Propionibacterium.
Chủng PO có tổng số nucleotide được giải là 634 và
cho kết quả đồng hình với chủng Propionibacterium acnes
DNF00413 tỷ lệ 99%, không có vị trí bị ngắt quãng trên
chuỗi, mức độ sai lệch không đáng kể (1%).
Khả năng kháng khuẩn Propionibacterium spp. của
vi khuẩn lactic
Hoạt tính kháng khuẩn và sinh bacteriocin của các
chủng vi khuẩn lactic: tất cả 10 chủng vi khuẩn lactic được
kiểm tra khả năng hình thành bacteriocin bằng phương pháp
khuếch tán giếng thạch (bảng 2), tính kháng khuẩn được
biểu hiện khi đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn 5 mm
[15]. Mười chủng vi khuẩn lactic đã phân lập đều có khả
năng tạo vòng vô khuẩn ức chế vi khuẩn Propionibacterium
spp., trong đó chủng L39 tạo đường kính vòng vô khuẩn lớn
nhất là 10,16 mm đối với chủng PO và 14,16 mm đối với
chủng PM.
Định danh vi khuẩn lactic có khả năng kháng
Propionibacterium spp: kết quả giải trình tự và truy vấn cơ
sở dữ liệu NCBI cho thấy trình tự chủng L39 tương đồng
với L. plantarum chủng 7.11E với mức tương đồng 98%.
Khi khảo sát các đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá tế
bào của chủng L39 sau phân lập cho thấy, chủng L39 là trực
khuẩn Gram dương, không có hoạt tính oxidase và catalase,
có khả năng sinh acid phân giải CaCO3 [16]. So với đặc
điểm sinh hoá, kết quả giải trình tự tương đồng với vi khuẩn
L. plantarum là phù hợp. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu đi trước trên L. plantarum là loài vi khuẩn lactic
có tiềm năng sinh chất kháng khuẩn mạnh như acid hữu cơ,
hydrogen peroxide, diacetyl, bacteriocin [17, 18].
Điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic trên nước chua tàu
hủ cho khả năng kháng khuẩn Propionibacterium spp.
Nguồn carbon, nitơ và khoáng thích hợp cho khả năng
sinh chất kháng khuẩn của chủng L. plantarum L39 từ nước
chua tàu hủ: kết quả cho thấy, đường kính vòng kháng
khuẩn đạt cao nhất ở nghiệm thức 2 khi môi trường nước
chua tàu hủ bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và
K
2
HPO
4
2% (w/v) (bảng 3). Tính kháng khuẩn yếu khi môi
trường bổ sung maltose 2% (w/v) và có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này tương ứng với thí nghiệm của
Todorov về khả năng sinh chất kháng khuẩn biến động theo
hàm lượng và thành phần carbon của môi trường ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng của tế bào vi khuẩn [19]. Trong thí
nghiệm của Todorov, Lactobacillus spp. không sinh nhiều
bacteriocin ST22Ch khi môi trường được bổ sung maltose
và gluconate.
Bảng 1. Đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn phân lập.
STT
Chủng
vi khuẩn
Đặc điểm sinh hóa Đặc điểm khuẩn lạc Đặc điểm tế bào
Gram Oxidase Catalase Màu sắc
Hình
dạng
Bìa
Độ
nổi
Khả năng
di động*
Hình thái
tế bào
1 PL - + - Trắng đục Tròn Răng cưa Lài - Que ngắn
2 PI + + + Trắng đục Tròn Răng cưa Lài - Que ngắn
3 PO + + - Trắng đục Tròn Nguyên Mô - Que ngắn
4 PM + + - Trắng đục Tròn Răng cưa Lài - Que ngắn
*Chú thích: (-) không di động.
Bảng 2. Khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium spp. của
các chủng LAB.
LAB
Đường
kính
vòng
kháng
khuẩn
PO1
(mm)
Đường
kính
vòng
kháng
khuẩn
PM1
(mm)
LAB
Đường
kính
vòng
kháng
khuẩn
PO1
(mm)
Đường
kính
vòng
kháng
khuẩn
PM1
(mm)
L26 5,50d 6,50d L52 6,00d 5,50ef
L2 5,50d 5,16f L37 7,50c 6,00de
L30 5,83d 8,00c L7 8,50b 5,50ef
L11 6,00d 13,33b L54 9,16b 13,33b
L9 6,00d 13,16b L39 10,16a 14,16a
CV (%) 6,76 4,50 CV (%) 6,76 4,50
Ghi chú: 1Giá trị trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các giá
trị trung bình trong cùng một cột theo sau có các mẫu tự giống nhau thể
hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.
2561(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
Kết quả cho thấy, nghiệm thức tối ưu được xác định ở
môi trường có bổ sung sucrose là nguồn carbon chính cũng
phù hợp với nghiên cứu gần đây của Lê Ngọc Thùy Trang
và Phạm Minh Nhựt trên môi trường chứa 2% w/v sucrose
[20]. Về tính kinh tế, sucrose có nhiều trong các nhóm sản
phẩm đường sản xuất như đường mía và đường củ cải vốn
đa dạng về nguồn cung. Giá thành rẻ giúp sản xuất hoạt chất
sinh học như bacteriocin ở quy mô công nghiệp có tính khả
thi cao hơn. Từ đó, việc thích ứng với đường sucrose giúp
tăng tiềm năng ứng dụng chủng L. plantarum L39 trong
thực tế. Nguồn đạm phổ biến như peptone được sản xuất từ
nhiều nguyên liệu khác nhau có giá thành rẻ, dễ sản xuất và
có tính khả thi khi ứng dụng ở quy mô công nghiệp. Peptone
cũng là một trong những thành phần của môi trường MRS
nên có khả năng tương tác tốt trong chính môi trường của
nó. So với các nguồn khoáng khác, kết quả thí nghiệm cho
thấy K
2
HPO
4
có khả năng hỗ trợ sinh bacteriocin tốt nhất
cho Lactobacillus spp. tương tự kết quả nghiên cứu của
Todorov và Dicks, mức sản xuất bacteriocin của chủng L.
plantarum ST23LD khi môi trường bổ sung 0,2, 0,5 và 1,0
g/l KH
2
PO
4
cao hơn khi bổ sung 0,2 g/l K
2
HPO
4
[21].
So với tăng sinh kháng khuẩn trong môi trường MRS
với đường kính vòng kháng B. subtilis của L. plantarum
L54 (13,67 mm) [22], đường kính vòng kháng khuẩn sinh
ra khi nuôi cấy chủng L. plantarum L39 trong môi trường
nước chua tàu hủ bổ sung sucrose-peptone-K
2
HPO
4
(12,67
mm) là thấp hơn. Thực tế, MRS là môi trường chuyên nuôi
cấy Lactobacillus spp. với các thành phần dinh dưỡng chọn
lọc đặc biệt phù hợp với giá thành cao. Việc tận dụng nước
chua tàu hủ là nguồn phụ phế phẩm trong nuôi cấy chủng L.
plantarum L39 mang tính kinh tế và bảo vệ môi trường với
đường kính kháng khuẩn thấp hơn (12,67 mm so với 13,67
mm của MRS) là chấp nhận được.
Các nghiệm thức 19, 20, 21, 23 và 26 cũng sử dụng
sucrose như nghiệm thức tối ưu nhưng lại không tạo chất
kháng khuẩn. Tương tự, nghiệm thức 23 và 24 đối với
peptone và nghiệm thức 27 đối với K
2
HPO
4
cũng không tạo
chất kháng khuẩn mặc dù đơn lẻ sử dụng các thành phần
như nghiệm thức tối ưu. Bên cạnh đó, khả năng sinh chất
kháng khuẩn theo thành phần và điều kiện môi trường của
Lactobacillus spp. là sự phản ứng của biểu hiện gene, kích
thích sản xuất protein kháng khuẩn. Vì vậy, việc tối ưu hoá
một số yếu tố như hàm lượng đường, pH và mật số giống
chủng ở nội dung tiếp theo có thể giúp cải thiện khả năng
tạo bacteriocin của L. plantarum L39.
Nồng độ giống chủng, hàm lượng đường và pH thích
hợp cho khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng L.
plantarum L39 được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hường của nồng độ giống chủng, hàm lượng đường
và pH thích hợp cho khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng
L39.
STT
Hàm lượng
đường %
(w/v)-pH-
Mật số
chủng
(log tế bào/
ml)
Đường
kính
trung
bình
vòng
kháng
chủng
PO1(mm)
Đường
kính
trung
bình
vòng
kháng
chủng
PM1(mm)
STT
Hàm lượng
đường %
(w/v)-pH-
Mật số
chủng
(log tế bào/
ml)
Đường
kính
trung
bình
vòng
kháng
chủng
PO1(mm)
Đường
kính
trung
bình
vòng
kháng
chủng
PM1(mm)
1 5-5-5 10,50 5,50 15 6-6-7 13,00 8,33
2 5-5-6 10,67 6,17 16 6-7-5 10,50 7,16
3 5-5-7 11,00 6,33 17 6-7-6 12,67 7,50
4 5-6-5 12,00 7,50 18 6-7-7 14,00 8,50
5 5-6-6 12,00 8,17 19 7-5-5 10,33 7,50
6 5-6-7 15,33 7,17 20 7-5-6 12,17 6,83
7 5-7-5 11,33 6,00 21 7-5-7 11,83 7,00
8 5-7-6 12,33 6,67 22 7-6-5 12,17 7,33
9 5-7-7 11,33 6,33 23 7-6-6 12,83 6,83
10 6-5-5 12,00 5,33 24 7-6-7 11,17 5,67
11 6-5-6 11,83 6,17 25 7-7-5 11,67 5,50
12 6-5-7 13,00 6,67 26 7-7-6 12,67 5,50
13 6-6-5 13,00 7,16 27 7-7-7 11,17 5,50
14 6-6-6 13,67 8,50
Ghi chú: 1Giá trị trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
Số liệu của thí nghiệm được ghi nhận và phân tích bằng
phần mềm thống kê Statgraphic Centurion XV nhằm thiết
lập phương trình hồi quy nhiều biến (hình 1 và hình 2), dựa
Bảng 3. Tác động của nguồn carbon, nitơ và khoáng thích hợp
cho sinh chất kháng khuẩn của vi khuẩn lactic từ nước chua
tàu hủ.
STT Nghiệm thức
Đường kính
vòng kháng
chủng PO
(mm)1
STT Nghiệm thức
Đường kính
vòng kháng
chủng PO
(mm)1
1 Glucose-Peptone-K
2
HPO
4
10,83bc 15 Maltose-Tryptone-MgSO
4
0,00k
2 Glucose-Peptone-KH
2
PO
4
6,67fghi 16 Maltose-Yeast Extract-K
2
HPO
4
0,00k
3 Glucose-Peptone-MgSO
4
0,00k 17 Maltose-Yeast Extract-KH
2
PO
4
6,00ghi
4 Glucose-Tryptone-K
2
HPO
4
9,50cd 18 Maltose-Yeast Extract-MgSO
4
11,33ab
5 Glucose-Tryptone-KH
2
PO
4
11,17ab 19 Sucrose-Peptone-K
2
HPO
4
12,67a
6 Glucose-Tryptone-MgSO
4
7,33fgh 20 Sucrose-Peptone-KH
2
PO
4
9,00de
7 Glucose-Yeast Extract-K
2
HPO
4
7,50efg 21 Sucrose-Peptone-MgSO
4
0,00k
8 Glucose-Yeast Extract-KH
2
PO
4
0,00k 22 Sucrose-Tryptone-K
2
HPO
4
5,50i
9 Glucose-Yeast Extract-MgSO
4
6,67fghi 23 Sucrose-Tryptone-KH
2
PO
4
0,00k
10 Maltose-Peptone-K
2
HPO
4
6,33fghi 24 Sucrose-Tryptone-MgSO
4
5,83hi
11 Maltose-Peptone-KH
2
PO
4
6,67fghi 25 Sucrose-Yeast Extract-K
2
HPO
4
7,67efg
12 Maltose-Peptone-MgSO
4
7,33fgh 26 Sucrose-Yeast Extract-KH
2
PO
4
5,83hi
13 Maltose-Tryptone-K
2
HPO
4
9,50cd 27 Sucrose-Yeast Extract-MgSO
4
0,0k
14 Maltose-Tryptone-KH
2
PO
4
9,833bcd
Ghi chú: 1Giá trị trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các
giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau có các ký tự giống nhau
thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy
95%; CV=12,97 (%).
2661(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
vào phương trình này có thể xác định được nghiệm thức tối
ưu cho việc sản xuất bacteriocin từ chủng L. plantarum L39
kháng chủng chỉ thị.
Khả năng kháng khuẩn chủng PO: đồ thị mặt đáp ứng và
đồ thị đường định mức của đường kính vòng kháng khuẩn
chủng PO (hình 1) của vi khuẩn lactic cho thấy, với hàm
lượng đường 5,87% (w/v), pH 6,14 và mật số giống chủng
log 7 (107 tế bào/ml) là điều kiện tối ưu cho khả năng sinh
chất kháng khuẩn kháng chủng chỉ thị. Đường kính vòng
kháng theo kiểm chứng đạt 14,00 mm. Điều kiện dinh dưỡng
theo nghiệm thức tối ưu cao hơn so với kết quả nghiệm thức
19 ở bảng 3 (12,67 mm). Kết quả kháng khuẩn cũng tương
ứng với nghiên cứu gần đây của Sabrina Sabo và cộng sự,
khi cải thiện sản xuất bacteriocin từ vi khuẩn L. plantarum
ST16Pa từ phế phẩm sữa bột, hoạt tính kháng khuẩn kháng
Literia innocua 6A CLIST2865 với đường kính 13,23 mm
[23].
Hình 1. Đồ thị mặt đáp ứng và đường định mức của đường kính
vòng kháng khuẩn PO theo mật độ giống chủng = log 7 tế bào/
ml, hàm lượng đường = X và pH = Y.
Đường kính vòng kháng khuẩn PO = – 44,6111
+ 5,87963*X – 2,43068*10-11*7 + 6,06481*Y –
0,861111*X*X + 0,902778*X*7 + 0,972222*X*Y
– 0,416667*7*7 + 1,125*7*Y – 0,972222*Y*Y –
0,1875*X*7*Y.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, pH là yếu tố hết sức quan
trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật. Khalid kết luận sự tăng trưởng tối ưu cho LAB là ở
mức pH acid nhẹ 5,0-6,0 [24]. Từ kết quả cho thấy, chủng
L. plantarum L39 được kích thích sản xuất bacteriocin ở pH
6,14 là phù hợp với nghiên cứu trên.
Khả năng kháng khuẩn chủng PM: từ đồ thị mặt đáp ứng
và đồ thị đường định mức của đường kính vòng kháng khuẩn
PM (hình 2) của vi khuẩn lactic cho thấy, với hàm lượng
đường X=5,73% (w/v), pH=6,09 và mật số giống chủng log
7 (tế bào/ml) là điều kiện tối ưu cho khả năng sinh chất
kháng khuẩn kháng chủng chỉ thị PM. Vòng kháng khuẩn ở
nghiệm thức tốt nhất đạt 8,5 mm (bảng 4), kiểm chứng điều
kiện tối ưu đạt đường kính 8,5 mm. So với nghiên cứu đi
trước về nuôi cấy trên môi trường MRS trên L. plantarum
kháng B. subtilis tạo đường kính vòng kháng đạt 10,33 mm
[25], kết quả này thấp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng nước
chua tàu hủ để nuôi cấy vi khuẩn lactic mang lại ý nghĩa về
kinh tế hơn so với môi trường MRS chuyên dùng, tiềm năng
cao trong sản xuất chất kháng khuẩn ở quy mô công nghiệp.
Hình 2. Đồ thị mặt đáp ứng và đường định mức của đường kính
vòng kháng khuẩn PM theo mật độ giống chủng = log 7 tế bào/
ml, hàm lượng đường = X và pH = Y.
Đường kính vòng kháng PM = – 114,951 + 17,5741*X
+ 8,91667*7 + 18,9259*Y – 0,731481*X*X – 1,0*X*7
– 1,23611*X*Y – 0,231481*7*7 – 0,75*7*Y –
0,953704*Y*Y + 0,125*X*7*Y
Onwuakor phát hiện rằng, sản xuất bacteriocin tối ưu
bởi bốn loài Lactobacillus: L. lactis, L. fermentum, L. casei
và L. plantarum, hoạt tính kháng Salmonella typhimurium
xảy ra ở pH 5,0-6,0 [26]. Như vậy, pH tối ưu của thí nghiệm
(6,09) là tương đối phù hợp. Bên cạnh đó, mật số giống
chủng 107 (tế bào/ml) được sử dụng trong bố trí nghiên cứu
thu được kết quả cao ở hầu hết các nghiệm thức. Mục đích
của quá trình nuôi cấy chủng L. plantarum lactic L39 là thu
nhận tế bào có hoạt tính kháng chủng chỉ chị mạnh, mật số
vi khuẩn cao, giúp cho việc thích nghi với môi trường và
sinh sản tế bào diễn ra tốt hơn [27].
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường tối ưu
sinh chất kháng khuẩn kháng chủng chỉ thị PO và PM tương
đối gần nhau, lần lượt là 5,87 và 5,73% (w/v). Mặc dù các
điều kiện hàm lượng đường, pH và nồng độ giống chủng
khác nhau nhưng hoạt tính kháng khuẩn đều được thể hiện
qua các vòng kháng khuẩn ở hầu hết các giếng thạch, thí
nghiệm cho thấy hoạt tính của các thành phần kháng khuẩn
có sẵn trong tế bào chủng L. plantarum L39 có tác động đến
chủng chỉ thị ở mức độ mạnh hay yếu phụ thuộc vào các
điều kiện dinh dưỡng và môi trường [28].
sự, khi cải thiện sản xuất bacteriocin từ vi khuẩn L. plantarum ST16Pa từ phế phẩm
sữa bột, hoạt tính kháng khuẩn kháng Literia innocua 6A CLIST2865 với đường kính
13,23 mm [23].
Hình 1. Đồ thị mặt đáp ứng và đường mức của đường kính vòng kháng khuẩn
PO theo mật độ giống chủng = log 7 tế bào/ml, hàm lượng đường = X và pH = Y.
Đường kính vòng kháng khuẩn PO = – 44,6111 + 5,87963*X – 2,43068*10-
11*7 + 6,06481*Y – 0,861111*X*X + 0,902778*X*7 + 0,972222*X*Y –
0,416667*7*7 + 1,125*7*Y – 0,972222*Y*Y – 0,1875*X*7*Y.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, pH là yếu tố hết sức quan trọng đối với quá trình
sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Khalid kết luận sự tăng trưởng tối ưu cho
LAB là ở mức pH acid nhẹ 5,0-6,0 [24]. Từ kết quả cho thấy, chủng L. plantarum L39
được kích thích sản xuất bacteriocin ở pH 6,14 là phù hợp với nghiên cứu trên.
Khả năng kháng khuẩn chủng PM: từ đồ thị mặt đáp ứng và đồ thị đường định
mức của đường kính vòng kháng khuẩn PM (hình 2) của vi khuẩn lactic cho thấy với
hàm lượng đường X=5,73% (w/v), pH=6,09 và mật số giống chủng là log 7 (tế
bào/ml) là điều kiện tối ưu cho khả năng sinh chất kháng khuẩn kháng chủng chỉ thị
PM. Vòng kháng khuẩn ở nghiệm thức tốt nhất đạt 8,5 mm (bảng 4), kiểm chứng điều
kiện tối ưu đạt đường kính 8,5 mm. So với nghiên cứu đi trước về nuôi cấy trên môi
trường MRS trên L. plantarum khá g B. subtilis tạo đường kính vòng kháng đạt 10,33
mm [25], kết quả này thấp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng nước chua tàu hủ để nuôi cấy
vi khuẩn lactic mang lại ý nghĩa về kinh tế hơn so với môi trường MRS chuyên dùng,
tiềm năng cao trong sản xuất chất kháng khuẩn ở quy mô công nghiệp.
Đường kính
vòng kháng
(mm)
Đường kính
vòng kháng
(mm)
Hình 2. Đồ thị m t đáp ứng và đường mức của đường kính vòng kháng khuẩn
PM theo mật độ giống chủng = log 7 tế bào/ml, hàm lượng đường = X và pH = Y.
Đường kính vòng kháng PM = – 114,951 + 17,5741*X + 8,91667*7 +
18,9259*Y – 0,731481*X*X – 1,0*X*7 – 1,23611*X*Y – 0,231481*7*7 –
0,75*7*Y – 0,953704*Y*Y + 0,125*X*7*Y
Onwuakor phát hiện rằng, sản xuất bacteriocin tối ưu bởi bốn loài Lactobacillus:
L. lactis, L. fermentum, L. casei và L. plantarum, hoạt tính kháng Salmonella
typhimurium xảy ra ở pH 5,0-6,0 [26]. Như vậy, pH tối ưu của thí nghiệm (6,09) là
tương đối phù hợp. Bên cạnh đó, mật số giống chủng 107 (tế bào/ml) được sử dụng
trong bố trí nghiên cứu thu được kết quả cao ở hầu hết các nghiệm thức. Mục đích của
quá trình nuôi cấy chủng L. plantarum lactic L39 là thu nhận tế bào có hoạt tính kháng
chủng chỉ chị mạnh, ật số vi khuẩn cao giúp cho việc thích nghi với môi trường và
sinh sản tế bào diễn ra tốt hơn [27].
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường tối ưu sinh chất kháng khuẩn
kháng chủng chỉ thị PO và PM tương đối gần nhau, lần lượt là 5,87 và 5,73% (w/v).
Mặc dù các điều kiện hàm lượng đường, pH và nồng độ giống chủng khác nhau nhưng
hoạt tính kháng khuẩn đều được thể hiện qua các vòng kháng khuẩn ở hầu hết các
giếng thạch, thí nghiệm cho thấy hoạt tính của các thành phần kháng khuẩn có sẵn
trong tế bào chủng L. plantarum L39 có tác động đến chủng chỉ thị ở mức độ mạnh
hay yếu phụ thuộc vào các điều kiện dinh dưỡng và môi trường [28].
Khả năng nuôi cấy vi khuẩn lactic sinh chất kháng khuẩn từ nước chua tàu
hủ ở quy mô 2 lít
Từ kết quả thí nghiệm tối ưu với hàm lượng đường từ 5,73-5,87% (w/v), pH
6,09-6,14 và mật số giống chủng log 7 (tế bào/ml) được đánh giá là điều kiện thích
hợp để L. plantarum L39 sinh chất kháng khuẩn. Khi tăng sinh chủng L. plantarum
L39 trong môi trường ước chua tàu hủ quy mô 2 lít ở điều kiện tối ưu thì hoạt tính
kháng khuẩn thấp hơn so với vòng kháng tối ưu PO và PM kiểm chứng ở quy mô 100
ml trong thí nghiệm trước (14,00 và 8,50 mm) với đường kính vòng kháng khuẩn ở
chủng chỉ thị PO và PM lần lượt là 11,33 mm và 5,50 mm. Callewaert và De Vuyst đã
tăng quy mô sản xuất bacteriocin và ghi nhận sự suy giảm hoạt tính kháng khuẩn riêng
Đường kính
vòng kháng
(mm)
Đường kính
vòng kháng
(mm)
2761(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
Khả năng nuôi cấy vi khuẩn lactic sinh chất kháng
khuẩn từ nước chua tàu hủ ở quy mô 2 lít
Từ kết quả thí nghiệm tối ưu với hàm lượng đường từ
5,73-5,87% (w/v), pH 6,09-6,14 và mật số giống chủng log
7 (tế bào/ml) được đánh giá là điều kiện thích hợp để L.
plantarum L39 sinh chất kháng khuẩn. Khi tăng sinh chủng
L. plantarum L39 trong môi trường nước chua tàu hủ quy
mô 2 lít ở điều kiện tối ưu thì hoạt tính kháng khuẩn thấp
hơn so với vòng kháng tối ưu PO và PM kiểm chứng ở quy
mô 100 ml trong thí nghiệm trước (14,00 và 8,50 mm) với
đường kính vòng kháng khuẩn ở chủng chỉ thị PO và PM
lần lượt là 11,33 mm và 5,50 mm. Callewaert và De Vuyst
đã tăng quy mô sản xuất bacteriocin và ghi nhận sự suy
giảm hoạt tính kháng khuẩn riêng của bacteriocin sinh ra
bởi Lactobacillus amylovorus DCE 471, qua đó minh chứng
sự giảm hoạt tính là do sự tích tụ acid lactic khi lên men quy
mô lớn [27].
Như vậy, khả năng kháng khuẩn của L. plantarum L39
với vi khuẩn gây mụn Propionibacterium spp. cho thấy tiềm
năng ứng dụng rất lớn của chủng này trong sản xuất mỹ
phẩm, nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ con người. Suda
(2012) đã có kết luận, bacteriocin của L. plantarum gồm
enterocin AS-48 và lacticin 3147 là an toàn và có độ bền cao
phù hợp với sản xuất công nghiệp [29]. Do đó, triển vọng
sản xuất bacteriocin từ L. plantarum L39 ứng dụng trong
công nghiệp mỹ phẩm trị mụn là phù hợp.
Kết luận
Nghiên cứu đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn
Propionibacterium spp. (PO và PM) từ 8 mẫu nhân mụn.
Trong 10 chủng vi khuẩn lactic thử nghiệm, chủng L39 có
khả năng sinh bacteriocin kháng chủng chỉ thị PO và PM
tốt nhất với đường kính vòng kháng đạt lần lượt 10,16 mm
và 14,16 mm. Kết quả giải trình tự 16S rRNA và so sánh
tương đồng cơ sở dữ liệu gene NCBI cho thấy, PO và L39
tương đồng vi khuẩn P. acnes DNF00413 với độ tương đồng
99% và L. plantarum chủng 7.11E với độ tương đồng 98%.
Điều kiện thích hợp cho nuôi cấy chủng L. plantarum L39
từ nước chua tàu hủ sinh chất kháng khuẩn được xác định ở
môi trường bổ sung sucrose 2% (w/v), peptone 1% (w/v) và
K
2
HPO
4
2% (w/v), hàm lượng đường từ 5,73-5,87% (w/v),
pH từ 6,09-6,14 và mật số giống chủng log 7 (tế bào/ml).
Khi nuôi cấy ở quy mô 2 lít với điều kiện thích hợp, đường
kính vòng kháng chủng PO và PM đạt lần lượt 11,33 mm và
5,5 mm, mở ra triển vọng ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp
và chăm sóc sức khỏe con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S.J. Rhee, J.E. Lee and C.H. Lee (2011), “Importance of lactic
acid bacteria in Asian fermented foods”, Microbial Cell Factories,
doi: 10.1186/1475-2859-10-S1-S5.
[2] J.A. Ayukekbong, M. Ntemgwa, and A.N. Atabe (2017), “The
threat of antimicrobial resistance in developing countries: causes and
control strategies”, Antimicrobial Resistance and Infection Control,
6, p.47.
[3] J.K. Swanson (2003), “Antibiotic resistance of
Propionibacterium acnes in acne vulgaris”, Dermatology Nursing,
15(4), pp.359-362.
[4] W.P. Bowe, J.C. Filip, J.M. DiRienzo, A. Volgina, and
D.J. Margolis (2006), “Inhibition of Propionibacterium acnes
by bacteriocin-like inhibitory substances (BLIS) produced by
Streptococcus salivarius”, Journal of Drugs in Dermatology, 5(9),
pp.868-870.
[5] K.R. Sanjay, R. Subramanian, A. Senthil and G. Vijayalakhmi
(2008), “Use of natural coagulants of plant origin in production of
soycurd (Tofu)”, International Journal of Food Engineering, 4(8),
pp.45-50.
[6] J.D. De Man, M. Rogosa and M.E. Sharpe (1960), “A Medium
for the Cultivation of Lactobacilli”, Journal Applied Bacteriology, 23,
pp.30-135.
[7] G. William, M. Barns Susan, A. Pelletier Dale and J. Lane
David (1991), “16S ribosomal DNA amplification for phylogenetic
study”, Journal of Bacteriology, 173, pp.697-703.
[8] D. Hernández, E. Cardell and V. Zárate (2004), “Antimicrobial
activity of lactic acid bacteria isolated from Tenerife cheese: Initial
characterization of plantaricin TF711, a bacteriocin-like substance
produced by Lactobacillus plantarum TF711”, Journal of Applied
Microbiology, 99, pp.77-84.
[9] K. Piwowarek, E. Lipińska, E. Hać-Szymańczuk, M. Kieliszek
and I. Ścibisz (2018), “Propionibacterium spp. - source of propionic
acid, vitamin B12, and other metabolites important for the industry”,
Applied Microbiology and Biotechnology, 10, pp.515-538.
[10] H. Charles (1974), “Properties of Corynebacterium acnes
bacteriophage and description of an interference phenomenon”,
American Society for Microbiology, 14, pp.1268-1273.
[11] M.H. Amini and E.T. Richetti (2015), “Periprosthetic
infection in shoulder and elbow joints”, Management of Periprosthetic
Joint Infections, 40, pp.239-446.
[12] S.M. Butler-Wu (2011), “Optimization of periprosthetic
culture for the diagnosis of Propionibacterium acnes prosthetic joint
infection”, Journal of Clinical Microbiology, 49, pp.2490-2495.
[13] T. Ulrika, C. Stéphane, B. Bertrand, Z. Werner and T. Andrej
(2012), “Role of rifampin against Propionibacterium acnes biofilm in
vitro and in an experimental foreign-body infection model”,
Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 56(4), pp.1885-1891.
[14] J.G. Holt, N.R. Krieg, P.H.A. Sneath, J.T. Stanley, and S.T.
Williams (1994), Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, 9th
Ed. Williams and Wilkins, Baltimore, USA.
2861(7) 7.2019
Khoa học Y - Dược
[15] Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Yến Ly và Huỳnh Xuân
Phong (2011) “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng
sinh chất kháng khuẩn”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, 19a, tr.176-184.
[16] Lương Liễu Như (2014), Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn
lactic chịu nhiệt từ trái cây, Luận văn đại học chuyên ngành công
nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
[17] M.A. Herreros, H. Sandoval, L. González, J.M. Castro,
J.M. Fresno and M.E. Tornadijo (2005), “Antimicrobial activity and
antibiotic resistance of lactic acid bacteria isolated from Armada
cheese (a Spanish goats’ milk cheese)”, Food Microbiology, 22,
pp.455-459.
[18] N. Tharmaraj and P.N. Shah (2009), “Antimicrobial effects of
probiotics against selected pathogenic and spoilage bacteria in cheese-
based dips”, International Food Research Journal, 16, pp.261-276.
[19] S.D. Todorov, M. Vaz-Velho and B.D.G.M. Franco (2013),
“Partial characterization of bacteriocins produced by three strains of
Lactobacillus sakei, isolated from salpicao, a fermented meat product
from North-West of Portugal”, Food Control, 30, pp.111-121.
[20] Lê Ngọc Thùy Trang và Phạm Minh Nhựt (2014), “Phân lập
và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh hợp chất kháng
khuẩn của Lactobacillus plantarum”, Tạp chí Sinh học, 36(1se), tr.97-
106.
[21] S.D. Todorov and L.M.T. Dicks (2006), “Effect of medium
components on bacteriocin production by Lactobacillus plantarum
strains ST23LD and ST341LD, isolated from spoiled olive brine”,
Microbiological Research, 161(2), pp.102-108.
[22] Huynh Nguyen Nhu Thu, Bui Hoang Dang Long, Huynh Xuan
Phong, Takeshi Zendo, Kenji Sonomoto and Ngo Thi Phuong Dung
(2017), “Selection of thermotolerant lactic acid bacteria producing
high antibacterial activity and production of biomass from tofu sour
liquid”, Can Tho University Journal of Science, 07, pp.51-57.
[23] S. Sabrina Sabo, Attilio Converti, Simone Ichiwaki and
Ricardo P.S. Oliveira (2018), “Bacteriocin production by Lactobacillus
plantarum ST16Pa in supplemented whey powder formulations”,
Journal of Dairy Science, 102(1), pp.87-99.
[24] K. Khalid, R. Siddiqi and N. Mojgani (1999), “Detection
and characterization of a heat stable bacteriocin (lactocin LC-09)
produced by a clinical isolate of lactobacilli”, Medical Journal of
Islamic World Academy of Sciences, 12(3), pp.67-71.
[25] Bùi Hoàng Đăng Long, Huỳnh Xuân Phong, Nguyễn Ngọc
Thạnh và Ngô Thị Phương Dung (2018), “Phân lập và tuyển chọn vi
khuẩn lactic chịu nhiệt từ phụ phẩm nông nghiệp”, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Đồng Tháp, 31, tr.91-97.
[26] C.E. Onwuakor, V.O. Nwaugo, C.J. Nnadi and J.M. Emetole
(2014), “Effect of varied culture conditions on crude supernatant
(bacteriocin) production from four Lactobacillus species isolated
from locally fermented maize”, American Journal of Microbiology
Research, 2, pp.125-130.
[27] R. Callewaert, and L. De Vuyst (2000), “Bacteriocin
production with Lactobacillus amylovorus DCE 471 is improved and
stabilized by fed-batch fermentation”, Applied and Environmental
Microbiology, 66(2), pp.606-613.
[28] M. Mataragas, E.H. Drosinos, E. Tsakalidou and J.
Metaxopoulos (2004), “Influence of nutrients on growth and
bacteriocin production by Leuconostoc mesenteroides L124 and
Lactobacillus curvatus L442”, Antonie van Leeuwenhoek, 85, pp.191-
198.
[29] S. Suda, P.D. Cotter, C. Hill and P. Ross (2012), “Lacticin
3147-biosynthesis, molecular analysis, immunity, bioengineering and
applications”, Current Protein & Peptide Sciences, 13, pp.193-204.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_lap_va_toi_uu_hoa_7116_2187338.pdf