Tài liệu Phân lập và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lactic có đặc tính sinh học tốt từ măng muối chua để tạo giống khởi động: 107
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương, 2018. Báo cáo xuất nhập khẩu Việt
Nam 2017. Nhà xuất bản Công thương. Hà Nội.
TCVN 7036:2008. Hạt tiêu đen (Piper nigrum L.) - Quy
định kỹ thuật.
TCVN 7039:2013. Gia vị và mộc thảo - Xác định hàm
lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chưng cất bằng
hơi nước).
TCVN 9683:2013. Hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nguyên
hạt hoặc dạng bột - Xác định hàm lượng peperine -
phương pháp đo quang phổ.
Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, 2016.
Chuyên đề: Xu hướng ứng dụng công nghệ sấy tiên tiến
trong bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản. Báo
cáo phân tích xu hướng và công nghệ. Sở KH&CN
TP. HCM.
Trung tâm xúc tiến Thương mại và đầu tư TP Hồ Chí
Minh (ITPC), 2017. Sơ lược về sản phẩm gia vị - hạt
tiêu, 2017.
Saha K. C., H. P. Seal and M. A. Noor, 2013. Isolation
and characterization of piperine from the fruits of
black pepper (Piper nigrum). J. Bangladesh Agril...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lactic có đặc tính sinh học tốt từ măng muối chua để tạo giống khởi động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
107
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương, 2018. Báo cáo xuất nhập khẩu Việt
Nam 2017. Nhà xuất bản Công thương. Hà Nội.
TCVN 7036:2008. Hạt tiêu đen (Piper nigrum L.) - Quy
định kỹ thuật.
TCVN 7039:2013. Gia vị và mộc thảo - Xác định hàm
lượng dầu dễ bay hơi (phương pháp chưng cất bằng
hơi nước).
TCVN 9683:2013. Hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nguyên
hạt hoặc dạng bột - Xác định hàm lượng peperine -
phương pháp đo quang phổ.
Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, 2016.
Chuyên đề: Xu hướng ứng dụng công nghệ sấy tiên tiến
trong bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản. Báo
cáo phân tích xu hướng và công nghệ. Sở KH&CN
TP. HCM.
Trung tâm xúc tiến Thương mại và đầu tư TP Hồ Chí
Minh (ITPC), 2017. Sơ lược về sản phẩm gia vị - hạt
tiêu, 2017.
Saha K. C., H. P. Seal and M. A. Noor, 2013. Isolation
and characterization of piperine from the fruits of
black pepper (Piper nigrum). J. Bangladesh Agril.
Univ. 11(1): 11-16, 2013.
Krishnapura Srinivasan, 2009. Black Pepper (Piper
nigrum) and Its Bioactive Compound, Piperine.
Researchgate, May, 2009.
Morshed S., M.D. Hossain, M. Ahmad, M. Junayed,
2017. Physicochemical Characteristics of Essential
Oil of Black Pepper (Piper nigrum) Cultivated in
Chittagong, Bangladesh. Journal of Food Quality and
Hazards Control 4 (2017) 66-69.
Study on determination of heat pump drying regime
for manufacturing green peppercorn
Pham Van Thao, Phan Thanh Binh, Vo Thi Thuy Dung,
Truong Minh Hang, Tran Thi Tham Ha, Nguyen Thi Kim Oanh
Abstract
Heat pump drying is one of the drying methods that has been applied on drying of many agricultural products in
order to keep the natural color of the green pepper berries during processing. Four heat pump drying regimes at four
different temperatures, including 200C, 250C, 300C and 350C, were tested on both fresh green pepper berries and fresh
green pepper spikes. The study also involved on evaluating the effect of the heat pump drying regimes on the moisture
reduction of peppercorn, color and quality of green peppercorn after drying. The results identified the best heat pump
drying regimes for manufacturing green peppercorn as: drying temperature was 300C, relative humidity was 40%,
wind speed was 3 mps, drying time was about 40 hours. This drying regimes produced the highest percentage of green
peppercorn and olive peppercorn, but the lowest percentage of black peppercorn. The flavour and the quality of dried
green peppercorn products were best for spicy with specific aroma and attracting appearance.
Keywords: Pepper processing, green peppercorn, heat pump drying, pepper drying
Ngày nhận bài: 21/8/2018
Ngày phản biện: 29/8/2018
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Thường
Ngày duyệt đăng: 18/9/2018
1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
PHÂN LẬP VÀ BƯỚC ĐẦU SÀNG LỌC VI KHUẨN LACTIC CÓ ĐẶC TÍNH
SINH HỌC TỐT TỪ MĂNG MUỐI CHUA ĐỂ TẠO GIỐNG KHỞI ĐỘNG
Nguyễn Thị Lâm Đoàn1, Trần Thị Lan Hương1
TÓM TẮT
Vi khuẩn lactic trong các sản phẩm muối chua truyền thống có vai trò quan trọng trong chế biến và bảo quản
thực phẩm. Nghiên cứu này tiến hành xác định số lượng vi khuẩn lactic, pH trong măng muối chua và bước đầu
sàng lọc các chủng có khả năng chịu pH thấp như trong môi trường lên men, kháng vi khuẩn gây hư hỏng măng,
không sinh cellulase. Kiểu lên men đồng hình hoặc dị hình được xác định để khuyến cáo chủng đó nên bổ sung vào
giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của quá trình lên men và khả năng sinh acid. Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn
lactic trong sản phẩm măng muối chua dao động từ 35 ˟ 109 đến 49 ˟ 109 CFU/g, pH từ 3,72 đến 3,93. Từ 90 chủng
vi khuẩn lactic được nghiên cứu phân lập từ măng muối chua đã sàng lọc 07 chủng có khả năng chịu pH thấp (pH
2,0; 3,0; 4,0), kháng vi khuẩn gây hư hỏng măng Bacillus cereus với đường kính vòng kháng khuẩn 4 - 11 mm, không
108
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
sinh cellulase ngoại bào. Trong 07 chủng có 05 chủng (MC1.2, MC2.2, MC2.5, MC4.14, MC6.1) lên men đồng hình,
02 chủng (MC3.5, MC6.8) lên men dị hình. Khả năng sinh lactic acid của các chủng lên men đồng hình từ 203oT
đến 248,7oT, các chủng lên men dị hình từ 53oT đến 62,7oT. Đây là cơ sở để lựa chọn chủng làm giống khởi động cho
từng loại sản phẩm măng cụ thể sau này.
Từ khóa: Măng muối chua, vi khuẩn lactic, kháng vi khuẩn gây hư hỏng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Măng là thức ăn chứa nhiều chất xơ và phytosterol,
giàu khoáng chất như kali, canxi, mangan, kẽm,
đồng, sắt (Chongtham et al., 2011). Sản phẩm từ
măng hiện chủ yếu là măng tươi và măng muối chua
theo phương thức truyền thống, chất lượng các sản
phẩm chế biến chưa cao, hình thức sản phẩm đơn
điệu, dẫn đến hiệu quả kính tế mang lại chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của nó (Nguyễn Văn
Toản và ctv., 2014).
Lên men latic là phương pháp bảo quản và chế
biến được sử dụng khá phổ biến nhằm kéo dài
thời gian bảo quản do ức chế các vi sinh vật gây hư
hỏng và gây bệnh thực phẩm, đồng thời làm gia
tăng hương, vị cho sản phẩm (Thakur et al., 2016).
Tuy nhiên, việc bảo quản măng bằng cách lên men
không thể kéo dài quá lâu bởi lượng acid sinh ra làm
pH < 4,0 sẽ ức chế cả vi khuẩn lactic dẫn đến măng
có hiện tượng thối nhũn, mùi khó chịu.
Măng bị nhũn nát là do trong quá trình lên men
tồn tại một số loài vi khuẩn Bacillus cereus, Bacillus
pumilus, Carnobacterium sp., Enterococcus faecium
và Pseudomonas fluorescens (Debangana et al., 2011)
sinh ra các enzyme thủy phân pectin của tế bào thực
vật như pectin methyl esterase, polygalacturonase,
pectin lyase, pectate lyase, hemicellulase, cellulase
dẫn đến sự chảy nước các mô thực vật gây ra sự thối
rữa và mềm (Liao, 2005). Kết quả nghiên cứu của
Jeyaram và cộng tác viên (2010) đã cho thấy trong
măng muối chua Bacillus cereus chiếm ưu thế 35,7%;
trong đó Bacillus pumilus 2,6%, Carnobacterium sp.
11,9%, Enterococcus faecium 1,2% và Pseudomonas
fluorescens 4,6%. Ngoài ra, tác giả cũng cảnh báo
số lượng vi khuẩn Bacillus cereus trong măng muối
chua từ 106 - 107CFU/ml chiếm 87% trong các mẫu
nghiên cứu của nhóm tác giả làm tăng mối lo ngại
mất an toàn cho người tiêu dùng, độc tố do vi khuẩn
này có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Để hạn chế hư hỏng của măng muối chua và kéo
dài thời gian bảo quản, người sản xuất, kinh doanh
măng thường sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc
xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực
phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một số nghiên cứu trước đã cho thấy vi khuẩn
lactic, chủ yếu là các loài thuộc giống Lactobacillus,
Leuconostoc và Pediococcus là nhóm chính trong quá
trình lên men măng muối chua (Tamang et al.,
2008; Jeyaram et al., 2010). Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và an toàn cho
sản phẩm là nghiên cứu những đặc tính có lợi của
các chủng vi khuẩn lactic này tạo giống khởi động.
Tuy nhiên, nghiên cứu tạo giống khởi động từ vi
khuẩn lactic mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm
như dưa muối (Halász et al., 1999), xúc xích (Elias
et al., 2014), kim chi (Lee et al., 2015); đối với măng
muối chua còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nghiên
cứu này tập trung phân lập và bước đầu sàng lọc các
chủng vi khuẩn lactic có đặc tính tốt như khả năng
chịu pH thấp, khả năng kháng vi khuẩn gây hư hỏng
măng, xác định kiểu lên men, khả năng sinh lactic
acid để tạo giống khởi động cho bảo quản và chế
biến măng chua.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu măng: Sáu mẫu măng muối chua thu thập
tại Hòa Bình và Yên Bái được sử dụng để phân lập
các chủng vi khuẩn lactic. Ba mẫu ký hiệu là MC1,
MC2, MC3 được thu thập tại Hòa Bình, MC4, MC5,
MC6 được thu thập tại Yên Bái.
- Chủng vi khuẩn: Chủng vi khuẩn lactic được
phân lập từ các mẫu măng muối chua, kí hiệu là MC.
Vi khuẩn kiểm định: Bacillus cereus ATCC 21778
được cung cấp từ Viện Công nghệ sinh học thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Môi trường nghiên cứu: Môi trường phân lập
vi khuẩn lactic MRS (g/l): Glucose - 20,0; NaH2PO4
- 2,0; CH3COONa - 5,0; Cao thịt -10,0; C6H17N3O7
- 2,0; Pepton -10,0; MgSO4.7H2O - 0,1; Cao nấm
men - 5,0; MnSO4.4H2O - 0,05; Tween 80 - 1,0 ml;
Thạch - 15,0; Nước cất vừa đủ - 1lít; pH 6,5; khử
trùng 121ºC/15 phút. Môi trường nuôi vi sinh vật
kiểm định LB (g/l): Cao nấm men - 5,0; Pepton -
10,0; NaCl - 10,0; pH 7,0; khử trùng 121ºC/15 phút.
Môi trường CMC (carboxymethyl cellulose) dùng
để xác định khả năng sinh cellulase (g/l): Thạch:
17,0; CMC: 1,0; nước cất vừa đủ - 1 lít; pH 7,0; khử
trùng 121ºC/15 phút.
109
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phân lập vi khuẩn lactic
Phân lập và hoạt hóa vi khuẩn lactic trên môi
trường MRS theo mô tả bởi Nguyen và cộng tác
viên (2013), có điều chỉnh về nhiệt độ nuôi cấy. Mẫu
được đồng nhất, pha loãng từ 10-1 đến 10-8. Trang
đều 100µl dịch trên môi trường phân lập và nuôi ở
tủ ấm 37oC/48 h. Chọn đĩa thạch có mật độ vi khuẩn
30 - 300 khuẩn lạc. Xác định sơ bộ vi khuẩn lactic
dựa trên đặc điểm hình thái. Đặc điểm vi khuẩn
(gram, hoạt tính catalase) xác định theo Barnali
và Subhankar (2010). Chủng được giữ trong môi
trường MRS có bổ sung 40% glycerol ở –80°C cho
các nghiên cứu tiếp theo.
2.2.2. Sàng lọc các chủng chịu được acid thấp tương
tự với môi trường lên men
Khả năng chịu acid của vi khuẩn được đánh giá
qua lượng tế bào sống sót ở môi trường có pH 2, 3, 4
trong 24 h (Dương Thu Hương và Phạm Kim Đăng,
2015). Môi trường MRS lỏng đã điều chỉnh pH bằng
HCl 1N hoặc NaOH 1N. Nhỏ 1% dịch vi khuẩn (đã
được nuôi trong 24 h) vào các ống nghiệm trên và
nuôi ở 37oC. Đánh giá khả năng chịu pH thông qua
OD620nm của dịch nuôi cấy ở 0 h và 24 h. Khả năng
chịu acid được xác định dựa vào giá trị DOD là giá
trị hiệu số của giá trị OD đo tại thời điểm 24 h và giá
trị OD đo tại thời điểm 0h, ở mỗi nồng độ pH.
2.2.3. Xác định khả năng kháng vi khuẩn gây hư
hỏng măng
Xác định khả năng kháng vi khuẩn gây hư hỏng
măng bằng phương pháp khuếch tán thạch của
Herreros và cộng tác viên (2005) với vi khuẩn kiểm
định là Bacillus cereus. Chủng vi khuẩn lactic (tuyển
chọn ở thí nghiệm trước) được nuôi cấy trong môi
trường MRS lỏng ở 37oC trong 18 h, sau đó ly tâm
6000 vòng/phút trong 20 phút. Thu dịch nổi và chỉnh
pH về trung tính (6,7 - 7,0) bằng NaOH 1N để loại
yếu tố hạn chế vi khuẩn kiểm định do sinh acid.
Vi khuẩn kiểm định được nuôi ở 37oC trong 24
h trên môi trường LB lỏng. Lấy 30μl dung dịch mỗi
chủng vi khuẩn kiểm định cấy gạt lên đĩa pettri chứa
môi trường LB agar. Nhỏ 80μl dịch ly tâm của chủng
vi khuẩn lactic đã được chỉnh pH vào các lỗ thạch
đường kính 5 mm đã được khoan trên đĩa và giữ ở
nhiệt độ 4oC trong 4 h, sau đó giữ ở 37oC trong 24 h.
Khả năng ức chế được đánh giá bằng hiệu số D – d
(mm), trong đó: D là đường kính vòng kháng khuẩn
(mm), d là đường kính lỗ thạch (5mm).
2.2.4. Đánh giá khả năng sinh cellulase ngoại bào
Khả năng sinh cellulase ngoại bào được xác
định thông qua phương pháp đục lỗ thạch trên môi
trường có bổ sung cơ chất tương ứng carboxymethyl
cellulose (CMC) (Nguyễn Lân Dũng và cộng tác
viên (1976). Dịch hoạt hóa trên môi trường MRS ở
37ºC trong 48 h được ly tâm 6000 vòng/phút trong
30 phút, ở 4ºC. Nhỏ 0,1 ml dịch ly tâm vào lỗ thạch
đường kính 5 mm đã được khoan trên môi trường
chứa CMC. Để ở 4oC trong 2 h để dịch ly tâm khuếch
tán đều vào trong thạch. Tiếp tục ủ ở 37oC trong 48 h
để lượng dịch trong lỗ thạch thủy phân cơ chất. Đĩa
thạch sau đó được phủ bằng dung dịch lugol 5%. Khả
năng sinh enzyme được đo bằng đường kính vòng
phân giải cơ chất xung quanh lỗ thạch, tức D – d,
trong đó: D là đường kính vòng phân giải (mm), d là
đường kính lỗ thạch (5mm).
2.2.5. Xác định kiểu lên men
Phương pháp xác định kiểu lên men lactic đồng
hình và dị hình dựa vào khả năng sinh khí CO2 trong
quá trình lên men glucose của vi khuẩn lactic. Cho
ống Durham vào ống nghiệm chứa 5ml môi trường
MRS. Cấy chủng vi khuẩn lactic cần thử vào ống,
nuôi ở 37oC trong 48 giờ. Nếu ống Durham nổi
lên trên bề mặt môi trường thì chứng tỏ chủng vi
khuẩn sinh khí CO2 (lên men lactic dị hình). Nếu
ống Durham chìm, chủng vi khuẩn không sinh khí
CO2 (lên men men lactic đồng hình) (Astuti, 2016).
2.2.6. Xác định khả năng sinh lactic acid
Khả năng sinh lactic acid của các chủng vi khuẩn
lactic được sử dụng phương pháp chuẩn độ Therner
(Mai Đàm Linh và ctv., 2007). 10 ml dịch nuôi cấy vi
khuẩn ở 37ºC trong 48h được bổ sung 20ml nước cất
và thêm 01 - 02 giọt phenolphtalein 1%. Chuẩn độ
bằng NaOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt
bền trong 30 giây thì dừng lại. Ghi lại thể tích dung
dịch NaOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ. Độ acid được
tính theo độ Therner theo công thức: ºT = VNaOH tiêu
tốn ˟ 10. Trong đó: ºT là độ Therner; 10 là số ml dịch
nuôi cấy dùng chuẩn độ.
2.2.7. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và Minitab để xử lý
số liệu.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng
6 năm 2018 tại Khoa Công nghệ thực phẩm - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
110
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Số lượng vi khuẩn lactic phân lập từ các mẫu
măng muối chua
Từ các mẫu măng muối chua sau khi phân lập đã
thu được 100 khuẩn lạc, trong đó 90 chủng vi khuẩn
lactic đã được thu nhận dựa trên các đặc tính hình
thái và sinh lý. Số lượng và ký hiệu các chủng trong
từng mẫu được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm 06 mẫu măng muối chua
sử dụng trong nghiên cứu
Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn lactic trong các mẫu
măng muối chua của nghiên cứu này dao động từ
35 ˟ 109 đến 49 ˟ 109 CFU/g (Bảng 1), cao hơn so
với nghiên cứu của Tamang và cộng tác viên (2008)
trên măng muối chua ở Đông Bắc Ấn Độ (105 đến
108 CFU/g). Chính số lượng vi khuẩn lactic cao hơn
nên sinh nhiều acid hơn dẫn đến pH của măng muối
chua (từ 3,72 đến 3,93) thấp hơn so với nghiên cứu
của Tamang và cộng tác viên (2008) (pH 3,9 đến 4,2).
3.2. Sàng lọc các chủng vi khuẩn lactic chịu acid
như trong môi trường lên men
Một số nghiên cứu trước đã chỉ ra sản phẩm
măng muối chua mesu, soidon, soibum của Ấn độ
pH là 3,9 - 4,2 (Tamang et al., 2008) và pH 3,5 đối
với măng muối chua Đài Loan (Chen et al., 2010).
Tuy nhiên, việc bảo quản măng bằng cách lên men
không thể kéo dài, bởi khi lượng lactic acid sinh ra
trong quá trình lên men làm pH < 4,0 sẽ ức chế cả
vi khuẩn lactic, vì vậy khi măng muối chua bảo quản
dài ngày sẽ bị thối nhũn và có mùi khó chịu. Lee
và cộng tác viên (2015) nghiên cứu tạo giống khởi
động cho kim chi đã chứng mình rằng các vi khuẩn
trong tạo giống khởi động trước tiên phải thích nghi
với môi trường lên men. Chính vì vậy, nghiên cứu
này đánh giá khả năng chịu acid của các chủng xem
chủng đó có vượt qua hàng rào pH thấp trong môi
trường lên men măng muối chua để có thể sử dụng
trong việc tạo giống khởi động đặc biệt khi sản phẩm
được bảo quản trong một thời gian dài. Thí nghiệm
tiến hành đánh giá khả năng chịu acid tại pH 2; 3; 4
của 90 chủng vi khuẩn lactic được phân lập từ măng
muối chua.
Kết quả cho thấy 90 chủng vi khuẩn lactic đều có
khả năng chịu được pH 4; 50/90 chủng chịu được
pH 3; 30/90 chủng chịu được pH 2. Trong 30 chủng
có khả năng chịu được pH 2, khả năng sinh trưởng
tốt nhất thuộc về 05 chủng (MC1.2, MC2.5, MC3.1,
MC4.7, MC6.8) có DOD sau 24 h tăng ≥ 0,32 đơn vị
(Bảng 2).
Bảng 2. Giá trị ΔOD của 05 chủng vi khuẩn lactic
có khả năng chịu acid thấp
Ghi chú: Trong cùng một hàng các giá trị có chữ ở
mũ giống nhau thì không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa
α = 0,05.
Hầu hết các chủng đều có xu hướng giảm tỉ lệ
sống khi hạ thấp pH. Kết quả nghiên cứu này phù
hợp với các kết quả nghiên cứu của Kim và cộng
tác viên (2007) cho thấy khi pH 2,5, có 3/7 chủng vi
khuẩn lactic có khả năng chịu môi trường acid này
và một nghiên cứu khác của Dương Thu Hương và
Phạm Kim Đăng (2015) cho rằng chủng vi khuẩn
lactic có khả năng chịu được pH từ 2 đến 3 là 15/20
chủng. Như vậy, 30 chủng có khả năng chịu được
pH 2 - 4 tiếp tục được sử dụng cho các nghiên cứu
tiếp theo.
3.3. Sàng lọc các chủng có khả năng kháng vi
khuẩn gây hư hỏng măng
Trong 30 chủng được thử tính kháng Bacillus
cereus có 13 chủng có khả năng kháng trong đó có
02 chủng (MC4.14 và MC6.5) với vòng kháng khuẩn
mạnh ≥ 10mm (Bảng 3).
Ký hiệu
mẫu
Số
lượng
chủng
pH CFU/g mẫu
Ký hiệu
chủng
MC1 15 3,93 47 ˟ 109 MC1.1 đến MC1.15
MC2 15 3,86 49 ˟ 109 MC2.1 đến MC2.15
MC3 15 3,86 36 ˟ 109 MC3.1 đến MC3.15
MC4 15 3,85 35 ˟ 109 MC4.1 đến MC4.15
MC5 15 3,85 45 ˟ 109 MC5.1 đến MC5.15
MC6 15 3,72 44 ˟ 109 MC6.1 đến MC6.15
Ký hiệu
chủng
Giá trị ΔOD
pH 2 pH 3 pH 4
MC1.2 0,42a 0,57b 0,70c
MC2.5 0,41a 0,57b 0,70c
MC3.1 0,34a 0,49b 0,54c
MC4.7 0,35a 0,46b 0,56c
MC6.8 0,32a 0,47b 0,60c
111
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
TT Tên chủng Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
1 MC1.2 4
2 MC1.9 8
3 MC2.2 9
4 MC2.5 8
5 MC2.8 7
6 MC3.1 9
7 MC3.5 6
8 MC4.7 4
9 MC4.14 10
10 MC5.4 5
11 MC6.1 8
12 MC6.5 11
13 MC6.8 4
TT Tên chủng Đường kính vòng phân giải cơ chất (D – d) mm
1 MC1.2 0
2 MC1.9 23
3 MC2.2 0
4 MC2.5 0
5 MC2.8 32
6 MC3.1 20
7 MC3.5 0
8 MC4.7 21
9 MC4.14 0
10 MC5.4 31
11 MC6.1 0
12 MC6.5 26
13 MC6.8 0
Bảng 3. Khả năng kháng vi khuẩn Bacillus cereus
của các chủng vi khuẩn lactic
Ghi chú: D – d là đường kính vòng kháng khuẩn,
d = 5 mm.
Kết quả thu được phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Minh
Thư (2013) khi thu được 03 chủng phân lập từ nước
dưa muối, cà muối, hành muối có khả năng kháng
mạnh Bacillus cereus với đường kính vòng kháng
khuẩn 8 - 12 mm. Nghiên cứu của Tamang và cộng
tác viên (2009) cũng chỉ ra một số loài khác nhau
của giống Lactobacillus, Pediococcus và Leuconostoc
được phân lập từ các thực phẩm lên men cũng có
khả năng kháng một số vi khuẩn gây thối, mềm sản
phẩm như Bacillus cereus. Do vậy 13 chủng có khả
năng kháng được Bacillus cereus được sử dụng cho
nghiên cứu tiếp theo.
3.4. Đánh giá khả năng sinh celullase ngoại bào
Thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên thành
tế bào trong măng là cellulose, khi thay đổi thành
phần này có thế làm sản phẩm bị mềm nhũn. Do vậy,
cellulose có trong măng là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của nguyên liệu cũng như sản phẩm
măng (Xu et al., 2004).
Tiến hành đánh giá khả năng sinh cellulase
với cơ chất carboxymethyl cellulose (CMC) bằng
phương pháp đục lỗ thạch miêu tả trong mục 2.2
với 13 chủng tuyển chọn (thí nghiệm trên). Chủng
không có khả năng sinh cellulase sẽ được chọn cho
nghiên cứu tiếp theo.
Trong 13 chủng có 06 chủng vi khuẩn lactic có
khả năng sinh cellulase cao (Bảng 4) đường kính
vòng phân giải cơ chất 20 - 32 mm. Kết quả nghiên
cứu này vượt trội hơn so với nghiên cứu trước đó
của Đào Thị Lương và cộng tác viên (2010) đã cho
thấy đường kính vòng phân giả cơ chất CMC 8 - 12
mm. Các chủng có khả năng sinh cellulase cao này
là chủng tiềm năng để ứng dụng trong nhiều nghiên
cứu tiếp theo trong công nghệ thực phẩm và trong
chăn nuôi. Tuy nhiên, mục đích của nghiên cứu này
lại tuyển chọn các chủng không sinh cellulase để tạo
giống khởi động cho măng muối chua nên 07 chủng
không sinh cellulase là MC1.2, MC2.2, MC2.5,
MC3.5, MC4.14, MC6.1, MC6.8 sẽ được sử dụng
cho nghiên cứu tiếp theo.
Bảng 4. Khả năng sinh cellulase ngoại bào
của các chủng tuyển chọn
Ghi chú: D – d là đường kính vòng phân giải cơ chất,
d = 5 mm.
Hình 1. Khả năng phân giải cơ chất carboxymethyl
cellulose (CMC) của một số chủng vi khuẩn lactic
3.5. Xác định kiểu lên men của chủng vi khuẩn
lactic và khả năng sinh lactic acid
Theo nghiên cứu trước đã chỉ ra trong lên men
dưa cải bẹ muối chua vi khuẩn lactic lên men đồng
MC2.8
MC1.9
MC3.1 MC6.5
MC5.4
MC4.7
112
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
hình và dị hình đều đóng vai trò quan trọng trong
quá trình lên men (Font de Valdez et al., 1990). Trong
giai đoạn đầu của quá trình lên men vi khuẩn lactic
lên men dị hình đóng vai trò chính trong đó chủ
yếu là các loài thuộc giống Leuconostoc. Trong giai
đoạn sau của quá trình lên men chủ yếu các chủng
lên men đồng hình một số loài thuộc Lactobacillus
và Pedioccocus, sản sinh acid nhiều làm pH của sản
phẩm giảm 3,5 đến 3,8 ngăn chặn vi sinh vật gây thối
hỏng và sản phẩm đạt được chất lượng mong muốn
(Aukrust et al., 1994).
Kết quả bảng 5 chỉ ra trong 07 chủng tuyển chọn
có 05 chủng lên men đồng hình (MC1.2, MC2.2,
MC2.5, MC4.14, MC6.1) và 02 chủng (MC3.5 và
MC6.8) lên men dị hình. Các chủng lên men dị hình
định hướng bổ sung vào giai đoạn đầu, các chủng
lên men đồng hình bổ sung ở giai đoạn sau của quá
trình lên men măng muối chua
Tất cả các chủng đều có khả năng sinh lactic acid.
Trong đó các chủng lên men lactic đồng hình có khả
năng sinh lượng lactic acid từ 203 - 248,7oT, còn các
chủng lên men dị hình có khả năng sinh lượng lactic
acid từ 53 - 62,7oT. Kết quả trên khá phù hợp với các
nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Lâm Đoàn và
Nguyễn Thị Thùy Dương (2017) về hàm lượng lactic
acid của vi khuẩn lactic được phân lập từ cà muối
chua trong đó có 27/61 chủng có khả năng sinh acid
cao từ 200 - 263oT, 30/61 chủng có khả năng sinh
acid từ 100 - 200oT, 4/61 chủng có khả năng sinh
acid từ 50 - 80oT.
Bảng 5. Đặc điểm của vi khuẩn lactic được tuyển chọn
Ghi chú: (+): có sinh khí; (-): không sinh khí. Giá trị
có chữ ở mũ giống nhau trong cùng cột thì không có sự
khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0.05.
Lactic acid có tác dụng làm giảm pH của sản
phẩm, ức chế hoạt động của nhiều loại vi sinh vật
gây hư hỏng (Thakur et al., 2016).
IV. KẾT LUẬN
Dựa trên 06 mẫu măng chua thu thập ở Hòa Bình
và Yên Bái đã sàng lọc 07 chủng (trong đó 4/7 chủng
từ măng muối Hòa Bình và 3/7 chủng từ măng muối
Yên Bái) có khả năng chịu pH 2 - 4, có khả năng
kháng vi khuẩn gây hư hỏng măng Bacillus cereus,
không sinh cellulase ngoại bào. Trong 07 chủng có
05 chủng lên men đồng hình, 02 chủng lên men dị
hình, các chủng lên men dị hình có lượng acid lactic
sinh ra bằng 1/3 đến 1/4 so với các chủng đồng hình.
Có thể định hướng sử dụng các chủng này làm giống
khởi động trong sản xuất măng muối chua, đặc biệt
các chủng lên men dị hình có thể bổ sung vào giai
đoạn đầu, còn các chủng lên men đồng hình bổ sung
vào giai đoạn sau của quá trình lên men.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượu, Nguyễn Phùng
Tiến, Đặng Đức Trạch và Phạm Văn Ty, 1976. Một
số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập 2.
NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.
Nguyễn Thị Lâm Đoàn và Lưu Thị Thùy Dương, 2017.
Tuyển chọn vi khuẩn lactic có một số hoạt tính sinh
học để ứng dụng trong xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc nhai lại.
Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, 15 (11):
1556 -1564.
Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Minh Thư, 2013.
Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn có
khả năng sinh tổng hợp amylase và bacteriocin. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 3 (1): 3-10.
Dương Thu Hương và Phạm Kim Đăng, 2015. Phân
lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn lactic có
đặc tính probiotic từ ruột gà. Tạp chí Khoa học kỹ
thuật chăn nuôi, 12: 78 - 86.
Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết,
Kiều Hữu Ảnh và Nguyễn Thị Giang, 2007. Đặc
điểm sinh học của các chủng vi khuẩn lactic phân
lập trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội, 24, 211 - 226.
Đào Thị Lương, Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị
Kim Quy, Trần Thị Lệ Quyên, Dương Văn Hợp,
Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len và Bùi Thị Thu
Huyền, 2010. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic
dùng trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh
và phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại. Di
truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ sinh
học, 6: 1-6
Nguyễn Văn Toản, Mai Khánh Trang, Phạm Thị Kim
Chi, Trần Thanh Quỳnh Anh và Nguyễn Văn Huế,
2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của hai thông số kỹ
thuật (thời gian ngâm, nồng độ muối) đến chất
lượng sản phẩm măng muối chua. Hue University
Journal of Science, 94 (6), 1-8.
Astuti M. P., 2016. Isolation, characterization, and
identification lactic acid bacteria from chicken waste
faeces that potential as probiotics. International
Journal of Scientific and Research Publications, 6(5):
180-191.
TT Ký hiệu chủng Sinh khí Lượng lactic acid (oT)
1 MC1.2 - 210ef
2 MC2.2 - 203f
3 MC2.5 - 230bc
4 MC3.5 + 62,7j
5 MC4.14 - 228cd
6 MC6.1 - 248,7a
7 MC6.8 + 53j
113
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018
Aukrust T. W., Blom A., Sandtorv B. F. and Slinde E.,
1994. Interactions between starter culture and raw
material in lactic acid fermentation of sliced carrot.
LWT - Food Science and Technology 27 (4): 337-341.
Barnali A. and Subhankar P., 2010. Isolation and
characterization of lactic acid bacteria from dairy
effluents. Journal of Environmental Research and
Development, 4: 983- 992.
Chen Y. S., Wu H. C., Lui C. H., Chen H. C. and
Yanagida F., 2010. Isolation and characterization
of lactic acid bacteria from Jiang-sun (fermented
bamboo shoots), a traditional fermented food in
Taiwan. J. Sci. Food Agric, 90 (12): 1977-1982.
Chongtham N., Madho S. B. and Sheena H., 2011.
Nutritional properties of bamboo shoots: potential
and prospects for utilization as a health food.
Comprehensive reviews in food science and food
safety, 10: 153- 169.
Debangana C., Jatindra K. S. and Sharma G. D., 2011.
Bamboo shoot based fermented food products: a
review. Journal of Scientific and Industrial Research,
70: 199-203.
Elias M., Potes M. E., Roseiro L.C., Santos C., Gomes
A. and Agulheiro-Santos A. C., 2014. The effect of
starter cultures on the Portuguese traditional sausage
“Paio do Alentejo” in terms of its sensory and textural
characteristics and polycyclic aromatic hydrocarbons
profile. Journal of Food Research, 3 (3): 45-56.
Halász A., Ágnes B. and Wilhelm H. H., 1999. The
influence of starter culture selection on sauerkraut
fermentation. Zeitschrift für Lebensmitteluntersuchung
und - Forschung A, 208: 434-438.
Jeyaram K., Romi W., Singh T. A., Devi A . R. and
Devi S. S., 2010. Bacterial species associated with
starter cultures for bamboo shoot fermenatation in
Manipur state of India. Int J Food Microbiol, 143: 1-8.
Kim P. I., Jung M. Y., Chang Y. H., Kim S., Kim S. J. and
Park Y.H., 2007. Probiotic properties of Lactobacillus
and Bifidobacterium strains isolated from porcine
gastrointestinal tract. Applied Microbiology and
Biotechnology, 74 (5): 1103-1111.
Font de Valdez G., de Giori G.S., Garro M., Mozzi
F. and Oliver G., 1990. Lactic acid bacteria from
naturally fermented vegetables. Microbiol. Alim.
Nutr, 8: 175 - 179.
Lee M. E., Jang J. Y., Lee J. H., Park H. W., Choi H. J.
and Kim T. W., 2015. Starter cultures for Kimchi
fermentation. J. Microbiol. Biotechnol, 25(5): 559-568.
Liao C. H., 2005. Bacterial soft rot. Microbiology of fruits
and vegetables. Boca Raton CRC Press, 117-134.
Nguyen T. L. D., Van H. K., Cnockaert M., De B.
E., Maarten A., Le T. B., Vandamme P., 2013. A
culture - dependent and - independent approach for
the identification of lactic acid bacteria associated
with the production of nem chua, a Vietnamese
fermented meat product. Journal of Food Research
International, 50: 232 -240.
Tamang B., Tamang J. P., Schillinger U., Franz C. M.,
Gores M. and Holzapfel W. H., 2008. Phenotypic
and genotypic identificationof lactic acid bacteria
isolated from ethnic fermented bamboo tender
shoots of North East India. Int J FoodMicrobiol, 121:
35-40.
Tamang J.P., Tamang B., Schillinger U., Guigas C.
and Holzapfel W. H., 2009. Functional properties of
lactic acid bacteria isolated from ethnic fermented
vegetables of the Himalayas. International Journal of
Food Microbiology, 135: 28-33.
Thakur K., Rajani C. S., Tomar S. K. and Panmei
A., 2016. Fermented bamboo shoots: a rich niche
for bioprospecting lactic acid bacteria. Jounal of
Bacteriology and mycology, 3 (4): 1-6.
Xu, Y. G., Lu, S. M and Wang, Q., 2004. Changes of
cell wall components and PAL during cold storage
activity in fresh-cut bamboo shoots. Journal of Food
Biochemistry, 28: 169-177.
Isolation, initial screening of lactic acid bacteria with good characteristics
from fermented bamboo shoots to make starter culture
Nguyen Thi Lam Doan, Tran Thi Lan Huong
Abstract
Lactic acid bacteria (LAB) play important roles in processing and food preservation of fermented food. This study
determined the LAB strains, pH in fermented bamboo shoots and initial screening of lactic acid bacteria with good
characteristics such as low pH tolerance, resistance to spoilage bacteria, no extracellular cellulase producing, types
of fermentation (homofermentative or heterofermentative), lactic acid producing ability. The results showed that
LAB strains in fermented bamboo shoots was varied from 35 ˟ 109 to 49 ˟ 109 CFU/g, pH from 3.72 to 3.93. Seven
strains were selected from 90 LAB strains of 6 samples, with the low pH tolerance (pH 2 to 4), resistance to fermented
bamboo shoot spoilage bacteria Bacillus cereus with zone of inhibition diameter 4 - 11 mm, no extracellular cellulase
producing. Among 7 selected strains, 5 strains (MC1.2, MC2.2, MC2.5, MC4.14, MC6.1) were homofermentative
and 02 strains (MC3.5, MC6.8) were heterofermentative. The lactic acid producing ability of homofermentative LAB
were 203 - 248.7oT and of heterofermentative LAB strains were 53 - 62.7oT. These 07 strains can be used to select the
best one for making starter culture.
Keywords: Fermented bamboo shoots, lactic acid bacteria, resistance to spoilage bacteria, starter culture
Ngày nhận bài: 1/8/2087
Ngày phản biện: 6/8/2018
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Ngày duyệt đăng: 18/9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67_0983_2225423.pdf