Tài liệu Phân lập một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh trên lá phong lan giống và giống Dendnobium phalaenopsis: KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT18
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Hoa Lan (Orchidaceae) được biết đến như
một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa
vương giả. Ngoài vẻ đẹp rực rỡ về màu sắc,
quyến rũ về hình dáng, hoa lan còn được sử
dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành
công nghiệp mỹ phẩm và có nhiều giá trị nhất
định trong y học. Trong các giống phong lan
phổ biến ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Lan
(Dendrobium) và Hồ Điệp (Phalaenopsis) là hai
giống cho hoa đẹp, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng nên được thị trường cả nước rất ưa
chuộng. Hiện nay, Hoàng Lan (Dendrobium) và
Hồ Điệp (Phalaenopsis) đã được nhân giống
theo công nghệ nuôi cấy mô và được hoàn
thiện quy trình chăm sóc vào năm 2008. Tuy
nhiên, một nguyên nhân làm suy giảm chất
lượng cũng như tính thẩm mỹ của chậu lan
thương phẩm là vấn đề sâu bệnh hại. Cho nên
việc chú trọng đến nghiên cứu về bệnh trên
hai...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh trên lá phong lan giống và giống Dendnobium phalaenopsis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT18
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Hoa Lan (Orchidaceae) được biết đến như
một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa
vương giả. Ngoài vẻ đẹp rực rỡ về màu sắc,
quyến rũ về hình dáng, hoa lan còn được sử
dụng để tách chiết phục vụ cho một số ngành
công nghiệp mỹ phẩm và có nhiều giá trị nhất
định trong y học. Trong các giống phong lan
phổ biến ở Việt Nam hiện nay, Hoàng Lan
(Dendrobium) và Hồ Điệp (Phalaenopsis) là hai
giống cho hoa đẹp, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng nên được thị trường cả nước rất ưa
chuộng. Hiện nay, Hoàng Lan (Dendrobium) và
Hồ Điệp (Phalaenopsis) đã được nhân giống
theo công nghệ nuôi cấy mô và được hoàn
thiện quy trình chăm sóc vào năm 2008. Tuy
nhiên, một nguyên nhân làm suy giảm chất
lượng cũng như tính thẩm mỹ của chậu lan
thương phẩm là vấn đề sâu bệnh hại. Cho nên
việc chú trọng đến nghiên cứu về bệnh trên
hai giống lan Dendrobium và Phalaenopsis là
rất cần thiết để đưa ra các giải pháp phòng và
điều trị bệnh thích hợp.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên vật liệu và môi trường
Các mẫu lá bệnh của 2 giống Dendrobium
và Phalaenopsis (đối với mỗi loại bệnh ta thu
thập 20 lá bệnh) được thu thập. Mẫu lá sau khi
được thu thập sẽ được giữ trong túi giấy kín và
vận chuyển về phòng thí nghiệm. Mẫu được
dùng trong ngày để phân lập.
Môi trường phân lập nấm gồm có: Môi
trường thạch nước cất (WA), môi trường thạch
đường khoai tây (PDA), môi trường Czapek,
môi trường chọn lọc Phytophthora (PSM), môi
trường PDA một phần tư độ mạnh có bổ sung
kháng sinh.
Môi trường phân lập vi khuẩn: Môi trường
King’s B (KbM).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phân lập nấm gây bệnh
Quy trình phân lập nấm gây bệnh: Lau sạch
buồng cấy vi sinh bằng cồn êtyl 900. Nhúng
dụng cụ (kẹp, kéo hoặc dao mổ) trong cồn
Phân lập một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh trên lá phong lan
giống và giống
VÕ THỊ BÍCH THƯƠNG, NGUYỄN THỊ THÁI HÀ
Phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tại Gia Lai
Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các bệnh thường gặp ở phong
lan giống Dendrobium và Phalaenopsis. Qua mô tả hình thái, phân loại nấm
và vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp hình thái học. Kết quả cho thấy bệnh
do vi khuẩn và nấm trên hai giống phong lan Dendrobium và Phalaenopsis
đã phân lập được 6 chủng nấm (Alternaria sp.,Curvularia sp.,Collectotrichum
sp.,Colletotrichum graminicola (Colletotrichum cereale), Colletotrichum
gloeosporioides, Fusarium sp.) và 1 chủng vi khuẩn (Erwinia sp.) gây nên 7
bệnh khác nhau.
phalaenopsisDendnobium
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 19
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19êtyl 900 và hơ khô trên ngọn lửa đèn cồn. Rửa
sạch mẫu đối với lá và thân: rửa trong nước vô
trùng để loại bỏ đất, bụi và các tạp chất khác;
đối với rễ: rửa bằng nước vô trùng 3 lần trong
lọ nhỏ. Thêm 1 giọt thuốc tẩy vào lọ trong lần
rửa đầu tiên. Khử trùng bề mặt mô lá hoặc thân
bằng cách dùng giấy mềm (giấy ăn) đã nhúng
cồn êtyl 700 lau mặt lá hoặc bằng cách nhúng
nhanh lá dày vào cồn êtyl 700 trong 5 giây, rửa
lại trong nước vô trùng và để khô trên giấy
thấm vô trùng. Đối với rễ: nhúng rễ trong cồn
êtyl 700, rửa nhanh trong nước vô trùng và để
khô trên giấy thấm đã khử trùng. Dùng dụng
cụ đã khử trùng cắt những miếng cấy nhỏ (2 x
2mm) từ phần ranh giới giữa mô khỏe và mô
bệnh (lá), miếng dài 1 - 2mm ở phần ranh giới
giữa mô bệnh và mô khỏe (rễ). Sau đó cấy lên
môi trường nghèo dinh dưỡng như thạch nước
cất (WA) hoặc môi trường chọn lọc, đặt những
miếng cấy gần mép đĩa. Ấn nhẹ miếng cấy để
chúng tiếp xúc tốt với mặt thạch. Đặt đĩa cấy
ở nhiệt độ khoảng 250C, lí tưởng là trong điều
kiện ánh sáng. Kiểm tra đĩa cấy hằng ngày, khi
các tản nấm phát triển từ những miếng cấy, cấy
truyền chúng (chú ý cắt ở mép ngoài tản nấm)
sang môi trường như PDA hay WA có chứa các
miếng mô cây đã khử trùng. Các miếng mô cây
đã khử trùng kích thích sự hình thành bào tử,
giúp cho việc giám định tác nhân gây bệnh.
Làm thuần nấm bằng cách cấy đơn bào tử nảy
mầm hoặc cấy đỉnh sinh trưởng của sợi nấm.
Đối với các loại nấm sản sinh ra du động
bào tử như Phytophthora có thể được phân lập
từ giá thể bằng cách bẫy như sau: Cho khoảng
100g giá thể vào một cốc nhựa. Đổ nước vô
trùng vào cốc sao cho ngập khoảng 5 - 10cm.
Thả vào cốc những mẫu bộ phận tươi của cây
trồng mẫn cảm với bệnh, các vật liệu bẫy này sẽ
nổi trên mặt nước. Đặt cốc nguyên vị trí trong
2 - 4 ngày. Nấm sau 2 - 3 ngày từ mép vết bệnh
đã phát triển trên vật liệu bẫy. Rửa sạch bằng
nước vô trùng và khử trùng bề mặt, dùng môi
trường chọn lọc để phân lập.
Phân lập vi khuẩn gây bệnh
Quy trình phân lập vi khuẩn gây bệnh:
Dùng kéo đã hấp vô trùng cắt lá bệnh thành
nhiều phần nhỏ, cho vào bình tam giác có
chứa 100ml nước cất vô trùng. Lắc đều cho vi
khuẩn phân tán từ vết bệnh ra môi trường nước.
Chuẩn bị 6 ống nghiệm có đánh số theo thứ tự
10-1, 10-2, 10-3, 10-4, 10-5, 10-6. Dùng micropipet
cho vào mỗi ống nghiệm 9ml nước cất vô trùng.
Dùng micropipet hút 1ml dung dịch mẫu bệnh
từ bình tam giác cho vào ống nghiệm 10-1, lắc
đều. Tiếp tục dùng micropipet hút 1ml dung
dịch từ ống nghiệm 10-1 cho vào ống nghiệm
10-2 . Làm tương tự đến ống nghiệm 10-6 . Dùng
micropipet hút 0,1ml dung dịch từ ống nghiệm
10-5 và ống nghiệm 10-6 cho vào các đĩa petri
chứa môi trường KbM hoặc WA. Dùng que gạt
Drigalxki gạt đều dung dịch trên bề mặt đĩa
petri. Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ từ 25 - 300 C trong
1 - 2 ngày. Sau 1 - 2 ngày, chọn những khuẩn
lạc đặc trưng mọc rời rạc trên đĩa petri để cấy
truyền.
Dùng que cấy đầu tròn đã khử trùng chạm
vào khuẩn lạc được chọn và cấy lên môi trường
King’s B bằng phương pháp cấy ria góc hoặc cấy
ria liên tục theo hình sau:
Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ từ 25 - 300 C trong 2
ngày. Cấy truyền một khuẩn lạc đơn mọc từ đĩa
cấy mới sang 1 ống nghiệm chứa môi trường
King’s B đổ nghiêng. Đây là những mẫu thuần.
Lây bệnh nhân tạo
Để kiểm tra các chủng nấm và vi khuẩn đã
phân lập được có phải là tác nhân gây bệnh, ta
tiến hành lây bệnh nhân tạo. Có thể tiến hành
như sau: Dùng que cấy hay kim tiêm tạo viết
thương trên lá hoặc trên thân. Gắn một miếng
thạch nhỏ từ mẫu tác nhân gây bệnh đã làm
thuần vào vị trí vết thương. Dùng que cấy hay
kim tiêm tạo viết thương trên lá hoặc trên thân
cây đối chứng nhưng không gây bệnh. Dùng
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT20
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G nylon bọc vết thương lại. Tưới ẩm mỗi ngày.
Kiểm tra so sánh những cây được lây bệnh và
cây đối chứng. So sánh các triệu chứng này với
các triệu chứng đã quan sát trên mẫu bệnh
trước đó.
Cũng có thể sử dụng phương pháp phun
dịch bào tử lên lá cây hoặc tưới dịch bào tử vào
đất để lây bệnh nhân tạo cho cây.
Phân loại các chủng vi sinh vật gây bệnh
bằng phương pháp hình thái học
Các chủng nấm đã phân lập được cấy trên
đĩa thạch PDA. Quan sát các đặc điểm hình
thái, màu sắc, bào tử, thể bình, giá sinh bào
tử,... và định danh chúng bằng các khóa phân
loại nấm sợi của Robert A. Samson (1984);
Katsuhiko Ando (2002) và thư viện hình ảnh
nấm Mycology Online.
Các chủng vi khuẩn được cấy trên môi
trường King’s B, quan sát các đặc điểm hình thái
khuẩn lạc. Sau đó nhuộm Gram, quan sát đặc
điểm vi khuẩn dưới kính hiển vi và định danh.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các bệnh điều tra được trên giống lan
Dendrobium và nguyên nhân gây bệnh
3.1.1. Bệnh cháy đen đầu lá
3.1.1.1. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên, ở đỉnh lá lan Dendrobium xuất
hiện đốm tròn màu nâu sậm, hơi trong. Đốm
này dần lan rộng ra làm toàn bộ đỉnh lá chuyển
sang màu nâu sậm. Vết bệnh có thể kéo dài
chiếm 1/4 đến 1/3 chiều dài lá. Ranh giới giữa
vết bệnh và phần khỏe của lá có màu vàng.
Sau khoảng 2 - 3 tuần, phần lá bị bệnh khô
lại chuyển sang màu nâu đen rồi chuyển sang
đen. Ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe
của lá có màu đen. Bệnh gây hỏng đầu lá và
làm lá rụng sớm.
Hình 1. Triệu chứng bệnh cháy đen đầu lá
trên lan Dendrobium
(a) Vết bệnh ban đầu
(b) Vết bệnh sau 2 - 3 tuần
3.1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh: Phân lập
các lá bị bệnh, thu được 2 chủng nấm (kí hiệu
Den1 và Den2).
Bảng 1: Đặc điểm khuẩn lạc chuẩn Den 1
trên môi trường PDA
Hình dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh
Khuẩn lạc chủng Den1
trên môi trường PDA
Có hình
tròn đồng
tâm
Phủ kín đĩa
petri 90 mm
trong 10 ngày
Khuẩn lạc màu
xanh lục, tạo
các vân tròn
màu nâu đen
ở mặt dưới đĩa
petri
Màu trắng, dài
(ở giữa khuẩn
lạc), ngắn hơn
(ở rìa khuẩn lạc)
Đặc điểm bào tử vô tính sinh ra trên môi
trường PDA: Bào tử mọc từ đỉnh tế bào trên
cùng của cành sinh bào tử, được bao bởi 2 lớp
màng. Bào tử non chỉ được phân cách bằng
các vách ngăn ngang. Bào tử trưởng thành có
thêm các vách ngăn dọc. Khi chín là một quả
thể nhiều nhân có vách ngang và dọc.
(a) (b)
Hình 2. Bào tử vô tính Dend1 sinh ra trên
môi trường PDA (x100)
(a) Bào tử non nảy chồi từ đỉnh của cành
sinh bào tử
(b) Bào tử trưởng thành (phía trên), bào
tử mới nảy chồi từ đuôi của một bào tử khác
(phía dưới)
Định danh: Chủng Den1 được xác định là
Alternaria sp.
Bảng 2: Đặc điểm khuẩn lạc chuẩn Den 2
trên môi tường PDA
Hình dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh
Khuẩn lạc chủng Den2 trên
môi trường PDA
Hình tròn
đồng tâm
Đường kính
khuẩn lạc
đạt 6cm sau
1 tuần nuôi
cấy
Khuẩn lạc
có màu
xanh lục,
tạo sắc tố
xanh đen
ở mặt đáy
đĩa petri
Ở giữa khuẩn
lạc mọc cao
thành ụ với
màu nâu, ở
rìa khuẩn lạc
có màu trắng
đến xanh lục
nhạt.(a) (b)
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 21
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19Đặc điểm bào tử vô tính sinh ra trên môi
trường PDA: Bào tử mọc từ nách hoặc từ đỉnh
của cành sinh bào tử, có 2 lớp màng tế bào.
Bào tử non và trưởng thành đều chỉ có các vách
ngăn ngang (3 vách ngăn), không có vách ngăn
dọc. Bào tử trưởng thành có hình dạng cong do
tế bào thứ 3 phát triển to hơn các tế bào còn lại.
3.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Qua phân lập các lá bệnh, thu được 1
chủng nấm (kí hiệu Den3).
Bảng 3: Đặc điểm khuẩn lạc Den3 trên
môi trường PDA
Hình
dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh
Khuẩn lạc chủng Den3
trên môi trường PDA
Có dạng
tròn đồng
tâm
Đường kính
khuẩn lạc
đạt 7,4 cm
sau 10 ngày
nuôi cấy
Tạo sắc tố cam
ở cả mặt trên
và mặt đáy
của đĩa petri
Bông xốp, vùng trung tâm
màu xanh lục, vùng rìa
khuẩn lạc màu trắng. Trên
bề mặt khuẩn lạc hình thành
các hạt tròn màu xanh lục
sẫm (đường kính 1 - 2mm).
Đặc điểm của bào tử hình thành trên môi
trường PDA: Bào tử hình thành từ cành bào tử
phân sinh (hình thành trên sợi nấm). Bào tử
dạng hình trụ 2 đầu tù (giống quả dưa chuột),
đơn bào, không có vách ngăn, màu sắc trong.
(a) (b)
Hình 3. Bào tử vô tính Dend2 sinh ra trên
môi trường PDA (x100)
(a) Bào tử non mọc ra từ nách của cành
sinh bào tử
(b) Hình dạng bào tử trưởng thành
Định danh: Chủng Den2 được xác định là
Curvularia sp.
3.1.2. Bệnh đốm vòng (thán thư)
3.1.2.1. Triệu chứng bệnh
Ban đầu, trên lá xuất hiện các chấm nhỏ
màu nâu vàng, sau đó tiếp tục phát triển rộng
dần ra thành những đốm tròn có màu nâu đậm.
Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần
sang màu xám và xuất hiện những vân tròn
đồng tâm. Trên vết bệnh xuất hiện các chấm
nổi lên màu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Ranh giới
giữa vết bệnh và phần lá khỏe thường có màu
nâu sẫm đến đen. Lá héo và rụng nhanh chóng.
Hình 5. Bào tử Den3 hình thành trên môi
trường PDA (x100)
Định danh: Chủng Den3 được xác định là
Colletotrichum gloeosporioides.
3.1.3. Bệnh thối nâu
3.1.3.1. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên, trên lá xuất hiện những đốm nhỏ
sũng nước, tròn hoặc bầu dục, thường nằm
gần giữa lá. Khi bệnh tiến triển, màu các đốm
thay đổi từ nâu nhạt tới nâu hạt dẻ rất đậm.
Đốm lan rộng về mọi phía, cuối cùng làm thối
toàn bộ lá. Nếu đốm xuất hiện ở phần gốc lá
sẽ làm thối hỏng hệ mạch dẫn, làm lá héo và
rụng rất nhanh.
(a) (b) (c)
Hình 4. Triệu chứng bệnh đốm vòng (thán
thư) trên lan Dendrobium
(a) Vết bệnh xuất phát từ đỉnh lá với các
chấm nâu đen (đĩa bào tử) nổi lên giữa nền vết
bệnh màu xám
(b) Vết bệnh xuất phát từ mép lá với những
vân tròn rất rõ
(c) Lá bệnh héo khô nhanh chóng
(a) (b) (c)
Hình 6. Triệu chứng bệnh thối nâu trên
lan Dendrobium
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT22
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G (a) Vết bệnh xuất hiện trên lá non làm lá
héo vàng rất nhanh
(b) Vết bệnh trên lá già với màu nâu sậm
hơn
(c) Vết bệnh lan tới đỉnh sinh trưởng làm
thối cả ngọn
3.1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh Qua phân
lập các mẫu lá bệnh, thu được 1 chủng vi khuẩn
(kí hiệu Den4).
Bảng 4: Đặc điểm của khuẩn lạc vi khuẩn
Den4 trên môi trường King’s B (KbM)
Hình dạng Màu sắc
Khuẩn lạc vi khuẩn Den 4 trên
môi trường KbM sau 2 ngày
Tròn, lồi, nhầy,
bóng, mép
khuẩn lạc tròn
nhẵn
Khuẩn lạc có
màu vàng nhạt.
Ở trung tâm có
màu sậm hơn
so với rìa khuẩn
lạc.
Đặc điểm hình thái vi khuẩn Den4: Bằng
phương pháp nhuộm Gram và quan sát dưới
kính hiển vi quang học ở bội giác x100. Vi khuẩn
Den4 có những đặc điểm sau: Den4 là vi khuẩn
Gram âm (bắt màu hồng khi nhuộm Gram). Có
dạng hình que, nằm riêng lẽ hay dính nhau
thành từng cặp.
(a) (b)
Hình 8. Triệu chứng bệnh đốm vòng trên
lan Phalaenopsis
(a) Vết bệnh xuất phát từ mép lá
(b) Vết bệnh xuất phát từ đỉnh lá
3.2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh: Qua phân
lập các lá bệnh, thu được 1 chủng nấm sợi (kí
hiệu Pha1)
Bảng 5: Đặc điểm khuẩn lạc Pha1 trên môi
trường PDA
Hình dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh Khuẩn lạc chủng Pha 1 trên môi trường PDA
Tròn đồng tâm,
có những nếp
nhăn chạy dọc
từ tâm ra rìa
khuẩn lạc
Đường kính
đạt 7cm sau
1 tuần nuôi
cấy.
Khuẩn lạc có
màu trắng sữa.
Mặt đáy đĩa
petri có những
vân tròn xanh
lục xen kẽ
hồng nhạt
Màu trắng hồng, bông xốp.
Trên bề mặt khuẩn lạc hình
thành nhiều đốm đen kích
thước nhỏ, tập trung nhiều
nhất ở vùng trung tâm.
Đặc điểm bào tử Pha1 hình thành trên môi
trường PDA: Bào tử đơn bào, không có vách
ngăn, màu trong. Hình thoi, cong ở 2 đầu. Mọc
trên các cuống bào tử đính hình trụ đơn bào,
trong suốt.
Hình 7. Vi khuẩn Den4 chụp dưới hính hiển
vi quang học (x100)
Định danh: Chủng Den4 được xác định là
vi khuẩn Erwinia sp.
3.2. Các bệnh điều tra được trên giống lan
Phalaenopsis và nguyên nhân gây bệnh
3.2.1. Bệnh đốm vòng
3.2.1.1. Triệu chứng bệnh
Ban đầu, trên lá xuất hiện các chấm nhỏ
màu nâu, sau đó tiếp tục phát triển rộng dần
thành những đốm lớn màu nâu đen. Sau một
thời gian, trung tâm vết bệnh chuyển dần sang
màu vàng xám. Tại vết bệnh hình thành những
vân tròn đồng tâm nhăn nheo. Ranh giới giữa
vết bệnh và phần lá còn lại thường có màu đen,
xung quanh viền đen là phần lá bị héo vàng,
tiếp đến phần lá khỏe màu xanh.
Hình 9. Bào tử Pha1 hình thành trên môi
trường PDA (x100)
Định danh: Chủng Pha1 được xác định
là Colletotrichum graminicola (Colletotrichum
cereale)
3.2.2. Bệnh héo Fusarium
3.2.2.1. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên, trên lá xuất hiện các triệu chứng
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 23
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19
(a) (b) (c)
Hình 10. Triệu chứng bệnh héo Fusarium
trên lan Phalaenopsis
(a) Triệu chứng bệnh ban đầu (b) Toàn bộ
lá bị héo vàng (c) Lá xoắn lại và rất dễ rụng (lá
phía dưới), lá phía trên bắt đầu xuất hiện những
triệu chứng bệnh.
3.2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh : Qua phân
lập các lá bệnh, thu được 1 chủng nấm sợi (kí
hiệu Pha2)
Bảng 6: Đặc điểm của khuẩn lạc Pha2 trên
môi trường PDA
Hình dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh Khuẩn lạc chủng Pha 2 trên môi trường PDA
Tròn đồng tâm,
phân thành 3 tầng.
Ở trung tâm, các sợi
nấm khí sinh mọc
cao nhất, thấp nhất
là vùng rìa khuẩn lạc.
Đường kính
khuẩn lạc đạt
5,2cm sau 1
tuần nuôi cấy.
Chất hòa tan
tạo nên màu
vàng sậm ở
đáy đĩa petri
Hệ sợi khí sinh
phát triển mạnh
có màu trắng và
vàng nhạt
Đặc điểm của bào tử Pha2 trên môi trường
PDA: Quan sát dưới kính hiển vi quang học, phát
hiện được 2 loại bào tử: Các bào tử lớn có màu
trong, dạng hình thoi với 2 đầu cong (1 đầu ít
cong và 1 đầu cong nhiều hơn). Bào tử có 3 vách
ngăn ngang. Các bào tử nhỏ có màu trong, dạng
hình thoi tròn 2 đầu, không có vách ngăn ngang.
(a) (b)
Hình 12. Triệu chứng bệnh đốm vàng lá
trên lan Phalaenopsis
(a) Triệu chứng bệnh ban đầu
(b) Đốm hóa nâu đen ở chính giữa
3.2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh: Phân lập
các lá bệnh, thu được 1 chủng nấm sợi (kí hiệu
Pha3)
Bảng 7: Đặc điểm khuẩn lạc Pha3 trên môi
trường PDA
Hình dạng Kích thước Màu sắc Hệ sợi khí sinh
Khuẩn lạc chủng Pha 3
trên môi trường PDA
Tròn không
đều
Đường kính
đạt 8,2 cm
sau 1 tuần
nuôi cấy
Khuẩn lạc
có màu
trắng, mặt
dưới đĩa
petri màu
trắng sữa
Màu trắng,
ngắn
Đặc điểm của bào tử Pha3 sinh ra trên môi
trường PDA: Bào tử trong suốt, hình trụ hơi bo
tròn ở 2 đầu. Chiều dài gấp đôi chiều ngang.
Bào tử đơn bào, có 1 nhân màu sậm. Được giải
phóng ra từ các bọc bào tử.
héo, lá mất đi độ dày vốn có, trở nên mỏng,
nhăn nheo, chuyển dần từ màu xanh sang vàng
nhạt. Cuối cùng, lá héo hoàn toàn, có màu vàng
sậm, xoắn lại và rụng. Bệnh thường xảy ra trước
tiên với các lá già ở phía dưới rồi lan dần đến
các lá phía trên.
3.2.3. Bệnh đốm vàng lá
3.2.3.1. Triệu chứng bệnh
Ban đầu trên lá xuất hiện các chấm nhỏ
màu vàng, lan rộng dần ra theo hình tròn hoặc
hình không đều. Các chấm này lõm xuống so
với bề mặt lá. Sau một thời gian, chính giữa
đốm bệnh khô lại và chuyển sang màu nâu đen.
Hình 11. Bào tử chủng nấm Pha2 trên môi
trường PDA (x100)
Định loại: Chủng Pha2 được xác định là
Fusarium sp.
Hình13. Bào tử Pha3 trên môi trường PDA
(x100)
Định danh: Chủng Pha3 được xác định là
Collectotrichum sp.
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT24
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
Hình 14. Triệu chứng bệnh thối mềm trên
lan Phalaenopsis
3.2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh: Qua phân
lập các mẫu lá bệnh, thu được 1 chủng vi khuẩn
(kí hiệu Pha4).
Đặc điểm của khuẩn lạc vi khuẩn Pha4 trên
môi trường King’s B (KbM): Hình dạng, có dạng
hình tròn, lồi, nhầy, bóng, mép khuẩn lạc tròn
nhẵn. Màu sắc: khuẩn lạc có màu vàng nhạt.
Ở trung tâm có màu sậm hơn so với ngoài rìa.
Đặc điểm hình thái vi khuẩn Pha4: Bằng
phương pháp nhuộm Gram và quan sát dưới
kính hiển vi quang học ở bội giác x100. Vi khuẩn
Pha4 có những đặc điểm sau: Pha4 là vi khuẩn
Gram âm (bắt màu hồng khi nhuộm Gram). Có
dạng hình que, nằm riêng lẽ hay dính nhau
thành từng cặp.
Định danh: Chủng Pha4 được xác định là
Erwinia sp.
Kết luận
Bệnh do vi khuẩn và nấm trên hai giống
phong lan Dendrobium và Phalaenopsis diễn
ra liên tục trong năm nhưng ở mức độ khác
nhau. Trên hai giống lan Dendrobium và
Phalaenopsis đã phân lập được 6 chủng nấm
(Alternaria sp., Curvularia sp., Collectotrichum
sp., Colletotrichum graminicola (Colletotrichum
cereale), Colletotrichum gloeosporioides,
Fusarium sp.) và 1 chủng vi khuẩn (Erwinia sp.)
gây nên 7 bệnh khác nhau.Vi khuẩn Erwinia
sp. là nguyên nhân gây ra bệnh thối trên cả
hai giống lan Dendrobium và Phalaenopsis. Chi
nấm Collectotrichum là nguyên nhân chính của
bệnh đốm lá trên hai giống lan Dendrobium
và Phalaenopsis với 3 bệnh gây ra bởi 3 loài
khác nhau. Bệnh gây hại lớn nhất trên lan
Dendrobium là bệnh cháy đen đầu lá do nấm
Alternaria sp. và Curvularia sp. gây nên. Bệnh
gây hại lớn nhất trên lan Phalaenopsis là bệnh
héo Fusarium do nấm Fusarium sp. gây nên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. James H. Blake, Meg Williamson, Kathy Ellingson
(2006), Index of Plant Diseases in South Carolina, Clemson
Extension.
2. J. Duff (2002), Orchid Diseases in the Northern Territory,
Department of Resources - Primary Industry, Northern Territory.
3. J.S. Hu, S. Ferreira, M. Wang (1993), “Detection of
Cymbidium Mosaic Virus, Odontoglossum Ringspot Virus,
Tomato Spotted Wilt Virus, and Potyvirus Infexting Orchids in
Hawaii”, Plant Disease, Vol (77), 464 - 468.
4. Z. Latiffah, M.Z. Nur Hayati, S. Baharuddin and Z.
Maziah (2009), “Indentification and Pathogenicity of Fusarium
Species Associated with Root Rot and Stem Rot of Dendrobium”,
Asian Journal of Plant Pathology, Vol (1), 14 - 21.
5. John W. Miller (1990), “Bacterial Brown Spot of Orchid
causes by Pseudomonas cattleyae”, Plant Pathology Circular,
No. 330.
6. S. Tanaka, H. Nishii, S. Ito, and M. Kameya-Iwaki
(1997), “Detection of Cymbidium Mosaic Potexvirus and
Odontoglossum Ringspot Tobamovirus from Thai Orchids
by Rapid Immunofilter Paper Assay”, Plant Disease, Vol (81),
167 - 170.
7. J.Y. Uchida and M. Aragaki (1991), “Phytophthora
Diseases of Orchids in Hawaii”, Research extension series, Vol
(129).
8. J. Y. Uchida and M. Aragaki (1991), “Fungal diseases
of Dendrobium flowers”, Research extension series, Vol (133).
9. Janice Uchida (1995), “Bacterial diseases of
Dendrobium”, Research extension series, Vol (158).
3.2.4. Bệnh thối mềm
3.2.4.1. Triệu chứng bệnh
Đầu tiên, trên lá xuất hiện các vết tròn
hoặc hình dạng không cố định màu xanh nhạt,
trong. Các vết này lan rất nhanh, vùng bị bệnh
úa mềm, sũng nước và có mùi hôi. Nếu vết bệnh
xuất phát gần gốc lá, nó có thể làm thối phần
gốc lá, gây rụng sớm. Nếu xuất phát từ đỉnh lá,
nó sẽ làm thối toàn bộ lá.
Hình 15. Khuẩn lạc vi khuẩn Pha4 trên môi
trường King’s B (KbM)
Hình 16. Vi khuẩn Pha4 dưới kính hiển vi
quang học (x100)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31_6798_2207537.pdf