Tài liệu Phân lập flavonoid từ phân đoạn có tính chống oxy hóa của cây viễn chí lá nhỏ (polygala paniculata l.): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 6
PHÂN LẬP FLAVONOID TỪ PHÂN ĐOẠN CÓ TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA CÂY VIỄN CHÍ LÁ NHỎ (POLYGALA PANICULATA L.)
Lê Văn Huấn*, Nguyễn Thùy Dung**, Bùi Thế Vinh**, Trần Công Luận**
TÓM TẮT
Mở đầu: Viễn chí lá nhỏ (VCLN) (Polygala paniculata) được xếp vào nhóm thuốc an thần trong danh
mục các dược liệu được Bộ Y tế công nhận chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh (Thông tư ban
hành ngày 29/04/2010). Dân gian dùng rễ làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi; nước sắc dùng chữa
chứng đầy hơi, sổ mũi, hen suyễn.... Dịch chiết từ P. paniculata đã được chứng minh hoạt tính kháng
khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chống khối u
Mục tiêu: Đề tài nhằm đánh giá sơ bộ về tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn từ phần trên mặt
đất của VCLN và phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn có tác dụng chống oxy hóa mạnh để sử dụng
cho những nghiên cứu tiếp theo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập flavonoid từ phân đoạn có tính chống oxy hóa của cây viễn chí lá nhỏ (polygala paniculata l.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 6
PHÂN LẬP FLAVONOID TỪ PHÂN ĐOẠN CÓ TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA CÂY VIỄN CHÍ LÁ NHỎ (POLYGALA PANICULATA L.)
Lê Văn Huấn*, Nguyễn Thùy Dung**, Bùi Thế Vinh**, Trần Công Luận**
TÓM TẮT
Mở đầu: Viễn chí lá nhỏ (VCLN) (Polygala paniculata) được xếp vào nhóm thuốc an thần trong danh
mục các dược liệu được Bộ Y tế công nhận chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh (Thông tư ban
hành ngày 29/04/2010). Dân gian dùng rễ làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi; nước sắc dùng chữa
chứng đầy hơi, sổ mũi, hen suyễn.... Dịch chiết từ P. paniculata đã được chứng minh hoạt tính kháng
khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chống khối u
Mục tiêu: Đề tài nhằm đánh giá sơ bộ về tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn từ phần trên mặt
đất của VCLN và phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn có tác dụng chống oxy hóa mạnh để sử dụng
cho những nghiên cứu tiếp theo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nguyên liệu là phần trên mặt đất của VCLN (Polygala
paniculata L.) được thu hái ở Lâm Hà-Lâm Đồng, phơi khô, xay bột thô, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Bột
VCLN được chiết ngấm kiệt với methanol, sau đó lắc phân bố với ether dầu hỏa, ethyl acetat, n-butanol, cô
thu hồi dung môi thu được các cao tương ứng. Các cao này được dùng để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
bằng thử nghiệm quét gốc tự do DPPH. Phân đoạn có tác dụng chống oxy hóa mạnh sẽ được phân tách
bằng các kỹ thuật sắc ký cột. Sau khi kiểm tra độ tinh khiết, các chất phân lập được sẽ được xác định cấu
trúc bằng phổ MS và NMR.
Kết quả: Đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn ether dầu hỏa, ethyl acetat, n-
butanol và cao nước đều cho thấy hoạt tính chống oxy hóa. Từ cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính chống oxy
hóa mạnh nhất đã phân lập và xác định cấu trúc được 1 hợp chất F (52 mg) là ombuosid (4ʹ,7-di-O-
methylquercetin-3-O-rutinosid).
Kết luận: Phân đoạn ethyl acetat đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh bằng thử
nghiệm quét gốc tự do DPPH. Từ 90 g cao ethyl acetat đã phân lập được 1 hợp chất F. Bằng các kỹ thuật
phổ học đã xác định cấu trúc hóa học là 4ʹ,7-di-O-methylquercetin-3-O-rutinosid (ombousid), đây là lần
đầu tiên hợp chất F được công bố phân lập từ VCLN thu hái ở Lâm Đồng.
Từ khóa: Polygala paniculata L., Viễn chí lá nhỏ, ombuosid, chống oxy hóa.
ABSTRACT
BIO-GUIDED ISOLATION FLAVONOID FROM ANTIOXIDANT EXTRACTS
OF POLYGALA PANICULATA L.
Le Van Huan, Nguyen Thuy Dung, Bui The Vinh, Tran Cong Luan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 06 – 11
Background: In Viet Nam, Polygala paniculata L. is a popular medicinal herb used for preparing
traditional ointment for the treatment of rheumatism, aches, runny nose, cough, asthma... or for intestinal
support. Extracts from this medicinal plant were demonstrated effectively on treatment of antibacteria, anti-
virus, anti-tumor.
*Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Văn Huấn ĐT: 0934126086 Email: lvhuan@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 7
Objective: The aim of this study is to preliminarily investigate the antioxidant activities of fractions
from the aerial parts of P. paniculata and to isolate of the potential compounds from the active fractions for
further studies.
Materials and Methods: The aerial parts of of Polygala paniculata were collected in Lam Dong
province (October, 2015), dried and ground to coarse powders, macerated with methanol, partitioned with
increasing polar solvents (petroleum ether, ethyl acetate and n-butanol) to yield 4 fractions, respectively.
Antioxidant activity survey of extracts was obtained by radical scavenging DPPH method, isolation of the
compounds from the highest activity extract was carried out by VLC, conventional column chromatography.
The structures of these compounds were identified by MS and NMR spectral data.
Results: This study found out that all of extracts of the aerial parts of P. paniculata exhibited
antioxidant activity. Among them, EtOAc fraction possessed the highest level of activity. From ethyl acetate
fraction, 1 compound named F (52 mg) was isolated and determined as 4ʹ,7-di-O-methylquercetin-3-O-
rutinoside (ombuoside).
Conclusion: The highest antioxidant fraction was identified as ethyl acetate by radical scavenging
DPPH method. From ethyl acetate fraction, 1 pure compound was isolated, then its structure was
determined as 4ʹ,7-di-O-methylquercetin-3-O-rutinoside (ombuoside) according to MS and NMR spectral
data. This is the first time ombouside is reported as the constituent of P. paniculata collected in Lam Dong.
Key words: Polygala paniculata L., ombuoside, antioxidant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo kinh nghiệm dân gian, Viễn chí lá
nhỏ được dùng làm thuốc xoa bóp chữa tê
thấp, nhức mỏi; nước sắc dùng chữa chứng
đầy hơi, sổ mũi; nước hãm của VCLN chữa
ho, hen suyễn và phối hợp trong một bài
thuốc chữa tiêu chảy(8). Trên thế giới, các
nghiên cứu về hoá thực vật cho thấy VCLN
chứa các hợp chất như lignan, flavonoid,
saponin, xanthon, coumarin(1,2); nhiều công
trình nghiên cứu về dược lý cũng đã xác
định hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh, bảo
vệ dạ dày, khả năng giảm đau bởi cơ chế ức
chế các thụ thể cảm nhận đau(3,7). Những đặc
tính trên cho thấy Viễn chí lá nhỏ là dược
liệu quý, có nhiều hoạt tính sinh học và thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Do đó, ở nước ta, việc nghiên cứu hóa học
và đặc biệt là hoạt tính sinh học của loài này
là rất cần thiết, định hướng cho những
nghiên cứu ứng dụng sâu hơn, nâng cao giá
trị khoa học và sử dụng phổ biến hơn trong
ngành dược đối với loại dược liệu này.
NGUYÊN LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cây VCLN được nhóm điều tra thuộc
Trung tâm Sâm và Dược liệu thu hái tại vùng
rừng thuộc huyện Lâm Hà-Lâm Đồng. Mẫu
được định danh và lưu tại bộ môn Dược Liệu,
khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phần trên mặt đất của VCLN được phơi khô,
xay thành bột thô, bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Phương pháp nghiên cứu
Chiết xuất
Bột nguyên liệu được chiết ngấm kiệt bằng
methanol, thu được dịch chiết. Cô giảm áp
dịch chiết đến dạng cao sệt thu được cao
methanol thô. Cao methanol thô được hòa với
nước rồi lắc phân bố với các dung môi ether
dầu hỏa (PE), ethyl acetat (EA), n-butanol (n-
Bu) và cô riêng biệt để thu được các phân
đoạn cao tương ứng.
Phương pháp xác định khả năng dập tắt gốc
tự do (thử nghiệm DPPH)
Mẫu nghiên cứu có tác dụng chống oxy
hóa sẽ làm giảm màu của DPPH. 1 ml mẫu thử
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 8
ở các nồng độ khác nhau cho phản ứng với
đồng lượng dung dịch DPPH 0,6 mM trong
methanol. Hỗn hợp sau khi pha để trong tối, ở
nhiệt độ phòng trong 30 phút. Đo quang ở
bước sóng λ = 517 nm(4). Acid ascorbic (Merck,
Garmany) được dùng làm chất đối chiếu.
Phần trăm (%) hoạt tính chống oxi hóa
(HTCO) được tính theo công thức:
100
)(
(%)
ODc
ODtODc
HTCO
ODc: Mật độ quang của dung dịch DPPH và MeOH.
ODt: Mật độ quang của DPPH và mẫu thử.
Cách tính IC50: Từ HTCO (%) và nồng độ
mẫu khảo sát, vẽ đồ thị tương quan bằng phần
mềm Microsoft- Excel 2007. Từ đồ thị biểu thị
hoạt tính quét gốc tự do DPPH của chất đang
khảo sát, xác định phương trình hồi quy tuyến
tính dạng y = ax + b, thay y = 50 suy ra giá trị
nồng độ mẫu x của chất đang khảo sát. Giá trị
IC50 càng thấp tương ứng với HTCO càng cao
và ngược lại.
Phân lập và xác định cấu trúc
Phân lập các hợp chất bằng kĩ thuật sắc ký
cột chân không, sắc ký cột cổ điển, và phương
pháp kết tinh lại.
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản
mỏng tráng sẵn silica gel 60 F254 (Merck), hệ
dung môi khai triển ethyl acetat - methanol-
nước (100:17:13, v/v/v). Silica gel (63-200
μm) (Merck) được dùng trong sắc ký cột.
Phổ 1H-NMR, 13C-NMR được đo trên máy
Bruker AM500 FT-NMR và JEOL JNM GX-400,
dung môi đo DMSO (Dimethyl sulfoxid).
KẾT QUẢ
Chiết xuất
Từ 6 kg bột VCLN, đã thu được khoảng
36 lít dịch chiết. Sau khi cô giảm áp, thu
được 1650 g cao MeOH. Hòa nước vào cao
MeOH (1:1), lắc phân bố với các dung môi
ether dầu hỏa (PE), ethyl acetat (EA), n-
butanol (n-Bu), cô giảm áp riêng biệt, thu
được 95,92 g cao ether dầu hỏa (5,81%);
221,58 g cao ethyl acetat (13,43%); 174,74 g
cao n-butanol (10,59%) và 124,14 g cao nước
(7,52%). Các phân đoạn cao này được tiến hành
thử hoạt tính chống oxy hóa.
Tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn
cao từ phần trên mặt đất của VCLN
5 cao gồm cao cồn, cao ether, cao ethyl
acetat, cao n-butanol và cao nước là mẫu thử
để thử tác dụng chống oxy hóa với thuốc thử
DPPH tại nồng độ đã được tính toán.
Trong thử nghiệm DPPH, các mẫu thử tác
dụng với DPPH làm giảm màu chứng tỏ trong
các cao phân đoạn của Viễn chí lá nhỏ có chứa
các nhóm hợp chất chống oxy hóa.
Dựa vào giá trị IC50 trong thử nghiệm DPPH
cho thấy cao ethyl acetat có hoạt tính chống oxy
hóa mạnh nhất, tiếp đến là cao n-butanol.
Hình 1: Giá trị IC50 về hoạt tính quét gốc tự do
DPPH của các cao chiết
Phân lập các hợp chất từ phân đoạn cao
ethyl acetat
Dựa trên kết quả thử nghiệm hoạt tính
chống oxy hóa, cao ethyl acetat tiếp tục được
nghiên cứu để phân lập chất. 90 g cao phân đoạn
ethyl acetat phân tách bằng sắc ký cột trên silica
gel với hệ dung môi rửa giải có độ phân cực tăng
dần DCM-MeOH (9:1 4:6), thu được 8 phân
đoạn (EA1 EA8). Từ 5 g cao của phân đoạn
EA7 phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel pha
thuận với hệ dung môi có độ phân cực khác
nhau EA-MeOH (9:1 6:4), đã phân lập được 1
hợp chất, kí hiệu: chất F (52 mg).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 9
Sơ đồ 1: Sơ đồ phân lập các chất từ cao ethyl acetat bằng sắc ký cột.
Hợp chất F
Bảng 1: Thông số phổ 1H-NMR (400 MHz, DMS O) và 13C-NMR (125 MHz, DMSO) của chất F đối
chiếu với ombuosid(5)
Chất F Ombuosid(5)
C δC δH, m, (J, Hz) δC δH, m, (J, Hz)
2 150,57 156,69
3 133,81 133,80
4 177,56 177,52
5 160,90 160,86
6 98,08 6,37 d (1H; 2,0) 97,91 6,37 d (1H; 2,0)
4’-OMe 55,63 3,86 s (3H) 55,61
7-OMe 56,10 3,86 s (3H) 56,06
7 165,17 165,13
8 92,29 6,69 s (1H) 92,23 6,69 d (1H; 2,0)
9 156,74 156,39
10 105,04 104,99
1’
1
122,42 122,41
2’ 111,35 7,54 s (1H) 115,78 7,55 d (1H; 2,0)
3’ 145,88 145,84
4’ 156,44 150,12
5’ 115,78 7,04 d (1H; 8,4) 111,34 7,05 d (1H; 8,5)
6’ 121,55 7,73 d (2H; 8,8) 121,50 7,74 dd (2H; 8,5; 2,0)
1” 100,80 5,39 d (1H; 6,4) 101,15 5,40 d (1H; 7,5)
2” 74,06 3,25 s (1H) 74,03 3,24 s (1H)
3” 76,39 76,37 3,24 s (1H)
4” 69,85 3,16 s (1H) 69,84 3,11 s (1H)
5” 75,84 3,27 s (1H) 75,82 3,27 s (1H)
6” 66,89 3,33 s (1H) 66,85 3,34 s (1H)
1’’’ 100,80 4,39 d (1H; 1,0) 100,74 4,40 d (1H; 1,0)
2’’’ 70,38 3,39 s (1H) 70,33 3,42 s (1H)
3’’’ 70,60 3,28 s (1H) 70,57 3,30 s (1H)
4’’’ 71,80 3,08 s (1H) 71,79 3,09 s (1H)
5’’’ 68,23 3,266 s (1H) 68,20 3,28 s (1H)
6’’’ 17,74 0,97 d (3H; 6,0) 17,67 0,98 d (3H; 6,5)
Silica gel
Sắc ký cột VLC
Cao ethyl acetat (90 g)
8 phân đoạn
Phân đoạn EA1 Phân đoạn EA7 Phân đoạn EA8
F (52 mg)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 10
Hình 2: Cấu trúc hóa học của ombuosid.
F là chất rắn vô định hình màu vàng, tan
trong methanol, ethyl acetat. SKLM bằng hệ
dung môi EtOAc-MeOH-H2O (100:17:13) cho vết
tắt quang ở UV 254 nm, phát hiện bằng thuốc
thử FeCl3 10% (TT) xuất hiện vết màu xanh rêu
nhạt với Rf = 0,31. Sau kiểm tra đạt độ tinh khiết
bằng SKLM với 3 hệ dung môi có độ phân cực
và bản chất khác nhau, F được gửi đo phổ NMR
và xác định cấu trúc.
Phổ 1H-NMR của chất F xuất hiện các tín
hiệu của proton vòng thơm tại δH (ppm): 6,37 (1H;
d; J = 2,0 Hz; H-6); 6,69 (1H; d; J = 2,0 Hz; H-8);
7,54 (1H; d; J = 2,0 Hz; H-2’); 7,04 (1H; d; J = 8,4
Hz; H-5’); 7,73 (2H; d; J = 8,8 Hz; H-6’). Sự xuất
hiện tín hiệu của 2 đơn vị đường cũng được
khẳng định bởi 2 tín hiệu proton anomer tại δH
(ppm): 5,39 (1H; d; J = 6,4 Hz; H-1’’) và 4,39 (1H; d;
J = 1,0 Hz; H-1’’’). Căn cứ giá trị hằng số ghép (J)
của các proton anomer và sự xuất hiện tín hiệu
của 1 nhóm oxymethylen và một nhóm methyl
lần lượt tại 3,33 (1H; s; H-6”) và 0,97 (3H; d; J = 6,0
Hz; H-6’’’) cho phép dự đoán sự xuất hiện 1
phân tử đường β – D – glucopyranose và một
đường α – L – rhamnose.
Phổ 13C-NMR của chất F xuất hiện 29 tín
hiệu, tương ứng với 29 carbon bao gồm 15
carbon methin, 1 carbon methylen, 3 carbon
methyl và 10 carbon bậc 4.
Kết quả đối chiếu phổ NMR chất F với chất
dự đoán đã được công bố phổ NMR theo tài liệu
tham khảo(5,6), chất F được nhận định là
ombuosid (C29H34O16): 4ʹ,7-di-O-methylquercetin-
3-O-rutinosid.
Hoạt tính chống oxy hoá của hợp chất phân
lập được
Hợp chất ombuosid phân lập được từ cao
ethyl acetat được đánh giá hoạt tính chống oxy
hóa bằng phương pháp quét gốc tự do DPPH.
Hình 3: Giá trị IC50 về hoạt tính quét gốc tự do
DPPH của ombuosid so với Vitamin C.
Ombuosid thể hiện hoạt tính đánh bắt gốc tự do
DPPH, với IC50 là 167,31 g/ml.
BÀN LUẬN
Đề tài đã sơ bộ đánh giá hoạt tính chống oxy
hóa các cao phân đoạn và chất tinh khiết sau khi
phân lập của phần trên mặt đất VCLN bằng
phương pháp quét gốc tự do DPPH. Phương
pháp này cho phép thăm dò tác dụng chống oxy
hóa của mẫu nghiên cứu bước đầu một cách
nhanh chóng.
Từ cao ethyl acetat của phần trên mặt đất
Viễn chí lá nhỏ, sử dụng kỹ thuật sắc ký cột trên
silica gel với hệ dung môi rửa giải có độ phân
cực tăng dần, kết hợp với các kỹ thuật phổ, đề tài
đã phân lập và xác định được cấu trúc của 1 hợp
chất ombuosid. Ombuosid là 1 dẫn xuất
dimethoxyrutin của rutin, thể hiện hoạt tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 11
đánh bắt gốc tự do DPPH nhưng thấp hơn so với
cao ethyl acetat và vitamin C, tuy hoạt tính của
nó không cao nhưng điều đó cũng góp một phần
trong vai trò định hướng đáp ứng chống oxy hóa
của phân đoạn ethyl acetat nói riêng và phần
trên mặt đất của cây VCLN nói chung.
KẾT LUẬN
Từ cao ethyl acetat có hoạt tính chống oxy
hóa, sử dụng kỹ thuật sắc ký cột pha thuận, kết
hợp các kỹ thuật phổ học, đề tài đã phân lập và
xác định được cấu trúc của 1 hợp chất: 4ʹ,7-di-O-
methylquercetin-3-O-rutinosid (ombuosid), đây
là lần đầu tiên hợp chất ombuosid được công bố
phân lập từ cây VCLN (Polygala paniculata L.) thu
hái ở Lâm Đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Da Rocha Lapa F, Setim Freitas C, Hatsuko Baggio C, et al.
(2007). Gastroprotective activity of the hydroalcoholic extract
obtained from Polygala paniculata L. in rats. Journal of Pharmacy
and Pharmacology, 59: pp.1413 – 1419.
2. Da R Lapa F, Gadotti VM, et al. (2009). Antinociceptive
Properties of the Hydroalcoholic Extract and the Flavonoid
Rutin Obtained from Polygala paniculata L. in Mic. Nordic
Pharmacological Society. Basic & Clinical Pharmacology &
Toxicology, 104: pp.306 – 315.
3. Farina M, Franco JL, Ribas CM, et al. (2005). Protective effects of
Polygala paniculata extract against methylmercury-induced
neurotoxicity in mice. J Pharm Pharmacol, 57: pp.1503-1508.
4. Nguyễn Thị Thu Hương (2010). Nghiên cứu tác dụng
chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan của nấm Linh chi đỏ
Ganoderma lucidum. Chuyên đề Dược, Y học TP. Hồ Chí
Minh, phụ bản 14(2): tr.131-132.
5. Phạm Thanh Kỳ, Thân Thị Kiều My, Phan Văn Kiệm
(2010). Phân lập và xác định cấu trúc rutin và ombuosid từ
cây Giảo cổ lam. Tạp chí Dược liệu, 15(3): tr.168 -171.
6. Rao MS, Raman NV (2003). A novel flavonoid from Polygala
chinensis. Biochemical Systematics and Ecology, 32: pp.447 – 448.
7. Tsimogiannis DI, Oreopoulou V (2006). The contribution of
flavonoid C-ring on the DPPH free radical scavenging
efficiency. A kinetic approach for the 3′,4′-hydroxy
substituted members. Innovative Food Science & Emerging
Technologies, 7: pp.140 – 146.
8. Wang BS, Li BS, Zeng QX, Liu HX (2008). Antioxidant and
free radical scavenging activities of pigments extracted
from molasses alcohol wastewater. Food Chemistry, 107(3):
pp.1198–1204.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_lap_flavonoid_tu_phan_doan_co_tinh_chong_oxy_hoa_cua_ca.pdf