Tài liệu Phần II: Kiểm định môi trường (Environmental Inspection): Phần II: Kiểm định môi trường
(Environmental Inspection)
STT Nội dung
1 Khái niệm KĐMT
2 Mục tiệu của KĐMT
3 Đối tượng cần KĐMT
4 Các công đoạn trong KĐMT
5 Các phương pháp và thiết bị trong KĐMT
6 Thông tin trong kiểm định môi trường
7 Kiểm định nước thải, nước mặt
8 Kiểm định chất thải rắn
9 Kiểm định khí thải
Khái niệm về kiểm định môi trường
• Kiểm định là hoạt động kỹ thuật được thực hiện theo
một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự
phù hợp (hay mức độ đáp ứng đầy đủ) của đối tượng
kiểm định với các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm
quyền đặt ra (quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy định).
• Kiểm định môi trường trong công tác Cảnh sát là hoạt
động kiểm định phục vụ công tác phát hiện, phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường.
Quan trắc hay phân tích môi
trường trong nghiên cứu
• PP phân tích hay đo đạc: có
thể không cần do cơ quan
thẩm quyền quy định
• Loại và số lượng thông số
môi trường thường nhiều
hơn
Kiểm ...
62 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phần II: Kiểm định môi trường (Environmental Inspection), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II: Kiểm định môi trường
(Environmental Inspection)
STT Nội dung
1 Khái niệm KĐMT
2 Mục tiệu của KĐMT
3 Đối tượng cần KĐMT
4 Các công đoạn trong KĐMT
5 Các phương pháp và thiết bị trong KĐMT
6 Thông tin trong kiểm định môi trường
7 Kiểm định nước thải, nước mặt
8 Kiểm định chất thải rắn
9 Kiểm định khí thải
Khái niệm về kiểm định môi trường
• Kiểm định là hoạt động kỹ thuật được thực hiện theo
một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự
phù hợp (hay mức độ đáp ứng đầy đủ) của đối tượng
kiểm định với các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm
quyền đặt ra (quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy định).
• Kiểm định môi trường trong công tác Cảnh sát là hoạt
động kiểm định phục vụ công tác phát hiện, phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường.
Quan trắc hay phân tích môi
trường trong nghiên cứu
• PP phân tích hay đo đạc: có
thể không cần do cơ quan
thẩm quyền quy định
• Loại và số lượng thông số
môi trường thường nhiều
hơn
Kiểm định môi trường
• PP phân tích hay đo đạc các
thông số môi trường phải là
những pp tiêu chuẩn được
cơ quan chức năng có thẩm
quyền công nhận
• Loại và số lượng thông số
môi trường kiểm định
thường ít hơn (quy định
trong các QCMT, TCMT)
Mục tiêu kiểm định môi trường
• Xác định có hay không sự vượt quá “giá trị giới hạn cho phép”
• Xác định được mức độ vượt ngưỡng cho phép đối với những
thông số môi trường không đạt quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn.
• Xác định rõ nguồn phát sinh chất ô nhiễm môi trường (trong
một số trường hợp).
Có 3 hình thức kiểm định:
Kiểm định đột xuất
Kiểm định định kỳ
Kiểm định theo yêu cầu (Khi cơ sở cần các thông tin xác nhận về xả
thải thì khâu kiểm định có thể được xem như là một cách đánh giá chính
xác, thông tin này được các cơ quan khác tin tưởng và chấp nhận)
Đối tượng cần kiểm định môi trường
Các thành phần, yếu tố môi trường có thể bị ảnh bởi các
hoạt động của con người
Các thông số môi trường cần kiểm định
– Các thông số hóa lý cơ bản:
– Các kim loại độc hại:
– Một số phi kim và ion độc hại:
– Các chất hữu cơ độc hại, dầu mỡ: (gần 100 chất độc hại).
– Các hóa chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, kháng sinh, tăng
trưởng, diệt cỏ, trừ nấm)
– Các chất hoạt động bề mặt
– Một số vi sinh vật(Coliforms, E. coli).
– Các chất khí, hơi và bụi độc hại:
– Cường độ bức xạ, tiếng ồn, độ rung:
Các công đoạn trong kiểm định môi trường
• Lập kế
hoạch
• Công tác
chuẩn bị
Công đoạn 1
• Hoạt động
ngoài hiện
trường
• Thu mẫu
vật
Công đoạn 2 • Hoạt động
trong
phòng thí
nghiệm
Công đoạn 3
• Phân tích
kết quả,
viết báo
cáo
Công đoạn 4
Công đoạn 1: Lập kế hoạch và công tác chuẩn bị
• Mục tiêu:
• Xác định đối tượng kiểm định
• Xác định các thông số cần kiểm định
• Xác định kinh phí cho hoạt động kiểm định
Xác định đối tượng cần kiểm định môi trường
• Chủ nguồn thải gây ô nhiễm là cá nhân hay tổ chức nào.
• Lĩnh vực hoạt động, sản xuất của cơ sở.
• Các loại phát thải trong quá trình hoạt động, sản xuất.
• Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
• Những vị trí xả thải và ảnh hưởng của chất thải đối với môi
trường xung quanh.
• Những thông tin khác đã có về mức độ ô nhiễm và tác nhân
gây ô nhiễm môi trường ở địa điểm thu mẫu.
Xác định các thông số môi trường cần kiểm định
• Xác định các thông số đo tại hiện trường, các thông số cần phân
tích trong phòng thí nghiệm
• Xác định phương án đo kiểm và thu mẫu bao gồm vị trí đo kiểm,
điểm thu mẫu, số lượng mẫu cần thu, phương pháp thu mẫu,
thời gian thu mẫu.
• Xác định thể tích hoặc khối lượng của các mẫu, loại dụng cụ
chứa mẫu, phương thức và loại hóa chất bảo quản, phương
thức vận chuyển, thời gian lưu mẫu trước
• Dự kiến các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động (như thu mẫu
ở hố sâu, nơi có khí độc, chất thải nguy hại, chất phóng xạ)
• Xác định nhân lực
Xác định kinh phí cho hoạt động kiểm định
• Lập dự toán kinh phí phân tích mẫu theo các thông số đã chọn
và các kinh phí liên quan đến thu, bảo quản và vận chuyển
mẫu, kinh phí liên quan đến hiệu chuẩn thiết bị đo kiểm. Xác
định rõ nguồn kinh phí này.
• Xác định các phương tiện hỗ trợ: Máy ảnh, camera, phương
tiện thông tin liên lạc
• Dự kiến thời gian và nhân lực thực hiện phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm
Công đoạn 2: Hoạt động ngoài hiện trường
• Đo kiểm các thông số môi trường
• Thu và bảo quản mẫu
• Ghi chép những thông tin bên lề
Công đoạn 3: Hoạt động trong phòng thí nghiệm
• Chuẩn bị và hiệu chỉnh các máy đo kiểm để đi hiện trường,
các dung dịch chuẩn để hiệu chỉnh thiết bị đo, chuẩn bị các
mẫu QC thiết bị.
• Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, hóa chất để thu, bảo quản
và vận chuyển mẫu môi trường (vệ sinh dụng cụ chứa mẫu,
pha hóa chất bảo quản).
• Thiết bị lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi phân tích
• Xử lý mẫu cho phân tích.
• Phân tích các thông số theo các qui trình phân tích đã định
Công đoạn 4: Tổng hợp kết quả phân tích và viết kết quả kiểm
định/báo cáo kiểm định
• Trình bày ngắn gọn lý do, phương pháp và kết quả kiểm định
• Kết luận của kiểm định tại môi trường đó
Ví dụ: Tích hợp các kiến thức đã học ở môn Quan trắc môi
trường, Phân tích môi trường, Kỹ thuật xử lý chất thải để lập quy
trình kiểm định cho nhà máy A dưới đây
• Nhà máy A tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng nhóm (10 bạn
1 nhóm, có phân vai): nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản
xuất bột sắn, cơ sở sản xuất bún, sản xuất thép ...
• Cụ thể hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra, quy trình sản xuất của
nhà máy đó (dựa trên hình vẽ)
• Lập quy trình kiểm định như các bước vừa được tham khảo
Các phương pháp và thiết bị trong kiểm định môi trường
• Nhóm lớn 1: Các phương pháp phân tích hóa học
• Nhóm lớn 2: Các phương pháp phân tích vật lý và
hóa lý hay các phương pháp phân tích công cụ.
• Nhóm lớn 3: Các phương pháp sinh học
• Nhóm lớn 4: Các phương pháp xác định các thông số
vật lý
Các thiết bị kiểm định môi trường: bảo quản mẫu, thu
mẫu, đo nhanh
Thông tin trong kiểm định môi trường
Có 4 loại thông tin hay tài liệu:
• Thông tin dạng tường thuật (là những gì bạn được
nghe lại)
• Thông tin thực tế (Những mẫu, bằng chứng thu thập
được)
• Các loại văn bản (tài liệu văn bản copy hay ghi lại
được)
• Thông tin điểm mang tính tập trung cao (ảnh, tranh
được chụp lại, chép lại)
Một số kỹ năng thu thập thông tin trong kiểm định
Trong quá trình phỏng vấn tập trung vào:
• Những sai phạm đã biết (xả thải trộm ban đêm hay tắt
hệ thống kiểm soát ô nhiễm đột ngột).
• Những sự cố trong xả thải (sự tràn, vỡ đường ống).
• Phản ảnh về mùi, vấn đề về da, hay những ảnh hưởng
khác tới sức khỏe (bệnh hô hấp, ung thư của người
dân xung quanh hay công nhân nhà máy).
• Những thông tin trái ngược với những gì vừa được
ghi nhận hay từ công nhân.
Một số kỹ năng thu thập thông tin trong kiểm định (cont.)
Trong quá trình kiểm định thì quan sát và cảm nhận về
mùi từ:
• Những chỗ phát thải không được kiểm soát.
• Những chỗ chảy tràn, bị thấm, hay kém vệ sinh
• Những thiết bị không thể hoạt động hay những thiết
bị đang chờ sửa chữa
• Những thiết bị vừa bị phá hủy do lửa hay quá tải
Kiểm định khí thải
• Tại sao???
Đánh giá tác động môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo hàng năm
Hệ thống kiểm soát ô nhiễm
Vi phạm pháp luật: không thực hiện cam kết, không khai
báo đủ các hoạt động sản xuất
Tuổi thọ của hệ thống kiểm soát ô nhiễm, trốn vận hành,
khâu bảo trì bảo dưỡng không tốt
Phương pháp kiểm định cơ bản
(Baseline inspection method)
Mục tiêu: nhằm xác định nguồn gốc gây ô nhiễm thông qua việc xác
định sự suy giảm của hệ thống kiểm soát ô nhiễm và cải tiến lại
hiệu quả của hệ thống
Phương pháp kiểm định cơ bản được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc:
• Mọi nguồn thải và mọi hệ thống kiểm soát đều có sự khác nhau
• Các thiết bị xử lý tại chỗ thường xuyên không hoạt động hiệu quả
hoặc không tồn tại
• Cách tiếp cận ngược dòng thải thường cho thông tin chính xác
• Sự đánh giá của chuyên gia kiểm định là quan trọng nhất
Các cấp độ trong kiểm định môi trường khí thải
Kiểm định tất cả các nguồn khí thải
Không
thể
Nhân lực
Tài chính
Thời gian
Công nghệ
4 cấp độ
Cấp độ 1
• Khảo sát thực tế: Quan sát ống khói, lỗ thông hơi từ bên ngoài
cơ sở, có thể thấy cơ bản về điều kiện khí tượng, mùi theo
hương gió, ngược hướng gió
• Không báo trước với cơ sở, không vào trong cơ sở
• Thông tin thu được là những gì nhìn thấy, ngửi thấy
• Thông tin được gửi về ngay nhà quản lý
Hãy liệt kê các thông tin cần thu thập và tiến hành kiểm định cấp
độ 1 cho bài tập sau
Một nhà máy sản xuất gạch nung (với những hình ảnh quan sát:
nhà máy, bãi ngô cách nhà máy 300m; người dân đi qua nhà
máy thường che miệng hoặc đeo khẩu trang)
Cấp độ 2
• Khảo sát bên trong nhà máy, đánh giá sơ bộ nguồn
gây ô nhiễm và hệ thống kiểm soát ô nhiễm
• Có thể thông báo trước hoặc không thông báo trước
tùy vào từng trường hợp
• Thông tin thu thập được giới hạn ở vị trí quan sát,
đánh giá được chính xác dữ liệu từ thiết bị
• Nếu trong thời điểm kiểm định mà hệ thống kiểm
soát ô nhiễm không hoạt động thì kiểm tra những
điều kiện nội tại của cơ sở.
Cấp độ 3, 4
• Mức độ chi tiết được tăng lên
• Các thiết bị hỗ trợ có thể dùng để đo áp suất, nhiệt độ, oxy,
CO2, pH và ống đựng mẫu.
• Đánh giá chi tiết đặc tính của ống khói xả (màu, hướng), hệ
thống monitoring, các thông số môi trường được kiểm soát và
điều kiện hoạt động. Nguyên nhiên liệu cũng nên được xem
xét .
• Rác thải của cơ sở (rác thải điện tử, chất thải) cũng được kiểm
tra để đảm bảo cơ sở có đạt được nhận thức nhất định về vấn
đề môi trường.
Kiểm định môi trường nhà máy xi măng
o Quy trình sản xuất xi măng Cement production plant.docx
o Sử dụng chất thải trong sản xuất xi măng
• Sử dụng chất thải thay cho nhiên liệu đốt
• Sử dụng chất thải thay cho nguyên liệu đầu vào
Sử dụng chất thải thay thế nhiên liệu đốt
• Dầu đã qua sử dụng, Dầu axit/chất lỏng kiềm thải bỏ
• Dung môi đã qua sử dụng, Sơn, Thuốc trừ sâu có
nguồn gốc hữu cơ
• Lốp xe thải**, Cao su thải
• Nhựa, Giấy/gỗ thải
• Bùn cặn sau xử lý nước thải, Bùn cặn (công nghiệp
lọc dầu, nhà máy hoá chất, sản xuất giấy ...);
• Chất thải vô cơ, xỉ
• Environmental inspection-2011\Du_thao_quy_chuan-
1.doc
Sử dụng chất thải thay thế nguyên liệu
Tro từ các nhà máy công nghiệp, các quá trình
thiêu đốt.
- CaO, SiO, Fe2O3, Al2O3
• Khí thải chủ yếu từ các lò nung; do các phản ứng lý, hóa
học từ nguyên liệu thô và đốt nguyên liệu hóa thạch
• Các chất khí gây ô nhiễm chủ yếu từ quá trình sản xuất
xi măng
NOx; SO2; Bụi; CO; VOC
• Các chất ô nhiễm có liên quan đến quá trình sản xuất xi
măng (nguyên liệu hóa thạch, các chất khác)
Polychlorinated dibenzodioxins và dibenzofurans
(PCDDs và PCDFs); kim loại; HF; HCl; PCB
(Polychlorinated biphenyls); PCP; PAH (polyaromatic
hydrocarbons)
Nguồn gốc sinh ra các khí ô nhiễm
• NOx: là chất gây ô nhiễm chính; chủ yếu là 2 khí NO
và NO2 (NO>90%):
Quá trình nung: một phần N2 trong không khí phản
ứng với oxy
Từ nguyên liệu hóa thạch: N2 trong nguyên liệu hóa
thạch phản ứng với O2
• SO2 từ lưu huỳnh bay hơi trong nguyên liệu thô phản
ứng với oxy
• Bụi: sinh ra từ tất cả các công đoạn
• PCDDs và PCDFs: trong quá trình đốt mà nhiên
liệu là các hợp chất hữu cơ có chứa Clo. Ví dụ
từ trong/sau quá trình bắt đầu đốt.
• Kim loại: Trong nguyên liệu thô luôn có một
hàm lượng các kim loại nhất định, Hg, TI; Cd,
Se, Pb, Zn; Br, Cr, As, Ni, Mn, Cu
Kiểm định nhà máy sản xuất xi măng
• Bước 1: Thu thập mọi thông tin cần thiết liên quan
đến nhà máy:
Quy trình sản xuất (có dùng chất thải không? Bao
nhiêu %? Chất thải có nằm trong danh sách quy
chuẩn không?)
Giấy cấp phép về xả thải ra môi trường
Báo cáo hàng năm về chất lượng môi trường của
nhà máy
Bản kiểm định môi trường những năm trước
• Bước 2: Phân tích sơ bộ hiện trạng ô nhiễm: các
khâu có nguy cơ phát thải ra môi trường
• Bước 3: Dựa trên kết quả của bước 2, tìm hiểu các
hình thức đang được kiểm soát ô nhiễm tại cơ sơ
• Bước 4: Viết báo cáo
I. Những vấn đề chung về kiểm định môi trường √
II. Kiểm định khí thải √
III. Kiểm định nước thải và nước mặt →
IV. Kiểm định chất thải nguy hại → →
III. Kiểm định nước thải và nước mặt
3.1 Kiểm định nước thải
3.1.1 Khái niệm: Kiểm định nước thải là hoạt động kỹ thuật
được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm đánh
giá và xác nhận sự phù hợp (hay mức độ đáp ứng đầy đủ)
của nước thải với các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm
quyền đặt ra.
3.1.2 Các công đoạn trong kiểm định nước thải
• Lập kế
hoạch
• Công tác
chuẩn bị
Công đoạn 1
• Hoạt động
ngoài hiện
trường
• Thu mẫu
nước thải
Công đoạn 2
• Hoạt
động
trong
phòng thí
nghiệm
Công đoạn 3
• Phân tích
kết quả,
viết báo
cáo
Công đoạn 4
Ví dụ: Kiểm định nước thải chế biến
thủy hải sản nhà máy A
Bước 1: Lập kế hoạch và công tác chuẩn bị
Xác định đối tượng kiểm định
- Xác định chủ nhà máy A
- Môi trường nước thải cần kiểm định
- Quy trình sản xuất nhà máy A; biện pháp giảm thiểu → loại
phát thải
Nguyên liệu
Rửa
Đánh vảy
Fillet
Lột da, gỡ
xương
Làm sạch
định hình Phân cỡ
Rửa
Cân, Bao gói,
đóng băng,
Bảo quản, xuất
hàng
Quy trình chế biến thủy hải sản
Dưới vòi nước chảy
<4oC; +Clo
Thịt thừa,
màng nhày
Máu, màng nhày
• Nước thải sản xuất chứa: máu, thịt vụn, bùn cát, hóa chất khử
trùng → chất béo, chất hữu cơ, COD, BOD5, N, Cl, TSS
• Nước thải sinh hoạt: BOD5, COD, TSS
Xác định các thông số môi trường cần kiểm định
QCVN 11 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
TCVN 5945:2005 – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
QCVN 40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp
TCVN 6663-1: 2011: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 6663-14: 2000: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 14:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 5999: 1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy
mẫu nước thải
Mục tiêu và mục đích thu mẫu nước thải
o Mục tiêu: tìm ra sự phạm quy của nước thải gắn với
đối tượng cụ thể → chế tài pháp lý với đối tượng sở
hữu nước thải đó + tìm biện pháp ngăn chặn, phòng
ngừa sự phạm quy.
o Mục đích: lấy mẫu nước thải đại diện cho sự xả thải
của các cơ sở cần kiểm định, phù hợp vừa đủ cho các
mục tiêu phân tích, QA/QC, đảm bảo các yêu cầu về
pháp lý.
o Bien ban thu va niem phong mau nuoc thai.docx
Tính
khách
quan
Tính
liên
quan
Tính
hợp
pháp
• Công khai
• Khoa học
• Đối tượng
Quy định của
pháp luật
Mẫu không biến đổi
Xác định kinh phí cho hoạt động kiểm định:
Kinh phí phân tích mẫu, thu, bảo quản và vận chuyển mẫu,
Thuê, mua phương tiện hỗ trợ: Máy ảnh, camera, phương
tiện thông tin liên lạc
Bước 2: Hoạt động tại nhà máy A
• Đo kiểm các thông số môi trường: pH (nếu có dụng cụ), Clo dư
• Thu và bảo quản mẫu: (Coliform, BOD5, COD, TSS, NH4+, COD,
Nts, Dầu động thực vật)
Kỹ thuật bảo quản mẫu nước thải chế biến thủy hải sản
Bước 3: Hoạt động trong phòng thí nghiệm
QCVN 11 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến thủy sản
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và viết kết quả
kiểm định/báo cáo kiểm định
• Trình bày ngắn gọn lý do, phương pháp và kết quả kiểm định
• Kết luận của kiểm định môi trường nước thải nhà máy A
• Gửi báo cáo lên phòng có chức năng đưa ra quyết định xử
phạt
Hỏi nhà máy A sẽ bị xử phạt những chỉ tiêu gây ô nhiễm
nào biết rằng:
• Nồng độ các thông số đo được
tại bảng 1
• Nguồn nước tiếp nhận nước
thải cho nhà máy A là sông X
và nước của sông X được dùng
cho mục đích tưới tiêu.
• Lưu lượng dòng chảy của sông
B là 1200 (m3/s)
• Lưu lượng dòng thải nhà máy
A là 340 (m3/24h)
Bảng 01: Nồng độ các thông số ô nhiễm tại nhà máy A
• Câu hỏi về nhà?
• Tìm hiểu về QCVN, TCVN đã học trên lớp
• Bài tập đã làm???
3.1.2 Kiểm định nước thải sinh hoạt
a) Các thông số môi trường cần kiểm định
QCVN 14 – 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt (thay thế TCVN 6772-2000)
b) Cách lấy và bảo quản mẫu
TCVN 6663-1: 2011: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 6663-14: 2000: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 14:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 5999: 1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy
mẫu nước thải
Bảng 2: Nồng độ một số chất trong nước thải tại khu chung cư A
Biết rằng khu chung cư có 3800 căn hộ
Thông số Đơn vị Hàm lượng
Coliform MPN/100ml 7000
BOD5 mg/L 42
Tổng chất rắn hòa tan mg/L 47
NO3- mg/L 26
PO43- mg/L 7
NH4+ mg/L 7
S2- mg/L 3
Dầu mỡ động vật mg/L 17
pH - 6
3.1.3 Kiểm định nước thải rác
a) Các thông số môi trường cần kiểm định
..\..\Tieu chuan, quy chuan\Kiem dinh nuoc thai\QCVN 25_NT bai chon
lap CTR.pdf
b) Cách lấy và bảo quản mẫu
TCVN 6663-1: 2011: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 6663-14: 2000: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần
14: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 5999: 1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn
lấy mẫu nước thải
Bài tập:
Bãi chôn lấp A có vi phạm QCVN không biết rằng: Bãi chôn
lấp chất thải rắn A thải nước thải ra hệ thống kênh mương
được sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Biết bãi chôn lấp A
đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2010
Thông số Đơn vị Hàm lượng
BOD5 mg/L 110
NH4+ mg/L 29
COD mg/L 320
Nts mg/L 57
3.1.4 Kiểm định nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
a) Các thông số môi trường cần kiểm định
..\..\Tieu chuan, quy chuan\Kiem dinh nuoc thai\QCVN 12 giấy và bột giấy.pdf
b) Cách lấy và bảo quản mẫu
TCVN 6663-1: 2011: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 6663-14: 2000: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần
14: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 5999: 1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn
lấy mẫu nước thải
• Nhà máy sản xuất đang sản xuất bột giấy A thải nước thải với
công suất 672m3/24h vào hồ có dung tích 5 triệu m3 nước (nước
hồ được dùng cho cấp nước sinh hoạt). Tính chất nước thải
được xác định như tại bảng dưới. Hỏi nhà máy A có gây ô nhiễm
môi trường không?
Thông số Đơn vị Hàm lượng
COD mg/L 110
BOD5 mg/L 37
pH - 4.7
Độ màu Pt-Co 97
AOX mg/L 12
3.2 Kiểm định nước mặt
• Mục đích: Xác định và đánh giá mức độ nước mặt, gây ô
nhiễm của một hoặc một số cơ sở sản xuất cụ thể nào đó, để
nhận định phỏng đoán về khả năng có hành vi gây ô nhiễm
môi trường của một số cơ sở gần sản xuất gần nguồn nước
mặt, từ đó đưa ra biện pháp phát hiện, đấu tranh với hành vi
gây ô nhiễm môi trường và đưa ra các cảnh báo về việc sử
dụng nguồn nước mặt cho phù hợp.
• Mục tiêu: lấy mẫu nước đại diện cho nguồn nước mặt cần
kiểm định, phù hợp vừa đủ cho mục tiêu phân tích, QA/QC,
đảm bảo các yêu cầu pháp lý.
Xác định các thông số môi trường cần kiểm định
..\..\Tieu chuan, quy chuan\qcvn_08-
2008_chat_luong_nuoc_mat_(thay_the_tcvn_5942-1995).pdf
TCVN 6663-1: 2011: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 6663-14: 2000: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 14:
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TCVN 5994: 1995: Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy
mẫu nước hồ ao tự nhiên và nhân tạo
TCVN 6663-6:2008: Chất lượng nước. Lấy mẫu- Phần 6: Hướng
dẫn lấy mẫu nước sông suối
IV. Kiểm định chất thải nguy hại
4.1 Một số khái niệm chung
4.1.1 Khái niệm:
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ
cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
..\..\Tieu chuan, quy chuan\Chat thai ran,nguy hai\21 QCVN
07_2009-BTNMT Ve Nguong CTNH.doc
4.1.2 Các loại chất thải nguy hại
Theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban
hành Danh mục chất thải nguy hại có 2 loại CTNH
• Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít
nhất một tính chất hoặc ít nhất một thành phần nguy hại
ở mức độ hay hàm lượng bằng hoặc vượt ngưỡng chất
thải nguy hại theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành
QCVN 07 – 2009/BTNMT. (Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn
thì áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tế sau khi được sự
đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về môi trường)
• Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi
trường hợp.
• ..\..\Tieu chuan, quy chuan\Chat thai ran,nguy hai\Quyet dinh 23-2006_Ban
hanh danh muc CTNH.pdf
4.1.3 Mục tiêu và mục đích thu mẫu CTNH
Mục tiêu: lấy được các mẫu chất thải nghi là CTNH đại diện
cho nguồn thải hoặc lượng thải nào đó của cơ sở cần kiểm
định.
Mục đích: tìm ra sự vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường
về ngưỡng chất thải nguy hại gắn với đối tượng (chủ sở hữu)
cụ thể, để từ đó có chế tài pháp lý với đối tượng, đồng thời để
tìm ra biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự phạm quy.
..\..\Tieu chuan, quy chuan\Chat thai ran,nguy hai\21 QCVN 07_2009-
BTNMT Ve Nguong CTNH.doc
4.2 Nguyên tắc lựa chọn các tính chất và thành phần
nguy hại để phân tích
Bước
thực hiện
Cách lựa chọn Thông số lựa chọn
để phân tích
Bước 1:
Chọn tính
chất nguy
hại
Căn cứ vào đặc
điểm của
nguồn thải và
chủng loại chất
thải
Cháy nổ, kiềm hoặc axit Chọn một trong 3 TS
Không thể kết luận dễ cháy,
kiềm hay axit
Thực hiện bước 2
Bước 2:
Chọn thành
phần nguy
hại vô cơ
(NHVC)
Căn cứ vào tính
chất nguyên
liệu, nhiên liệu,
quy trình sản
xuất, đặc điểm
nguồn thải, quá
trình phát thải
hoặc hoạt động
có phát sinh
chất thải
Không có/Không rõ rệt tính
chất nguy hại
Khả năng có thành phần
NHVC vượt ngưỡng cho
phép
Chọn 1 TS có thành
phần NHVC có khả năng
vượt ngưỡng cao nhất.
Có thể chọn 1 -2 TS dự
phòng theo đặc điểm
chất thải
Không có thành phần NHVC
vượt ngưỡng cho phép
Thực hiện bước 3
Không có/Không rõ rệt
thành phần NHVC
Chọn 1 TS là thành
phần NHHC có khả
năng vượt ngưỡng cao
nhất
Bước 3:
Chọn thành
phần nguy
hại hữu cơ
(NHHC)
Biết chắc chắn có một thành
phần NHHC vượt ngưỡng
(bỏ bước 1, bước 2)
4.3 Nguyên tắc lấy mẫu chất thải nguy hại
TT Loại và dạng
tồn tại của
chất thải
Nguyên tắc lấy mẫu Lượng mẫu
1 Chất thải
đồng nhất ở
thể rắn
Lấy ít nhất 3 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí
khác nhau tong khối chất thải
Mỗi mẫu cần
có thể tích từ
0,5 đến 1 lít.
Bảo quản,
niêm phong
riêng biệt
2 Chất thải
lỏng, bùn
Lấy ít nhất 3 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí
khác nhau. Khuấy, trộn đều trước khi lấy (nếu có
thể)
3 Hỗn hợp chất
thải rắn hoặc
hỗn hợp rắn,
lỏng, bùn
(thành phần
thuộc loại *)
Tách riêng bằng biện pháp cơ học (chặt, cắt, bóc,
cạo, thổi khí, trọng lựctuyệt đối không dùng
nước, dung môi để rửa, tách) Mỗi chất thải thành
phần lấy ít nhất 3 mẫu đại diện
Không thể tách riêng, thì trộn đều và lấy 9 mẫu
phân bố đều theo cách chia phần trong khối chất
thải
TT Loại và dạng
tồn tại của
chất thải
Nguyên tắc lấy mẫu Lượng mẫu
4 Chất thải rắn
có tạp chất
bám dính
Lấy 3 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở
các vị trí khác nhau của chất thải
nền mà có tạp chất bám dính
Mỗi mẫu cần có
thể tích từ 0,5
đến 1 lít. Bảo
quản, niêm
phong riêng
biệt
Nếu chất thải nền là hỗn hợp
chất thải thì phải tách riêng các
chất thải thành phần và mỗi
thành phần lấy 3 mẫu đại diện
5 Dòng chất thải
phát sinh
thường xuyên
từ một nguồn
thải nhất định
Lấy mẫu vào ít nhất 3 ngày khác
nhau, thời điểm lấy mẫu mỗi
ngày khác nhau, lấy 3 mẫu ngẫu
nhiên ở các vị trí khác nhau
4.4 Một số lưu ý trong QCVN 07 – 2009/BTNMT
• Nồng độ ngâm chiết: là nồng độ (mg/l) của một TPNH trong dung
dịch sau ngâm chiết, được thôi ra từ chất thải khi tiến hành chuẩn
bị mẫu phân tích bằng phương pháp ngâm chiết. Ngưỡng nồng độ
ngâm chiết (Ctc) là ngưỡng CTNH tính theo nồng độ ngâm chiết.
• Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần trăm (%) hoặc phần triệu
(ppm) của một thành phần nguy hại trong chất thải. Ngưỡng hàm
lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng CTNH tính theo hàm lượng tuyệt
đối
Htc (ppm) được tính bằng công thức sau: Htc = H*(1+19*T)/20
Trong đó:
- H (ppm) là giá trị quy định trong cột «Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,
H» của Bảng 2 và 3 của QCVN 07 -2009/BTNMT
- T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất thải
trên tổng khối lượng mẫu chất thải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_dinh_moi_truong_3619.pdf