Tài liệu Phân bố các tác nhân gây nhiễm nấm máu và tình hình kháng thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 149
PHÂN BỐ CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM NẤM MÁU VÀ TÌNH HÌNH
KHÁNG THUỐC KHÁNG NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017
Trương Thiên Phú*, Nguyễn Ngọc Trương*, Đặng Thị Thanh Thảo*, Ngô Minh Khoa*,
Nguyễn Ngọc Minh Tâm*, Phạm Huy Búp*, Hồng Thanh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát sự phân bố của các tác nhân gây nhiễm nấm máu và tính kháng thuốc kháng nấm tại
bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2017.
Phương pháp: Phương pháp hồi cứu. Tất cả các mẫu bệnh phẩm máu mà cấy nấm dương tính từ tháng 1
đến tháng 12 năm 2017 tại khoa Vi Sinh của bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu máu được cho vào chai môi trường BD
BactecTM Myco/Lytic và được theo dõi trong máy Bactec 9120. Khi chai cấy máu dương tính thì phân lập trên
môi trường Sabouraud. Định danh vi nấm và thực hiện kháng nấm đồ bằng card YST và card AST YS07 trên hệ
thống máy Vitek 2 Compact theo tiêu chuẩn CLSI.
Kết quả: Tổng số mẫu ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố các tác nhân gây nhiễm nấm máu và tình hình kháng thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 149
PHÂN BỐ CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM NẤM MÁU VÀ TÌNH HÌNH
KHÁNG THUỐC KHÁNG NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017
Trương Thiên Phú*, Nguyễn Ngọc Trương*, Đặng Thị Thanh Thảo*, Ngô Minh Khoa*,
Nguyễn Ngọc Minh Tâm*, Phạm Huy Búp*, Hồng Thanh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát sự phân bố của các tác nhân gây nhiễm nấm máu và tính kháng thuốc kháng nấm tại
bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2017.
Phương pháp: Phương pháp hồi cứu. Tất cả các mẫu bệnh phẩm máu mà cấy nấm dương tính từ tháng 1
đến tháng 12 năm 2017 tại khoa Vi Sinh của bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu máu được cho vào chai môi trường BD
BactecTM Myco/Lytic và được theo dõi trong máy Bactec 9120. Khi chai cấy máu dương tính thì phân lập trên
môi trường Sabouraud. Định danh vi nấm và thực hiện kháng nấm đồ bằng card YST và card AST YS07 trên hệ
thống máy Vitek 2 Compact theo tiêu chuẩn CLSI.
Kết quả: Tổng số mẫu gửi cấy nấm là 1664, có 151 (9,1%) mẫu dương tính. Trong đó các chủng thường
gặp nhất Candida tropicalis (54, 35.8%), sau đó là C. albicans (35, 23,2%), C. parapsilosis (30, 19,9%), C.
glabrata (17, 11,3%), C. rugosa (4, 2,6%), C. pelliculosa (3, 2,0%), C. guilliermondii (2, 1,3%), C. haemulonii (1,
0,7%), C. norvergensis (1, 0,7%), Kodamaea ohmeri (1, 0,7%), Cryptococcus neoformans (2, 1.3%) và
Cryptococus laurentii (1, 0,7%). Đề kháng của Candida spp. cao nhất với fluconazole (14, 9,5%), kế đến là
amphotericin B (7,4, 8%), caspofungin (1, 0,7%), flucytosine (1, 0,7%).
Kết luận : Hầu hết các tác nhân gây nhiễm nấm máu là Candida spp., 4 loại thường gặp nhất lần lượt là C.
tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis và C. glabrata. Tỉ lệ đề kháng với thuốc kháng nấm của các chủng Candida
spp. cao nhất là với fluconazole, kế đến là amphotericin B, caspofungin, flucytosine, không thấy chủng đề kháng
với micafungin và voriconazole. Trong nghiên cứu này, sự đề kháng của Candida spp. với thuốc kháng nấm là
tương đối thấp, tuy nhiên sự đề kháng thuốc là khác nhau giữa những thời điểm và địa điểm khác nhau. Do đó,
cần theo dõi liên tục khuynh hướng kháng thuốc của các chủng nấm cùng với chương trình giám sát kháng thuốc
cấp quốc gia nhằm sớm phát hiện những thay đổi của tỉ lệ kháng thuốc để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời.
Từ khóa: Candida spp., kháng thuốc kháng nấm, nhiễm nấm máu.
ABSTRACT
DISTRIBUTION OF FUNGAL PATHOGENS IN BLOOD STREAM INFECTION AND THEIR
ANTIFUNGAL RESISTANCE AT CHO RAY HOSPITAL IN 2017
Truong Thien Phu, Nguyen Ngoc Truong, Đang Thi Thanh Thao, Ngo Minh Khoa,
Nguyen Ngoc Minh Tam, Pham Huy Bup, Hong Thanh Tuan,
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 149 – 154
Background: Investigate fungal pathogens and their antifungal resistance in blood stream infection at Cho
Ray hospital in 2017.
Methods: Retrospective method. All blood specimens that were positive with fungus culture from January to
December 2017 at Microbiology Department of Cho Ray Hospital. Blood samples were placed in BD Bactec™
Myco/Lytic medium and monitored in Bactec 9120. When blood cultures were positive, they were isolated on
*Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. BS. Trương Thiên Phú, ĐT: 0906355534, Email: truongthienphu78@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 150
Sabouraud media. Identification and antifungal susceptibility testing of fungus were performed by using YST
card and AST YS07 card on Vitek 2 Compact system according to CLSI standard.
Result: The total number of fungus culture samples were 1664, with 151 (9.1%) positive samples. The
most common strains were Candida tropicalis (54, 35.8%), followed by C. albicans (35, 23.2%), C.
parapsilosis (30, 19.9%), C. glabrata (17, 11.3%), C. pelliculosa (3, 2.0%), C. guilliermondii (2. 1.3%), C.
haemulonia (1, 0.7%), C. norvergensis (1, 0.7%), Kodamaea ohmeri (1, 0.7%), Cryptococcus neoformans (2,
1.3%) and Cryptococus laurentii (1, 0.7%). Resistance of Candida spp. to fluconazole was highest (14,
9.5%), followed by amphotericin B (7, 4.8%), caspofungin (1, 0.7%), flucytosine (1, 0.7%). Resistance to
micafungin and voriconazole was not found.
Conclusions: The most common fungal pathogens were Candida spp., The four most common ones were C.
tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis and C. glabrata. The resistant rate of Candida spp. was highest to
fluconazole, followed by amphotericin B, caspofungin, flucytosine. Resistance to micafungin and voriconazole was
not found. In this study, the resistant rate of Candida spp. to antifungal agents was relatively low, nevertheless,
drug resistance was variable between different times and places. Therefore, resistant trends of fungal strains
should be monitored closely together with the national program of drug-resistant monitoring to detect changes in
drug resistance rates to ensure proper and timely treatment.
Keywords: Candida spp., antifungal resistance, blood stream infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Candida spp. là một loại nấm men trú ngụ
trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo. Hệ
thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi trong cơ
thể giúp ngăn chặn Candida spp. không xâm
nhập vào cơ thể nhưng khi hệ thống miễn dịch
suy yếu sẽ tạo điều kiện để Candida spp. phát
triển và gây nhiễm nấm(7). Candida spp. có thể
gây nhiễm nấm từ bề mặt da cho đến nhiễm
nấm hệ thống và được xem như là tác nhân
chính gây nhiễm nấm ở bệnh nhân nằm viện.
Candida spp. trong máu sinh nhiều độc tố nên rất
nguy hiểm và khó điều trị làm tăng tỉ lệ tử vong.
Nhiễm nấm hệ thống bao gồm một số tình trạng
bệnh lý như nhiễm nấm máu, viêm nội tâm mạc,
viêm màng não và các thể khác của tổn thương
tạng sâu, nhiễm nấm nội tạng. Có đến gần 96%
nhiễm nấm máu có nguyên nhân là do Candida
spp(4,12). Tỷ lệ tử vong do tình trạng nhiễm
Candida spp. xâm lấn đã được báo cáo có thể lên
tới 40 đến 50%(1,6). Ở Ấn Độ nghiên cứu của
Vibhor Tak và cộng sự cho thấy nhiễm nấm máu
gây tử vong là 43%(11) và trong nghiên cứu của
Ying-Lien Chena và cộng sự, tỉ lệ này là 40 đến
70%(6). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm
nấm chưa nhiều và chưa được quan tâm như
nhiễm khuẩn, số liệu về tình hình kháng thuốc
kháng nấm còn hạn chế và chưa được cập nhật
liên tục, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục tiêu khảo sát sự phân bố các tác
nhân gây nhiễm nấm máu và sự đề kháng thuốc
kháng nấm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp hồi cứu. Tất cả các mẫu bệnh
phẩm máu mà cho kết quả cấy nấm dương
tính từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017 tại khoa
Vi Sinh của bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu máu
được cho vào chai môi trường BD BactecTM
Myco/Lytic và được theo dõi trong máy Bactec
9120. Khi chai cấy máu dương tính thì phân
lập trên môi trường Sabouraud, ủ hộp thạch
Sabouraud trong tủ ấm 350C, theo dõi hộp
thạch hằng ngày. Quan sát khi có khúm nấm
mọc thì tiến hành định danh bằng card YST và
thực hiện kháng nấm đồ bằng card AST YS07
trên hệ thống máy Vitek 2 Compact
(Biomerieux, Pháp) theo quy trình của nhà sản
xuất dựa trên tiêu chuẩn CLSI. Card YST có
thể định danh hầu hết Candida spp. Và một số
loại nấm khác. Card AST YS07 cho phép phát
hiện sự đề kháng của một số loại Candida spp.
với 6 loại thuốc kháng nấm amphotericin B,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 151
caspofungin, fluconazole, flucytosine, micafungin
và voriconazole.
KẾT QUẢ
Phân bố các tác nhân gây nhiễm nấm máu
Trong năm 2017, khoa Vi sinh bệnh viện Chợ
Rẫy nhận 1664 mẫu cấy máu tìm nấm, có 151
(9,1%) mẫu dương tính.
Tỉ lệ dương tính của cấy máu tìm nấm năm
2015 là 10,8%, 2016 là 9,7% và 2017 là 9,1% (Hình 1).
Hình 1: Tình hình nhiễm nấm máu từ 2015 -2017 tại
bệnh viện Chợ Rẫy
Tuy tỉ lệ dương tính của nhiễm nấm máu có
giảm nhẹ trong vài năm gần đây (10,8% năm
2015 đến 9,1% năm 2017) nhưng do số lượng
mẫu cấy máu tìm nấm tăng cao nên thực tế số
mẫu dương tính nấm máu tăng. Mẫu dương
tính năm 2015 là 100 mẫu, 2016 là 130 mẫu và
2017 là 151 mẫu (Hình 2).
Hình 2: Sự gia tăng của số mẫu máu cấy và số
mẫu nấm máu dương tính từ 2015-2017
Trong 151 mẫu dương tính nấm máu năm
2017, tác nhân thường gặp nhất là C. tropicalis, kế
đến là C. albicans, C. parapsilosis, C. glabrata, C.
rugosa, C. pelliculosa, C. guilliermondii, C.
haemulonii, C. norvergensis, Kodamaea ohmeri,
Cryptococcus neoformans, và Cryptococus laurentii
với số lượng và tỉ lệ được phân bố như trong
bảng 1.
Bảng 1: Phân bố của các loại nấm trong nhiễm nấm
máu năm 2017
Số lượng Tỉ lệ %
Candida tropicalis 54 35.7%
Candida albicans 35 23.1%
Candida parapsilosis 30 19.9%
Candida glabrata 17 11.3%
Candida rugosa 4 2.6%
Candida pelliculosa 3 2.0%
Candida guilliermondii 2 1.3%
Cryptococcus neoformans 2 1.3%
Candida haemulonii 1 0.7%
Candida norvergensis 1 0.7%
Kodamaea ohmeri 1 0.7%
Cryptococus laurentii 1 0.7%
Tổng cộng 151 100.0%
Tỉ lệ đề kháng của Candida spp.
Trong 147 mẫu nhiễm Candida spp. máu, tỉ lệ
không nhạy cảm (bao gồm đề kháng và kháng
trung gian, sau đây gọi chung là đề kháng) của
Candida spp. với thuốc kháng nấm được thể hiện
như hình 3. Trong đó, đề kháng cao nhất là với
fluconazole (14, 9,5%), kế đến là amphotericin B
(7, 4,8%), caspofungin (1, 0,7%), flucytosine (1,
0,7%), chưa thấy đề kháng với micafungin và
voriconazole.
Hình 3: Tình hình đề kháng với kháng nấm của
Candida spp. năm 2017
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 152
Tỉ lệ đề kháng của Candida tropicalis
Hình 4: Tính đề kháng của C. tropicalis với thuốc
kháng nấm
Phân lập được 54 chủng C. tropicalis. Trong
đó, đề kháng cao nhất là với fluconazole (12,
22,2%), kế đến là caspofungin (1, 1,9%),
flucytosine (1, 1,9%).
Tỉ lệ đề kháng của Candida albicans
Hình 5: Tính đề kháng của C. albicans với thuốc
kháng nấm
Trong số 35 chủng C. albicans phân lập được,
chỉ có 2 chủng (5,7%) đề kháng với amphotericin
B, chưa thấy đề kháng với fluconazole cũng như
các thuốc kháng nấm khác.
Tỉ lệ đề kháng của Candida parapsilosis
Hình 6: Tính đề kháng của C. parapsilosis với
thuốc kháng nấm
Trong số 30 chủng C. parapsilosis phân lập
được, có 2 chủng (6,7%) đề kháng với
amphotericin B, chưa thấy đề kháng với
fluconazole cũng như các thuốc kháng nấm khác.
Tỉ lệ đề kháng của các chủng Candida spp.
khác
Đối với Candida rugosa, chúng tôi phân lập
được 4 chủng, trong đó có 2 chủng (50%) đề
kháng với amphotericin B, 2 chủng (50%) đề
kháng với fluconazole.
Đối với Candida haemulonii, chúng tôi chỉ
phân lập được 1 chủng và chủng này đề kháng
với amphotericin B.
Chưa thấy đề kháng với thuốc kháng nấm
của các chủng C. glabrata, C. pelliculosa, C.
guillermondii, C. norvergensis trong nghiên cứu này.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ dương tính của cấy máu tìm nấm có
giảm nhẹ qua các năm (năm 2015 là 10,8%,
năm 2016 là 9,7% và năm 2017 là 9,1%), tuy
nhiên số lượng mẫu cấy tăng nhiều qua các
năm (929 mẫu năm 2015 lên 1334 mẫu năm
2016 rồi đến 1664 mẫu năm 2017) do đó số
lượng các chủng nấm phân lập được qua các
năm cũng tăng mạnh (từ 100 chủng năm 2015
đến 130 chủng năm 2016 và 151 chủng năm
2017) trong khi số lượng bệnh nhân thì tăng ít.
Điều này cho thấy tình hình nhiễm nấm có xu
hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể là do sử
dụng kháng sinh phổ rộng nhiều làm ức chế
quần thể vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho
các loại vi nấm phát triển. Mặt khác sự tiến bộ
của y học đặc biệt là các thành tựu ghép tạng,
dẫn đến sử dụng nhiều loại thuốc ức chế miễn
dịch nên làm gia tăng sự bùng phát của nấm.
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị nấm cần
phải nhanh chóng và kịp thời để hạn chế lây
lan và tử vong, việc theo dõi tình hình nhiễm
nấm cùng với sự kháng thuốc kháng nấm qua
các năm cũng nên được chú trọng nhằm cảnh
báo sớm và có hướng xử trí thích hợp.
Năm 2017 có 151 mẫu cấy máu tìm nấm
dương tính. Trong đó C. tropicalis là thường gặp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 153
nhất chiếm 35,7%, sau đó là C. albicans chiếm
23,1%, C. parapsilosis 19,9%, C. glabrata, 11,3%. Tỉ
lệ này không thay đổi nhiều so với năm 2016 là
C. tropicalis, 43,1%, vẫn thường gặp nhất, sau đó
là C. albicans, 22,3%, có sự thay đổi nhỏ về thứ tự
giữa C. glabrata, 12,3% và C. parapsilosis, 8,5%.
Trong những năm gần đây, C. tropicalis là tác
nhân hàng đầu gây nhiễm nấm máu tại bệnh
viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương đồng với một số nước trên thế giới như tại
Brazil, C. tropicalis cũng chiếm tỉ lệ cao nhất
trong nhiễm nấm máu, chiếm 24%(9), tại Ấn Độ là
39%(8) và tại Đài Loan là 41,9%(7), tuy nhiên ở
Italy thì C. parapsilosischiếm tỉ lệ cao nhất với
28,4%, kế đến là C. glabrata (9,5%), C. tropicalis
đứng thứ ba với 6,6%(2). Ở Ấn Độ, C. albicans
chiếm tỉ lệ cao nhất với 48,57%(3).
Cryptococcus neoformans có tỉ lệ là 1,3% và
Cryptococus laurentii có tỉ lệ là 0,7%, tỉ lệ này là
thấp trong nhiễm nấm máu, Cryptococcus spp. thì
thường thấy dương tính nhiều hơn trong dịch
não tủy ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch
(HIV/AIDS)(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đề
kháng của Candida spp. với fluconazole là cao
nhất, 9,5%, rồi đến amphotericin B, 4,8%,
caspofungin và flucytosine cùng là 0,7%, trong
khi nghiên cứu ở Ấn Độ đề kháng cao nhất là
fluconazole với 61,11%, kế đến cũng là
amphotericin B nhưng với tỉ lệ là 30,56%,
flucytosine là 33,33%, voriconazole là 19,44%(3),
điều này cho thấy tỉ lệ đề kháng trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với một
nghiên cứu ở Ấn Độ. Đối với nghiên cứu ở
Hàn Quốc, 3,7% kháng với fluconazole, 0,3%
kháng với caspofungin, không thấy kháng với
amphotericin B và micafungin(10) thì tỉ lệ đề
kháng trong nghiên cứu của chúng tôi là cao
hơn. Nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ đề
kháng của C. tropicalis với fluconazole là 22,2%
cao hơn nghiên cứu của tác giả Ping-FengWu ở
Đài Loan là 13,9%(13). Theo nghiên cứu của tác
giả Ngô Thị Minh Châu ở trường Đại học Y
Dược Huế trên các mẫu bệnh phẩm ngoài máu
thì C. albicans đề kháng cao nhất với
flucytosine 19,82%, rồi đến caspofungin
15,66%, fluconazole 2,41%, không thấy đề
kháng với amphotericin B(8), trong khi nghiên
cứu của chúng tôi thì C. albicans chỉ có đề
kháng với amphotericin B là 5,7%, sự khác biệt
này có lẽ là do nguồn gốc của các chủng nấm
đến từ các loại mẫu bệnh phẩm khác nhau.
Qua đó, chúng ta thấy được tình hình đề
kháng với thuốc kháng nấm của các chủng
Candida spp. phân lập được từ máu ở những
vùng địa lý khác nhau là rất khác nhau.
KẾT LUẬN
Các tác nhân thường gặp trong nhiễm nấm
máu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017 là C.
tropicalis, C. albicans, C. parapsilosis và C.
glabrata. Tỉ lệ đề kháng với thuốc kháng nấm
của các chủng Candida spp. cao nhất là với
fluconazole, kế đến là amphotericin B,
caspofungin, flucytosine, không thấy chủng đề
kháng với micafungin và voriconazole. Sự đề
kháng của Candida spp với thuốc kháng nấm là
tương đối thấp tuy nhiên cũng đáng chú ý là
tình hình nhiễm nấm có xu hướng gia tăng.
Cần phải tích cực giám sát tình hình nhiễm
nấm và kháng thuốc kháng nấm liên tục qua
các năm tại đơn vị và rộng khắp trên toàn lãnh
thổ để có thể báo cáo kịp thời và có hướng xử
lý thích hợp nhất nhằm hạn chế tình trạng lây
lan của nhiễm nấm cũng như là sự đề kháng
thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Badiee P and Hashemizadeh Z (2014). Opportunistic invasive
fungal infections: diagnosis & clinical management. Indian J Med
Res. 139(2): 195–204.
2. Bassetti M, Taramasso L, Nicco E, Molinari MP, Mussap M,
Viscoli C (2011). Epidemiology, species distribution, antifungal
susceptibility and outcome of nosocomial candidemia in a
tertiary care hospital in Italy. PLoS One; 6:e24198.
3. Bhattacharjee P (2016). Epidemiology and antifungal
susceptibility of Candida species in a tertiary care hospital,
Kolkata, India. Curr Med Mycol; 2(2): 20-27.
4. Chakrabarti A, Chatterjee SS, Shivaprakash MR (2008).
Overview of opportunistic fungal infections in India. Jpn J Med
Mycol; 49: 165–72.
5. Chena YL, Yua SJ, Huanga HY, Changa YL, Lehmanb VN,
Silaod GS, Ursela G et al (2014). Calcineurin Controls Hyphal
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 154
Growth, Virulence, and Drug Tolerance of Candida tropicalis.
Eukaryotic Cell July, 13(7): 844-854.
6. Enoch DA, Ludlam HA and Brown NM (2006). Invasive fungal
infections: a review of epidemiology and management options.
Journal of Medical Microbiology, 55, 809–818.
7. Marchetti O, Bille J, Fluckiger U, Eggimann P, Ruef C, Garbino J
et al (2004). Epidemiology of candidemia in Swiss tertiary care
hospitals: Secular trends 1991-2000. Clin Infect Dis; 38: 311–20.
8. Ngô Thị Minh Châu và cộng sự. Xác định gen độc lực và tỷ lệ
kháng thuốc kháng nấm của Candida albicans. Tạp chí Phòng
Chống Bệnh Sốt Rét và Các Bệnh Ký Sinh Trùng, số đặc biệt
(96)/2017, tr 119-125.
9. Nucci M1, Colombo AL (2007). Candidemia due to Candida
tropicalis: clinical, epidemiologic, and microbiologic
characteristics of 188 episodes occurring in tertiary care
hospitals. Diagn Microbiol Infect Dis; 58(1): 77-82.
10. Shin JH et al (2017). Species distribution and antifungal
suscetibilities candida clinical isolates from 14 tertiary hospitals
in Korea. International Jounal of Antimicrobial Agents 50S1, 163.
11. Tak V, Mathur P, Varghese P, Gunjiyal J, Xess I and Misra MC
(2014). The Epidemiological Profile of Candidemia at an Indian
Trauma Care Center. J Lab Physicians; 6(2): 96–101.
12. Wisplinghoff H, Bischoff T, Tallent SM, Seifert H, Wenzel RP,
Edmond MB (2004). Nosocomial bloodstream infections in US
hospitals: Analysis of 24,179 cases from a prospective
nationwide surveillance study. Clin Infect Dis; 39: 309–17.
13. Wu PF, Liu WL, Hsieh MH, Hii IM, Lee YL, Lin YT, Ho MW,
Liu CE, Chen YH & Wang FD (2017). Epidemiology and
antifungal susceptibility of candidemia isolates of non-albicans
Candida species from cancer patients. Emerging Microbes &
Infections 6, e87.
Ngày nhận bài báo: 26/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_bo_cac_tac_nhan_gay_nhiem_nam_mau_va_tinh_hinh_khang_th.pdf