Tài liệu Phân biệt về mặt thực vật loài ageratum conyzoides l. và praxelis clematidea r. m. king & h. robinson, họ cúc (asteraceae): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 311
PHÂN BIỆT VỀ MẶT THỰC VẬT LOÀI AGERATUM CONYZOIDES L.
VÀ PRAXELIS CLEMATIDEA R. M. KING & H. ROBINSON,
HỌ CÚC (ASTERACEAE)
Bùi Thị Quyên Quyên*, Hoàng Vân Nga*, Trương Thị Đẹp**
TÓM TẮT
Mở đầu: Ageratum conyzoides L. là cây Cỏ cứt lợn, thường được dùng trong dân gian để chữa
viêm xoang, viêm tai, phụ nữ bị rong kinh sau sinh. Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson là
một loài thực vật ngoại lai xâm lấn chưa được mô tả ở Việt Nam. Đặc điểm của 2 loài này rất giống
nhau, dễ nhầm lẫn trong việc thu hái và sử dụng cây Cỏ cứt lợn làm thuốc. Đến nay chưa có tài liệu
mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và bột dược liệu để phân biệt 2 loài này.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của loài A. conyzoides và loài P. clematidea nhằm
cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp phân biệt 2 loài này.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, mô tả, chụp hình ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt về mặt thực vật loài ageratum conyzoides l. và praxelis clematidea r. m. king & h. robinson, họ cúc (asteraceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 311
PHÂN BIỆT VỀ MẶT THỰC VẬT LOÀI AGERATUM CONYZOIDES L.
VÀ PRAXELIS CLEMATIDEA R. M. KING & H. ROBINSON,
HỌ CÚC (ASTERACEAE)
Bùi Thị Quyên Quyên*, Hoàng Vân Nga*, Trương Thị Đẹp**
TÓM TẮT
Mở đầu: Ageratum conyzoides L. là cây Cỏ cứt lợn, thường được dùng trong dân gian để chữa
viêm xoang, viêm tai, phụ nữ bị rong kinh sau sinh. Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson là
một loài thực vật ngoại lai xâm lấn chưa được mô tả ở Việt Nam. Đặc điểm của 2 loài này rất giống
nhau, dễ nhầm lẫn trong việc thu hái và sử dụng cây Cỏ cứt lợn làm thuốc. Đến nay chưa có tài liệu
mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và bột dược liệu để phân biệt 2 loài này.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và vi học của loài A. conyzoides và loài P. clematidea nhằm
cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học để giúp phân biệt 2 loài này.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu
và bột dược liệu. Các bộ phận thân, cuống lá, phiến lá được cắt ngang thành lát mỏng bằng dao lam,
nhuộm vi phẫu bằng phẩm nhuộm son phèn và lục iod. Thực hiện bột dược liệu bằng cách cắt nhỏ các
bộ phận trên mặt đất của cây, sấy ở nhiệt độ 50-60oC, nghiền và rây qua rây số 32. Xác định tên khoa
học của loài bằng cách so sánh các đặc điểm đã khảo sát với các tài liệu.
Kết quả: Các đặc điểm chính để phân biệt A. conyzoides và P. clematidea như sau: A. conyzoides
mép lá có nhiều răng cưa (16-24 răng) gần như toàn bộ phiến lá; đế cụm hoa hình nón; mỗi đầu có 60-
70 hoa; lá bắc tổng bao xếp thành 2 hàng, các lá bắc dài gần bằng nhau và tồn tại sau khi quả rụng; 5
lá đài dạng vảy tam giác đầu kéo dài thành mũi nhọn; quả có 5 cạnh, cạnh có gai thưa thớt, đỉnh quả
có 5 vảy nhọn; vi phẫu thân có mô dày góc tập trung thành từng đám dài, biểu bì thân có ít lỗ khí; bột
hoa có mảnh lá đài dạng vảy tam giác hay hình trụ có gai, mảnh biểu bì của lá bắc tế bào có vách uốn
lượn. P. clematidea: mép lá có ít răng cưa (6-12) ở 2/3 phía trên của phiến lá; đế cụm hoa hình nón cao,
mỗi đầu có 35-35 hoa; lá bắc tổng bao xếp thành 2-3 hàng, các lá bắc có kích thước không đều và rụng
trước khi quả rụng; đài dạng mào lông; quả có 4 cạnh, mặt ngoài quả có nhiều gai, đỉnh quả là mào
lông; vi phẫu thân có rất nhiều cụm mô dày, biểu bì thân có nhiều lỗ khí; bột hoa có mảnh lá đài
dạng hình trụ có nhiều gai, mảnh biểu bì của lá bắc tế bào có vách thẳng. Ngoài ra, 2 loài này có
mùi khác nhau.
Kết luận: Các đặc điểm khác biệt về mùi; hình thái mép lá, đế cụm hoa, hình dạng đầu, lá bắc tổng
bao, lá đài, ống tràng, quả; sự phân bố của mô dày và số lượng tế bào lỗ khí ở thân và lá; đặc điểm
mảnh lá bắc và lá đài ở bột hoa giúp phân biệt loài A. conyzoides và P. clematidea.
Từ khóa: Ageratum conyzoides, Praxelis clematidea, Cỏ cứt lợn, đặc điểm hình thái, giải phẫu,
bột dược liệu.
*Khoa Dược, Trường Đại Học Lạc Hồng
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trương Thị Đẹp ĐT: 0909513419 Email: trgdep@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 312
ABSTRACT
DISCRIMINATING AGERATUM CONYZOIDES L. AND PRAXELIS CLEMATIDEA R. M. KING &
H. ROBINSON, ASTERACEAE BASED ON THEIR BOTANICAL CHARACTERISTICS
Bui Thi Quyen Quyen, Hoang Van Nga, Truong Thi Dep
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 311 – 318
Background: Ageratum conyzoides L. is commonly used in folk medicine for the treatment of sinusitis,
earache, postpartum bleeding. Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson is an invasive exotic plant
that hasn’t been researched in Vietnam. The characteristics of these two species are very similar so that it’s
easy to make error when collecting A. conyzoides for medicinal purposes. However, there are no
documents describing the morphological and anatomical characteristics and the composition of herbal
powders of A. conyzoides and P. clematidea in detail.
Objectives: The aim of this study is to describe the morphological and anatomical characteristics and
the composition of herbal powders of A. conyzoides and P. clematidea to distinguish the two species.
Methods: Morphological and anatomical characteristics and composition of herbal powders of A.
conyzoides and P. clematidea were analysed, described and photographed. The stems, petioles and leaves
were made thin slices with razor blades, and then stained in carmine alum-iodine green dye. The herbal
powders were made by cutting the above-ground plant parts, drying at 50-60oC, grinding and sieving
through a sieve. Finally, the scientific names of these species were authenticated by comparing their
morphological and anatomical characteristics with those written in the literature.
Results: A. conyzoides: Morphology: Serrate leaf margins of 16-24 serrations. Receptacle conical,
florets 60-70, phyllaries 2-seriate (nearly equal phyllaries, remaining after fruits fall), calyx represented by
5 long acute scales. Achenes 5-angled, pappus scale 5, sparsely thorny edges. Atanomy: long collenchyma
clusters, some stomata on stem epidermis; some stomata on the adaxial leaf surface. Herbal powder: pieces of
calyx represented by triangular scales or bristles with thorns, pieces of phyllary epidermis with wavy cell
walls. P. clematidea: Morphology: Serrate leaf margins of 6-12 serrations. Receptacle conical and longer,
florets 35-45, phyllaries 2-3 seriate (unequal phyllaries, and falling before fruits fall), calyx represented by
bristles. Achenes 4-angled, pappus present, densely thorny surfaces. Anatomy: short collenchyma clusters,
more stomata on stem epidermis, more stomata on the adaxial leaf surface. Herbal powder: a lot of pieces of
calyx represented by densly thorny bristles, pieces of phyllary epidermis with straight cell walls.
Conclusion: A. conyzoides and P. clematidea could be distinguished based on the differences in terms
of leaf margins, receptacles, florets, phyllaries, calyces, fruits, collenchyma, numbers of stomata on stem and
leaf epidermis, and flower powders.
Key words: Ageratum conyzoides, Praxelis clematidea, morphological, anatomy, herbal powder.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ageratum conyzoides L. là cây Cỏ cứt lợn,
hay cây Hoa ngũ vị, cây Hoa ngũ sắc, cây Bù
xích, Cỏ hôi, Cỏ cứt heo. Cây này mọc hoang
dại ở khắp nơi và được dùng trong dân gian
để chữa viêm xoang, viêm tai, phụ nữ bị rong
kinh sau sinh, mụn nhọt, ngứa lở, eczema(3-5,7,8).
Trong quá trình thu hái cây Cỏ cứt lợn chúng
tôi thu được một cây rất giống cây Cỏ cứt lợn
nhưng mùi hơi khác. Sau khi phân tích đặc
điểm thực vật và xác định được tên khoa học
là Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson
cùng họ Cúc (Asteraceae) với cây Cỏ cứt lợn.
Loài P. clematidea chưa được mô tả ở các tài
liệu thực vật ở Việt Nam, mặc dù sự hiện diện
của loài này cũng phổ biến khắp nơi và phân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 313
bố xen lẫn với cây Cỏ cứt lợn. P. clematidea là
một loài cỏ xâm lấn mới được phát hiện ở
Florida (Mỹ) năm 2006(1). Trên thế giới, có
nhiều tài liệu đã mô tả về đặc điểm hình thái
của loài P. clematidea(1,2,9). Lá của loài P.
clematidea khi vò có mùi nước tiểu mèo(1). Do
vậy, chúng tôi tạm đặt tên là “Cỏ hôi Praxelis”
hay “Cỏ hôi mèo”. Hiện chưa có tài liệu nào
mô tả một cách chi tiết đặc điểm thực vật của
loài này để phân biệt với loài Cỏ cứt lợn là một
cây thuốc. Bài báo này so sánh đặc điểm hình
thái và vi học của A. conyzoides và P. clematidea
nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học
để giúp định danh và kiểm nghiệm vi học của
2 loài này.
VẬT LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là mẫu cây tươi của A.
conyzoides và P. clematidea thu hái ở một số nơi
(Bảng 1).
Bảng 1: Địa điểm, thời gian thu mẫu A. conyzoides
và P. clematidea
Loài Nơi thu mẫu
Ngày lấy
mẫu
Ageratum
conyzoides
Huyện Đắc RLấp, DakNong
Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
02/04/2018
17/10/2018
Praxelis
clematidea
TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
10/05/2018
12/10/2018
Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát đặc điểm hình thái: Quan sát
các đặc điểm hình thái bằng mắt thường,
kính lúp, kính hiển vi quang học, kính soi
nổi; mô tả và chụp hình các đặc điểm khảo
sát. Xác định tên khoa học của 2 loài dựa
vào đặc điểm hình thái đã phân tích và so
với tài liệu(10).
- Khảo sát cấu tạo giải phẫu: Cắt ngang
thân, cuống lá, phiến lá thành lát mỏng
bằng dao lam. Đối với thân: Cắt ngang phần
lóng của những cành có độ trưởng thành
trung bình. Đối với phiến lá: Cắt ngang
đoạn 1/3 đáy phiến gồm gân giữa và một ít
hai bên phiến lá. Đối với cuống lá: Cắt
ngang đoạn 1/3 phía đáy cuống nhưng
không sát đáy. Vi phẫu được tẩy trắng bằng
nước Javel và nhuộm bằng son phèn và lục
iod. Quan sát vi phẫu trong nước bằng kính
hiển vi quang học (Olympus, model CX23
LED) chụp ảnh và mô tả cấu trúc. Mỗi bộ
phận quan sát từ 5-10 lát.
- Khảo sát bột dược liệu: Bộ phận dùng
của cây được cắt nhỏ, sấy ở nhiệt độ 60-
70oC đến khô, nghiền và rây qua rây số 32
(đường kính lỗ rây 0,1 mm). Quan sát các
thành phần của bột trong nước cất dưới
kính hiển vi quang học. Mô tả và chụp các
thành phần.
KẾT QUẢ
Đặc điểm hình thái
Ageratum conyzoides L. và Praxelis
clematidea R. M. King & H. Robinson có một số
đặc điểm hình thái giống nhau (Hình 1): Cây
bụi nhỏ. Thân dạng hình trụ tròn, có nhiều
lông che chở. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập,
không có lá kèm. Phiến lá màu xanh lục, bìa
phiến có răng cưa, mặt dưới lá có 3 gân nổi rõ,
có lông che chở. Cuống lá hình lòng máng.
Cụm hoa đầu tụ thành xim ở ngọn cành, đế
cụm hoa lồi mang nhiều hoa hình ống. Hoa
đều, lưỡng tính, mẫu 5, hữu thụ. Tràng hoa
dính hơn ¾ bên dưới thành ống loe ở đỉnh,
phía trên chia thành 5 thùy đều hình tam giác,
tiền khai van. Bộ nhị gồm 5 nhị đều, chỉ chị rời
dạng sợi, đính ở gốc ống tràng xen kẽ cánh
hoa; bao phấn màu trắng, 2 ô, nứt dọc, hướng
trong, đính đáy, dính nhau thành ống dài bao
lấy vòi nhụy, gốc bao phấn không có tai, đỉnh
có phiến mỏng; hạt phấn rời, hình cầu, có gai.
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn, bầu dưới 1 ô, 1 noãn
đính đáy, có đĩa mật ở đỉnh bầu; 1 vòi nhụy
dạng sợi, màu tím, chia làm 2 trước khi ra khỏi
ống tràng; đầu nhụy dài màu tím. Quả bế màu
đen, chứa 1 hạt.
Tuy nhiên, về hình thái có thể phân biệt
A. conyzoides và P. clematidea ở đặc điểm mép
lá, cụm hoa, tổng bao lá bắc, đài hoa, tràng hoa
và quả (Hình 2) được trình bày ở bảng 2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 314
Hình 1: Toàn cây A. conyzoides (A) và P. clematidea (B)
Hình 2: Đặc điểm khác nhau về hình thái của A. conyzoides (A) và P. clematidea (B). 1: Mép lá; 2: Đầu;
3: Đế cụm hoa; 4: Lá bắc tổng bao; 5: Đài hoa; 6: Tràng hoa; 7: Tổng bao lá bắc khi quả rụng; 8: Quả.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 315
Bảng 2: Đặc điểm khác nhau về hình thái của A. conyzoides và P. clematidea
Đặc điểm Ageratum conyzoides Praxelis clematidea
Mép lá
Mép lá có 16-24 khía răng gần như toàn bộ phiến lá
(Hình 2.1A).
Mép lá có 6-12 khía răng, tập trung ở 2/3 phía trên
của phiến lá
(Hình 2.1B).
Đầu
Hình trứng khi là nụ, bầu dục cắt ngang khi nở
(Hình 2.2A).
Hình trứng thuôn khi là nụ, hình chuông hẹp khi hoa nở
(Hình 2.2B).
Cuống cụm
hoa
Có nhiều sợi màu xanh
(Hình 2.2A).
Không có
(Hình 2.2B).
Đế cụm
hoa
Hình nón, cao 0,9-1 mm, đường kính 1,25-1,5 mm
(Hình 2.3A).
Hình nón, cao 1,25-1,35 mm, đường kính 1,1-1,2 mm
(Hình 2.3B).
Số hoa/đầu 60-70. 35-45.
Tổng bao
lá bắc
Xếp 2 hàng, các lá bắc dài gần bằng nhau, mép lá
có lông
(Hình 2.4A).
Xếp 2-3 hàng, các lá bắc dài ngắn khác nhau,
mép lá nhẵn
(Hình 2.4B).
Đài hoa
5 vảy dài và nhọn
(Hình 2.5A).
Mào lông (Hình 2.5B).
Tràng hoa
Màu trắng hay tím nhạt cả 2 mặt, mặt ngoài có
tuyến và lông, ống tràng hẹp ở ½ dưới và phình to
phía trên
(Hình 2.6A).
Màu tím ở mặt trong, tím nhạt hoặc trắng ở mặt ngoài,
mặt ngoài nhẵn, ống tràng to dần lên về phía trên
(Hình 2.6B).
Tổng bao
lá bắc khi
quả rụng
Tồn tại
(Hình 2.7A).
Rụng trước
(Hình 2.7B).
Quả
Có 5 cạnh, cạnh có gai thưa thớt, đỉnh quả có 5 vảy
(Hình 2.8A).
Có 4 cạnh, bề mặt quả có nhiều gai, đỉnh quả là mào lông
(Hình 2.8B).
Cấu tạo giải phẫu
Vi phẫu thân của 2 loài có cấu trúc giống
nhau như: Biểu bì có nhiều lông che chở và ít
lông tiết. Mô dày phiến bị gián đoạn bởi mô
mềm tế bào có lục lạp. Mô mềm vỏ đạo. Nội bì
đai Caspary. Ống tiết kiểu ly bào. Trụ bì hóa
mô cứng từng cụm úp lên đầu các bó libe gỗ.
Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 gồm nhiều bó libe
gỗ cách nhau bởi các khoảng gian bó rộng hay
hẹp. Mô mềm tủy đạo (Hình 3). Tuy nhiên, sự
phân bố mô dày (Hình 3) và số lượng lỗ khí
(Hình 4) ở thân của 2 loài này khác biệt nhau
và được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Sự khác nhau về đặc điểm vi phẫu thân của A. conyzoides và P. clematidea
Đặc điểm Ageratum conyzoides Praxelis clematidea
Mô dày
Mô dày gần như liên tục, bị gián đoạn bởi ít cụm mô
mềm nhỏ, toàn vi phẫu có khoảng 3-8 đám mô dày
(Hình 3A2).
Mô dày bị gián đoạn, toàn vi phẫu có khoảng
27-38 cụm mô dày (Hình 3B2).
Số lượng lỗ khí Ít (Hình 4A). Nhiều (Hình 4B).
Hình 3: Đặc điểm vi phẫu thân của A. conyzoides (A) và P.clematidea (B). (1. Toàn vi phẫu, 2. Một phần vi phẫu)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 316
Hình 4: Số lượng lỗ khí (dấu x) ở biểu bì thân của A. conyzoides (A) ít hơn P. clematidea (B)
Vi phẫu lá: Cấu trúc giải phẫu lá của 2 loài
tương tự nhau gồm: Gân giữa: Mặt dưới lồi
nhiều hơn mặt trên. Biểu bì có nhiều lông che
chở đa bào, lông tiết. Mô dày phiến hay góc.
Mô mềm đạo. Bó dẫn gồm 1 bó chính lớn ở
giữa, với gỗ 1 ở trên và libe 1 ở dưới xếp thành
hình cung, có thể có 1 - 2 bó nhỏ xếp hai bên
cạnh bó chính. Ống tiết kiểu ly bào. Phiến lá:
Biểu bì có nhiều lông che chở đa bào và lông
tiết, biểu bì dưới có nhiều lỗ khí. Mô mềm
giậu 2 lớp. Mô mềm khuyết. Nhiều bó dẫn bị
cắt xéo. Cuống lá: Vi phẫu lõm hình chữ V.
Biểu bì có lỗ khí, nhiều lông che chở đa bào, ít
lông tiết. Mô dày phiến hay góc. Mô mềm đạo.
Hệ thống dẫn gồm 3-5 bó không đều, 3 bó
chính ở giữa, các bó nhỏ hơn nằm phía trên và
2 bên với gỗ 1 ở trên và libe 1 ở dưới (Hình 5).
Tuy nhiên, số lượng lỗ khí ở biểu bì trên và
dưới của 2 loài này khác nhau. Biểu bì trên và
dưới lá của P. clematidea đều có nhiều lỗ khí
hơn so với A. conyzoides (hình 6).
Hình 5: Đặc điểm vi phẫu lá của A. conyzoides (A) và P. clematidea (B). (1: Cuống lá, 2: Phiến lá).
Hình 6. Số lượng lỗ khí (dấu x) ở biểu bì lá của A. conyzoides (A) ít hơn P. clematidea (B). (1: Biểu bì trên,
2: Biểu bì dưới).
Đặc điểm bột dược liệu
Bột thân, bột lá và bột hoa của 2 loài đều
có các cấu tử tương tự nhau. Bột thân: Mảnh
biểu bì, lông che chở đa bào thường bị gãy,
lông tiết đầu đa bào, mảnh mô mềm, sợi mô
cứng nằm riêng lẻ hay thành bó, mảnh mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 317
mạng, mạch điểm, mạch vòng, mạch xoắn. Bột
lá: Biểu bì mang nhiều lỗ khí, lông che chở đa
bào thường bị gãy, lông tiết đầu tròn, mảnh
mô mềm có nhiều lục lạp, mảnh mạch vạch và
mạch vòng. Bột hoa: Mảnh cánh hoa, lông che
chở thường bị gãy; mảnh biểu bì của tổng bao
lá bắc dính với mảnh mô mềm của tổng bao lá
bắc; hạt phấn hình cầu gai; mảnh bao phấn;
mảnh đầu nhụy; mảnh vỏ quả màu nâu; mảnh
mạch vạch.
Tuy nhiên, bột lá và bột hoa của A.
conyzoides và P. clematidea có một số đặc điểm
phân biệt như được trình bày ở bảng 4. Mùi
bột lá của P. clematidea có mùi nước tiểu mèo,
còn A. conyzoides thì không. Bột hoa thì khác
biệt ở vách của tế bào biểu bì của tổng bao lá
bắc và hình dạng của mảnh lá đài (Hình 7).
Bảng 4: Sự khác nhau về đặc điểm bột dược liệu của A. conyzoides và P. clematidea
Đặc điểm Ageratum conyzoides Praxelis clematidea
Mùi bột lá Mùi hôi. Mùi nước tiểu mèo.
Lá bắc tổng bao
Mảnh biểu bì ngoài và trong của lá bắc tổng
bao có vách uốn lượn (Hình 7A1).
Mảnh biểu bì ngoài và trong của lá bắc tổng bao có
vách thẳng (Hình 7B1).
Mảnh lá đài
Dạng vảy tam giác hoặc hình trụ dài mang gai
nhọn (Hình 7 A2a, A2b).
Dạng mào lông hình trụ dài mang nhiều gai nhọn,
số lượng gai nhiều hơn so với A. conyzoides (Hình
7 B2b).
Hình 7: Đặc điểm khác nhau về bột hoa của A. conyzoides (A) và P. clematidea (B). (1: Mảnh lá bắc; 2a:
Mảnh lá đài dạng vảy; 2b: Mảnh lá đài dạng hình trụ).
BÀN LUẬN
Đặc điểm hình thái của loài P. clematidea ở
Việt Nam cũng giống như mô tả ở các tài
liệu(1,2,9). Một số đặc điểm hình thái (đế cụm
hoa, lá bắc tổng bao, quả khi rụng) để phân
biệt 2 loài P. clematidea và A. conyzoides đã
được nêu trong tài liệu(1,9). Tuy nhiên, dựa trên
kết quả phân tích và so sánh một cách chi tiết
thì có thể phân biệt 2 loài này bởi một số đặc
điểm như được trình bày ở bảng 2. Đặc điểm
giải phẫu và bột dược liệu của loài này chưa
được mô tả trong các tài liệu ở Việt Nam và
trên thế giới. Về giải phẫu, vi phẫu thân,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 318
cuống lá, phiến lá của 2 loài này tương tự
nhau, chỉ phân biệt bởi mô dày gần như liên
tục ở A. conyzoides, gián đoạn và chia thành
nhiều cụm ngắn ở P. clematidea, số lượng lỗ
khí ở biểu bì thân và lá của A. conyzoides ít hơn
P. clematidea (Bảng 3, hình 4, hình 6). Về bột
dược liệu, không thể phân biệt được bột thân
của 2 loài. Bột lá có thể phân biệt được qua
mùi, A. conyzoides có mùi hôi, còn P. clematidea
có mùi như nước tiểu mèo. Bột hoa có thể
phân biệt được 2 loài dựa trên lá bắc tổng bao
và mảnh lá đài (Bảng 4, hình 7).
KẾT LUẬN
Các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột
dược liệu của 2 loài A. conyzoides và P.
clematidea lần đầu tiên được so sánh một cách
chi tiết. Các đặc điểm khác biệt về mùi; hình
thái mép lá, đế cụm hoa, hình dạng đầu, lá bắc
tổng bao, lá đài, ống tràng, quả; sự phân bố
của mô dày và số lượng tế bào lỗ khí ở thân và
lá; đặc điểm mảnh lá bắc và lá đài ở bột hoa
giúp phân biệt 2 loài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amber GG and Kent Ail (2015), “Praxelis clematidea
(Asteraceae): A New Plant Invader of Florida”, Southeastern
Naturalist, 14(1), pp. 21-27.
2. Batista MF, Souza LA (2017), “Flower structure in ten
Asteraceae species: considerations about the importance of
morpho-anatomical features at species and tribal level”,
Brazilian Journal of Botany, 40(1), pp. 265-279.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương,
Nguyễn Thượng Dong và cs. (2006), Cây thuốc và động vật
làm thuốc Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội, tr. 375-377.
4. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 43-44.
5. Lê Kim Biên (2007), Thực vật chí Việt Nam (Tập 7), NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 108-109.
6. Rafaela Fa Bárbara MN, Rafaela DSá, Luiz AL. Soares,
Karina P. Randau (2016), “Morpho-anatomical study of
Ageratum conyzoides”, Brazilian Journal of
Pharmacognosy, 26(6), pp. 1-9.
7. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1,
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 208-209.
8. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1 (Bộ
mới), NXB Y học, Hà Nội, tr. 500-501.
9. Weeds of Australia - Biosecurity Queensland Edition Fact Sheet,
15/10/2018.https://keyserver.lucidcentral.org/weeds/data/media
/Html/praxelis_clematidea.htm
10. Zhu Shi, Yilin Chen, Yousheng Chen et al., Asteraceae,
Flora of China, Vol.20-21, p 879
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 311_7506_2164277.pdf