Tài liệu Phản biện xã hội trong quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay: Xó hội học, số 3(111), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
32 Xã hội học thực nghiệm
Phản biện xã hội trong quản lý sự phát triển
xã hội ở Việt Nam hiện nay
Đỗ Văn Quân7TP0F*
1. Về khái niệm Phản biện xã hội
Phong trào Khai sáng ở Châu Âu thế kỷ XVII - XVIII đã sản sinh ra thuật ngữ
và sự thể hiện của khái niệm phản biện xã hội (social discourse). Điều này được thể
hiện qua phát biểu của triết gia người Pháp - Voltaire, thế kỷ thứ XVIII: “Tôi có thể
không đồng ý những điều anh nói nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói
những điều đó” (...). Quyền được nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại chính là
phản biện xã hội - một trong những quyền căn bản của con người được xây dựng trên
cơ sở quyền tự do ngôn luận. Nó vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu cần hướng đến trong
quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Theo tác giả Phạm Xuân Nam, có 5 mô hình phát triển xấu - nghịch lý của sự phát
triển xã hội mà nhiều nước trên thế...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản biện xã hội trong quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 3(111), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
32 Xã hội học thực nghiệm
Phản biện xã hội trong quản lý sự phát triển
xã hội ở Việt Nam hiện nay
Đỗ Văn Quân7TP0F*
1. Về khái niệm Phản biện xã hội
Phong trào Khai sáng ở Châu Âu thế kỷ XVII - XVIII đã sản sinh ra thuật ngữ
và sự thể hiện của khái niệm phản biện xã hội (social discourse). Điều này được thể
hiện qua phát biểu của triết gia người Pháp - Voltaire, thế kỷ thứ XVIII: “Tôi có thể
không đồng ý những điều anh nói nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói
những điều đó” (...). Quyền được nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại chính là
phản biện xã hội - một trong những quyền căn bản của con người được xây dựng trên
cơ sở quyền tự do ngôn luận. Nó vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu cần hướng đến trong
quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Theo tác giả Phạm Xuân Nam, có 5 mô hình phát triển xấu - nghịch lý của sự phát
triển xã hội mà nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt. Đó là: tăng trưởng kinh tế
nhanh nhưng tiến bộ và công bằng xã hội lại thấp; tăng trưởng kinh tế nhưng dẫn đến
sự tàn lụi của nông nghiệp và nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng mức độ dân
chủ hoá còn thấp; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoá, đạo đức suy đồi; tăng trưởng kinh
tế nhưng môi trường suy thoái, sự cân bằng môi trường sinh thái bị phá vỡ (Phạm Xuân
Nam; 2008, tr 10). Tác giả cũng cho rằng: trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, sự
phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa,... đã đặt ra nhiều thời cơ phát triển lớn
đan xen với những thách thức trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội. Điều này đòi hỏi các quốc gia, dân tộc trên thế giới phải tỉnh táo, trước mỗi bước đi
của mình. Nếu xử lý đúng, vượt qua được thách thức thì sẽ tạo ra thời cơ mới. Mặt khác,
nếu bỏ lỡ, đánh mất thời cơ thì sự tụt hậu càng trầm trọng hơn. Bởi vậy, phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội trong thời hiện đại đòi hỏi rất cao về năng lực, trí tuệ,
bản lĩnh của chủ thể lãnh đạo và cần phải được dẫn dắt bởi tri thức khoa học (Đinh
Xuân Lý; 2009). Trước yêu cầu này, gần đây ở nước ta xuất hiện khá nhiều đề tài khoa
học tập trung nghiên cứu chủ đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội7TP1F1P7T. Bài viết
này tìm hiểu vấn đề phản biện xã hội trong quản lý phát triển xã hội theo hướng tiếp
cận liên ngành xã hội học và chính trị học.
Theo Từ điển Bách khoa giải thích: “Phản biện là nhận xét và đánh giá về một
công trình khoa học (luận án, luận văn, khoá luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học
của một đề tài, một chương trình nghiên cứu) (Từ điển Bách khoa; 2003, tr
* Ths. Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
1 Chỉ tính riêng Chương trình KH&CN cấp Nhà nước: “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam” (KX.02/06-10) đã có 23 đề tài độc lập cấp Nhà nước; Chương trình
đề tài cấp Bộ năm 2009 - 2010 của Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng triển khai 5
đề tài theo hướng nghiên cứu này.
Đỗ Văn Quõn 33
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
407). Theo quan điểm này, phản biện là hoạt động diễn ra trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học. Còn phản biện xã hội theo tác giả Nguyễn Trần Bạt: "là sự tranh luận một
cách chuyên nghiệp giữa các lực lượng xã hội với nhau hoặc là với nhà cầm quyền để
tạo sự chính xác chính trị của mỗi một hành động có chất lượng chính sách hoặc định
hướng. Nếu không có sự tham gia của hai lực lượng này thì chỉ còn quá trình phản
ứng xã hội chứ không phải là phản biện xã hội" (Nguyễn Trần Bạt; 2007). Có lẽ cách
tiếp cận này dựa trên hiện thực chính trị ở các xã hội phương Tây với đặc trưng là của
bộ máy nhà nước và xã hội dân sự phát triển. Trong Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng
sản Việt Nam cho rằng: Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia
quản lý Nhà nước Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia
hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện
xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành
đất nước, khắc phục tệ quan liêu (Đảng Cộng sản Việt Nam ; 2006, tr 182). Đây có lẽ
là quan điểm được nhiều người trích dẫn khi đề cập những vấn đề liên quan đến phản
biện xã hội tại Việt Nam. Từ giác độ tiếp cận xã hội học, trong một công trình nghiên
cứu gần đây tác giả Trịnh Duy Luân cho rằng: Có thể tạm hiểu phản biện xã hội là sự
tham gia đóng góp ý kiến của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một
vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương,
chính sách đó ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận
nhằm phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Đó là sự tập hợp sức sáng tạo
và trí tuệ của các giai tầng, các cộng đồng nhân dân, tạo nên sức mạnh nội lực để giải
quyết những vấn đề xã hội. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các
quyết định điều hành của Chính phủ đều có thể là đối tượng của phản biện xã hội.
Bên cạnh đó, nhiều quyết định có ảnh hưởng lớn đến đời sống và tâm trạng của toàn
xã hội hoặc của một bộ phận tầng lớp dân cư đều cần và hoàn toàn có điều kiện để
thực hiện phản biện xã hội rộng rãi trước khi đưa vào thực hiện (Trịnh Duy Luân;
2009, tr 4).
Kế thừa các quan điểm vừa nêu và trong khuôn khổ tiếp cận liên ngành xã hội
học - chính trị học, có thể khẳng định: Phản biện xã hội là quá trình mà các chủ thể
(cá nhân hay tổ chức) đưa ra các lập luận, phân tích nhằm: kiểm tra, phát hiện, chứng
minh, khẳng định, phê phán, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án, chính
sách kinh tế - xã hội...) “chính thống” đã được hình thành và công bố trước đó. Phản
biện xã hội là một hoạt động tất yếu của xã hội dân chủ; là nội dung, mục tiêu và công
cụ của phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Và hoạt động này cần phải mang
tính tự giác, chuyên nghiệp, khoa học và được quy định bởi pháp luật.
2. Phản biện xã hội - một hoạt động hỗ trợ quản lý sự phát triển xã hội
Phản biện xã hội là một công cụ khách quan hỗ trợ cho hoạt động lãnh đạo có
Phản biện xó hội trong sự quản lý phỏt triển.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
34
hiệu quả các quyết định quản lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đã
chứng minh chủ thể lãnh đạo, quản lý cần có phản biện xã hội để hoạch định, kiểm
tra, khẳng định hay để điều chỉnh, sửa đổi, thay đổi các chính sách của mình. Các
hình thức để có được phản biện xã hội thay đổi tùy theo từng thời kỳ, phụ thuộc từng
chính thể, có khi rất thô sơ, những cũng có thể rất phức tạp. Nếu các chủ thể quản lý
biết cách sử dụng phản biện xã hội thì nó sẽ trở thành một kênh thông tin - công cụ
rất quan trọng phục vụ cho công việc của mình. Trong một bài viết gần đây, tác giả
Trương Văn Dũng cho rằng: Phản biện xã hội trong tính hiện thực của nó là việc động
viên mọi người phát huy sáng kiến, tích cực, chủ động tham gia, đóng góp sức mình
vào công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội (Trương Văn Dũng; 2007, tr 48). Trước
đó, trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản, tác giả Trần Đăng Tuấn cho rằng:
các thể chế khác cũng có thể chấp nhận phản biện xã hội như là phương thức thu thập
thông tin để xử lý theo hướng đối phó với tâm trạng xã hội (Trần Đăng Tuấn, 2006).
Tác giả phân tích tiếp: ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã
hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã
hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát, thuận lợi để hình thành tâm thế
phản kháng xã hội (Trần Đăng Tuấn; 2006). Thực tế cho thấy trong quá trình lãnh
đạo, quản lý các chủ thể thường truyền đi các thông điệp của mình đối với các giai
tầng trong xã hội, tuy nhiên kết quả thường thấp hơn so với mong muốn. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó không thể không tính đến tình trạng
chủ thể quản lý chưa tạo ra nhịp cầu đến đối tượng quản lý - đó chính là phản biện xã
hội. Tầm quan trọng của phản biện xã hội như là một công cụ không thể thiếu trong
quá trình quản lý phát triển xã hội, theo tác giả Nguyễn Trần Bạt là: chỉ có thể được
khơi dậy hay phục sinh cảm hứng xã hội khi tổ chức được một cơ cấu phản biện xã hội
thành công (Nguyễn Trần Bạt; 2007). Còn trong một bài viết khác tác giả Nguyễn
Hữu Đễ khẳng định tầm quan trọng của phản biện xã hội như là một kênh thông tin
quan trọng của quá trình quản lý xã hội. Và bản thân quá trình quản lý cũng chính là
quá trình trao đổi thông tin giữa hệ thống quản lý với hệ thống bị quản lý, giữa toàn
bộ hệ thống với môi trường xung quanh của nó (Nguyễn Hữu Đễ; 2005). Trong bối
cảnh hiện nay quá trình lãnh đạo, quản lý cần phải hướng đến mục tiêu phát triển xã
hội bằng các giải pháp/chính sách có tính thuyết phục, hợp lý cho sự phát triển. Như
vậy, phản biện xã hội là một công cụ khách quan và đáp ứng những đòi hỏi của công
việc lãnh đạo, quản lý phát triển xã hội. Có thể nhìn nhận vai trò của phản biện xã hội
như là một công cụ quản lý phát triển xã hội trên một số khía cạnh sau đây:
Một là, phản biện xã hội là quá trình/kênh tạo ra thông tin xã hội - một yếu tố
đóng vai trò là cơ sở của việc quản lý phát triển xã hội một cách khoa học. Các chủ thể
lãnh đạo, quản lý sử dụng thông tin xã hội như là một công cụ hữu hiệu trong quá
trình quản lý phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra là phải có đầy đủ thông tin và xử lý
thông tin một cách khoa học ở tất cả các khâu, các bước của quá trình quản lý phát
Đỗ Văn Quõn 35
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
triển xã hội. Nói cách khác, quá trình quản lý phát triển xã hội cũng chính là quá
trình liên tục thu thập và xử lý thông tin (trong đó có cả mối liên hệ ngược) và hoạt
động phản biện xã hội chính là một kênh cung cấp thông tin.
Hai là, phản biện xã hội - công cụ trực tiếp trong hoạch định chính sách, pháp
luật và điều hành quản lý của nhà nước. Gần đây một số tác giả cho rằng : phản biện
xã hội của các nhà khoa học nói riêng, nhân dân nói chung là một biện pháp hữu hiệu
để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lập pháp để bảo vệ lợi ích cục bộ của bộ
ngành. Trong một bài viết tác giả Nguyễn Ngọc Điện cho rằng: Muốn biết được một
văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi hay không và có mang lại lợi ích cho xã
hội hay không thì không thể bỏ qua vai trò của sự phản biện xã hội. Phản biện xã hội
sẽ chuyển tải được đầy đủ những ý kiến của các đối tượng sẽ bị tác động trực tiếp bởi
văn bản quy phạm pháp luật của các nhà khoa học, các chuyên gia tâm huyết về sự
bất cập, bất hợp lý hoặc những khiếm khuyết khác của dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật. Văn bản là do các cơ quan nhà nước ban hành, bộ ngành nào quản lý về
lĩnh vực gì thì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực đó nên
đã và đang xảy ra tình trạng “không quản lý được thì cấm hoặc hạn chế”. Trong văn
bản quy phạm pháp luật cũng chứa đựng rất nhiều những hàng rào kỹ thuật để khi
cần thiết chúng sẽ trở thành lợi thế cho các cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó,
những người soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thường thiếu những thông tin
thực tế để có thể đưa ra những quy định phù hợp. Chính vì vậy mà sự phản biện xã
hội đối với một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết (Nguyễn
Ngọc Điện; 2006). Minh hoạ thực tế, dù có thể chưa làm người dân hài lòng, tuy nhiên
gần đây Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các hoạt động như: lấy ý
tưởng thiết kế, quy hoạch phát triển khu trung tâm, biểu tượng, cổng chào cho Thành
phố; phản biện vụ điện kế điện tử, thực phẩm có chất độc hại, di dời cảng Sài Gòn, nhà
máy Ba Son ra khỏi nội thành; quy hoạch công trình ở các “khu đất vàng” trung tâm
quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; hay các sự kiện “nóng” liên quan đến vị trí đặt dự án
ở Thủ đô, như Trung tâm thương mại 19 - 12, khách sạn trong khuôn viên Công viên
Thống Nhất của Hà Nội, đều phản ánh sâu sắc vai trò của phản biện xã hội với tư
cách là công cụ quản lý phát triển xã hội.
Ba là, phản biện xã hội khuyến khích người dân cùng với nhà nước quan tâm và
tham gia vào quá trình quản lý sự phát triển xã hội một cách thực chất. Bởi vì quản lý
sự phát triển xã hội là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Xã hội càng phát triển thì
nhu cầu của xã hội cũng đa dạng và nhà nước cần phải đáp ứng một cách linh hoạt.
Quy mô, chức năng, cách thức quản lý của nhà nước đòi hỏi phải vận hành nhịp nhàng
với sự phát triển của xã hội. Theo một kết quả khảo sát thì hiện nay ở các nước phát
triển, mỗi năm chính phủ giải quyết khoảng từ 350 - 450 đầu việc; tại Trung Quốc thì
một năm chính phủ giải quyết khoảng 1200 đầu việc, ở Việt Nam là khoảng 6000 -
6500 đầu việc (Nguyễn Trần Bạt; 2007). Như vậy, khi phản biện xã hội được xác định
Phản biện xó hội trong sự quản lý phỏt triển.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
36
như là một công cụ quản lý phát triển xã hội không chỉ làm tăng hiệu lực, hiệu quả
quản lý của nhà nước và xã hội mà nó còn làm thay đổi quan niệm về vai trò của nhà
nước trong bối cảnh đương đai.
Bốn là, phản biện xã hội - công cụ quản lý để hướng đến phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội một cách hài hoà, bền vững. Theo tác giả Đinh Xuân Lý thì
vấn đề phát triển xã hội và quản lý xã hội của Việt Nam hiện nay đang gặp rất
nhiều thách thức. Chẳng hạn, nền kinh tế thị trường, bên cạnh mặt thành công cũng
còn nhiều hạn chế. Việc giải quyết các vấn đề xã hội được xem là trách nhiệm của
Nhà nước, chưa quan tâm thu hút các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong xã
hội tham gia giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội; kết hợp chưa tốt mục tiêu phát
triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; hạn chế phản biện xã hội hay duy trì
sự phản biện chất lượng kém sẽ dễ rơi vào tình trạng chuyên chế, độc tài, kìm hãm
sự phát triển xã hội. Các biểu hiện của mâu thuẫn mới do sự giữa kết hợp tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa khuyến khích lao động làm giàu
chính đáng với bảo đảm công bằng xã hội; giữa bảo đảm công bằng xã hội với tăng
cường động lực phát triển kinh tế... cũng không ngừng gia tăng (Đinh Xuân Lý;
2009). Những thực tiễn này đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình quản lý phát
triển xã hội và một trong số các giải pháp là phải phát huy vai trò của hoạt động
phản biện xã hội.
Một trong những yếu tố để thúc đẩy phản biện xã hội đó là nhà nước phải xác
lập cơ chế/môi trường mà ở đấy mỗi người dân được thực sự tham gia vào việc
hoạch định, thực hiện và quan trọng hơn là phản biện lại các chương trình hành
động của nhà nước, để nhà nước phải điều chỉnh các chủ trương chính sách sao cho
thích hợp với xã hội. Muốn thúc đẩy hoạt động phản biện xã hội trong thực tiễn cần
phải có nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là cung cấp kiến thức, đào tạo cho nhân
dân, cho cán bộ lãnh đạo quản lý, nhà khoa học, nhà báo về tinh thần phản biện,
thực hiện quyền phản biện, nhu cầu phản biện, cơ hội phản biện và khả năng để
phản biện xã hội. Khi xã hội được làm quen và đào luyện tinh thần phản biện xã
hội thông qua những cuộc thảo luận thì mới có đủ năng lực để phản biện những
vấn đề từ đời sống hàng ngày đến vấn đề hệ trọng của quốc gia. Điều này cũng có
nghĩa là phải tạo ra đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có
kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, và tham gia vào quá trình phản biện xã hội (Đỗ
Văn Quân; 2009, tr 63).
3. Phản biện xã hội - một nội dung trong quản lý phát triển xã hội
Phản biện xã hội là một quá trình tất yếu, nhưng cần thiết phải quản lý tổ
chức phản biện xã hội để phục vụ cho các mục tiêu phát triển xã hội đúng đắn, để
hạn chế và đấu tranh với việc lợi dụng phản biện xã hội vào các mục đích chống lại
thể chế hoặc vụ lợi cá nhân. Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong điều
Đỗ Văn Quõn 37
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá là những vấn đề nan giải
đối với Việt Nam hiện nay. Để giải quyết bài toán này có nhiều giải pháp cần phải
thực hiện, trong đó xác định phản biện xã hội như là một nội dung của quản lý phát
triển xã hội. Việc xác định như vậy là có tính tất yếu khách quan với những bằng
chứng như sau:
Một là, có thể khẳng định yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công của quá trình
tổ chức phản biện xã hội chính là sự tham gia của các chủ thể: nhà nước; truyền thông
đại chúng; tổ chức xã hội dân sự; trí thức... vào việc quy định những giới hạn hợp lý
của quyền tự do ngôn luận. Nếu nhân dân tham gia một cách tích cực trong khuôn
khổ điều chỉnh của pháp luật vào các tiến trình chính trị thì đấy chính là mở rộng
động lực phát triển của xã hội. Nhiệm vụ của nhà nước là phải xác định được ranh giới
hợp lý của quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện xã hội (Nguyễn Trần Bạt;
2007).
Hai là, việc quản lý hoạt động phản biện trong quá trình phát triển xã hội là một
nhiệm vụ cụ thể của nhà nước. Phản biện xã hội chỉ là một trong các biểu hiện của cơ
chế tập trung dân chủ, nó chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nằm trong tổng thể cơ chế tập
trung dân chủ. Việc khẳng định vai trò ý nghĩa và giá trị của phản biện xã hội không
có nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò của phản biện xã hội, cho đó là giải pháp vạn năng
trong đời sống chính trị.
Phản biện xã hội mặc dù có tính chất xây dựng nhưng trong những bối cảnh,
tình huống nhất định có thể bị lực lượng phản kháng xã hội lợi dụng. Do vậy, trong bối
cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, khi Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất,
việc xây dựng cơ chế phản biện xã hội cần phải khoa học, chặt chẽ, tránh kẽ hở để các
lực lượng thù địch lợi dụng.
Ba là, trong quản lý phản biện xã hội để đề phòng phản biện ngẫu hứng hay còn
gọi là "Phản biện cảm tính". Nhiều bài viết phản biện trên báo chí có động cơ xây dựng
và thái độ trung thực, nhưng lại rơi vào trình trạng “loạn tiêu chí” do người viết cảm
tính, phiến diện hoặc ngộ nhận về mục đích của các công trình, dự án mình đang phản
biện. Chẳng hạn, khi phản biện một công trình văn hóa phục vụ chính trị xây dựng
và củng cố các giá trị cơ bản của xã hội thì những người viết lại dựa vào các tiêu chí
giải trí và thương mại, đòi công trình đó phải có lãi...
Bốn là, trong quản lý phản biện xã hội cần đề phòng phản biện “vuốt đuôi”, phản
biện nặc danh. Một thái độ phản biện có tính xây dựng bao giờ cũng kịp thời, cho dù
chưa sâu sắc, chưa hoàn chỉnh vẫn có giá trị cảnh báo, ngăn chặn sớm những sai lầm
và lãng phí. Còn phản biện “vuốt đuôi”, do người viết quá thận trọng, hay có một ý đồ
riêng nào đó, không lên tiếng ngay khi vấn đề xuất hiện, để “kích hoạt” một quả bom
dư luận. ở nước ta trong những năm gần đây, một số phản biện xã hội trên báo chí đã
có khuynh hướng của marketing chính trị và kinh tế một cách gián tiếp. Vì thế, phản
Phản biện xó hội trong sự quản lý phỏt triển.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
38
biện xã hội là một vấn đề cần đưa vào quá trình quản lý phát triển xã hội theo luật
định, có như vậy mới vừa phát huy quyền tự do dân chủ, vừa tránh tình trạng vuốt
đuôi, trá hình.
Có thể nói, phản biện xã hội vừa là một nhu cầu khách quan của hoạt động lãnh
đạo, quản lý phát triển xã hội, vừa là một hiện thực tất yếu luôn tồn tại trong đời sống
kinh tế - chính trị - xã hội cần phải được quản lý. Phản biện xã hội nếu được thực hiện
đúng đắn, thường xuyên và kịp thời sẽ đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của
xã hội. Để quản lý phản biện xã hội đạt hiệu quả cao, cần kết hợp sử dụng và phát huy
sức mạnh của cả Nhà nước, cộng đồng và bản thân mỗi người dân.
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới, càng đòi hỏi phải chú trọng phát
triển xã hội và tăng cường quản lý phát triển xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển hài
hòa và bền vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tham gia của
nhân dân đối với sự nghiệp này cần phải được thể hiện rõ hơn thông qua việc hoạch
định cương lĩnh, đường lối chiến lược, các định hướng về chủ trương và chính sách;
thông qua thực hiện phản biện xã hội nhằm từng bước hiện thực hoá mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Chí Bảo (2008), Phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội trong tiến
trình đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị số 10.
2. Hoàng Chí Bảo (2007), Phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội: quan
niệm, vấn đề, sự cần thiết cho Việt Nam và xác định logic nghiên cứu, Tạp chí
Thông tin khoa học xã hội số 12.
3. Nguyễn Trần Bạt (2007), Phản biện xã hội, 27/02.
4. Trương Văn Dũng(2007), Phản biện xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Nghiên cứu con người số 6.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện đại
hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Điện (2006), Phát huy vai trò phản biện xã hội của nhà khoa học đối
với các dự án pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8.
7. Nguyễn Hữu Đễ (2005), Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội,
Tạp chí Triết học số 3.
Đỗ Văn Quõn 39
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
8. Đinh Xuân Lý(2009), Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
9. Trịnh Duy Luân(2009), Một số vấn đề về tham gia xã hội và phản biện xã hội, Tạp
chí Xã hội học số 2.
10. Nguyễn Chí Mỳ(2007), Phản biện xã hội và các hình thức, giải pháp thực hiện
phản biện xã hội ở Hà Nội, tuyengiao.vn(4/2007).
11. Phạm Xuân Nam(2008), Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Đỗ Văn Quân(2009), Vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Lý luận chính trị số 2.
13. Phùng Thanh Sơn(2006), Phản biện trong công tác lập pháp,vietbao.vn.
14. Trần Đăng Tuấn(2006), Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản
điện tử số 114.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_3_2010_dovanquan_7934.pdf