Tài liệu Phạm Thận Duật và sự nghiệp hơn ba mươi năm làm quan triều Nguyễn (1852 - 1885): JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0053
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 23-29
This paper is available online at
PHẠM THẬN DUẬT VÀ SỰ NGHIỆP HƠN BAMƯƠI NĂM
LÀM QUAN TRIỀU NGUYỄN (1852 - 1885)
Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Lịch sử, Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ và Tri thức bản địa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phạm Thận Duật (1825 - 1885) là một nhân vật lịch sử có tầm vóc của dân tộc
ở nửa cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời và sự nghiệp hơn 30 năm làm quan trong triều đình nhà
Nguyễn (1852 - 1885) của Phạm Thận Duật cho thấy ông là một vị quan tài năng, có vai
trò lớn trong việc đánh dẹp thổ phỉ, nội loạn, kiên trì với việc đắp đê và công cuộc trị thủy
ở đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Từ khóa: Phạm Thận Duật, quan triều Nguyễn, quan tài năng, nhà văn hóa lớn, sĩ phu yêu
nước.
1. Mở đầu
Phạm Thận Duật đỗ Cử nhân trường Nam khoa Canh Tuất năm 1850. Một năm sau, ông
vào kinh thi Hội lọt vào Tam trường nhưng không...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phạm Thận Duật và sự nghiệp hơn ba mươi năm làm quan triều Nguyễn (1852 - 1885), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0053
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 23-29
This paper is available online at
PHẠM THẬN DUẬT VÀ SỰ NGHIỆP HƠN BAMƯƠI NĂM
LÀM QUAN TRIỀU NGUYỄN (1852 - 1885)
Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Lịch sử, Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ và Tri thức bản địa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phạm Thận Duật (1825 - 1885) là một nhân vật lịch sử có tầm vóc của dân tộc
ở nửa cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời và sự nghiệp hơn 30 năm làm quan trong triều đình nhà
Nguyễn (1852 - 1885) của Phạm Thận Duật cho thấy ông là một vị quan tài năng, có vai
trò lớn trong việc đánh dẹp thổ phỉ, nội loạn, kiên trì với việc đắp đê và công cuộc trị thủy
ở đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Từ khóa: Phạm Thận Duật, quan triều Nguyễn, quan tài năng, nhà văn hóa lớn, sĩ phu yêu
nước.
1. Mở đầu
Phạm Thận Duật đỗ Cử nhân trường Nam khoa Canh Tuất năm 1850. Một năm sau, ông
vào kinh thi Hội lọt vào Tam trường nhưng không trúng cách. Năm 1852, ông bắt đầu sự nghiệp
làm quan trong triều đình nhà Nguyễn. Trải suốt hơn 30 năm (1852 - 1885) làm quan trong triều
đình nhà Nguyễn, từ một vị quan lại ở địa phương trở thành người đảm đương nhiều trọng trách
quan trọng ở triều đình trung ương, kiên trì với việc đắp đê và công cuộc trị thủy ở đồng bằng Bắc
Bộ, có nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Bài viết này tìm hiểu về sự nghiệp hơn
ba mươi năm làm quan dưới triều Nguyễn của Phạm Thận Duật nhằm tái hiện sự nghiệp chính trị
vinh quang nhưng cũng nhiều thăng trầm của ông trên đất Bắc Hà.
2. Nội dung nghiên cứu
Con đường bước vào chốn quan trường nhà Nguyễn của Phạm Thận Duật giống như con
đường của nhiều nhà Nho khác là đỗ đạt và ra làm quan. Trong suốt cuộc đời làm quan, ông từng
giữ nhiều chức vụ lớn nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn. Sau khi thi đỗ Cử nhân, năm 1852, ông
được phân giữ chức Giáo thụ phủ Đoan Hùng. Cùng năm, ông được Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên
Nguyễn Bá Nghi cho kiêm quyền giữ chức Tri phủ Đoan Hùng. Năm 1855, ông nhận chức Tri châu
Tuần Giáo, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1856, ông được kiêm nhiệm chức Tri châu Châu Luân. Một năm
sau, ông đảm nhiệm chức Tri huyện Quế Dương và Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1870, ông được
thăng làm Bố chính Bắc Ninh. Năm 1874, ông được thăng làm thự Tuần phủ Hà Nội, sau tiếp tục
thăng làm Tuần phủ Bắc Ninh, rồi Tuần phủ hộ lí Tổng đốc Ninh - Thái vào năm 1875. Năm 1876,
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: thuynt@hnue.edu.vn
23
Nguyễn Thị Thu Thủy
ông được thăng làm Tả tham tri bộ Lại, kiêm Tả phó Đô ngự sử viện Đô sát. Cùng năm này, ông
được kiêm giữ chức Khâm sai kinh lí Hà đê sứ, phụ trách việc đê điều các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định. Sau đó, ông được triệu về kinh giữ chức Tả phó Đô
ngự sử viện Đô sát vào năm 1878. Tháng 10 năm 1878, ông tiếp tục được thăng làm Thượng thư
bộ Hình, được sung chức Phó tổng tài Sử quán vào năm 1882, tiếp tục được giữ chức Phó tổng tài
Quốc sử quán, kiêm quản Quốc tử giám vào năm 1884... Trong suốt hơn 30 năm làm quan trong
triều Nguyễn, từ một Giáo thụ phủ Đoan Hùng cho đến Thượng thư Bộ Hình, Phạm Thận Duật
cho thấy ông là vị quan tài năng, một nhà văn hóa lớn.
2.1. Một vị quan tài năng
2.1.1. Đánh dẹp thổ phỉ, nội loạn
Xuất phát điểm là một quan lại được tuyển chọn thông qua khoa cử Nho học, tuy nhiên,
những đóng góp của Phạm Thận Duật trong giai đoạn đầu lại giống như một võ quan. Khi đảm
đương các chức vụ chính quyền cấp châu, huyện hoặc tỉnh ở đất Bắc, ông đều đảm nhiệm cả chức
vụ chỉ huy quân đội chống đánh các loại giặc phỉ. Chính sử nhà Nguyễn đã ghi lại rất nhiều sự
kiện Phạm Thật Duật đích thân đưa quân đi đánh dẹp thổ phỉ, nội loạn
Tự Đức năm thứ 20 (1867), tháng 7,... giặc trốn nước Thanh là lũ Vi Tái Thọ các chi
mưu thông với nhau sinh việc, chuẩn bị đánh phá Bắc Ninh. Vua Tự Đức sai Bang biện Bắc
Ninh là Phạm Thận Duật cùng với Nguyễn Hữu Thân đi trước xem cơ đánh giữ hoặc chiêu dụ
[2;1065-1066].
Tự Đức năm thứ 22 (1869), tháng 4,... toán giặc Muông Lựa tụ họp bè lũ cướp phủ Điện
Biên thuộc Hưng Hoá, Tri phủ Nguyễn Thận bị hại. Bọn giặc trốn vào xã Phú Tàng, Bắc Ninh
đi cướp bóc bừa, Phó lãnh binh Vũ Văn Phùng đi đánh cũng bị chết tại trận. Sau trận này, Hộ
đốc Bùi Tuấn, Bố chính Hà Duy Trinh, Án sát Phạm Thận Duật đều phải cách, được lưu tại chức
[2;1179-1180]. Cũng trong năm này, tháng 9,... lại có thổ phỉ rủ nhau tụ họp ở các huyện Đa Phước,
Kim Anh, Yên Phong thuộc Bắc Ninh, vua Tự Đức sai Đề đốc Hà Nội Đặng Văn Siêu ở lại Bắc
Ninh cùng với Án sát Phạm Thận Duật hợp nhau cùng đánh và giành thắng lợi. Sau trận này, ông
được thăng làm Bố chính Bắc Ninh.
Tự Đức năm thứ 24 (1871), tháng 3,... trước đây, bọn giặc ra hàng lại vây thành Lạng, giặc
trốn ở Bắc Ninh là tên Tịch (xưng bậy là Đại nguyên soái), lại nổi lên, bè lũ đi theo đến hơn 4.000
người (bọn ấy có lũ tên Chuyên, tên Đài, tên Nhiễm, tên Chích là ác hơn cả), quấy nhiễu bừa các
hạt Đông Ngàn, Kim Anh, Đa Phước, ở quân thứ phái Hoàng Hữu Tài (nguyên chức phó Võ học)
đánh nhau với giặc ở Quán Tỉnh (thuộc huyện Đông Ngàn) bị chết trận. Thống đốc là Hoàng Tá
Viêm uỷ thác cho Nguyễn Văn Tường đem hơn 2.000 quân đi đánh. Bố chính Bắc Ninh là Phạm
Thận Duật đem quân hỗ trợ, đánh nhau với bọn giặc ở xã Tiên Dược (thuộc huyện Kim Anh), bọn
giặc tan vỡ, tên đầu sỏ giặc sợ hãi trốn thoát. Tin thắng trận tâu lên, Hoàng Tá Viêm được thưởng
quân công 2 cấp; Nguyễn Văn Tường được khai phục Quang lộc tự khanh; Phạm Thận Duật được
thưởng quân công 1 cấp [2;1268-1269].
Tự Đức năm thứ 24 (1871), tháng 4, ... Tuần phủ Lạng - Bằng là Lương Quy Chính tâu rằng:
“Quân nhu và lương thực của dân (gạo đắt) hai đằng cùng khẩn cả, đường vận lương ở tỉnh Bắc
Ninh chưa được thông đồng” [2;1273]. Phạm Thận Duật bấy giờ làm Bố chính Bắc Ninh được cử
đi đường trước đốc thúc vận tải cho quân của Ông Ích Khiêm, Nguyễn Văn Tường đi dẹp toán giặc
ở Bắc Lệ, Hoà Lạc giải giúp tiền bạc, lương gạo giao cho đồn Quang Lang tỉnh Lạng đưa thẳng
đến thành Lạng Sơn, để đỡ sự cần cấp.
Tự Đức năm thứ 28 (1875), tháng 2,... Bấy giờ toán giặc ở Bắc Ninh chưa dẹp yên, 2 đoàn
24
Phạm Thận Duật và sự nghiệp hơn ba mươi năm làm quan triều Nguyễn (1852 - 1885)
Chu, Triệu lại làm phản. Vua cho là Nguyễn Uy ở Bắc Ninh đã lâu, chi phí rất nhiều, rút cục
không được việc chút nào, chuẩn cho giải chức ... Lại cho là việc phòng tiễu ở Bắc Ninh rất khẩn,
nên đặt thêm tuần phủ. Do vậy, vua Tự Đức đã thăng cho Phạm Thận Duật là Tuần phủ Bắc Ninh
[3;102-103].
Tự Đức năm thứ 28 (1875), tháng 9,... vua sai Tổng đốc Ninh - Thái Tôn Thất Thuyết đến
quân thứ Thái Nguyên chuyên coi việc quân; lấy Tuần phủ Bắc Ninh Phạm Thận Duật hộ lí Tổng
đốc [3;141].
Do có nhiều kinh nghiệm đánh dẹp thổ phỉ và nội loạn ở vùng Bắc Ninh, sau này tuy không
làm quan Bắc Ninh nữa, Phạm Thận Duật vẫn được vua Tự Đức mời về kinh để hỏi han kinh
nghiệm dẹp thổ phỉ và nội loạn ở Bắc Ninh. Chẳng hạn như sự kiện năm Tự Đức thứ 29 (1876),
tháng 9,... vua triệu Phạm Thận Duật hỏi về hiện tình các giặc ở thượng du Bắc Ninh, Thái Nguyên.
Phạm Thận Duật tâu: “Hạt Bắc Ninh chỉ còn 1 - 2 tên giặc trốn, giặc tàn ở Thái Nguyên chỉ còn
vài bọn, đều xin thú, sắp xếp cho chỗ ở, quan Hiệp đốc Tôn Thất Thuyết thường nói: Giặc còn sót
lại nước Thanh, nên cho thú một nửa, còn một nửa phải đánh mạnh, tưởng làm như thế mới giữ
không lo ngại. Duy việc xếp đặt về sau, tưởng nên xem đặt thổ quan, mới mong được việc. Nhưng
hiện nay thổ tù hạt Thái Nguyên người được việc thì ít, chỉ có Nguyễn Văn Vụ, Nguyễn Văn Thạch
nhiều lần theo đi đánh giặc, có công trạng thực, có thể làm được thổ quan” [3;195]. Vua lại hỏi
phong tục ở Bắc Ninh, Phạm Thận Duật tâu: “Phong tục ở Bắc Ninh một nửa là văn nhã, một nửa
là dữ tợn” [3;195].
2.1.2. Trị thủy ở đồng bằng sông Hồng
Tự Đức năm thứ 29 (1876), tháng 10,... Phạm Thận Duật được sung làm Khâm sai kinh lí
Hà đê sứ để chỉ huy việc trị thủy ở vùng tả ngạn sông Hồng gồm 6 tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định.
Ngay sau khi nhậm chức, nhân việc vua Tự Đức lệnh cho các quan tâu bày việc trị thủy,
Phạm Thận Duật đã tâu bày lên triều đình ba việc: “Xin: Theo nhiều lần chuẩn cho khơi vét các
sông ở hạ lưu để giảm thế nước. Xin: Chỗ đê vỡ ở Văn Giang tạm cho thông ra sông, tùy tiện đắp
đường qua để giữ lúa chiêm. Xin: Cùng theo như trước làm việc, thu tiền điền mẫu để sung cấp
cho thuê làm” [3;202]. Vua Tự Đức nghe xong chuẩn giao cho 4 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hà
Nội, Hưng Yên chọn điều phải mà làm.
Tự Đức năm thứ 30 (1877), tháng 2,... Phạm Thận Duật bắt đầu triển khai việc đắp đê ở các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ông dâng sớ trình bày việc: “Đê mới 4 tỉnh (Hải Dương, Bắc Ninh, Hà
Nội, Hưng Yên) công làm và vật liệu phải cần dùng đến số nhiều (thành tiền hơn 50.900 quan), xin
trích trước tiền công để cấp cho làm, đợi sau chiểu thu tiền điền mẫu điền trả lại” [3;228]. Sớ tâu
của ông được vua Tự Đức chấp thuận.
Tự Đức năm thứ 30 (1877), tháng 10,... sau việc đê bối ở các sông bị vỡ lớn, đặc biệt là
nước sông Cái qua những chỗ vỡ cũ ở Văn Giang và Đông An, tràn ngập 17 huyện thuộc ba tỉnh
Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Thống đốc Hoàng Tá Viêm tâu bày việc đắp đê không hiệu quả,
xin hưu đê ở vùng tả ngạn sông Hồng (gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và một phần Nam
Định). Vua Tự Đức cho rằng: “Việc này từ trước đến nay, tranh nhau bàn bạc mãi, rút cục chưa
làm được, không thân đến tận nơi xét kỹ, sao làm xong được công trình to tát ấy” [3;258]. Rồi vua
giao cho Phạm Thận Duật cùng với quan các tỉnh xét kĩ có nên làm hay không, tâu trả lời ngay.
Phạm Thận Duật cùng với các quan ở Bắc Kỳ (Tổng đốc Hải - Yên Phạm Phú Thứ, Tổng
đốc Hà - Ninh Trần Đình Túc, lĩnh Đốc Sơn - Hưng - Tuyên Vũ Trọng Bình, Hộ đốc Ninh - Thái
Lê Hữu Tá, Hộ đốc Định - Yên Nguyễn Trọng Hợp, lĩnh phủ Hưng Yên Trần Văn Chuẩn) sau khi
xem xét tình hình đã tâu lên rằng: “Xét rõ chỗ đê vỡ ở về huyện Văn Giang và Đông An thế đã khó
25
Nguyễn Thị Thu Thủy
đắp, cũng không nên đắp, tuy các huyện hạt, thế nước chảy đến không thể giữ được cả lúa mùa,
nhưng khi nước lụt xuống, lại cấy lúa chiêm thu lợi, không khác gì lúa mùa, huống chi ruộng cấy
mùa ít mà ruộng cấy chiêm nhiều (tức như tỉnh Hà Nội, ruộng cấy chiêm 20.000 mẫu, ruộng cấy
mùa chỉ hơn 400 mẫu) thì đắp đê nhỏ để chuyên giữ lúa chiêm, cũng có thể thu được hiệu quả, duy
có địa thế hơi khác, lòng dân lại không giống nhau, nên tuỳ thế chước nghĩ. Nay xin hai tỉnh Hải
Dương, Bắc Ninh vẫn ở chỗ đê nhỏ năm nay hiện đã đắp xong nếu vỡ lở thì điền bổ lại, lại tạm đắp
khúc đê ngắn ở cửa sông Kinh Khương về tỉnh Hải Dương, những đê nhỏ ở Điều Mễ, Ngoại Sa
2 huyện Văn Giang, Đông An thuộc tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên (của dân xã đắp riêng) cũng vá
những chỗ vỡ lở; về tỉnh Nam Định thì khơi vét sông Bạc Hà và đắp cả các đê nhỏ ở hai bên sông,
hễ lúa chiêm gặt xong, nước lụt cho chảy tràn qua, để tiêu nước sông Nhị Hà. Còn như sông Nghĩa
Trụ về tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên, những chỗ nông lấp thì khơi vét đi, cùng sông Quảng Lãng
tỉnh Hưng Yên có nhiều cầu đá và đập chắn ngang, thì bạt bỏ đi để thông đường nước chảy, sông
Chanh ở tỉnh Nam Định hiện có đê nhỏ ở vùng ngoài (nguyên có 2 đê trong và ngoài) thì khai phá
đi, cho rộng dòng nước chảy, như thế nước sông Nhị Hà có chỗ tiêu đi, thì ba tỉnh Sơn Tây, Hà Nội,
Nam Định, việc hộ đê hơi thư, 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên đê nhỏ tự giữ, dân 17 huyện
làm ăn, không đến hại lắm, tính suốt phân số lợi hại tưởng cũng lợi nhiều mà hại ít” [3;258-259].
Tờ tâu dâng lên, vua Tự Đức chuẩn cho nghị thi hành nhưng sai phải bắt đầu làm ngay: “Việc đắp
đê nhỏ bắt đầu làm từ tháng 12 năm nay, việc khơi lòng sông bắt đầu làm từ tháng sau, đều hạn
2 tháng phải xong” [3;259]. Đúng thời hạn, trung tuần tháng 2 năm 1878, công việc đắp đê bối ở
các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương lần lượt hoàn thành.
Tuy nhiên, chỉ đến tháng 4 năm 1878, vụ mưa ập đến, mưa lớn hơn những năm trước khiến
cho đê bối thuộc tổng Yên Vĩnh, Bình Dân, Đông Kết thuộc huyện Đông Yên lại bị vỡ. Vì việc này,
Phạm Thận Duật cùng với Tuần phủ Hưng Yên Trần Văn Chuẩn, Tỉnh thần Nguyễn Văn Trang,
Thượng biện Phạm Đăng Giảng đều bị giáng hai cấp lưu nhiệm. Phạm Thận Duật và Phạm Đăng
Giảng đã phải dâng sớ tâu bày thừa nhận: “Thuỷ thế xứ Bắc Kỳ khó giữ được toàn lợi, nên chọn lợi
nhiều hại ít thì làm, nhưng xét chỗ vỡ trước ở huyện Văn Giang, huyện Đông An trước khi chưa vỡ,
nước lũ sông Nhị Hà không chia chảy được, hằng năm chợt có mực nước quá ngày thường lan đến
4 - 5 tỉnh (các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình bị lụt nhiều, Bắc Ninh, Hưng Yên đôi
khi cũng có bị lụt) khi vỡ, thế nước rất mạnh, hoặc nhà cửa trong làng trôi đi, hoặc người và súc
vật chết đuối, rất là thiệt hại. Từ sau khi đoạn đê ấy vỡ, các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên
bị lụt chỉ 17 huyện, lúa mùa tuy không thu hoạch được, nhưng lúa chiêm được lợi rất nhiều, lương
thực của dân vẫn như thường, còn các tỉnh khác hai vụ chiêm, mùa phần nhiều được mùa. Trong
đó nước sông Nhị Hà và như sông Chiêm Đức ở Bắc Ninh, phận đê tuy hoặc có vỡ lở (các năm 28,
29, 30 vỡ luôn) mà thế nước tràn đến thì ít, không thiệt hại lắm. Tính suốt tình thế hiện nay ở Bắc
Ninh thì chỗ đê vỡ ở huyện Văn Giang, huyện Đông An thực không thể lấp được. 17 huyện ở các
tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên bị nước tràn đến tuỳ thế đắp đê nhỏ, để giữ lúa chiêm, khi
thu gặt xong, để cho nước lụt tràn qua, để san tiêu nước sông Nhị Hà, không gì hơn kế ấy, đã cùng
quan các tỉnh Hải Dương, Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh cùng tâu lên. Gần đây, 12 huyện thế nước
tràn đến (Hải Dương 7 huyện, tỉnh Bắc Ninh 5 huyện) và 2 huyện rưỡi trong đê nhỏ bên hữu sông
Cửu An về tỉnh Hưng Yên, lúa ruộng đều được phong thu, còn 2 huyện Đông An, Ân Thi và hơn
20 xã linh tinh, hơn 10 xã ở huyện Văn Giang về tỉnh Bắc Ninh (do ở gần ngay chỗ đê vỡ), nhân
bị đê cắt ở tỉnh Hưng Yên vỡ lở, lúa ruộng gián hoặc có nơi bị ngập, xem thế thì đê nhỏ để giữ lúa
chiêm, không thể không được. Duy các xã về 2 huyện Đông An, Ân Thi, cái kế giữ gìn lúa chiêm,
nghĩ nên đắp lại đoạn đê ở Nhị Mễ và Điều Nha, tuỳ thế mà sửa đắp. Vả lại năm trước nha Đê
chính trù tính công việc tốn kể có vài trăm vạn mà cũng khó mong được việc hoàn toàn. Chúng tôi
từ khi phụng phái đến nay, công việc ở các tỉnh, tính suốt số tiền chi cấp là hơn 170.000 quan, mà
lúa chiêm vẫn chưa được toàn thu, nay nếu muốn đắp đê nhỏ mà tất giữ vững được lâu, các tỉnh ở
26
Phạm Thận Duật và sự nghiệp hơn ba mươi năm làm quan triều Nguyễn (1852 - 1885)
Bắc Kỳ vụ chiêm, vụ mùa đều giữ được, tất được toàn lợi mà không hại đến dân địa phương ấy, tự
liệu thế không thể làm cho xứng chức được” [3;299-300].
Vua Tự Đức nghe xong giáng dụ bãi nha môn Đê chính, đem tập tâu ấy giao cho quan các
tỉnh có sông khám xét rồi tâu lên, làm thế nào cho chóng đến tiết sương giáng thì bắt đầu đắp đê
(nguyên trước sau tiết sương giáng khám nghĩ, vào khoảng tháng giêng, tháng 2 thì bắt đầu đắp)
cho được vật liệu đầy đủ, công việc chắc chắn. Sau quan tỉnh Nam Định, Hưng Yên hội tâu xin lại
đắp chỗ đê vỡ ở huyện Văn Giang, đình việc đắp 2 đê Nhị Mễ và Điều Nha.
Sau sự kiện này, Phạm Thận Duật được phép về Kinh để kịp dự lễ khánh tiết. Về đến Kinh,
ông được đổi bổ làm Tả phó Đô ngự sử viện Đô sát, thôi giữ việc đê điều [3;300].
Sau này, khi đã làm Thượng thư bộ Hình, nhưng khi có việc liên quan đến đê điều, Phạm
Thận Duật vẫn trăn trở, đau đáu về công cuộc trị thủy ở đồng bằng Bắc Bộ. Tự Đức năm thứ 33
(1880), tháng 4, đê nhỏ bằng cát ở tỉnh Hưng Yên bị vỡ (các phủ huyện Khoái Châu, Kim Động,
Phù Cừ, Tiên Lữ ngập mất lúa chiêm và nước xói vào các tổng Phụng Công, Đa Ngưu, Hòa Bình
thuộc hạt Bắc Ninh). Sau khi nghe tờ tâu của quan địa phương, Phạm Thận Duật đã tâu lên vua Tự
Đức rằng: “Cái thế sông Nhị Hà chảy xuống Biển Đông, thực không thể ngăn được, thì cái đê nhỏ
bằng cát thường vỡ ấy không thể lấp cưỡng được. Nghĩ nên bỏ mặc, cho đường nước chảy được
rộng. Duy nay chỗ vỡ đã cho chảy thông, thì cái đê nhỏ riêng hạt Hải Dương ở về hạ lưu ngăn trở
đường sông, như đê nhỏ ở tổng Phú Mễ, tưởng nên mở ở chỗ khác ra vài trăm trượng, cho nước
theo đó chảy nhanh đến các ngã ba sông Quang Dực, Chanh Xuyên để chảy ra cửa biển Thái Bình.
Lại ở 2 cửa sông Phần, sông Kinh cũng nên cho khơi thông, để nước theo đó chảy đến sông Hàm
Giang rồi chảy ra các cửa biển Ngải Am, Văn Úc. Như thế thì nước sông Nhị Hà có chỗ chảy chia
đi, có thể không ngại lắm” [3;417].
Vua Tự Đức bảo rằng: “Giữ nước sông khó được toàn lợi cả, như nói nước lụt bị nước triều
ngăn trở, thì ví như khoảng mùa hạ, hằng ngày thường có gió đông ganh đua với gió nam, khi gió
đông mạnh thì tự nhiên mát mẻ khoan khoái. Nay nếu có thể làm cho nước lụt chảy nhanh, thì
nước triều tự nhiên lui đi. Tóm lại, vì cửa biển rất xa, khoảng giữa phần nhiều làm đê điều ngăn
lấp quanh co, đến nỗi dòng nước không chảy nhanh, tự nhiên và ra chẳng ở chỗ này, thì ở chỗ kia.
Nhớ lại từ lúc mới giữ nước sông, khai dòng sông Chiêm Đức, là muốn cho nước sông chảy về
mạn đông, cho nên tỉnh Hải Dương trước không có đê giữ nước sông mà nay thì có, tỉnh Hà Nội
trước thường bị hại mà nay thì yên. Là bởi sông mất đường cũ, không theo ngành chính chảy về
Nam Định, tất phải chảy về Hải Dương, mà vỡ ngang ra. Người giữ nước sông phải xem tất cả các
chằm ngòi sông biển trong cả xứ, chỗ nào cao, chỗ nào thấp, chỗ nào nhẹ, chỗ nào nặng mới được.
Nói phải rõ ràng, làm phải có công hiệu, đâu có đều chia giới hạn, chỗ này thì lấp, chỗ kia thì khơi;
đến nỗi 10 năm nay thường vỡ không ngăn được, chẳng phải là lỗi của các quan ư ? Trẫm không
thể đi đến tận nơi, mắt được trông thấy, vì dân tính kỹ kế hay an toàn, thực rất tiếc lắm. Giao cho
bộ Công chép ra giao 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Bắc Ninh phải cùng lòng bàn tính thế nào cho
xứng ý trẫm” [3;417-418].
Đây là những lời phát biểu cuối cùng của một vị quan nhà Nguyễn đã từng giữa trách nhiệm
về việc trị thủy ở đồng bằng Bắc Bộ. Hơn hai năm đảm nhiệm cương vị là Khâm sai kinh lí Hà
đê sứ (1876 - 1878), bằng tài năng trải nghiệm của một người sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, Phạm
Thận Duật trước sau vẫn kiên trì với chủ trương đắp đê ở vùng tả ngạn sông Hồng. Rất tiếc, những
diễn biến phức tạp của tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và sự thiếu nhất quán trong chủ
trương trị thủy và thủy lợi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của nhà Nguyễn đã khiến cho những nỗ lực
giữ đê của Phạm Thận Duật và các quan lại cấp dưới chưa thực sự có hiệu quả.
Mặc dù nắm giữ những trọng trách liên quan đến việc quân quốc trọng sự, nhưng Phạm
Thận Duật cũng là người rất quan tâm và nặng lòng với nỗi khổ của nhân dân. Chính sử triều
27
Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn ghi lại sự kiện năm Tự Đức thứ 32 (1879), tháng 12,... sau khi về quê chịu tang mẹ, trên
đường về kinh, thấy dân tình xao xác, thóc cao gạo kém vì mất mùa, ông lập tức tâu lên vua Tự
Đức rằng: “Tôi hỏi ra nghe giá gạo các tỉnh ở Bắc Kỳ mỗi phương giá tiền 5 - 6 quan; tôi đi đường
qua các hạt Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, hỏi ra cũng thế; duy 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
đến 7 - 8 quan; đương lúc sau khi lúa mùa mới gặt này, mà giá gạo đã vọt cao như thế, sau này
không khỏi lương thực khó khăn, rất đáng lo lắm. Xưa thời vua Thuấn, dân đen khó kiếm gạo ăn
bị đói, sai ông Tắc gieo trăm giống thóc, tất là phải trồng nhiều thứ rau, quả thay cho thóc, mới
có thể giúp được khỏi đói. Mùa thu năm nay bỗng mất mùa, thu hoạch không được bao nhiêu, mà
sang năm lúa chiêm chín, thì còn lâu ngày. Nếu không có trồng trăm giống thóc như ông Tắc, dù
hết lòng cứu chữa, cũng khó làm cho không đói. Xin sắc xuống cho quan các tỉnh, gia tâm khuyên
bảo dân trong hạt, cốt phải kịp thời trồng nhiều các thứ khoai, củ, lúa, ngô, để thay cho thóc, tưởng
đến sang năm lúa mùa xuân, mùa hạ giáp nhau, không đến nỗi chết đói nhiều” [3;382]. Vua Tự
Đức lệnh cho bộ Hộ lục sức ngay cho các tỉnh, để không lại bị thiếu nữa [3;382].
2.2. Một nhà văn hóa lớn
Bên cạnh sự nghiệp chính trị, Phạm Thận Duật còn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn
hóa, đặc biệt là những đóng góp trong lĩnh vực văn học, sử học và giáo dục.
Về văn học, Phạm Thận Duật đã để lại nhiều trước tác có giá trị cả về văn học, sử học và
vấn đề trị thủy như: Hưng Hóa kí lược, Vãng sứ Thiên Tân nhật kí, Quan Thành văn tập, những
bài tấu về đê điều tập hợp trong Hà đê tấu tập, Hà đê tấu tư tập.
Về sử học, sau khi thôi giữ chức Khâm sai kinh kí Hà đê sứ về kinh, tháng 10 năm Tự Đức
năm thứ 31 (1878), Phạm Thận Duật được thăng là Thượng thư bộ Hình sung chức Phó tổng tài
Sử quán. Ông có nhiều đóng góp trên lĩnh vực sử học, văn học và giáo dục.
Tự Đức năm thứ 34 (1881), tháng 11,... Ông được giao trọng trách xét lại sách Việt sử cương
mục [3;502]. Với kiến thức sâu rộng, học thuật đầy đủ, ông tổ chức tổng kiểm duyệt bộ sử Khâm
định Việt sử thông giám cương mục. Năm sau, ông dâng sớ tâu nói: “Bộ sách Việt sử các kỉ từ đời
Đinh đến đời Lê đã kiểm duyệt rồi xin lần lượt viết kĩ (1 bản viết chữ theo lối nhà Tống, 1 bản viết
chữ chân phương, đều biên những chữ vua ngự phê ở thượng tầng) giao cho tỉnh Hải Dương khắc
bản in” [3;534]. Vua đồng ý làm theo. Đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884), bộ sử đươc khắc in và
ban hành.
Phạm Thận Duật còn được triều đình giao sửa lại bộ sử Dực Anh Tông Hoàng đế thực lục
chính biên (tức sách Đại Nam thực lục - Đệ tứ kỉ) - một bộ sách ghi lại các sự kiện lịch sử dưới
triều vua Tự Đức.
Ngoài phụ trách công việc viết sử, Phạm Thận Duật còn phụ trách các công việc liên quan
đến giáo dục, khoa cử. Ông được vua Tự Đức tin tưởng giao cho việc dạy học các hoàng tử. Tự
Đức năm thứ 35 (1882), tháng 7,... thấy “Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại thần Phạm
Thận Duật là người rất có phẩm hạnh, văn học cũng khá” [3;541], vua Tự Đức cho ông kiêm sung
chức Sư bảo ở Dục Đức đường và Chính Mông đường, tức thầy dạy trực tiếp cho hai hoàng tử Ưng
Chân và Ưng Đường - sau này là vua Dục Đức và Đồng Khánh.
Phạm Thận Duật cũng nhiều lần được giữ các trọng trách quan trọng trong kì thi Đình, thi
Điện. Tự Đức năm thứ 32 (1879), tháng 3,... thi Đình, Thượng thư bộ Hình Phạm Thận Duật cùng
với Tả tham tri bộ Binh Lê Điều sung việc đọc quyển [3;339]. Năm Kiến Phúc thứ nhất (1884),
tháng giêng,... Phạm Thận Duật được giao trọng trách kiêm quản Quốc tử giám [4;54]. Trong hai
kì thi Điện hai năm liên tiếp 1884, 1885, ông đều được cử làm Độc quyển.
Năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), tháng 3,... Mở Kinh diên ở điện Vũ Hiển (lễ tiết theo y như
28
Phạm Thận Duật và sự nghiệp hơn ba mươi năm làm quan triều Nguyễn (1852 - 1885)
năm Tự Đức) dùng Đại học sĩ điện Cần Chính là Nguyễn Văn Tường, Thượng thư là Phạm Thận
Duật sung làm Giảng quan ở Kinh diên [4;65].
Với những đóng góp như trên, có thể chưa đủ để khẳng định ông là một nhà văn, một nhà
sử học, hay một nhà giáo dục, nhưng chắc chắn những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn hóa cần
được thừa nhận. Ở mức độ nhất định có thể xem ông là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam ở thế kỉ
XIX.
3. Kết luận
Có thể nói, làm quan ở vào một thời kì đầy biến động của đất nước, từ việc quốc gia, dân
tộc phải đối diện với nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp đến việc quốc gia, dân tộc phải đối diện
với hiện thực cuộc xâm lược của thực dân Pháp, Phạm Thận Duật ở những mức độ khác nhau đã
tham gia hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vào những sự kiện có liên quan đến việc nước ta mất vào tay
thực dân Pháp. Tuy nhiên, đặt trong sự phức tạp của bối cảnh lịch sử thế kỉ XIX với hơn 30 năm
làm quan trong triều đình nhà Nguyễn, Phạm Thận Duật vẫn là một vị quan tài năng, có những
đóng góp quan trong trong sự nghiệp trị nước của nhà Nguyễn và là một nhà văn hóa lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Xuân Lâm, Phạm Đình Nhân (chủ biên), 2005. Phạm Thận Duật một nhân cách lớn.
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục (Bản dịch), Tập 7. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[3] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục (Bản dịch), Tập 8. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục (Bản dịch), Tập 9. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[5] Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, 2000. Phạm Thận Duật toàn
tập. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
ABSTRACT
Pham Than Duat, more than thirty years a mandarin
under the Nguyen Dynasty (1852-1885)
Pham Than Duat (1825-1885) is a historical character of national stature who lived in the
late nineteenth century. Pham Than Duat’s life and his more than thirty years serving as a mandarin
(1852 - 1885) under the Nguyen Dynasty showed that he was a talented governor. He played a
strong role in suppressing banditry and insurgency and he persevered with a project to embank
and irrigate the North Delta Region. In addition, he made significant contributions to Vietnamese
culture and education.
Keywords: Pham Than Duat, governor during the Nguyen Dynasty, talented governor, great
culturist, patriotic scholar.
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3873_nttthuy_8873_2178521.pdf