Ôn tập Cấp thoát nước

Tài liệu Ôn tập Cấp thoát nước: ÔN TẬP CẤP THOÁT NƯỚC Câu 1: Các loại nguồn nước – Chỉ tiêu đánh giá từng loại – Yêu cầu về chất lượng nước phục vụ sinh hoạt. Đáp: Các loại nguồn nước: Nguồn nước mặt. Nguồn nước ngầm. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: Chỉ tiêu về lý học: Nhiệt độ Độ đục Độ màu Mùi vị Chỉ tiêu về hóa học: Độ PH Độ cứng: đo bằng độ Đức 1o Đức ≈ 10mgCaO/l nước ≈ 9.19mgMgO/l nước Độ kiềm Hàm lượng sắt và Mangan Các hợp chất Nitơ: NH3, NO2-, NO3- Các chất độc: As, Cu, Pb, Zn, Chỉ tiêu về sinh học: Vi trùng hiếu khí Vi trùng kị khí Chỉ số Coli (E.Coly) Yêu cầu về chất lượng nước phục vụ sinh hoạt: Mùi và vị ở 20oC không Độ màu 10o Độ đục, hàm lượng cặn 5mg/l PH 6.5-8.5 Hàm lượng sắt 0.3mg/l Hàm lượng Mangan 0.2mg/l Độ cứng 12o Đức Chỉ số Coly ≤20con/l Câu 2: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt và cho sản xuất dựa trên nguyên tắc nào? do Nhà nước quy định hay do cơ quan quản lý quy định, cho ví dụ. Đáp: Nguyên tắc: Lượng nước trung bình tính cho 1 đơn vị tiêu thụ tr...

docx12 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Cấp thoát nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CẤP THOÁT NƯỚC Câu 1: Các loại nguồn nước – Chỉ tiêu đánh giá từng loại – Yêu cầu về chất lượng nước phục vụ sinh hoạt. Đáp: Các loại nguồn nước: Nguồn nước mặt. Nguồn nước ngầm. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: Chỉ tiêu về lý học: Nhiệt độ Độ đục Độ màu Mùi vị Chỉ tiêu về hóa học: Độ PH Độ cứng: đo bằng độ Đức 1o Đức ≈ 10mgCaO/l nước ≈ 9.19mgMgO/l nước Độ kiềm Hàm lượng sắt và Mangan Các hợp chất Nitơ: NH3, NO2-, NO3- Các chất độc: As, Cu, Pb, Zn, Chỉ tiêu về sinh học: Vi trùng hiếu khí Vi trùng kị khí Chỉ số Coli (E.Coly) Yêu cầu về chất lượng nước phục vụ sinh hoạt: Mùi và vị ở 20oC không Độ màu 10o Độ đục, hàm lượng cặn 5mg/l PH 6.5-8.5 Hàm lượng sắt 0.3mg/l Hàm lượng Mangan 0.2mg/l Độ cứng 12o Đức Chỉ số Coly ≤20con/l Câu 2: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt và cho sản xuất dựa trên nguyên tắc nào? do Nhà nước quy định hay do cơ quan quản lý quy định, cho ví dụ. Đáp: Nguyên tắc: Lượng nước trung bình tính cho 1 đơn vị tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian (thường là 1 ngày) hay cho 1 đơn vị sản phẩm: lít/người ngày, lít/đv sản phẩm. Tiêu chuẩn dùng nước do nhà nước quy định Ví dụ: Sinh hoạt: Các nhà bên trong có hệ thống cấp thoát nước, có dụng cụ vệ sinh và cấp nước nóng cục bộ: 200-300l/ người ngày đêm Sản xuất: Nước làm lạnh trong nhà máy nhiệt điện: 160-400l/ đv đo Câu 3: Các sơ đồ của hệ thống cấp nước - Để chọn một sơ đồ cấp nước cần căn cứ vào những điều kiện nào? Đáp: Có 2 loại sơ đồ hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước trực tiếp Hệ thống cấp nước tuần hoàn Các điều kiện: Điều kiện tự nhiên: nguồn nước, địa hình, khí hậu, Yêu cầu của các đối tượng dùng nước: lưu lượng, chất lượng, tính liên tục, dây chuyền xử lý, phân phối, Khả năng thực thi: khối lượng xây dựng và thiết bị kỹ thuật, thời gian, giá thành xây dựng và quản lý, Câu 4: Tính toán mạng lưới cấp nước (3 trường hợp tính toán mạng lưới, các giả thiết tính toán). Đáp: 3 trường hợp tính toán mạng lưới: Mạng lưới làm việc với lưu lượng giờ tối đa, nước do trạm bơm II và đài nước cấp. Mạng lưới làm việc với lưu lượng tối thiểu, thường khi đài nước ở cuối mạng lưới, mạng lưới có thêm chức năng chuyển nước lên đài. Mạng lưới làm việc với lưu lượng tối đa và thêm lưu lượng chữa cháy. Các giả thiết tính toán: Các hộ tiêu thụ nước lớn như: các xí nghiệp công nghiệp, bể bơi lấy nước tập trung ở các điểm gọi là điểm NÚT. Các hộ dùng nước nhỏ, lấy nước sinh hoạt vào nhà, coi như lấy đều dọc theo ống qđv=qtt - ∑qttrL(l/ms) Đoạn ống nào chỉ có lưu lượng tập trung ở cuối thì đoạn ống đó có lưu lượng không đổi. qtt=qttr=qcx Đoạn ống nào chỉ có lưu lượng phân phối dọc tuyến thì giả thiết là được phân bố đều qtt=12 qđt Đoạn ống nào có cả lưu lượng chảy xuyên và dọc tuyến thì: Qtt=qcx + αqđt (α: 0.5÷0.8) Đoạn ống nằm trong mối liên quan với các đoạn ống khác thì quy về lưu lượng điểm nút. qn3 = 12 (qna-b+qnb-c+qnb-d+qnb-e) Và cuối cùng: Qt=∑qn về phía sau Câu 5: Các bước tiến hành khi tính toán MLCN cụt, Ưu, nhược điểm ? Đáp: Các bước: Xác định lưu lượng tính toán của toàn mạng lưới theo các trường hợp Qttmax, Qchmax Chia mạng lưới thành các đoạn tính toán, ghi lại chiều dài, lưu lượng tập trung, đánh số điểm nút lên sơ đồ Xác định chiều dài toàn bộ mạng lưới Xác định lưu lượng đơn vị, lưu lượng dọc tuyến của các đoạn và quy về điểm nút. Cuối cùng xác định lưu lượng tính toán từng đoạn và ghi vào sơ đồ tính toán Chọn tuyến chính để tính toán thủy lực trước. Xác định chiều cao tự do ở điểm cuối theo tầng cao của nhà Chọn vận tốc kinh tế và tính đường kính ống cho từng đoạn Tính toán thủy lực ống nhánh Xác định tổn thất áp lực trên từng đoạn ống và trên toàn tuyến theo bảng tính toán thủy lực của Severap Ưu, nhược điểm: Ưu: Dễ tính toán Tổng chiều dài toàn mạng lưới ngắn, do đó kinh phí đầu tư ít Nhược: Không đảm bảo an toàn cấp nước, nếu 1 đoạn ống đầu mạng có sự cố thì toàn bộ hệ thống mất nước. Câu 6: Cách chọn máy bơm cho hệ thống cấp nước. Đáp: Dựa trên 3 yếu tố: Lưu lượng: tùy theo ứng dụng để lựa chọn lưu lượng Tính toán cột áp bơm Công thức tính cột áp bơm: Hb+Zb=Hd+hd+Zd+hz Hb=Zd-Zb+Hd+hd+hz Trong đó: Zd, Zb: cốt mặt đất tại đài nước, trạm bơm Hd, Hb: Độ cao đài nước và áp lực công tác của máy bơm hd: Chiều cao của thùng chưa nước trên đài hz: Tổng số tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm đến đài Những nguyên nhân ảnh hưởng tới bơm Câu 7: Trạm bơm I và trạm bơm II trong hệ thống cấp nước làm nhiệm vụ gì? Đáp: Trạm bơm I: hút nước từ công trình thu bơm lên khu xử lý rồi dự trữ ở bể chứa Trạm bơm II: bơm nước từ bể chứa vào hệ thống dẫn đến đài và hệ thống mạng lưới phân phối. Câu 8: Các công trình và thiết bị trên mạng lưới đường ống cấp nước Đáp: Van 2 chiều (khóa) Van 1 chiều Van xả khí Van giảm áp Gối tựa Vòi nước công cộng Vòi nước chữa cháy Thiếu bị chống nước va Giếng thăm Thiết bị đo Câu 9: Khử sắt và khử trùng nước cấp Đáp: Khử sắt Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng Làm thoáng tự nhiên: dàn mưa Làm thoáng nhân tạo: tháp lọc Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng đơn giản và lọc Dùng hóa chất để khử sắt Khử sắt bằng chất oxy hóa mạnh: Cl2,KMnO4, O3 2Fe4+Cl2+6H2Oà2FeOH3+Cl-+6H+ Khử sắt bằng vôi tôi Có 2 trường hợp: Có Oxygen hòa tan 4Fe(HCO)3+ O2+2H2O+4CaOH2à 4FeOH3+4Ca(HCO3)2 Không có Oxygen hòa tan 4Fe(HCO)3+CaOH2à 4FeOH3+H2O Khử trùng Phương pháp nhiệt Dùng tia tử ngoại Dùng ozon Dùng sóng siêu âm Clo hóa Cl2+H2OàHClO + HCl HClOà H++ClO- Câu 10: Nêu những biện pháp cơ bản về xử lý nước cấp. Biện pháp nào cơ bản nhất? Đáp: Phương pháp cơ học: Song chắn rác, lắng, lọc. Phương pháp hóa học: Keo tụ bằng phèn, Cl2 , vôi. Phương pháp lý học: Tia tử ngoại, O3, sóng siêu âm. Biện pháp cơ bản nhất: phương pháp cơ học Câu 11: Đối với nguồn nước mặt dùng để cấp cho đô thị cần xử lý theo các quá trình nào? Đáp: Keo tụ - tạo bông Lắng Lọc Sát trùng Câu 12: Đối với nguồn nước ngầm dùng để cấp cho đô thị cần xử lý theo cỏc quỏ trỡnh nào? Đáp: Làm thoáng Clo hóa sơ bộ Keo tụ - tạo bông Lắng Lọc Hấp thụ và hấp phụ bằng than hoạt tính Flo hóa nước Khử trùng Ổn định nước Làm mềm nước Câu 13: Giai đoạn cuối cùng của quá trình làm trong nước được thực hiện ở công trình nào? Nêu nguyên tắc làm việc của nó. Đáp: Là quá trình lọc nước và được thực hiện trong các bể lọc Nguyên tắc làm việc: giữ lại các hạt nhỏ và một số vi khuẩn còn lại sau khi qua bể lắng Câu 14: Khi thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà tại sao lại chọn đương lượng đơn vị? Đáp: Mỗi thiết bị vệ sinh tiêu thụ một lượng nước khác nhau, để tính toán, người ta đưa hết các lưu lượng nước của các thiết bị vệ sinh về dạng lưu lượng đơn vị tương đương và gọi tắt là đương lượng đơn vị. Câu 15: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước bên trong nhà - xác định lưu lượng nước tính toán. Đáp: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước bên trong nhà: Đường ống phải đi đến mọi dụng cụ vệ sinh bố trí bên trong nhà. Tổng chiều dài đường ống ngắn nhất Dễ gắn chắc với cấu kiện nhà như: tường, trần, dầm, vì kèo (các bộ phận gắn đỡ như: móc, vòng cổ ngựa, vòng đai treo, giá đỡ) Quản lý dễ dàng, thuận tiện: thăm nom, sửa chữa dường ống dóng mở van. Phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà. Có thể đặt ống hở hoặc chìm trong tường. Nếu đặt ống chìm đối với những ngôi nhà yêu cầu mĩ quan cao, ống có thể bố trí dưới sảnh, sàn nhà nếu là ống chính: + Nếu đặt kín cần có hộp, chiều sâu hộp lẫn vào tường từ 6.5 – 20cm; chiều rộng hộp phụ thuộc vào đường kính và số lượng ống. Cần có nắp hoặc cửa mở ra và đóng vào được. + Nếu đặt hở cần sơn màu ống cùng màu tường. + Nếu có nhiều loại ống cấp khác nhau thì phải sơn các loại màu để phân biệt Xác định lưu lượng tính toán: Để xác định lưu lượng nước tính toán sát với thực tế và đảm bảo cung cấp nước đầy đủ thì lưu lượng nước phải được xác định theo số lượng các thiết bị Wc bố trí trong ngôi nhà ấy. Mỗi thiết bị Wc tiêu thụ 1 lượng nước khác nhau để dễ dàng tính toán người ta đưa lưu lượng nước của tất cả các thiết bị vệ sinh về dạng lưu lượng đơn vị tương đương hay còn gọi là lưu lượng đơn vị ký hiệu N. Một đương lượng đơn vị tương ứng với lưu lưọng 2l/s của 1 vòi nước ở chậu rửa có đường kính d = 15mm, áp lực tự do htd = 2m và được lấy theo bảng. Để xác định lưu lưọng nước tính toán người ta sử dụng công thức điều tra thực nghiệm phụ thuộc vào số lượng thiết bị Wc và áp dụng cho từng loại nhà khác nhau. a. Nhà ở gia đình. Trong đó: q lưu lượng tính toán trong 1 giây; a trị số phụ thuộc tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người trong 1 ngày lấy theo bảng; k hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng; N tổng số đương đượng của dụng cụ Wc trong nhà hay khu vực tính toán (đoạn ống tính toán). b. Nhà công cộng. Gồm: cơ quan hành chính, nhà trụ sở, nhà trọ, khách sạn, nhà ở tập thể, ký túc xá, nhà trẻ, trường học, cơ quan giáo dục, bệnh viện đa khoa, nhà tắm công cộng, trại thiếu nhi... Trong đó: q lưu lượng tính toán; N tổng số đương lượng các dụng cụ Wc trong nhà hay trong đoạn ống tính toán; a hệ số phụ thuộc chức năng của từng loại nhà. c. Các nhà đặc biệt khác. Trong đó: qo lưu lượng nước của 1 dụng cụ Wc cùng loại n số dụng cụ Wc cùng loại β hệ số hoạt động đồng thời của các dụng cụ Wc lấy % theo bảng (TCVN 4513 - 88). Câu 16: Nhiệm vụ và các bộ phận chính của hệ thống cấp nước bên trong nhà. Theo áp lực của mạng lưới cấp nước bên ngoài thì mạng lưới cấp nước bên trong nhà có những sơ đồ nào? Đáp: Nhiệm vụ và các bộ phận chính của hệ thống cấp nước bên trong nhà. Nhiệm vụ Hệ thống cấp nước bên trong nhà có nhiệm vụ đưa nước từ MLCN bên ngoài nhà đến mọi thiết bị dụng cụ Wc hoặc máy móc sản xuất bên trong nhà. Các bộ phận chính: a. Đường ống dẫn nước vào nhà b. Nút đồng hồ đo nước c. Mạng lưới cấp nước trong nhà gồm: * Các đường ống chính * Các đường ống chính * Các đường ống nhánh * Các thiết bị cấp nước Ngoài ra còn có vòi phun chữa cháy, két nước, trạm bơm, bể chứa nước ngầm, trạm khí nén, Các loại sơ đồ : Hệ thống cấp nước đơn giản có hay không có két nước Hệ thống cấp nước có bể chứa ngầm, trạm bơm và két nước Câu 17: Sự chuyển động của nước thải trong đường ống thoát nước. Khi tính toán mạng lưới thoát nước ; ; và có ý nghĩa gì? Đáp: Sự chuyển động của nước thải trong đường ống thoát nước: * Khi vận tốc dòng chảy tương đối nhỏ cát sẽ nằm yên ở đáy và tạo thành lớp lằng đọng gần như phẳng đều. * Khi vận tốc cao hơn, lớp cát sẽ có bề mặt dạng gợn sóng, các hạt cát nhỏ riêng lẻ tạo thành hình răng cưa và dịch chuyển dần theo hướng dòng chảy. * Khi vận tốc dòng chảy tăng lên đáng kể thì các hạt cát ở trạng thái lơ lửng trong dòng chảy và không có hiện tượng lắng đọng. Vận tốc ứng với trạng thái bắt đầu chuyển dịch của các hạt cát và tạo bề mặt gợn sóng hình răng cưa gọi là vận tốc rửa trôi. Vận tốc dòng chảy ứng với trạng thái sục toàn bộ các chất không hoà tan làm chúng ở trạng thái lơ lửng và được vận chuyển trôi theo dòng chảy gọi là vận tốc tự làm sạch hay vận tốc tới hạn. Ý nghĩa của các ký hiệu: : đường kính tối thiểu: những đoạn đầu của mạng lưới thường lưu lượng rất nhỏ vì vậy chỉ nên dùng những cống có đường kính nhỏ. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng khả năng làm tắc cống của những cống có đường kính bé là rất lớn. Ví dụ: khi ống có d = 150 thì khả năng làm tắc công của d150 lớn gấp 2 lần dùng ống d = 200 vì vậy người ta đặt ống theo cấu tạo. Để thuận tiện trong quản lý và sử dụng người ta quy định từng loại đường kính tối thiểu cho từng mạng lưới riêng biệt. - Mạng lưới thoát nước trong sân nhà d = 150 - 200mm; - Mạng lưới thoát nước tiểu khu d = 200mm; - ................................................ + mưa d = 300mm; - .................................. bên ngoài phố d = 400mm; : Vận tốc nước chảy tối thiểu: được quy định để đẩy hết cặn lắng ở đáy cống làm cho cống luôn sạch nước bên trong cống lưu thông dễ dàng. Muốn cặn lắng không rơi lắng trong quá trình nước thải chuyển động trong cống phải đảm bảo tốc độ nhất định và được chọn như sau: : Độ dốc tối thiểu (imin). được quy định để đảm bảo chế độ tự chảy của cống đảm bảo đẩy hết cặn lắng ở đáy cống. Trong tính toán thường lấy theo độ dốc tiêu chuẩn : Nước chảy trong cống ngay khi đạt lưu lượng tối đa cũng không bao giờ được chảy đầy cống. Độ đầy là tỷ số giữa chiều cao của lớp nước trong cống h và đường kính d. Người ta quy định độ đầy tối đa là để thoát nước kịp thời khi lượng nước bẩn đột ngột tăng lên và thoát hơi khí sinh ra. Quy định độ đầy tối đa đối với các cống như sau: Câu 18: Các phương pháp xử lý nước thải? Nước thải sinh hoạt xử lý theo phương pháp nào hiệu quả nhất? Đáp: Để xử lý nước thải người ta dùng 3 phương pháp xử lý sau: - Phương pháp xử lý cơ học; - Phương pháp xử lý hoá học; - phương pháp xử lý sinh học. Phương pháp hiệu quả nhất: Phương pháp xử lý cơ học Câu 19: Clo và hợp chất của Clo được dùng trong cấp, thoát nước như thế nào? Đáp: Clo và các hợp chất của Clo được dùng trong cấp, thoát nước với vai trò của chất khử trùng Cấp nước: Clo hóa Cl2+H2OàHClO + HCl HClOà H++ClO- Thoát nước: Khử trùng bằng Clo. Cl2 + H2O => HCl + HOCl HClO => ClO- + H+ Sự có mặt của ClO- đã tạo ra 1 môi trường Acid nhằm tiêu diệt vi trùng và HClO- cũng có thể phân ly HCl + O, 1 ôxy nguyên tử được giải phóng sẽ ôxy hoá vi khuẩn có trong nước thải. * Khử trùng bằng Clo rua vôi. 2CaOCl2 + 2H2O => Ca(OH)2 + 2HClO + CaCl2 HClO ion từng phần ClO- + H+ HClO dễ phân ly HCl + O Liều lượng Clo cho vào nước lấy theo quy phạm - Đối với xử lý bằng cơ học lấy = 30g/m3; - Xử lý bằng sinh học lấy = 15 – 20g/m3. Câu 20: Hệ thống thoát nước bên trong nhà? Cách bố trí các loại đường ống. Đáp: Hệ thống thoát nước bên trong nhà: Nhiệm vụ: Hệ thống thoát nước trong nhà dùng để thu tất cả các loại nước thải tạo ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người và cả nước mưa để đưa ra mạng lưới thoát nước bên ngoài. Phân loại: HTTN sinh hoạt HTTH sản xuất HTTN mưa Cách bố trí các loại đường ống: mạng lưới thoát nước trong nhà bao gồm các đường ống và phụ tùng nối ống ( trong đó chia ra ống đứng, ống nhánh, ống tháo, ống kiểm tra, ống tẩy rửa và ống thông hơi) Ống đứng: Thường đặt suốt các tầng nhà, thường bố trí ở các góc tường, nơi đặt nhiều TBVS, nhất là hố xí, vì dẫn phân đi xa dễ tắc. Ống đứng có thể bố trí hở ngoài tường hoặc bố trí chung trong hộp với các đường ống khác, có thể lẩn vào tường hoặc nằm trong khe giữa hai bức tường(một tường chịu lực và một tường che chắn). Nếu bố trí ống đứng đặt kín thì chỗ ống kiểm tra phải chừa các cửa mở ra đóng vào dễ dàng để thăm nom, tẩy rửa đường ống. Đường kính ống đứng trong nhà tối thiểu là 50mm, nếu thu nước phân thì dù chỉ có 1 hố xí đường kính tối thiểu của ống đứng cũng là 100mm ( kể cả ống nhánh). Thông thường ống đứng đặt thẳng đứng từ tầng dưới lên tầng trên của tòa nhà. Nếu cấu trúc của tòa nhà không cho phép làm như vậy thì có thể đặt một đoạn ngang ngắn có hướng dốc lên. Khi đó không được nối ống nhánh vào đoạn ống ngang này vì nó làm cản trở vận tốc của nước chảy trong ống, dễ sinh ra tắc ống. Trường hợp tường, móng nhà thay đổi thì dùng đường ống cong hình chữ S. (Dmin≥Dống nhánh) Ống nhánh: Dùng để dẫn nước thải từ các thiết bị vệ sinh vào ống đứng thoát nước. Ống nhánh có thể đặt sâu trong sàn nhà ( trong lớp xỉ đệm) hoặc dưới trần nhà – dạng ống treo (khi đó nên có trần che kín cho mĩ quan). Chiều dài một ống nhánh thoát nước không lớn quá 10m để tránh cho bị tắc và tránh cho chiều dài sàn quá lớn nếu đặt ống trong sàn nhà. Khi đặt ống dưới sàn nhà thì chiều dài ống nhánh có thể lớn hơn nhưng phải có giếng kiểm tra trên một khoảng cách nhất định. Không được đặt ống treo qua các phòng ở, bếp và các phòng sản xuất khác khi sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao. Độ sâu đặt ống nhánh trong sàn nhà (độ sâu đầu tiên) lấy xuất phát từ điều kiện đảm bảo cho ống khỏi phá hoại do các tác động cơ học nhưng phải sâu hơn 10cm từ mặt sàn đến đỉnh ống. Trong các nhà ở gia đình công cộng do yêu cầu mỹ quan đòi hỏi không cao lắm có thể xây các máng hở để dẫn nước tắm rửa, giặt giũ đến các ống đứng. Trước khi nước vào ống đứng phải qua lưới thu và xi phông. Máng có thể làm bằng gạch hoặc bê tông, chiều rộng là 100 – 200 mm, độ dốc tối thiểu là 0.01. (Nếu dẫn phân Dmin≥100mm, Lmax≤6m) Ống tháo: Là ống chuyển tiếp từ cuối ống đứng dưới nền nhà tầng 1 hoặc tầng hầm ra giếng thăm ngoài sân nhà. Chiều dài lớn nhất của ống tháo theo quy phạm lấy như sau: Ống: D = 50mm lmax=10m D = 100mm lmax=15m D = 150mm lmax=20m Trên đường ống tháo ra khỏi nhà 3 – 5m người ta bố trí một giếng thăm, chỗ đường ống tháo gặp đường ống ngoài sân nhà cũng phải bố trí một giếng thăm (thường kết hợp hai giếng thăm đó làm một). Góc ngoặt giữa ống tháo và ống ngoài sân nhà không nhỏ hơn 90o theo chiều nước chảy. Có thể nối 1, 2 hay 3 ống tháo chung trong một giếng thăm. Ống tháo có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính ống đứng. Có thể nối nhiều ống đứng với một ống tháo. Khi đó đường kính ống tháo phải tính toán theo đường kính thủy lực. Chỗ ống tháo xuyên qua tường, móng nhà phải chừa một lỗ lớn hơn đường kính ống tối thiểu là 30cm. Khe hở giữa ống và lỗ phải bịt kín bằng đất sét nhào ( có thể trộn với đá dăm, gạch vỡ) nếu là đất khô. Trường hợp đất ướt có nước ngầm thì phải đặt trong ống bao bằng thép hay gang có nhét kín khe hở bằng sợi gai có tẩm bitum. Cho phép đặt ống tháo dưới móng nhà nhưng đường ống phải được bảo vệ cẩn thận tránh tác động cơ học gây bể vỡ. Độ dốc của ống tháo ngoài nhà có thể lớn hơn tiêu chuẩn thông thường một chút để đảm bảo nước chảy ra khỏi nhà được dễ dàng, nhanh chóng, ít bị tắc. Ống kiểm tra: Được bố trí trên ống thoát ở mỗi tầng nhà, cách mặt sàn khoảng 1m và cao hơn mép TBVS là 15cm và cũng có thể đặt trên các ống nằm ngang. Khi cần kiểm tra hay thông tắc, ta tháo êcu mở nắp kiểm tra ra, dùng nước áp lực mạnh hoặc gậy mềm thông tắc. Ống tẩy rửa: như 1 cái cút 90o có nắp tháo ra dễ dàng để thông tắc. Ống súc rửa còn đặt trên các ống nhánh nằm ngang ở các chỗ ngoặt và chỗ uốn cong. Trên các đường ống nhánh hay ống tháo quá dài cũng phải đặt ống kiểm tra hoặc ống tẩy rửa. Ống thông hơi: Là ống nối tiếp ống đứng đi qua hầm mái và lên cao hơn mái nhà tối thiểu là 0.7m và cách xa cửa sổ, ban công nhà láng giềng tối thiểu là 4m. Nó có nhiệm vụ dẫn các khí độc, các hơi nguy hiểm có thể gây nổ( như NH3, H2S, C2H2, CH4) ra khỏi mạng lưới thoát nước bên trong nhà. Việc thông hơi được thực hiện bằng con đường tự nhiên do có lượng không khí lọt qua các khe hở của nắp giếng thăm ngoài sân nhà đi vào các ống đứng thoát nước. Do có sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp suất không khí bên trong ống và ngoài trởi, nó bay lên khỏi mái nhà và kéo theo các hơi độc, dễ nổ. Trên nóc ống thông hơi có một chóp hình nón để che mưa bằng thép lá dày 1 – 1.5mm và có cửa để thoát hơi. Theo quy phạm không được nối ống đứng thoát nước với ống thông khói của ngôi nhà. Trong trường hợp mái bằng được sử dụng để đi lại, phơi phóng thì chiều cao của ống thông hơi phải lớn hơn 3m. Đường kính của ống thông hơi có thể lấy bằng hoặc nhỏ hơn đường kính của ống đứng thoát nước một chút. Chỗ cắt nhau giữa ống thông hơi và mái nhà phải có biện pháp chống thấm tốt. Trong các nhà cao tầng hoặc các nhà đã xây dựng nay thêm thiết bị vệ sinh mà không thay đổi ống đứng được thì lượng hơi nước trong ống đứng rất lớn ( vận tốc v>4m/s, lớp nước chiếm quá nửa đường kính ống), khí không kịp thoát ra ngoài, khi đó phải bố trí các ống thông hơi phụ. Ống thông hơi phụ còn có tác dụng tránh thấm nước của xi phông. Theo quy phạm đường ống thông hơi phụ phải đặt trong các trường hợp sau: Khi đường kính ống đứng thoát nước D = 50mm mà lưu lượng > 2 l/s Khi đường kính ống đứng thoát nước D = 100mm mà lưu lượng > 9 l/s Khi đường kính ống đứng thoát nước D = 150mm mà lưu lượng > 20 l/s Khi ống nhánh có trên 6 hố xí. Câu 21: Nước thải xả ra nguồn có cần xử lý không, vì sao? Đáp: Nước thải ra nguồn rất cần xử lý. Vì nước đã qua sử dụng vào mục đích sinh hoạt cũng như sản xuất, nước mưa rơi trên mái nhà mặt đường, mặt đất chứa nhiều chất hữu cơ vô cơ dễ bị phân huỷ thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm cho con người và động vật, những loại nước thải này mà thải ra 1 cách bừa bãi thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nẩy sinh và truyền nhiễm những bệnh hiểm ngèo, ảnh hưởng đến điều kiện Wc và sức khỏe của con người làm ngập lụt thành phố, ảnh hưởng đến nền móng công trình gây trở ngại cho giao thông. Câu 22: Các chỉ tiêu được nhà nước cho phép khi xả nước thải vào nguồn? Đáp: Không chứa những chất ăn mòn vật liệu làm cống cà công trình làm sạch. Không chứa những chất dễ làm tắc cống hoặc những chất hơi, tạo thành hỗn hợp dễ nổ. Nhiệt độ không vượt quá 40oC Không chứa những chất làm ảnh hưởng xấu đến quá trình làm sạch sinh học nước thải Hỗn hợp nước thải sinh hoạt – sản xuất phải đảm bảo nồng độ PH= 6.5-8.5 Câu 23: Cách bố trí các loại đường ống thoát nước trong nhà? Đáp: Câu 24: Vẽ sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hiện nay xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo được thực hiện trong các công trình nào? Đáp: 1 2 3 4 5 6 1. Song chắn rác 2. Bể lắng cát 3. Bể lắng đợt I 4. Công trình ôxy hoá 5. Công trình xử lý cặn bùn 6. Máy nghiền rác. Hiện nay xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo được thực hiện trong các công trình: Bể lắng ngang: có mặt bằng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m Bể lắng đứng: Có mặt bằng dạng hình tròn hoặc hình vuông, đáy hình nón hay hình chóp cụt. Bể Biôphin. Đây là công trình nhân tạo trong đó nước thải được lọc qua lớp vật liệu rắn có bao bọc lớp mạng vi sinh vật, vật liệu rắn như sỏi, đá dăm, gạch rỗng gồm các bộ phận sau: * Phần chứa vật liệu lọc. * Hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều nước lên vật liệu bể. * Hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc; * Hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể. Bể Aêrôten. Được xây bằng bêtông và bêtông cốt thép mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật, hỗn hợp bùn và nước cho chảy suốt qua chiều dài bể. Câu 25: Thoát nước trong nhà có mấy loại ống đứng? Tại sao? Đáp: Câu 26: Các bộ phận chính của hệ thống thoát nước trong nhà? Những yêu cầu cơ bản đối với thiết bị thu nước thải. Đáp: Các bộ phận chính của hệ thống thoát nước trong nhà: Các thiết bị thu nước đã sử dụng Xi phông (tấm chắn thuỷ lực) Mạng lưới đường ống thoát nước Các công trình của hệ thống thoát nước bên trong nhà Trạm bơm cục bộ Các công trình xử lý cục bộ Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị thu nước thải: Phải có lưới chắn rác ở các thiết bị Phải có xi phông Yêu cầu về mặt trong thiết bị: trơn, nhẵn, ít gãy góc, dễ dàng cọ rửa Yêu cầu về vật liệu: bền, đẹp, không chịu ảnh hưởng của hóa chất Yêu cầu về kết cấu: phải đảm bảo vệ sinh, an toàn khi sử dụng và quản lý, kinh tế và trọng lượng nhỏ Tuổi thọ của thiết bị cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxctn_3228.docx
Tài liệu liên quan