Ổn định của nền đất yếu dưới công trình đắp theo các sức chống cắt khác nhau

Tài liệu Ổn định của nền đất yếu dưới công trình đắp theo các sức chống cắt khác nhau: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 8 ỔN ĐỊNH CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI CƠNG TRÌNH ĐẮP THEO CÁC SỨC CHỐNG CẮT KHÁC NHAU BÙI TRƢỜNG SƠN, VÕ PHÁN, LÊ HỒNG VIỆT * Stability of soft soil under embankment based on various shear strength Abstract: Shear strengths of soft soil are various according to different testing methods. Based on various values of shear strength, the stability analysis of soft soil under embankment is carried out using circle method, degree of approaching to limit state and factor of safety. The calculating and analyzing results show that using the corrected undrained shear strength of in-situ vane shear test allows to obtain the more reasonable results in comparison with using the shear strength of the other tests. Using undrained shear strength of vane shear test shows that the sliding and plastic area exists under the talus and independent from stress state. 1. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦ ĐẤT NỀN* Trong thiết kế nền mĩng cơng trì...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ổn định của nền đất yếu dưới công trình đắp theo các sức chống cắt khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 8 ỔN ĐỊNH CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI CƠNG TRÌNH ĐẮP THEO CÁC SỨC CHỐNG CẮT KHÁC NHAU BÙI TRƢỜNG SƠN, VÕ PHÁN, LÊ HỒNG VIỆT * Stability of soft soil under embankment based on various shear strength Abstract: Shear strengths of soft soil are various according to different testing methods. Based on various values of shear strength, the stability analysis of soft soil under embankment is carried out using circle method, degree of approaching to limit state and factor of safety. The calculating and analyzing results show that using the corrected undrained shear strength of in-situ vane shear test allows to obtain the more reasonable results in comparison with using the shear strength of the other tests. Using undrained shear strength of vane shear test shows that the sliding and plastic area exists under the talus and independent from stress state. 1. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦ ĐẤT NỀN* Trong thiết kế nền mĩng cơng trình, việc xác định sức chịu tải an tồn và chính xác của nền đất được quan tâm đầu tiên. Tồn tại một số phương pháp đánh giá sức chịu tải của nền đất dưới đáy mĩng và hầu hết các phương pháp đều căn cứ trên cơ sở trạng thái cân bằng giới hạn. Cĩ thể phân chia các phương pháp này theo các khuynh hướng chính sau: phương pháp dựa trên mức độ phát triển của vùng biến dạng dẻo trong nền, phương pháp dựa trên giả thuyết cân bằng giới hạn và xác định giá trị tải trọng tới hạn, phương pháp dựa trên giả thuyết mặt trượt và các phương pháp bán kinh nghiệm trên cơ sở các thí nghiệm hiện trường Phương pháp căn cứ mức độ phát triển của vùng biến dạng dẻo chủ yếu được trình bày bởi các nhà nghiên cứu ở Liên Xơ cũ. Tải trọng ban * Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM btruongson@yahoo.com; ĐT:0907159518 vphan54@yahoo.com; ĐT: 0913 867008 lehoangviet2008@gmail.com; ĐT:0979853988 đầu p* tương ứng với trường hợp khi chỉ cĩ một điểm duy nhất trong nền dưới mép mĩng băng xuất hiện trạng thái giới hạn được đề nghị bởi N.P. Puzưrevski. Theo quan điểm của N.N. Maslov, tải trọng tính theo N.P. Puzưrevski là quá thiên về an tồn và ơng đề nghị lấy phạm vi độ sâu vùng dẻo zmax = b.tan để vùng biến dạng dẻo khơng lan vào phạm vi giữa hai đường thẳng đứng đi qua mép mĩng. Theo I.V. Yaropolski, khi tăng tải trọng, vùng biến dạng dẻo phát triển đến độ sâu lớn nhất và nối liền với nhau, tương ứng với trạng thái của nền lúc bắt đầu mất ổn định. Tiêu chuẩn Việt Nam tham khảo cơ sở tiêu chuẩn Liên bang Nga xem giá trị tải trọng hình băng ứng với phạm vi vùng dẻo đến độ sâu bằng 1/4 bề rộng mĩng b thì nền cịn ứng xử trong phạm vi đàn hồi [1], [2], [3]. Việc tính tốn sức chịu tải của nền với giả thiết về kích thước, hình dạng nêm nén chặt và hàm số các đường phá hoại trượt gắn liền với các tên tuổi như: V.V. Sokolovski, L. Prandltl, K. Terzaghi, V.G. Berezantsev,... Các kết quả nghiên cứu này cho phép xác định giá trị ứng suất giới hạn của tải trọng hình băng lên đất nền [3], [4]. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 9 Prandtl là người đầu tiên quan sát trực tiếp các mặt trượt đất nền bên dưới mơ hình mĩng và đưa ra dạng phương trình giải tích của các mặt trượt dưới đáy mĩng gồm các đoạn thẳng nối với nhau bởi đoạn cong xoắn ốc. Áp lực cực hạn ở đáy mĩng qu được Prandtl giới thiệu gồm hai thành phần: do lực dính c.Nc và do phụ tải hơng qo.Nq. Sau đĩ, Terzaghi, Buisman, Caquot, Sokolovski, Meyerhof, Hansen và nhiều tác giả khác bổ sung thành phần ma sát vào cơng thức sức chịu tải của đất nền. Năm 1942, V.V. Sokolovski ứng dụng phương pháp số để giải phương trình vi phân của F. Kotter cho bài tốn phẳng cĩ xét đến trọng lượng bản thân đất (  0). Điều này gĩp phần quan trọng trong phát triển lý thuyết cân bằng giới hạn để đánh giá ổn định của nền đất, của mái dốc và tính tốn áp lực đất lên tường chắn. V.G. Berezantsev áp dụng phương pháp của V.V.Sokolovski để xác định tải trọng giới hạn phân bố đều khi lực tác dụng đúng tâm cĩ xét đến sự hình thành nêm đất và sau này đưa ra lời giải áp dụng xác định tải trọng giới hạn của nền đất cho cả bài tốn phẳng và bài tốn khơng gian. Sơ đồ tính tốn của K. Terzaghi vẫn sử dụng những đường trượt như trong phương pháp của Prandtl xem nền khơng trọng lượng ( = 0). K. Terzaghi giả thiết nêm đất là hình tam giác cân với gĩc ở đáy bằng  cho phù hợp với các kết quả của thí nghiệm nén. Phương pháp cĩ xét đến ảnh hưởng của hình dạng mĩng, chiều sâu chơn mĩng và độ nghiêng của tải trọng tác động được Meyerhof khởi xướng và được đề cập trong các nghiên cứu của các tác giả như: De Beer, Vesic, Hansen, Hanna. Sức chịu tải của đất nền cịn cĩ thể được đánh giá thơng qua các cơng thức kinh nghiệm trên cơ sở kết quả thí nghiệm hiện trường như xuyên tiêu chuẩn, xuyên tĩnh, bàn nén hay nén trong hố khoan. Đối với cơng trình đất đắp (đường, đê và đập) ngồi việc xác định tải trọng giới hạn lên đất nền, cần thiết phải đánh giá khả năng trượt và phá hoại qua bản thân cơng trình bằng vật liệu đắp [5], [6]. Theo các kết quả đo đạt và quan sát các mặt trượt trong thực tế, nhiều mặt trượt thường cĩ dạng mặt trượt trụ trịn hoặc gần với dạng này. Theo khuynh hướng này, phổ biến cĩ phương pháp phân mảnh cổ điển Fellenius, phương pháp Bishop cĩ xét sự tương tác của các mảnh và các phương pháp khác. Với sự trợ giúp của các cơng cụ tính tốn hiện nay, việc đánh giá khả năng chịu tải của đất nền cũng cĩ thể thực hiện được thơng qua các phần mềm trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn [7]. Ở đây, tùy theo mơ hình vật liệu mà các tiêu chuẩn bền khác nhau cĩ thể được áp dụng. Ngồi ra, cũng cĩ thể căn cứ vào phạm vi vùng nguy hiểm theo mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn để đánh giá khả năng ổn định của đất nền. Phương pháp này chẳng những cho phép xét đến trọng lượng bản thân đất mà cịn cho phép sử dụng các đại lượng độ bền như là một hàm số theo trạng thái ứng suất ở điểm bất kỳ trong nền [8]. Đối với nền đất yếu, nhiều hồ sơ khảo sát cho thấy giá trị độ bền khác nhau theo các phương pháp thí nghiệm [9]. Do đĩ, việc sử dụng các phương pháp tính tốn khác nhau với các đại lượng độ bền khác nhau sẽ cho phép phân tích so sánh kết quả nhằm rút ra các nhận định cĩ ích trong việc chọn lựa phương pháp tính cũng như giá trị độ bền hợp lý trong tính tốn thiết kế. Ở đây, việc phân tích chủ yếu tập trung vào nền đất yếu dưới cơng trình đất đắp, là loại hình cơng trình phổ biến cĩ tải trọng tác dụng trực tiếp lên đất nền. 2. KHẢ NĂNG ỔN ĐỊNH CỦ NỀN ĐẤT YẾU DƢỚI CƠNG TRÌNH ĐẮP THEO CÁC Đ I LƢỢNG ĐỘ BỀN KHÁC NH U Các dữ liệu về đặc trưng cơ lý của đất yếu ở khu vực Nhà Bè, Tp. HCM cho thấy giá trị sức chống cắt khác nhau theo các phương pháp thí nghiệm khác nhau (bảng 1). Đối với cơng trình đắp, phương pháp đánh giá khả năng ổn định bao gồm phương pháp cung trượt lăng trụ trịn, bằng phần mềm Plaxis và mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 10 Bảng 1. Độ bền của nền đất yếu khu vực Nhà Bè từ các kết quả thí nghiệm khác nhau Phương pháp thí nghiệm Giá trị độ bền Cắt trực tiếp c = 8,83 kN/m2;  = 4,3 độ Nén đơn qu= 35,7 kN/m 2 Nén ba trục theo sơ đồ UU c = 18,64 kN/m2;  = 0,8 độ Nén ba trục theo sơ đồ CU c’ = 10,79 kN/m2;  = 23,9 độ Cắt cánh hiện trường cĩ hiệu chỉnh Su = 8,081 + 1,386.z (kN/m 2 ). Với: z (m) – độ sâu. Sơ đồ bài tốn đặc trưng chọn lựa là cơng trình đường đắp trên đất yếu với chiều cao đắp là 1,5m, với bề rộng mặt đường là 20m (2a = 20m), độ dốc mái taluy 1: 1,5. Do đĩ, bề rộng đáy khối đắp 2b = 24,5m. Trọng lượng riêng của vật liệu đắp trung bình γ = 19,0KN/m3, lực dính c = 31 kPa,  = 9,8 độ. Do việc tính tốn khả năng chịu tải cần thiết xét đến hoạt tải, nên xem khối đắp chịu tải trọng phân bố đều p = 25,3 KN/m2. Bề dày lớp đất yếu của khu vực cĩ giá trị trung bình 20m với dung trọng tự nhiên γ=15,2KN/m3, mực nước ngầm nằm ngang mặt đất. Việc đánh giá khả năng ổn định cơng trình đắp trên nền đất yếu thường được thực hiện thơng qua giá trị hệ số ổn định K hay hệ số an tồn FoS. Trong trường hợp này, phần mềm Geoslope và Plaxis được sử dụng để phân tích. Trong đĩ, hệ số ổn định được xác định theo phương pháp Bishop và phương pháp phân mảnh cổ điển. Bảng 2. Giá trị hệ số ổn định theo các phƣơng pháp cung trƣợt lăng trụ trịn Phương pháp thí nghiệm Hệ số ổn định Phương pháp Bishop Phương pháp phân mảnh cổ điển Cắt trực tiếp 1,619 1,570 Nén một trục 2,029 2,025 Nén ba trục the sơ đồ UU 2,217 2,196 Sức chống cắt hữu hiệu từ CU với các thành phần ứng suất hữu hiệu 2,783 2,566 Cắt cánh hiện trường cĩ hiệu chỉnh 1,642 1,646 Từ kết quả tính tốn cĩ thể thấy rằng giá trị hệ số ổn định theo phương pháp Bishop đều lớn hơn so với kết quả tính tốn theo phương pháp phân mảnh cổ điển, ngoại trừ trường hợp sử dụng kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường thì giá trị hệ số ổn định của hai phương pháp là xấp xỉ như nhau. Ở đây cũng cần nĩi thêm rằng khi sử dụng giá trị sức chống cắt khơng thốt nước thì ứng suất do trọng lượng bản thân là giá trị tổng ứng suất phụ thuộc dung trọng tự nhiên nếu đất cĩ độ bão hịa cao hay dung trọng bão hịa trong trường hợp đất nằm dưới mực nước ngầm. Trong trường hợp sử dụng sức chống cắt hữu hiệu, ứng suất do trọng lượng bản thân cĩ xét vai trị của áp lực do cột nước nên cĩ giá trị là ứng suất hữu hiệu. Trong các trường hợp tính tốn, giá trị hệ số ổn định theo sức chống cắt hữu hiệu là lớn nhất. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 11 Trong thí nghiệm theo sơ đồ CU, mẫu đất được cố kết trước khi nén lệch trục. Các giá trị áp lực buồng chọn lựa khá lớn so với thực tế áp lực theo phương ngang nhỏ hơn đáng kể nên đất bị nén chặt nhiều hơn so với thực tế trong nền. Nên sử dụng sức chống cắt hữu hiệu cĩ thể khơng an tồn mà trong các khuyến cáo sử dụng phương pháp cung trượt cũng được đề cập. Kết quả tính tốn sử dụng sức chống cắt khơng thốt nước từ thí nghiệm nén ba trục UU và nén một trục cho thấy hệ số ổn định khá lớn và tương tự nhau. Kết quả đĩ khơng những thể hiện thơng qua giá trị hệ số ổn định mà cịn ở phạm vi cung trượt. Các cung trượt sử dụng giá trị sức chống cắt này đạt đến độ sâu khá lớn (xấp xỉ 6m). Kết quả tính tốn theo thí nghiệm cắt trực tiếp và cắt cánh cĩ giá trị hệ số ổn định gần như nhau cũng như phạm vi cung trượt. Ở đây, cĩ thể thấy rằng thí nghiệm cắt cánh hiện trường cĩ hiệu chỉnh cho phép đánh giá sức chống cắt khơng thốt nước ứng với trạng thái tự nhiên nên phù hợp với ứng xử thực tế nhất. Trong khi đĩ, thí nghiệm cắt trực tiếp được thực hiện trong thời gian ngắn trong điều kiện khí quyển nên mẫu đất ở trong trạng thái chưa được nén chặt, do đĩ, sức chống cắt được xem là phù hợp đối với khu vực cĩ độ sâu nhỏ (giá trị này sẽ nhỏ hơn thực tế đối với khu vực ở độ sâu lớn). Do phạm vi cung trượt ở gần bề mặt nên sức chống cắt chọn lựa trong trường hợp này trở thành phù hợp. 2.196 20 m +0.00 +1.50 16 m ỔN ĐỊNH CHO TRƢỜNG HỢP THÍ NGHIỆM UU 1:1.5 1:1.5 q = 25.3 kPa Name: Đất Nền Unit Weight: 15.2 kN/m³ Cohesion: 18.64 kPa Phi: 0.82 ° Name: Đất Đắp Unit Weight: 19 kN/m³ Cohesion: 31 kPa Phi: 9.8 ° Khoảng cách (m) -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 C ao đ ộ (m ) -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 1.64220 m +0.00 +1.50 16 m ỔN ĐỊNH CHO TRƢỜNG HỢP THÍ NGHIỆM VST 1:1.5 1:1.5 q = 25.3 kPa Name: Đất Nền Unit Weight: 15.2 kN/m³ C-Top of Layer: 10.62 kPa C-Rate of Increase: 1.32 Limiting C: 37.02 kPa Name: Đất Đắp Unit Weight: 19 kN/m³ Cohesion: 31 kPa Phi: 9.8 ° Khoảng cách (m) -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 C ao đ ộ (m ) -22 -20 -18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 Hình 1 và hình 2. Ổn định theo phương pháp phân mảnh cổ điển sử dụng sức chống cắt khơng thốt nước từ thí nghiệm UU và thí nghiệm cắt cánh cĩ xét sự thay đổi Su theo độ sâu Khả năng ổn định của cơng trình cũng cĩ thể được đánh giá thơng qua hệ số an tồn từ sự suy giảm sức chống cắt của đất bằng phần mềm Plaxis. Khi sử dụng sức chống cắt từ thí nghiệm cắt trực tiếp, ứng suất do trọng lượng bản thân chọn tính là tổng ứng suất nên khơng xét vai trị mực nước. Nếu sử dụng sức chống cắt hữu hiệu thì nhất thiết phải xét hiện tượng đẩy nổi nên dưới mực nước ngầm thì ứng suất chịu tác dụng của cột nước thủy tĩnh hay áp lực nước lỗ rỗng thặng dư hình thành do tác dụng của tải trọng ngồi. Lưu ý rằng việc sử dụng lực dính thuần túy khi giá trị gĩc ma sát trong φ = 0 khơng thực hiện được trong phần mềm Plaxis. Kết quả tính tốn sử dụng kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp cho giá trị hệ số an tồn theo sự suy giảm độ bền FoS = 1,31 và sử dụng sức chống cắt hữu hiệu cho FoS = 1,81Việc tính tốn theo phần mềm Plaxis khĩ cĩ thể cho phép xác định chính xác giá trị hệ số ổn định hay khả năng chịu tải nhưng xu thế chuyển vị và phạm vi vùng nguy hiểm cĩ thể dễ dàng phân biệt (hình 2). Ở đây, trong phạm vi nền cĩ khả năng phá hoại do trượt theo thí nghiệm cắt trực tiếp xảy ra ở dưới mái taluy phù hợp với thực tế hơn so với ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 12 dưới tâm theo kết quả tính tốn sử dụng sức chống cắt hữu hiệu. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn cĩ thể thể hiện thơng qua phạm vi vùng biến dạng dẻo, tức là vùng cĩ giá trị ≥1. Khi vùng biến dạng dẻo giao nhau hoặc trồi lên đến bề mặt thì đất nền xem như phá hoại. Đất trong nền khơng những chịu tác dụng của tải trọng ngồi mà cịn chịu ứng suất do trọng lượng bản thân. Để đánh giá hợp lý hơn, nhất thiết phải xét đến trọng lượng bản thân trong quá trình tính tốn. Từ kết quả tính tốn sử dụng sức chống cắt từ thí nghiệm cắt trực tiếp, cĩ thể thấy rằng phạm vi vùng nguy hiểm khác nhau đáng kể khi khơng xét và xét trọng lượng bản thân đất nền (hình 3 và 4). Ở đây, khi xét trọng lượng bản thân đất nền, vùng dẻo thu hẹp đáng kể và tập trung ở khu vực dưới mái taluy, trùng hợp với phạm vi cung trượt nguy hiểm và khơng phát triển đến các độ sâu lớn như khuynh hướng khi sử dụng sức chống cắt theo kết quả thí nghiệm nén đơn (cu=qu/2), UU hay CU. Ngồi ra, việc sử dụng các giá trị sức chống cắt theo các phương pháp thí nghiệm khác cĩ xét đến trọng lượng bản thân đất nền đều cho thấy khả năng ổn định lớn hơn so với trường hợp khơng xét căn cứ giá trị và phạm vi mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn nhỏ hơn (hình 5). Sử dụng sức chống cắt cĩ giá trị gĩc ma sát trong thì sự khác biệt về phạm vi vùng nguy hiểm khi cĩ và khơng xét trọng lượng bản thân khác nhau đáng kể do thành phần ma sát phụ thuộc ứng suất tác dụng. Việc sử dụng sức chống cắt khơng thốt nước theo kết quả cắt cánh chỉ xét sức chống cắt khơng thốt nước Su cho kết quả gần như nhau khi xét trọng lượng bản thân mặc dù các thành phần ứng suất cĩ ảnh hưởng lên mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn. Điều này khơng những thể hiện thơng qua giá trị hệ số ổn định (bảng 1) mà cịn thể hiện ở phạm vi vùng dẻo (hình 6 và 7). Hơn nữa, trong các trường hợp tính tốn, kết quả sử dụng sức chống cắt khơng thốt nước từ cắt cánh cho phạm vi vùng biến dạng dẻo phù hợp với phạm vi mà đất cĩ sự dịch chuyển theo phương ngang lớn và khá trùng hợp với phạm vi cung trượt đã tính trước đĩ cũng như xu hướng dịch chuyển theo phần mềm Plaxis. Các phương pháp phân tích bằng phần mềm Plaxis và Geoslope đều xét trọng lượng bản thân và điều này hợp lý với ứng xử thực tế của đất nền. Do đĩ, cĩ thể xem việc đánh giá mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn cĩ xét trọng lượng bản thân là hợp lý hơn so với kết quả tính tốn khơng xét. Các kết quả tính tốn theo sức chống cắt từ thí nghiệm nén đơn, nén ba trục theo sơ đồ UU và CU đều cho thấy vùng dẻo khơng xuất hiện tương ứng với hệ số ổn định cao như đã tính tốn trước đĩ. p Hình 3. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của đất nền dưới cơng trình đắp theo kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp khơng xét trọng lượng bản thân đất nền ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 13 p Hình 4. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của đất nền dưới cơng trình đắp theo kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp cĩ xét trọng lượng bản thân đất nền p Hình 5. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của đất nền dưới cơng trình đắp theo kết quả thí nghiệm nén ba trục UU cĩ xét trọng lượng bản thân đất nền p Hình 6. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của đất nền dưới cơng trình đắp theo kết quả thí nghiệm với sức chống cắt khơng thốt nước Su thay đổi theo độ sâu từ thí nghiệm cắt cánh hiện trường khơng xét trọng lượng bản thân đất nền. p Hình 7. Mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn của đất nền dưới cơng trình đắp theo kết quả thí nghiệm với sức chống cắt khơng thốt nước Su thay đổi theo độ sâu từ thí nghiệm cắt cánh hiện trường cĩ xét trọng lượng bản thân đất nền. Sự phù hợp vùng dẻo và cung trượt ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 4-2015 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả tổng hợp giá trị độ bền của sét mềm bão hịa nước theo các kết quả thí nghiệm khác nhau và tính tốn ổn định theo phương pháp cung trượt lăng trụ trịn với hệ số an tồn và vùng biến dạng dẻo theo mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn cĩ thể rút ra các kết luận chính như sau: - Sử dụng kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường cho phép đánh giá hợp lý khả năng ổn định của nền đất yếu dưới cơng trình đắp do phù hợp với ứng xử thực tế, phạm vi vùng trượt và vùng biến dạng dẻo. - Kết quả tính tốn theo sức chống cắt khơng thốt nước chỉ với lực dính khơng thốt nước cho thấy khả năng ổn định trong trường hợp khơng xét và xét ứng suất do trọng lượng bản thân là khơng đáng kể. - Kết quả tính tốn sử dụng sức chống cắt khơng thốt nước từ thí nghiệm cắt trực tiếp cĩ thể phù hợp khi đánh giá ổn định nền ứng với trường hợp phạm vi vùng trượt và vùng dẻo ở gần bề mặt. - Khi sử dụng sức chống cắt cĩ giá trị gĩc ma sát trong nhất thiết phải xét đến vai trị của ứng suất do trọng lượng bản thân đất nền. Từ các phân tích, cĩ thể rút ra một số kiến nghị như sau: nên sử dụng kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường hiệu chỉnh để đánh giá khả năng ổn định của nền đất yếu dưới cơng trình đắp do thí nghiệm này phù hợp với ứng xử thực tế và kết quả tính tốn phù hợp với phạm vi phân bố vùng dẻo và vùng trượt gây phá hoại; khi tính tốn khả năng ổn định cĩ xét đến gĩc ma sát trong của đất cần lưu ý các phương pháp tính cĩ xét trạng thái ứng suất khu vực phá hoại vì điều này ảnh hưởng đáng kể lên kết quả tính tốn; cĩ thể sử dụng kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp để đánh giá khả năng ổn định của nền đất yếu dưới cơng trình đắp do độ chặt của mẫu trong thí nghiệm phù hợp ở khu vực vùng trượt cĩ độ sâu bé. TÀI LIỆU TH M KHẢO 1. N.A. Xưtơvich (1987). Cơ học đất (bản dịch). NXB Nơng nghiệp, Hà nội. 2. Lê Quý An, Nguyễn Cơng Mẫn, Nguyễn Văn Quỳ (1977). Cơ học đất. NXB đại học và Trung học chuyên nghiệp. 3. Châu Ngọc Ẩn (2004). Cơ học đất. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 4. V.V. Sokolovski (1965). Statics of granular media. Bergamon Press. 5. Nguyễn Thành Long, Lê Bá Lương, Nguyễn Quang Chiêu, Vũ Đức Lực (1989). Cơng trình trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam. Trường Đại học Kỹ Thuật TP. HCM – Tổ Giáo trình. 6. Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ơtơ đắp trên đất yếu - Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 262-2000. 7. Serge Leroueil, Jean-Pier Magnan, Francois Tavenas (1990). Embankments on soft clay. English Edittion, Ellis Horwood. 8. Bùi Trường Sơn. Phương pháp phân chia vùng nền dưới cơng trình theo mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn. Tuyển tập kết quả khoa học cơng nghệ năm 2008. Bộ NT và PTNT. Trang 665 - 671. 9. Bùi Trường Sơn, Lê Hồng Việt. Chọn lựa sức chống cắt khơng thốt nước của sét mềm để tính tốn nền cơng trình đắp. Tập 14, Tuyển tập kết quả khoa học cơng nghệ 2011, NXB Nơng nghiệp. Trang 469-477. Người phản biện: PGS.TS. ĐÀO VĂN TOẠI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf70_8764_2159830.pdf
Tài liệu liên quan