Tài liệu Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em dưới năm tuổi ở nông thôn: vấn đề và triển vọng qua một cuộc nghiên cứu điền dã: 42 Xã hội học số 2(46), 1994
Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em
dưới năm tuổi ở nông thôn: vấn đề và triển vọng
qua một cuộc nghiên cứu điền dã
PHẠM BÍCH SAN
ông cuộc đổi mới kinh tế diễn ra ở Việt Nam đã đem lại nhiều biến đổi xã hội.
Mục tiêu của quá trình đó không phải là các vấn đề kinh tế đơn thuần, mà cơ bản
nhất là nhằm cải thiện đời sống của từng con người, từng nhóm người cụ thể. Sức
khỏe của phụ nữ và trẻ em là một mục tiêu quan trọng cần được lưu tâm tới trong
chương trình phát triển đó. Trong điều kiện các xã hội chưa có sự phát triển cao, phụ
nữ và trẻ em dưới 5 tuổi là những nhóm phải chịu nhiều thiệt thòi cũng như cần đến
sự hỗ trợ y tế nhiều nhất. Bài này trình bày các kết quả nghiên cứu về việc nuôi
dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi, tại Trà Mi và Tiên Phước tinh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
C
Vấn đề đầu tiên được tìm hiểu là trẻ em được đẻ ở đâu.
Bảng 1: Nơi đẻ trẻ em theo vùng và dân tộc
%
Trà My
Tiên Phướ...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em dưới năm tuổi ở nông thôn: vấn đề và triển vọng qua một cuộc nghiên cứu điền dã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 Xã hội học số 2(46), 1994
Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em
dưới năm tuổi ở nông thôn: vấn đề và triển vọng
qua một cuộc nghiên cứu điền dã
PHẠM BÍCH SAN
ông cuộc đổi mới kinh tế diễn ra ở Việt Nam đã đem lại nhiều biến đổi xã hội.
Mục tiêu của quá trình đó không phải là các vấn đề kinh tế đơn thuần, mà cơ bản
nhất là nhằm cải thiện đời sống của từng con người, từng nhóm người cụ thể. Sức
khỏe của phụ nữ và trẻ em là một mục tiêu quan trọng cần được lưu tâm tới trong
chương trình phát triển đó. Trong điều kiện các xã hội chưa có sự phát triển cao, phụ
nữ và trẻ em dưới 5 tuổi là những nhóm phải chịu nhiều thiệt thòi cũng như cần đến
sự hỗ trợ y tế nhiều nhất. Bài này trình bày các kết quả nghiên cứu về việc nuôi
dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi, tại Trà Mi và Tiên Phước tinh
Quảng Nam - Đà Nẵng.
C
Vấn đề đầu tiên được tìm hiểu là trẻ em được đẻ ở đâu.
Bảng 1: Nơi đẻ trẻ em theo vùng và dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung
Chung
Ở nhà 63,6 49,0 96,7 65,6 64,5
Trạm y tế xã 8,7 5,7 0,4 3,9 6,0
Bệnh viện 19,9 38,9 2,9 26,4 23,5
Ở ngoài nhà 0,2 0,2 0,1 0,2
Bà đỡ tư 7,0 5,9 3,9 5,2
Nhà hộ sinh tư 0,2 0,2 0,1 0,2
Không xác định được 0,35 0,3
Bảng 1: Nơi đẻ trẻ em theo mức độ đủ ăn của gia đình
%
>2 tháng <2 tháng dự đủ Chung
Ở nhà 71,4 61,8 57,6 64,5
Trạm y tế xã 5,7 7,9 6,0 6,2
Bệnh viện 17,0 23,2 32,5 23,6
Ở ngoài nhà 0,9 0,2
Bà đỡ tư 5,7 6,2 3,7 5,3
Nhà hộ sinh tư 0,2 0,2 0,2
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Phạm Bích San 43
Trong số l258 trẻ em dưới 5 tuổi đang sống trong các gia đình thì quá nửa được sinh tại nhà:
64,5%, tiếp đó là sinh ở bệnh viện với con số ở Trà My cao hơn khá nhiều so với Tiên Phước
(26,4% so với 19,9%). Điều đó có lẽ vì việc ảnh hưởng của việc trong mẫu ở Trà My có một
lượng khá lớn người sống gần huyện lỵ. Số người sinh ở trạm y tế xã tương đương với sinh ở nhà
bà đỡ tư có thể nói là rất khiêm tốn, đặc biệt ở Trà My chỉ có 3,8% số người đượ hỏi nói là họ
sinh con ở nhà bà đỡ tư. Các xã khu vực bà con dân tộc ít người gần như không có ai sinh con ở
trạm y tế, có thể vì ở một số nơi trạm y tế chưa hoạt động. Số liệu cho thấy có tới 96,7% số trẻ
em dân tộc được sinh ra ở tại nhà. Cuộc nghiên cứu chưa có điều kiện để xác định xem ai là
người đỡ đẻ cho các bà mẹ dân tộc và sự hiểu biết, trình độ của họ là như thế nào? Quan sát tại
chỗ tại một số xã ở Trà My cho thấy ngay cả với những trạm y tế được trang bị khá đầy đủ các
phương tiện để đỡ đẻ thì tỷ lệ người đẻ ở đây vẫn không cao và nhân dân đã chịu khó đi rất xa,
đặc biệt là ngay cả trong đầu kiện miền núi không có đường giao thông, để mời những bà đỡ mà
họ tín nhiệm về. Ví dụ, giá một ca đỡ đẻ mời người có tay nghề cao và được tín nhiệm về xã Trà
Tân cách huyện tổ 10 dền 15 km với đường xá, là còn tạm đi được bằng xe ô tô vào thời điểm
nghiên cứu xấp xỉ là 50000 đồng, còn ở khu vực Tiên Phước mặt bằng chung là 40000 đồng.
Một vấn đề khác được đặt ra là liệu có bao nhiêu người được các bà đỡ có tay nghề cao đỡ đẻ
cho họ ở nhà? Tương quan giữa mức đủ ăn với việc đề ở đâu cho thấy: nhóm những người đủ ăn
có tỷ lệ trẻ em được đỡ đẻ tại nhà thấp nhất và các nhóm càng cá mức thiếu ăn cao càng có tỷ lệ
đẻ ở tại nhà cao. Chính nhóm đủ ăn có tỷ lệ sinh con ở bệnh viện cao hơn cả: 32,5% và tỷ lệ này
đi xuống cùng với sự gia tăng của mức nghèo khó. Chi phí cho việc đỡ đẻ tại bệnh viện chắc
chắn cao hơn so với chi phí tại trạm y tế xã và có lẽ mức độ bảo đảm cũng cao hơn. Rất có thể
mức chi phí cho việc đỡ đẻ ở nhà thấp đến mức cạnh tranh được với cho phí phải bỏ ra cho việc
sinh đẻ ở bệnh viên nhưng khả năng người đỡ ở nhà có sự đảm đảm bảo tốt như trình độ chung
của bệnh viện là điều không thể có.
Thời gian để tiến hành để được phân bố như sau:
Bảng 3: Thời gian đẻ của trẻ em phân theo khu vục và dân tộc
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Dưới 1 giờ 14,9 38,2 45,5 40,7 29,1
Từ 1 tới 5 giờ 52,0 34,6 33,6 34,3 42,2
Từ 6 giờ tới 12 giờ 21,9 16,2 8,9 13,7 17,4
Từ 12 giờ trở lên 11,2 11,0 11,9 11,3 11,3
Số liệu phân bố cho thấy có vẻ như tỷ lệ thời gian của một ca đẻ thường mất 12 tiếng trở lên
là tương đương với nhau ở các khu vực cũng như ở dân tộc kinh vì dân tộc thiểu số. Số liệu cũng
cho thấy người dân tộc có vẻ dễ đẻ hơn so với người Kinh và càng đi lên vùng cao, người ta càng
dễ đẻ hơn. Tuy vậy các số liệu về thời gian của một có đẻ chưa có cơ sở để có độ tin cậy cao.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
44 Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em ...
Bảng 4: Trẻ em sau khi sinh được cân theo khu vực và theo dân tộc
(%)
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Trên 2,5 kg
Dưới 2,5 kg
Không cân
25,8
6,2
67,9
53,2
6,6
40,3
5,0
11,6
83,4
36,5
8,3
55,2
31,8
7,3
60,9
Có tới 60,9% số trẻ sinh ra không được cân và con số này ở người dân tộc rất cao:
83,4% Người Kinh ở Tiên Phước có số trẻ được cân ít hơn người Kinh ở Trà My. Tổng
số trẻ em dân tộc số cân nặng dưới 2,5 kg chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với trẻ em trên
2,5 kg. Điều này có thể lý giải bằng việc trẻ em dân tộc được đưa đến cân phần lớn là
trường hợp đặc biệt có vấn đề cần xem xét tại bệnh viện hay trạm xá vì đa số trẻ em
dân tộc không được cân. Có thể quan sát rất rõ mối tương quan giữa mức độ đủ ăn và
trọng lượng của trẻ em sơ sinh. Trong số trẻ em được cân, số trẻ nặng dưới 2,5 kg
chiếm 18,7% tỷ lệ này tương ứng là 11,6% cho nhóm đủ ăn, 20,3% cho nhóm thiếu ăn
dưới 2 tháng và 32% cho nhóm thiếu ăn từ 2 tháng trở lên.
Việc nghiên cứu cũng cho biết thêm là những người không cân con sau khi đẻ giảm
dần xuống theo sự gia tăng về trình độ học vấn. Tất cả những người có trình độ đại học
đều có cân con sau khỉ đẻ. Tỷ lệ trẻ con cân nặng trên 2,5 kg cũng tuần tự gia tăng theo
mức học vấn của sản phụ. Như vậy, học vấn có tác động trực tiếp đến cách ứng xử này
và chắc có mối quan quan hệ gián tiếp với thu nhập và thức độ dinh dưỡng của trẻ em
sơ sinh. Trong dân gian có quan niệm rằng sữa sau khi đẻ là độc nên người mẹ thường
không cho con bú ngay sau khi đứa bé ra đời. Song khi y học hiện đại cho rằng sữa đó
là tốt. Có thể thay tỷ lệ trẻ em được cho bú nguy dưới 15 phút sau khi sinh của người
dân tộc cao hơn hẳn tỷ lệ này của người Kinh và còn cao hơn nữa so với người Kinh ở
Tiên Phước. Tỷ lệ này của người kinh ở Trà My cũng cao hơn so với tỷ lệ đó của người
kinh ở Tiên Phước. Có thể là tập tục cổ truyền vẫn còn bảo lưu ở Tiên Phước, trong khi
tại Trà My phần lớn các gia đình người Kinh là mới di dân đến và mới hình thành nên
ảnh hưởng của các tập tục cũ được lan truyền thông qua thế hệ cao tuổi ít hơn.
Bảng 6: Khoảng thời gian bắt đầu cho con bú sau khi đẻ theo khu vực và dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
<15 2 phút 9,9 27,6 46,4 34,1 3.2
15- 1
30- 2
> p 3
30 phút 12,4 11,9 17,3 13,8 3,1
60 phút 31,0 21,9 15,2 19,6 4,7
hút 46,8 38,5 21,1 32,6 8,9
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Phạm Bịch San 45
Bảng 6: Tỷ lệ trẻ con theo mức đủ sữa bú theo khu vực và theo dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Đủ sữa
Không đủ sữa
Không có sữa
76,1
23,0
0,9
73,7
26,3
0
79,3
19,9
0,8
75,6
24,1
0,3
75,8
23,6
0,6
Số trẻ em không có đủ sữa mẹ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số trẻ sinh ra trong 5
năm vừa qua và ở mức tương đương nhau trong cả hai khu vực. Trong tương quan giữa
người dân tộc và người Kinh tại huyện Trà My, chỉ báo về đủ sữa có khả quan hơn một
chút cho người dân tộc. Số trẻ em mẹ không có sữa chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể:
0,6%. Mức độ khá giả của gia đình có ảnh hưởng rõ rệt tới thể lực người mẹ nên tỷ lệ
trẻ em được bú sữa mẹ tăng đều cùng với sự gia tăng mức sống.
Trong thời gian bú mẹ, hầu hết trẻ em được cho ăn thêm, ngay từ khoảng dưới 4
tháng tuổi: 68,8% và trong khoảng từ 4-6 tháng tuổi, giữa hai khu vực Tiên Phước và
Trà My có sự khác biệt rõ rệt trong vấn đề này, việc cho ăn thêm ở Trà My cao hơn so
với ở Tiên Phước: 75,8% so với 59,6%. Điều này có được là do tỷ lệ cho ăn thêm của
bà con dân tộc vào khoảng này rất cao: 95,6%. Chưa xác định được điều này có liên
quan tới tập quán đặc thù của người dân tộc hay do khả năng kinh tế của họ phong phú
hơn. Nhóm có trình độ học vấn người trả lời cao hơn cho thấy dấu hiệu bắt đầu cho ăn
thêm nhiều hơn vào lúc trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi.
Bảng 7: Tỷ lệ trẻ em cho ăn thêm gì theo lãnh thổ và dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Thịt, cá, trứng, sữa 26,1 41,1 38,6 40,3 33,5
Dầu, mỡ 10,5 12,9 6,2 10,6 10,6
Rau 4,6 5,2 8,2 6.3 5,6
Bột gạo 91,8 88,4 81,3 86,0 87,3
Ngô, khoai lang 11,3 7,7 15.8 10,5 10,4
Đậu đỗ 34,8 51,0 14,1 38,3 36,2
Gia vị (nước mắm...) 51,3 41,4 51,9 45,0 46,9
Đường 26,4 70,0 9,5 49,1 38,6
Rất lý thú khi xem xét thành phần thức ăn mà các bà mẹ cho trẻ ăn thêm. Bột gạo
chiếm tỷ lệ to nhất: 87,3%, tiếp đó, theo lần lượt là gia vị: 46,9 % đường: 38,6%; các
loại đậu đỗ: 36,2%, thit cá trứng sữa: 3,5% dầu mỡ: 10,6% ngô khoai: 10,4% và cuối
cùng là rau: 5,6%. .Như vậy chỉ có một khoáng phần ba số trẻ sinh ra được cho ăn
thêm thức ăn có hàm lượng prôtein cao và cũng chỉ khoảng hơn một phần ba số trẻ ăn
thêm thức ăn có
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
46 Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em ...
prôtêin thực vật là đậu đỗ và hơn một chút cho ăn đường. Bột gạo vẫn là thức ăn thêm chủ yếu
của trẻ. Một nguồn thức ăn cổ truyền khác có thể cũng có hàm lượng prôtêin cao là nước mắm,
nhưng đáng tiếc là không có được thông số về hàm lượng thực sự của prôtêin trong nước mắm.
Thức ăn giàu dinh dưỡng ở Trà My cao hơn hẳn ở Tiên Phước: 40,3% so với 26,3% và ưu thế
đó cũng diễn. ra với các loại thức ăn tương đối cao cấp khác ngoài nước mắm, điều có thể giải
thích bởi việc Tiên Phước nằm ở đồng bằng gần biền hơn nhiều so với Trà My. Trong khi đó
việc cho trẻ ăn bột gạo, ngô khoai, những thức ăn kém dinh dưỡng hơn, ở Tiên Phước có cao
hơn ở Trà My một chút: 91,8% so với 86%, 11,3% so với 10,5%.
So sánh về thành phần thức ăn giữa người dân tộc và người Kinh có thể thấy lượng thịt, cá,
trứng, sữa cho trẻ con ăn: 38,6% tuy ít hơn so với người Kinh trong cùng huyện 41,1% nhưng
lại cao hơn đáng kể so với người Kinh tại khu vực Tiên Phước. Họ cũng cho trẻ con ăn nhiều
ngô, khoai hơn và ít bột gạo hơn. Nước mắm có một tỷ lệ cao trong khi đường lại thấp hơn hẳn
so với người Kinh.
Xét từ góc độ kinh tế, những gia đình có thu nhập cao hơn thể hiện sự hơn hẳn trong việc
cho con cái ăn các thức ăn có giá tri dinh dưỡng cao hơn. Nhóm đủ ăn có chi số hơn hẳn so với
nhôm thiếu ăn từ hai tháng trở lên trong tất cả các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao
trừ nước mắm. Điểm đáng lưu ý là nước mắm được nhóm nghèo nhất cho ăn nhiều hơn các
nhóm khác và với ưu thế của một tỉnh ven biển nước mắm nó đáng được quan tâm hơn nữa
trong việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho trẻ con nói chung cũng như trẻ con nghèo nói
riêng. Có thể thấy trên bảng số liệu trên là bột gạo là thức ăn thềm chủ yếu nhất của trẻ con các
gia đình có thu nhập rất thấp. Tuy nhiên ngay cả đối với nhóm khá giả nhất số trẻ em được ăn
thêm thịt cá trứng sữa cũng chưa vượt quá bán: 43, %
Bảng 8: Thời gian trẻ ăn được ngừng nuôi bằng sữa theo khu vực và theo dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Khi còn ẵm ngửa 0,4 0,3 0,6 0,4 0,4
Dưới 6 tháng tuổi 0,8 0,3 1,2 0,6 0,7
6-12 tháng 30,9 35,7 32,4 34,6 32,9
13-18 tháng 48,7 46,8 36,5 43,5 46
Trên 18 tháng 19,1 17 29,4 21 20,1
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Thời gian ngừng cho con bú tập trung nhiều nhất vào khoảng 13-18 tháng, tiếp đó là khoảng
từ 6-12 tháng và cuối cùng là trên 18 tháng: 20%. Việc ngừng cho con bú dưới 6 tháng có lẽ là
điều bất đắc dĩ mới xảy ra. Tỷ lệ người dân tộc cho con bú trong một thời gian dài trên 18 tháng
cao hơn hẳn so với người Kinh.
Về số lần cho ăn ngày hôm qua (tính theo thời điểm lúc phỏng vần) thì 2,5% cho ăn một lần,
7,3% cho ăn hai lần và 90,2% cho ăn trên hai lần. Tỷ lệ cho ăn một lần tương đương nhau
nhưng tỷ lệ cho ăn từ ba lần trở lên ở Tiên Phước có lớn hơn ở Trà My một chút. Xét theo tình
hình lương thực số liệu hơi có cự khác biệt khi số làn Cho ăn ngày hôm qua của nhóm dư đủ lại
thấp hơn một chút so với nhóm có mức thiếu ăn dưới l tháng.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Phạm Bích San 47
Bảng 9: Số lần trẻ em được ăn ngày hôm qua theo vùng và theo dân tộc
%
Trà My
Chung
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung
1 lần 2,3 2,8 2,2 2,6 2,5
2 lần 4,0 11,6 6,7 9,9 7,3
90,2
1
Trên 2 lần 93,7 85,6 91,1 87,5
Tổng cộng 100 100 100 100 00
Xét cụ thể bữa ăn của trẻ con trong ngây hôm trước hôm được phỏng vấn có thể
thấy 93,2% trẻ em và gia đình có cơm ăn. Ngô và khoai lang chiếm 33,5%. Thành
phần thức ăn có tỷ lệ phân bố về cơ bản tương tự như cơ cấu thức ăn chung của khu
vực trong thời gian qua những tỷ lệ cho ăn thịt, cá, trứng, sửa cũng như gạo và nhiều
thức ăn khác có cao hơn. Con số này có khả năng phản ánh tình trạng dinh dưỡng thật
hơn do người dân nhớ chính xác hơn. Các chỉ báo về các thức ăn có hàm lượng dinh
dưỡng cao của Trà My, tốt hơn của Tiên phước nhưng điều này chỉ đúng với nhóm dân
tộc Kinh tại Trà My. Đối với nhóm dân tộc thiểu số các chỉ báo đó thấp hơn hẳn so với
các nhóm dân tộc Kinh cả ở Trà My lẫn Tiên Phước và chỉ trội hơn ở mục tiêu dùng
rau và ngô khoai.
Bảng 10: Thức ăn của trẻ em hôm trước ngày phòng vấn theo vùng lãnh thổ và dân tộc
%
Trà My
Kinh Dân c Chung Chung
Tiên Phước tộ
Thit, cá, trứng, sữa 42 61,2 34,8 52,1 47,6
Dầu, mỡ 2
ột) 93 93,2
36,3 27,8
ước, mắm
18,2
1,6 21,2 10,8 16,2 18,6
Rau 24,6 36,3 40,7 37,8 32
Cơm (cháo, b 93 94.2 93,4
Ngô, khoai lang 38,2 31,4 33,5
Dậu đỗ 14,1 24,7 2.9 17,2 15,8
Gia vị (n 74,3 60 59,3 59,7 66.2
Đườg 5,5 3,3 13 9,7
Bảng 11: Chu vi cánh tay của trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi theo vùng lãnh thổ và dân tộc
Trà My
%
Tiên Phước Kinh Dân Ch g Chung tộc un
Dưới 12,5 cm 6,3 5,0 16,0 8,9 7,7
12,5-13,5 cm 26,3 22,5 50,9 32,3 29,6
Trên 13,5 cm 67,4 72,5 33,0 58,9 62,7
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
48 Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em ...
Việc đo chu vi cánh tay của trẻ em từ sáu tháng tới 5 năm tuổi cho thấy có 7,7% trẻ con có
chu vi nhỏ hơn 12,5 cm và 61,8% lớn hơn 14,5 cm. So sánh giữa trẻ con người Kinh ở hai khu
vực có thể thấy ở khu vực Trà My tỷ lệ trẻ con có chu vi tay trên 13,5 cm cao hơn: 72,5% so
với 67,4% và tỷ lệ dưới 12,5 cm thấp hơn. Điều kiện tự nhiên còn tương đối phong phú tại các
khu vực mới khai hoang cho phép trẻ em người Kinh tại Trà My có lương thực phong phú
hơn. Trong khi đó tỷ lệ này lại tương đối thấp trong trẻ em các dân tộc thiểu số: chỉ có 33%
trong khi số có vòng tay dưới 12,5 cm lên tới 16%. Rất có thể đó là do người dân tộc chưa
biết cách chăm sóc hợp lý trẻ con của họ (xem bảng II). Điều nhận xét trên còn được khẳng
định do vẫn quan sát thấy tương quan thuận gia tăng giữa thức đủ ăn với tỷ lệ số trẻ em từ sáu
tháng tới năm tuổi có chu vi vòng tay tăng dần. Số liệu cho thấy chu vi vòng tay trẻ con có lợi
thế hơn cho khu vực Tiên Phước so với Trà My số trẻ em có chu vi dưới 12,5 cm thấp hơn và
số trẻ có chu vi vòng tay lớn hơn 13,5 cm đáng kể hoàn toàn là do ảnh hưởng có nhóm người
dân tộc. Vậy mà theo đánh giá chung là tình trạng kinh tế của Trà My có thể khả quan hơn
Tiên Phước. Tỷ lệ trẻ em được kiểm tra bệnh lao thấp: 8,7%, trong đó ở khu vực Tiên Phước
có nhỉnh hơn một chút. Do chênh lệch giữa mức đủ ăn và việc kiểm tra bệnh lao tuy có theo
hướng cũng gia tăng nhưng không thể hiện rõ lắm có lẽ do số trẻ em được kiểm tra còn thấp.
Tỷ lệ trẻ con dân tộc có kiểm tra bệnh lao rất thấp chỉ có 2,6% trong khi tỷ lệ này đối với trẻ
em người Kinh là xấp xỉ trên 10%
Bảng 12: Tỷ lệ trẻ con được kiểm tra bệnh theo lãnh thổ và dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Đã kiểm tra 10,1 10,3 2,6 7,6 8,7
Chưa kiểm tra 89,9 89,7 97,4 92,8 91,3
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Tỷ lệ trẻ em đã được tiêm chủng được thể hiện ở bảng 13. Tất cả có chừng 70% số trẻ em
đã từng được tiêm chủng, trong đó ở Tiên Phước là 77% và ở Trà My là 63,9%. Con số tính
riêng cho người dân tộc là 35,6%. Số trẻ em được tiêm chủng từ hai lần trở lên là 56,6% với
mức của Tiên Phước cao hơn hẳn so với Trà My: 65,2% so với 49,7% Tuy nhiên sự chênh
lệch đó là không đáng kể trong nhóm người Kinh; 65,2% và 61,9% nhưng mức chênh rất lớn
khi chuyển qua nhóm dân tộc thiểu số: 26,6% Xét theo mức đủ ăn thì nhóm nghèo nhất có tỷ
lệ tiêm một lần cao nhất, nhóm giữa có tỷ lệ tiêm hai lần cao nhất và nhóm khá giả nhất có tỷ
lệ tiêm trên hai lần cao nhất.
Bảng 13: Phân bố trể em theo số lần đi tiêm chủng theo khu vực và dân tộc.
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Tiêm chủng
1 lân 4,8 9,4 2,9 7,2 6,1
2 làn 7,7 7,4 6,1 7,0 7,3
> hơn 2 lần 65,2 61,9 26,6 49,7 56,6
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Phạm Bích San 49
Sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về việc tiêm chủng cho con để
phòng chống bệnh gì có phần không theo kịp với việc con được tiêm phòng bệnh. Không có
một bệnh nào có được một tỷ lệ trên 50% số bà mẹ tại hai huyện biết chính xác người ta tiên
cho con mình đề phòng bệnh gì. Bệnh ho gà của trẻ con được người ta biết đến nhiều nhất
tiếp đó là các bệnh lao, sỏi, bại liệt, uốn ván và bạch hầu. Rất có thể đây là phản ánh xa xôi
của sự ghi nhận trong ký ức của các bà mẹ về các loại bệnh của trẻ con vẫn thường diễn ra
nhất ở địa phương. Các bà mẹ người dân tộc gần như không có sự hiểu biết gì về việc tiêm
chủng cho con mình đề phòng những bệnh gì ngoài một bệnh duy nhất là bại liệt với tỷ lệ
biết cao chưa từng thấy: 88,5%. Tỷ lệ 88,5% này có thể đơn giản là họ được tuyên truyền
một cách cho dễ hiểu về công tác tiêm phòng hay vì một lý do gì đó mà chúng ta không
được rõ. Sự hiểu biết trong nhóm người Kinh tại Trà My hoàn toàn không thua kém sự hiểu
biết của nhóm Tiên Phước, điều có thể cho thấy mức độ cố gắng của việc tuyên truyền y tế
tại những nơi có điều kiện không khác nhau nhiều, và đây cũng có thể là mặt bằng tuyên
truyền chung của tỉnh ở khu vực trung du và trung du chuyển sang miền núi nơi vẫn còn có
các nhóm người Kinh sinh sống.
Xét các nhóm có các mức thu nhập khác nhau cho thấy trừ bệnh bại liệt sự hiểu biết tác
dụng của tiêm phòng cho trẻ còn được gia tăng dần cùng với thu nhập. Đây có lẽ là kết quả
của việc các bà mẹ có con thuộc các nhóm khá giả hơn về kinh tế cho con đi tiêm nhiều hơn.
Bảng 14: Sự hiểu biết các bà mẹ về tiêm chủng theo khu vực và theo dân tộc
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Bạch hầu 37,5 30,6 5, 22,7 29,5
Ho gà 54,1 60,1 7,2 44,3 48,8
Uốn ván 44,1 48,1 6,5 35,2 39,3
Sởi 48,3 57,1 7,9 41,9 44,8
Lao 52, 55,2 6,5 40,1 45,5
Bại liệt 38, 27,7 88,5 46,7 42,6
Tỷ lệ trẻ con dưới 5 tuổi mắc các bệnh thông thường của trẻ con được trình bày trong các
bảng dưới đây. Sốt và ho là hai bệnh trẻ em thường thắc phải với tỷ lệ trẻ em dân tộc cao
hơn trẻ em người kinh một chút trong khi ở khu vực Trà My, ngay cả ở nhóm người Kinh,
cao hơn đáng kể so với khu vực Tiên Phước. Các nhóm có ưu thế về kinh tế có ít trẻ em bị
bệnh hơn.
Bảng 15: Trẻ con bị ốm trong hai tuần lễ qua theo vùng lãnh thổ và dân tộc.
%
Trà My
Tiên Phước Kinh Dân tộc Chung Chung
Sốt 5,9 21,4 29 24,1 16
Ho 11,4 20,6 21,2 20,8 16,6
ỉa chảy 2,3 2,8 8,7 4,9 3,7
Khác 4,1 4,6 5,4 4,9 4,5
50 Nuôi dưỡng, tiêm chủng và bệnh tật của trẻ em ...
Số liệu tiếp theo trình bày cách thức ứng xử của các bà mẹ đối với con nhỏ của mình, khi
chúng bị mắc các bệnh thông thường của trẻ em là sốt, ho và ỉa chảy. Phân tích kỹ các số liệu
đó có thể cho chúng ta hiểu sâu hơn về sự hiểu biết hiện nay của các bà mẹ khi con bị bệnh. Ở
đây trẻ em dân tộc vẫn có một tỷ lệ cao nhất về bị bỏ mặc không cho uống thuốc. Cách hiểu
biết của các bà mẹ cũng không nhất quán và có lẽ nhiều người trong số họ làm theo thói quen
hoặc theo lời mách bảo của những người khác. Sự phổ biến các kiến thức chữa bệnh thông
thường cho các bà mẹ chắc sẽ góp phần tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Những số liệu thu được từ điều đã cho thấy một phần nào bức tranh về việc nuôi dưỡng, tiêm
chủng về bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi nông thôn tại một khu vực miền Trung. Sự hoàn thiện
việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự cải thiện điều kiện sống
của người dàn, trong đó đặc biệt là của bà con thuộc các dân tộc thiểu số và sau đó, là sự hiểu
biết của người dân đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
Phóng viên Nhật bản phỏng vấn Tổng Biên tập Tạp chí Xã hội học
về sự đóng góp của xã hội học trong sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so2_1994_phambichsan_4653.pdf