Nuôi cá lóc

Tài liệu Nuôi cá lóc: Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong vèo Cá lóc là đối tượng nuôi rất quen thuộc, dễ nuôi, sản lượng rất cao trong những năm gần đây. Cá lóc là con cá thoát nghèo của hầu hết bà con nông thôn, nhất là vào mùa nước nổi. Tuy dễ nuôi nhưng cũng cần lưu ý: Phải chọn mua giống ở những hộ có uy tín, vì nếu không lược bỏ cá đực thì việc nuôi không đạt hiệu quả (cùng tiêu tốn mồi như nhau nhưng chậm lớn, cùng chu kỳ nuôi nhưng cá cái lớn nhanh, kích cỡ lớn) - Nếu người làm giống không tuyển cá bố mẹ và nuôi vỗ tốt thì chất lượng cá con sẽ kém, sức kháng bệnh kém (hiện tượng cận huyết, cá bố mẹ già....) - Khi nuôi cá lóc phải chọn đồng cỡ, vì chỉ cần chênh lệch cỡ là cá ăn nhau tỉ lệ hao hụt cao. - Quan sát đàn cá giống, cá khỏe lội thành đàn và có màu đặc trưng, đồng nhất. (Cá tách bầy và có nhiều màu là cá bị bệnh, thông thường là ngoại ký sinh ) Mật độ thả: Ảnh hưởng đến sản lượng và sự xuất hiện bệnh cá. Mật độ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố nh...

pdf10 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi cá lóc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong vèo Cá lóc là đối tượng nuôi rất quen thuộc, dễ nuôi, sản lượng rất cao trong những năm gần đây. Cá lóc là con cá thoát nghèo của hầu hết bà con nông thôn, nhất là vào mùa nước nổi. Tuy dễ nuôi nhưng cũng cần lưu ý: Phải chọn mua giống ở những hộ có uy tín, vì nếu không lược bỏ cá đực thì việc nuôi không đạt hiệu quả (cùng tiêu tốn mồi như nhau nhưng chậm lớn, cùng chu kỳ nuôi nhưng cá cái lớn nhanh, kích cỡ lớn) - Nếu người làm giống không tuyển cá bố mẹ và nuôi vỗ tốt thì chất lượng cá con sẽ kém, sức kháng bệnh kém (hiện tượng cận huyết, cá bố mẹ già....) - Khi nuôi cá lóc phải chọn đồng cỡ, vì chỉ cần chênh lệch cỡ là cá ăn nhau tỉ lệ hao hụt cao. - Quan sát đàn cá giống, cá khỏe lội thành đàn và có màu đặc trưng, đồng nhất. (Cá tách bầy và có nhiều màu là cá bị bệnh, thông thường là ngoại ký sinh ) Mật độ thả: Ảnh hưởng đến sản lượng và sự xuất hiện bệnh cá. Mật độ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố như: - Điều kiện ao nuôi: Ao có chủ động cấp, thoát nước tốt không? Vèo đặt trong ao lớn hay nhỏ. - Thời gian nuôi mà chọn cỡ cá thả. - Tay nghề . Khả năng vốn Yếu tố này rất nhiều hộ gặp phải vì con giống nhỏ ít tiền nên nhập nhiều, khi cá lớn không đủ sức cho ăn, cá ăn không đủ số lượng nên chậm lớn, bị lỗ vốn. Ta có thể thử làm bài tính ngược như sau: với 3.000 con cá giống (từ cỡ cá lượt rổ lồng 8) hao hụt dự kiến còn 2.000con, nuôi 5 tháng ước đạt 1,5- 1,8 tấn, tiêu tốn khoảng 5-5,5 tấn mồi; giá 3 triệu/tấn/mồi, dự trù chi phí trên dưới 15 triệu đồng. Do đó tùy điều kiện gia đình mà cân nhắc số lượng giống cần nhập. Nếu nguồn vốn ít ta phải tận dụng lao động trong gia đình tìm mồi phụ vào nuôi cá. Cho ăn và chăm sóc Phải cho ăn đủ số lượng thì cá mới phát triển, cá thịt khẩu phần ăn từ 3-5% trọng lượng thân (2 tấn cá thịt có thể ăn một ngày từ 60-100kg mồi), đây là con số để tham khảo, thực tế từ sức ăn của vèo cá mà quyết định tăng hay giảm mồi. Sức ăn của cá phụ thuộc vào nguồn nước, chất lượng mồi, thời tiết. Quan sát cá - Sau khi cho cá ăn khoảng 1-2 giờ, nếu thấy cá dàn đều trên mặt nước là cá bị thiếu Oxy, sẽ chậm lớn. Do đó phải cấp thêm nước mới vào, đảm bảo đủ Oxy cho cá họat động và phát triển. - Nếu thấy cá yếu ăn là phải xem lại, thứ nhất là nguồn nước, thứ hai là mồi, thứ ba là thời tiết, thứ tư là cá bị k ý sinh trùng tấn công. Nếu rơi vào trường hợp nào thì xử lý theo trường hợp ấy. - Thấy cá phóng nhảy hoặc chui rúc theo góc vèo, có thể do nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc cá bị ký sinh trùng bám, dùng hóa chất tạt ngay phòng, trị ký sinh trùng. Quan sát màu nước - Nước có màu xanh trong khoảng 3-4 tấc còn thấy bàn tay là được, nếu không đạt phải xử lý: vôi CaCO3, Yucazeolite, đạt kết quả rất cao khi xử l ý nguồn nước; Supper-pac làm trong nước và cả 2 loại này đều hạn chế tảo phát triển, hấp thu các khí độc, làm tốt nước.(liều lượng ghi trên bao bì). - Ao nuôi cá lóc cho ăn mồi sống, tảo rất dễ phát triển, do đó phải xử lý định kỳ, luân phiên, cho nước tốt cá sẽ ít bệnh, ăn mạnh và chóng lớn. Một số kinh nghiệm trong việc phòng trị bệnh ở cá lóc Ương giống: Thường găp trở ngại ở 2 giai đoạn : a- Giai đoạn 1: Ương từ 5-15 ngày tuổi. - Khoảng 5-7 ngày tuổi, thường gặp hiện tượng cá bị kết về. Cách xử l ý: Khi mới đưa cá vào vèo ương phải tắm cá bằng nước muối hoặc Iodine-Complex (hóa chất có gốc Iode). Khi tắm cá: thuốc phải pha sẵn cho từ từ vào cá và theo dõi phản ứng của cá để xử l ý kịp thời. Nếu thấy cá phóng nhảy nhiều là nồng độ thuốc cao, phải làm cho loãng ra, vì trong phạm vi nhỏ đôi khi phân chia không đúng. - Nước muối 3-5% (nếm thấy lờ lợ); hoặc Iodine - Complex. Cách pha: Lấy 1cc thuốc pha trong 1lít nước sạch, sau đó lấy 10cc thuốc đã pha cho từ từ vào dụng cụ có chứa cá để tắm khoảng 10lít nước, ngâm thời gian 5-10phút rồi đưa ra vèo. Hoặc có thể xử l ý như sau : * Buổi sáng tạt Avaxide (Anova) 1cc/m3 nước (mùa nước đổ, nước rút); nếu mùa khô hoặc mưa dầm thì tạt Seeweed hoặc Bio-greencut liều lượng : 2cc/m3 nước (nên tính độ sâu 1m). * Buổi chiều: Iodine-Comlex 1cc/m3 nước hoặc Sundine -37 . Tạt liên tục 3 ngày để ngăn ngừa hoặc trị ngoại ký sinh, sau đó nếu thấy mưa thì tạt, hoặc 1 tuần tạt ngừa 1 lần. - Trộn vào thức ăn : Buổi sáng trộn VTMC, buổi chiều trộn men tiêu hóa (liều lượng hướng dẫn ghi trên bao bì) cho ăn liên tục tuần đầu hoặc khi thời tiết xấu. b- Giai đoạn 2: Ương từ 15-30 ngày. Bà con quen gọi là giai đoạn qua cá. - Giai đoạn này cá chuyển đổi từ việc ăn trứng nước sang ăn thức ăn của loài (cá con băm nhuyển), giai đoạn này cá cũng bị ngoại ký sinh và đường ruột. Có thể xử l ý như sau: - Khi muốn cho ăn qua cá, ta phải giảm lượng trứng nước dần và thêm cá từ từ vào cho đến khi còn hoàn toàn cá, lúc này nên trộn men tiêu hóa vào thức ăn giúp cá tiêu hóa tốt. - Thường sau thời gian nuôi 1 tuần lưới cước bị rong bám và phân cá thải ra, thức ăn thừa (xương,tạp chất) lắng tụ dưới đáy vèo (lưới cước) sẽ làm nguồn nước ô nhiễm, mầm bệnh dễ phát sinh nhất là nấm và ký sinh trùng. Nên kiểm tra loại bỏ tạp chất dưới đáy vèo thì việc xử lý thuốc mới có hiệu quả. Xử l ý môi trường: Yucazeolite (liều lượng ghi trên bao bì) điều chỉnh môi trường làm tốt nước; tạt ngừa. - Trị ngoại k ý sinh, buổi sáng tạt Avaxide 1cc/m3 vèo (mùa nước đổ, nước rút); nếu mùa khô hoặc mưa dầm thì tạt Seeweed hoặc Bio-Greencut liều lượng 2cc/m3 vèo. - Buổi chiều, Iodine-Comlex 1cc/m3 vèo hoặc Sundine -37. Tạt liên tục 3 ngày để ngăn ngừa hoặc trị ngoại ký sinh, sau đó nếu thấy mưa thì tạt hoặc 1 tuần tạt ngừa 1 lần. Sau khi tạt hóa chất xong, nghỉ 2 ngày, tạt chế phẩm sinh học. Có thể dùng một trong các loại như Bio-DW; Bio-tab, Epinol-PT, 902-C...... Nuôi cá thịt - Để cá phát triển tốt, vèo phải làm bằng lưới có mắc lưới thưa (lưới lổ) cho nước trao đổi qua vèo thông thoáng. Hằng ngày phải quan sát biểu hiện cá ăn và quan sát màu nước để xử lý kịp thời. - Cá bị ký sinh trùng bám, biểu hiện phóng nhảy, chui rúc, chết rãi rác. Buổi sáng tạt Avaxide 1,5cc/m3. Buổi chiều, Iodine-Comlex 1,5cc/m3 vèo, Sundine - 37, hoặc các loại hóa chất có gốc Iode. Phải xử kết hợp như thế mới đạt hiệu quả cao,vì thường cá bị bội nhiểm chứ không đơn thuần 1 loại ký sinh. - Cá lóc ăn mồi sống, do đó vào tháng thứ 3 của chu kỳ nuôi , lúc cá khỏe, nên tẩy giun giúp cá chóng lớn và ít tiêu tốn thức ăn. - Lúc giao mùa, thời tiết xấu nên trộn VTMC cử sáng, men tiêu hóa cử chiều vào thức ăn cho cá. Nếu chúng ta theo dõi xử lý như trên sẽ hạn chế việc dùng kháng sinh trong nuôi cá. (Chú thích: Vèo: Hay còn gọi là mùng lưới, giai) Ks. Nguyễn Thị Phi Phượng Trạm Khuyến nông Phú Tân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf131_5833.pdf
Tài liệu liên quan