Nước sạch và chiến lược giảm nghèo tại các vùng sâu

Tài liệu Nước sạch và chiến lược giảm nghèo tại các vùng sâu: 52 Xã hội học số 3 (83), 2003 N−ớc sạch và chiến l−ợc giảm nghèo tại các vùng sâu Bùi Minh Từ năm 1999, Phòng N−ớc, Môi tr−ờng và Vệ sinh (WES) (UNICEF) và Trung tâm N−ớc sinh hoạt và Vệ sinh Môi tr−ờng Nông thôn (CERWASS) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tập trung đi sâu vào hỗ trợ các khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa ở miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Việc thực hiện các hoạt động của Dự án đã giúp cho chính phủ tiến hành Chiến l−ợc Quốc gia về Cấp n−ớc và Vệ sinh Nông thôn, và dự kiến đến cuối năm 2005 sẽ tăng diện bao phủ về cung cấp n−ớc sạch cho 60% số dân nông thôn. Một phần trong các hoạt động của Dự án WES là xây dựng những điều kiện cung cấp n−ớc sạch khác nhau ở các xã nghèo và các huyện trọng điểm. Điều này đã giúp cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em và các điều kiện sống ở những khu vực này. Để −u tiên và duy trì sự tập trung vào các xã nghèo thuộc Ch−ơng trình 135 và các huyện trọng điểm ...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nước sạch và chiến lược giảm nghèo tại các vùng sâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 Xã hội học số 3 (83), 2003 N−ớc sạch và chiến l−ợc giảm nghèo tại các vùng sâu Bùi Minh Từ năm 1999, Phòng N−ớc, Môi tr−ờng và Vệ sinh (WES) (UNICEF) và Trung tâm N−ớc sinh hoạt và Vệ sinh Môi tr−ờng Nông thôn (CERWASS) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tập trung đi sâu vào hỗ trợ các khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa ở miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Việc thực hiện các hoạt động của Dự án đã giúp cho chính phủ tiến hành Chiến l−ợc Quốc gia về Cấp n−ớc và Vệ sinh Nông thôn, và dự kiến đến cuối năm 2005 sẽ tăng diện bao phủ về cung cấp n−ớc sạch cho 60% số dân nông thôn. Một phần trong các hoạt động của Dự án WES là xây dựng những điều kiện cung cấp n−ớc sạch khác nhau ở các xã nghèo và các huyện trọng điểm. Điều này đã giúp cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em và các điều kiện sống ở những khu vực này. Để −u tiên và duy trì sự tập trung vào các xã nghèo thuộc Ch−ơng trình 135 và các huyện trọng điểm trong những năm qua, WES và CERWASS đã xây dựng một số tiêu chuẩn cho việc lập kế hoạch và hỗ trợ về vật chất. Các hoạt động của Dự án WES đã đ−ợc tiến hành ở các xã nghèo và các huyện trọng điểm, và từ đó mở rộng diện bao phủ của n−ớc sạch đến những vùng này. Bài viết này là tóm l−ợc kết quả một nghiên cứu về tình hình hoạt động của các dự án cung cấp n−ớc sạch nói trên. Tám xã đ−ợc chọn trong số bốn tỉnh (Lào Cai, Sơn La, Gia Lai và Quảng Nam) tiến hành khảo sát thực địa đều thuộc những vùng đặc biệt khó khăn, đ−ợc Nhà n−ớc hỗ trợ thông qua ch−ơng trình 135. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc điều tra 400 hộ gia đình bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu 24 tr−ờng hợp gồm cán bộ quản lý và cán bộ dự án tại địa ph−ơng.1 Ng−ời nghèo Nguồn thu nhập chủ yếu của các nhóm hộ nghèo là từ nông nghiệp với ph−ơng thức canh tác đơn giản, thủ công, do đó mức sống rất thấp, đời sống của ng−ời dân phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp với ph−ơng thức canh tác lạc hậu. Cơ sở 1 Đây là một nghiên cứu đánh giá đ−ợc tiến hành trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Xã hội học và UNICEF. Nhóm nghiên cứu gồm: Bùi Quang Dũng, Phạm Liên Kết, Đoàn Kim Thắng, D−ơng Chí Thiện, Nguyễn Hồng Thái, Bế Văn Hậu, Đặng Việt Ph−ơng, Phạm Thị Vân, Nguyễn Đức Chiện. Nhân dịp này tác giả xin có lời cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp và tham gia đề tài trên. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Bùi Minh 53 hạ tầng thấp kém, dân trí thấp, cơ sở y tế, giáo dục ch−a đảm bảo mức tối thiểu, các ph−ơng tiện thông tin ch−a có hoặc có rất ít. Các nhóm hộ gia đình nghèo thuộc các dân tộc thiểu số th−ờng ở rải rác và sống cách biệt với các nhóm dân tộc khác, thói quen sử dụng n−ớc của họ là các nguồn n−ớc tự nhiên, chủ yếu là các khe n−ớc, suối n−ớc và ao hồ không qua xử lý. Theo báo cáo của lãnh đạo các xã thuộc các điểm khảo sát thì tỉ lệ số hộ nghèo và rất nghèo vẫn ở mức cao: - Xã Noong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có 406 hộ, trong đó số hộ nghèo là 167 hộ (41%), số hộ nghèo nhất (hộ đói) 22%. - Xã Phỏng Lập, huyện Thuận Châu, Son La có 613 hộ trong đó số hộ nghèo là 252 hộ (41%), hộ nghèo nhất là 2%. - Xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 467 hộ trong đó có 269 (57,6%) hộ nghèo và số rất nghèo ( đói ) là 31 hộ (6,64%). -Xã Tà Phìn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có 305 hộ trong đó có 12,3% số hộ rất nghèo. - Xã Sông Kôn huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam có 372 hộ, số hộ nghèo là 28%, số hộ rất nghèo là 15% - Xã A Ting, huyện Hiên, Quảng Nam có 368 hộ, trong đó số hộ nghèo là 45%, số hộ rất nghèo khoảng 20% . - Xã Ch− Đang Yang, huyện Ch− Pah tỉnh Gia Lai có 330 hộ trong đó số hộ nghèo là 30%, số hộ rất nghèo là 10%. - Xã Yang Bắc, huyện An Khê tỉnh Gia Lai có 496 hộ trong đó có 50% số hộ nghèo, số hộ rất nghèo là 25%. Những số liệu trên khớp với dữ liệu của cuộc điều tra 400 hộ gia đình. Con số những hộ nghèo trong toàn bộ mẫu nghiên cứu là 222 hộ (55%), trong đó số hộ đói, nghĩa là những hộ nghèo nhất là 46 hộ (khoảng 1/5). N−ớc sạch và các nhóm nghèo Trong thực tế vẫn có một khoảng cách nhất định giữa mục tiêu nhằm vào ng−ời nghèo của UNICEF (và cách tiếp cận của UNICEF) với thực tế phân bổ các công trình cấp n−ớc. Vẫn có một số hộ nghèo nhất không tiếp cận đ−ợc với dự án. Con số mà cuộc điều tra định l−ợng nêu ra về số l−ợng các hộ có nhu cầu đ−ợc cung cấp n−ớc một mặt cho thấy n−ớc sạch là nhu cầu chung, có tính bức xúc của toàn bộ c− dân tại 8 điểm nghiên cứu. Mặt khác, là vấn đề riêng của nhóm những hộ nghèo (bao gồm cả nhóm nghèo nhất). Phần này của nghiên cứu có nhiệm vụ nêu ra những trở ngại, mặc dù với những nỗ lực rất lớn từ phía UNICEF và các bên hữu quan (cán bộ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn N−ớc sạch và chiến l−ợc giảm nghèo tại các vùng sâu 54 địa ph−ơng, những ng−ời cung cấp dịch vụ), vẫn khiến cho một bộ phân dân c− trong đó có nhóm nghèo nhất vẫn ch−a có điều kiện sử dụng n−ớc của dự án.2 Cùng với sự trợ giúp của Nhà n−ớc, UNICEF đã có những −u tiên đến các vùng trọng điểm, các xã khó khăn về nguồn n−ớc. Đối t−ợng h−ởng lợi chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc ít ng−ời, vùng sâu, vùng xa. Tiêu chuẩn lựa chọn để xây dựng công trình n−ớc sạch chủ yếu đ−ợc tập trung ở những thôn, bản đông dân, ở t−ơng đối tập trung và đang có nhiều khó khăn về n−ớc sạch sinh hoạt. Trong thực tế không phải toàn bộ những ng−ời không h−ởng lợi rơi vào các nhóm nghèo và nghèo nhất. Thống kê từ cuộc khảo sát cho thấy những ng−ời không h−ởng lợi bao gồm cả nhóm trung bình và nhóm t−ơng đối khá của dân c− tại địa bàn nghiên cứu. Số không h−ởng lợi từ dự án trong mẫu cuộc điều tra là 160 hộ trong đó số hộ khá giả là 12 hộ (7,5%), 55 hộ thuộc loại trung bình (34%) còn lại 93 hộ (58,1%) bao gồm cả hộ nghèo và hộ rất nghèo. Trong tổng số 93 hộ nghèo thuộc diện không h−ởng lợi dự án có 25 tr−ờng hợp rơi vào diện nghèo nhất trả lời rằng họ không sử dụng nguồn n−ớc của dự án vì "xa nơi ở". Vẫn trong tổng số 93 hộ nghèo không h−ởng lợi từ dự án nêu trên có 74 hộ (trong đó 19 hộ thuộc diện nghèo nhất) nói rằng họ không sử dụng nguồn n−ớc của dự án vì "không đựợc cung cấp". Không có tr−ờng hợp nào trong số 93 hộ nghèo và nghèo nhất này giải thích việc họ không sử dụng nguồn n−ớc của dự án là "vì thấy không cần thiết". Cũng 2 Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, phong tục tập quán của các dân tộc còn nhiều lạc hậu. Cuộc sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ở các xã vùng cao, đồng bào sống rải rác thành cụm dân c− từ 10 - 30 hộ. Hai xã đ−ợc chọn để tiến hành khảo sát đánh giá là hai xã Sa Pả và Tà Phìn thuộc huyện Sa Pa. Sơn La là một tỉnh miền núi cao phía Tây bắc Việt Nam, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dân c− vùng núi cao th−ờng phân bố theo từng cụm nhỏ và phân tán. Hai xã Phỏng Lập và Noong Lay đ−ợc chọn để khảo sát đánh giá thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cũng là những xã nghèo của tỉnh. Gia Lai là tỉnh nằm trong địa bàn vùng núi cao của khu vực Tây Nguyên, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Hai xã đ−ợc chọn khảo sát tại tỉnh Gia Lai là xã Ch− Đang Yang (thuộc huyện Ch− Pah) và xã Yang Bắc (thuộc huyện An Khê). Cả hai xã là xã miền núi nh−ng có địa hình t−ơng đối bằng phẳng, có 100% số hộ gia đình trong xã đều làm nông nghiệp. Trong khi Ch− Đang Yang là một trong 3 xã nghèo nhất của huyện Ch− Pah, số hộ nghèo chiếm khoảng 30% thì Yang Bắc cũng đ−ợc đánh giá là một trong 4 xã nghèo nhất của huyện An Khê, với tỷ lệ hộ nghèo là chiếm khoảng 50%. Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung với địa hình bán sơn địa bao gồm cả vùng ven biển, đồng bằng và miền núi, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Sông Kôn và A Ting là hai trong số những xã nghèo nhất của huyện Hiên thuộc tỉnh Quảng Nam, thuộc dự án 135 của chính phủ. Thu nhập chủ yếu của c− dân ở đây là từ nông nghiệp. Sông Kôn có số hộ nghèo là 27,69%, ở A Ting số hộ nghèo và đói vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 45%). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Bùi Minh 55 không có tr−ờng hợp nào trong 93 hộ này nói rằng họ không sử dụng nguồn n−ớc của dự án vì "chất l−ợng n−ớc không sạch hơn n−ớc họ đang dùng". 157 hộ trong số 160 hộ không h−ởng lợi từ dự án cho biết nguyện vọng của họ muốn dùng nguồn n−ớc của dự án. Những thông tin trên phần nào khiến ta ít nghĩ hơn về tác động "văn hoá" (tập quán dùng n−ớc tự nhiên) tới tình trạng ng−ời dân nghèo không sử dụng nguồn n−ớc của dự án. Và nó có thể cũng xác nhận thêm hiệu quả của công tác truyền thông tiến hành ở 8 điểm nghiên cứu; vẫn dữ liệu vừa dẫn cho biết chỉ có 6 tr−ờng hợp trong số 93 hộ nghèo trả lời sở dĩ họ không sử dụng nguồn n−ớc của dự án là vì "không biết về dự án !". Lý do đ−a ra để giải thích cho những hạn chế trên là do nguồn kinh phí của dự án có hạn, do đó chỉ có thể tập trung vào những điểm tập trung dân c− mà không thể mở rộng khả năng cung cấp các dịch vụ n−ớc sạch cho toàn địa bàn. Việc triển khai các dịch vụ n−ớc sạch ở địa bàn đông dân c− thuận lợi hơn và có lợi hơn về mặt kinh tế, trong khi đầu t− cho những nhóm hộ nghèo nhất, ở rải rác tại các địa bàn hiểm trở khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Tham gia của ng−ời dân vào việc triển khai dự án Việc thực hiện ch−ơng trình n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng tại các địa bàn khảo sát nhìn chung đã đ−ợc thực hiện theo đúng quy trình mà UNICEF yêu cầu. Tr−ớc khi triển khai việc lắp đặt hệ thống n−ớc sạch, cán bộ dự án cùng lãnh đạo địa ph−ơng đã tổ chức họp dân tại các thôn bản nằm trong diện h−ởng lợi từ dự án để thảo luận các vấn đề về địa bàn, nguồn n−ớc và khả năng khai thác. Cán bộ dự án đã biết tranh thủ ý kiến đóng góp của ng−ời dân tại địa bàn c− trú để triển khai dự án cho có hiệu quả và tiết kiệm. Phần lớn dân c− ở đây là những ng−ời đã từng c− trú lâu đời cho nên họ biết rất rõ các nguồn n−ớc cũng nh− việc khai thác chúng nh− thế nào cho tốt nhất. Theo đánh giá của cán bộ dự án và lãnh đạo địa ph−ơng thì các ý kiến đóng góp của ng−ời dân có ý nghĩa thực tế và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, ng−ời dân đã đ−ợc tập huấn về việc sử dụng các thiết bị cung cấp n−ớc. Ng−ời ta cử ra một ban quản lý dự án của xã bao gồm đại diện lãnh đạo xã, thôn và ng−ời dân cùng phối hợp với ban quản lý dự án của tỉnh và các nhà chuyên môn thực hiện việc giám sát quá trình thi công. Trong thời gian thi công tại địa bàn xã, ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ huy động sự đóng góp ngày công của các hộ dân và quản lý các trang thiết bị, vật t−, v.v Nh− vậy, cơ chế thực hiện việc cung cấp n−ớc sạch tại địa ph−ơng là phối hợp đồng bộ giữa Ban quản lý dự án, cán bộ lãnh đạo địa ph−ơng và ng−ời dân thuộc diện đ−ợc h−ởng lợi từ dự án. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn N−ớc sạch và chiến l−ợc giảm nghèo tại các vùng sâu 56 Việc đ−a ng−ời dân tham gia vào quá trình triển khai dự án là một phần trong chiến l−ợc xây dựng các công trình n−ớc sạch của UNICEF. Sự tham gia của ng−ời dân trong việc thảo luận xem thiết bị cấp n−ớc nào là phù hợp tại địa bàn c− trú đã làm giảm bớt chi phí xây dựng, lắp đặt công trình. Hơn thế, điều đó còn làm cho ng−ời dân có ý thức giữ gìn và bảo vệ quyền lợi của mình, của cộng đồng. Trong một chừng mực nhất định ng−ời dân chủ động tìm kiếm và sử dụng nguồn n−ớc sạch, không thụ động. Việc huy động sự tham gia của mọi ng−ời dân ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện dự án là một yêu cầu bắt buộc để dự án thành công và đạt hiệu quả cao nhất. Tại các điểm khảo sát, việc huy động sự tham gia của ng−ời dân vào quá trình thực thi dự án đã đ−ợc tiến hành tốt. Các hộ đ−ợc h−ởng lợi đã tích cực tham gia vào khâu thảo luận, họp bàn về cách thức xây dựng công trình n−ớc sạch tại địa ph−ơng mình. Sự tham gia không phải chỉ là biểu hiện của tính dân chủ trong quan hệ giữa chính quyền địa ph−ơng, ban quản lý dự án và ng−ời dân mà điều quan trọng là tính thực tế, tính hiệu quả của quá trình khảo sát, thiết kế và thi công. Bởi chính những ng−ời dân biết rõ nhất các nguồn n−ớc mà họ đã từng sử dụng ở đâu và bằng cách nào để có đ−ợc n−ớc sử dụng cũng nh− khả năng cung cấp của các nguồn n−ớc đó. Vì vậy sự tham khảo ý kiến của ng−ời dân địa ph−ơng là hoàn toàn cần thiết tr−ớc khi thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công dự án. Hai chỉ báo dùng để xác định sự tham gia của các nhóm dân c− trong quá trình thực hiện dự án là: họp bàn thảo luận; quyết định địa điểm đầu t−. Trong số 240 hộ h−ởng lợi từ cuộc điều tra định l−ợng ở 4 tỉnh, 62,9% ng−ời trả lời (Biểu đồ 1) xác nhận rằng họ đã tham gia “thảo luận, họp bàn” khi tiến hành Dự án lắp đặt các công trình cung cấp n−ớc tại địa bàn. Biểu đồ 1: Mức độ tham gia của ng−ời dân 62.90% 3.80% 11.00% 96.20% 13.30% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Họp bàn, thảo luận Quyết định Đóng tiền Đóng góp ngày công Kiểm tra, giám sát 66 ng−ời trên 222 ng−ời của nhóm hộ nghèo và nghèo nhất xác nhận rằng họ đ−ợc tham gia ở khâu "họp bàn, thảo luận" những vấn đề liên quan tới dự án. Trong Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Bùi Minh 57 khâu "quyết định” địa điểm đầu t− tỷ lệ này còn khiêm tốn hơn: chỉ có 14 ng−ời của nhóm hộ nghèo trả lời rằng họ đ−ợc tham gia . Các cuộc phỏng vấn sâu tiến hành tại 8 điểm nghiên cứu thuộc 4 tỉnh cung cấp những thông tin định tính liên quan tới sự tham gia xã hội của các nhóm nghèo. Có một sự hoài nghi nhất định về khả năng tham gia xã hội thực sự của các nhóm nghèo. Ng−ời ta cho rằng những nhóm hộ nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo nhất là những ng−ời ít giao tiếp và đấy là do hầu hết trong số họ sống tại những nơi hẻo lánh xa cách với mạng l−ới các quan hệ xã hội. Việc dành hầu hết thời gian cho m−u sinh là lý do nữa giải thích sự kiện nhóm này ít tham gia vào các cuộc họp và các giao tiếp xã hội hơn các nhóm khác. Sự thiệt thòi của nhóm này trong việc chia sẻ các phúc lợi chung của cộng đồng một phần đ−ợc quy cho trách nhiệm của cán bộ địa ph−ơng. "Thì các anh thấy đấy thôi, th−ờng là ng−ời nghèo thì lại sống quá xa nơi dân c− đông đúc, chẳng ai để ý đến họ" (Một trung niên, xã Ch− Dang Ang, huyện Ch− Pah, tỉnh Gia Lai) "Họ ăn còn chả đủ thì còn để tâm đến chuyện gì nữa, thế cho nên vận động họ đi họp hành là khó khăn nhất" (Ng−ời có tuổi, cán bộ, xã Phỏng lập, huỵện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) "Cũng có chuyện cán bộ cảm tình ng−ời này, ít chú ý đến ng−ời nọ đấy. Xét đến cùng thì vẫn là mấy hộ nghèo nhất bị thiệt thòi" (Phụ nữ trung niên, xã Sa Pả, huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai) H−ớng hơn nữa tới ng−ời nghèo Các trao đổi với cán bộ dự án và cán bộ chính quyền cho thấy mức độ tham gia của ng−ời dân trong khâu đóng góp ngày công vẫn là chủ yếu. Mỗi hộ gia đình đóng góp khoảng từ 15 đến 20 công. Hình thức đóng góp công lao động là tham gia vào các hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, đào đ−ờng ống và hỗ trợ các nhân viên thi công lắp đặt các hệ thống n−ớc tại cộng đồng. Việc đóng góp ngày công của ng−ời dân là do cộng đồng quy định thông qua cuộc họp toàn dân tr−ớc khi dự án đ−ợc triển khai ở địa ph−ơng. Đại bộ phận ng−ời dân rất hăng hái tham gia đóng góp ngày công để xây dựng công trình. Có một số hộ gia đình thuộc diện đ−ợc miễn đóng góp nh−ng họ vẫn tự giác tham gia. 96,2% ng−ời dân đã đ−ợc tham gia vào khâu “đóng góp ngày công” (Biểu đồ1). Sự kiện này đ−ợc xác nhận thêm bằng các cuộc tiếp xúc của nhóm t− vấn với cán bộ địa ph−ơng. Biểu đồ 2 cho thấy nhu cầu về xây thêm công trình n−ớc sạch vẫn là nhu cầu cao nhất của ng−ời dân: 85,5% ng−ời đ−ợc hỏi xác nhận điều đó. Nhu cầu lớn thứ hai là tăng c−ờng trang thiết bị về n−ớc (48,3%), và nhu cầu thứ ba là vay vốn (33,8%). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn N−ớc sạch và chiến l−ợc giảm nghèo tại các vùng sâu 58 Biểu đồ 2: Những yếu tố để Dự án có thể tiếp cận với ng−ời nghèo tốt hơn 0.8% 48.3% 85.5% 33.8% 10.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Giá n−ớc thấp hơn Tăng c−ờng trang thiết bị về n−ớc Xây thêm công trình n−ớc sạch Cho hộ nghèo vay vốn Giảm đóng góp khi XD CTNS Những dữ liệu này rút từ cuộc điều tra 400 hộ gia đình cho thấy cái nhìn chung của tất cả các nhóm đ−ợc đ−a vào trong mẫu nghiên cứu. Vấn đề tiếp theo là quan hệ giữa nguồn lực của các nhóm nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo khổ nhất với dự án nh− thế nào. Con số những hộ nghèo trong toàn bộ mẫu nghiên cứu là 222 hộ (55%) trong đó số hộ đói, nghĩa là những hộ nghèo nhất là 46 hộ (khoảng 1/5). Những thông tin thu đ−ợc từ 222 hộ nghèo này rất đáng chú ý. Nhóm nghiên cứu đã dùng một số tiêu chí để thu thập ý kiến từ những ng−ời nghèo và nghèo nhất liên quan tới những công việc cần phải làm "để dự án tiếp cận tốt hơn đến ng−ời nghèo". 109 ng−ời trả lời trong tổng số 222 hộ nghèo này nhấn mạnh tới việc tăng c−ờng trang thiết bị về n−ớc. 184 ng−ời trong tổng số 222 hộ nghèo cho rằng để dự án tiếp cận tốt hơn đến ng−ời nghèo cần xây dựng thêm công trình n−ớc sạch. 73 ng−ời trong 222 ng−ời kể trên cho rằng cần cho ng−ời nghèo vay vốn để họ có khả năng sử dụng các nguồn n−ớc của dự án. Cần nói thêm rằng trong cả 3 tr−ờng hợp vừa nêu trên thì đều gồm hết những hộ thuộc diện nghèo nhất (46 hộ). Những gia đình nghèo không đủ tài chính để trang trải cho chuyện m−u sinh chứ ch−a nói đến việc phải đầu t− để có nguồn n−ớc sạch. Khi không có tiền thì họ không thể chi trả cho việc tự xây dựng công trình n−ớc sạch hay các trang thiết bị về n−ớc. Một ví dụ khác minh họa cho những khó khăn về tài chính là những gia đình phải mua lu n−ớc. Họ phải trả 110-116 ngàn đồng cho việc xây lu, nhiều ng−ời không có tiền, họ phải nh−ợng lu lại cho gia đình khác. Thêm vào đó, đối với những nguồn n−ớc dẫn từ bể tập trung về, mặc dù dự án hỗ trợ đ−ờng ống nh−ng những đ−ờng ống này th−ờng là nhỏ, lại làm bằng nhựa, dễ bị vỡ. Thay lời kết Cung cấp n−ớc sạch cho ng−ời dân vùng sâu, vùng xa là một trong những điểm then chốt của chiến l−ợc giảm nghèo và huy động đ−ợc nguồn lực từ phía nhà Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Bùi Minh 59 n−ớc cũng nh− các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, nh− kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, vẫn còn không ít khó khăn thách thức trong việc đ−a n−ớc sạch đến với ng−ời dân, đặc biệt là ng−ời nghèo. Những khó khăn này bao gồm hạn chế của bản thân nền kinh tế nông dân và cả những vấn đề thể chế: vai trò cán bộ trong cộng đồng, sự tham gia của ng−ời dân, sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình xây dựng dự án cung cấp n−ớc v.v Có lẽ rằng, chỉ với những nỗ lực bền bỉ từ nhiều phía: Nhà n−ớc và các tổ chức hữu quan, gia đình và cộng đồng, ta mới có thể hy vọng về một sự cải thiện căn bản việc cung cấp n−ớc sạch cho ng−ời dân vùng sâu. Trên giá sách của nhà Xã hội học Tạp chí Xã hội học đã nhận đ−ợc sách của các nhà xuất bản, các tác giả sau đây gửi tặng. Cám ơn các nhà xuất bản, các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tạp chí xã hội học • Nguyễn duy thiệu: Cộng đồng ng− dân ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. 2002, 418 tr. • Võ thành vị: Những quy định về kết hôn và ly hôn. Nxb Phụ nữ. 2002, 314 tr. • Trịnh duy luân: Phát triển xã hội ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội 2000, 314 tr • Nguyễn Văn Tiến - Tống Thị Đua: Phân tích kết quả điều tra cơ bản tình hình trẻ em, phụ nữ tại 10 huyện trọng điểm. Nxb Thống Kê. 2002, 333 tr. • Hà Thị Khiết - Trần đình Nghiêm: Phụ nữ Việt Nam b−ớc vào thế kỷ 21. Nxb. Chính trị Quốc gia. 2002, 451 tr. • Phạm Xuân Nam: Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu. Nxb. Khoa học xã hội. 2002, 546 tr. • Vũ Quang Hà: Xã hội học đại c−ơng. Nxb Thống Kê, 2002, 446 tr • L−ơng xuân quỳ: Xây dựng quan hệ định h−ớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia 2002, 297 tr • Trần thị thanh thanh: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn. ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam, 2002, 503 tr. • Phan huy lê: Các nhà Việt Nam học n−ớc ngoài viết về Việt Nam (Tập 1), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2002, 757 tr (Xem tiếp trang 90) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2003_buiminh_4406.pdf
Tài liệu liên quan