Nông lâm sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: thực trạng – cơ hội và thách thức

Tài liệu Nông lâm sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: thực trạng – cơ hội và thách thức: Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 1 NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOA KỲ: THỰC TRẠNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Ts. Cao Vĩnh Hải Trung tâm Tư vấn Môi trường Tài nguyên và Giảm nghèo Nông thôn I. Khái quát chung: Các mặt hàng Nông Lâm Sản chủ lực xuất khẩu của nước ta trong những năm qua đã có bước tiến đáng khích lệ, trong vòng 10 năm qua tăng trung bình từ 18-25%. Năm 2007 theo thống kê ban đầu đạt 8.650 triệu USD. Có thể liệt kê một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Đồ gỗ 2.350 triệu USD, Cà phê 1.720 triệu USD, Gạo 1.483 triệu USD, Rau quả 307 triệu USD, Cao su 1.425 triệu USD, Chè 129 triệu USD… Hàng Nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 600 triệu USD (Cà phê, Cao su thiên nhiên, hạt Điều…). Những mặt hàng xuất khẩu tăng vọt là Cà phê, Cao su, Hạt Tiêu và đặc biệt là Đồ gỗ xuất khẩu đạt 1200 triệu USD VN tăng 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Riêng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm khoảng > 50% kim ngạch xuất ...

pdf8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông lâm sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: thực trạng – cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 1 NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOA KỲ: THỰC TRẠNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Ts. Cao Vĩnh Hải Trung tâm Tư vấn Môi trường Tài nguyên và Giảm nghèo Nông thôn I. Khái quát chung: Các mặt hàng Nông Lâm Sản chủ lực xuất khẩu của nước ta trong những năm qua đã có bước tiến đáng khích lệ, trong vòng 10 năm qua tăng trung bình từ 18-25%. Năm 2007 theo thống kê ban đầu đạt 8.650 triệu USD. Có thể liệt kê một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Đồ gỗ 2.350 triệu USD, Cà phê 1.720 triệu USD, Gạo 1.483 triệu USD, Rau quả 307 triệu USD, Cao su 1.425 triệu USD, Chè 129 triệu USD… Hàng Nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 600 triệu USD (Cà phê, Cao su thiên nhiên, hạt Điều…). Những mặt hàng xuất khẩu tăng vọt là Cà phê, Cao su, Hạt Tiêu và đặc biệt là Đồ gỗ xuất khẩu đạt 1200 triệu USD VN tăng 11 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Riêng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm khoảng > 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này Còn mặt hàng rau quả thì xuất khẩu của ta vào EU chiếm khoảng 25%. Trung Quốc khoảng 56%, còn lại là các thị trường khác. Đây cũng là lý do để phần tham luận của chúng tôi tập trung vào 2 thị trường EU và Hoa Kỳ để xem xét. Bên cạnh những con số xuất khẩu tăng trưởng đáng khích lệ thì có những vấn đề tồn tại không thể không xem xét: • Kim ngạch xuất khẩu rau quả nếu từ 1995 đến 2001 chúng ta tăng từ 56,1 triệu USD lên 305 triệu USD thì từ năm 2001 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng không đáng kể và dao động ở mức 305-350 triệu USD/năm. • Có những mặt hàng Nông Lâm Sản còn “tụt dốc” một cách thảm hại, có thể nêu điển hình là ngành Ong. Nếu năm 2002 chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu Mật Ong thì năm 2007 chúng ta tụt xuống hàng thứ 6, thứ 7 và chỉ xuất khẩu được 14.000 tấn mật ong (khoảng 25 triệu USD) giảm khoảng từ 200-300 tấn so với các năm trước và đáng buồn hơn là EU đã tạm dừng nhập khẩu mật ong Việt Nam vì tỷ lệ vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Mặt hàng Hạt Điều đang gặp những trở ngại lớn: Giá nguyên liệu hạt điều thô tăng, các cơ sở chế biến thiết bị còn lạc hậu, thiếu lao động, giá thành sản phẩm cao, xuất ra là lãi ít, hiện năm 2008 còn nợ lại các công ty nước ngoài trên 3000 containers (52500 tấn – tháng 5/2008), đến hết năm 2008 vẫn còn nợ chừng 1000 containers • Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng chậm hoặc tụt dốc của một vài mặt hàng là do đâu? Do quy trình sản xuất và chế biến còn lạc hậu nhiều sơ hở - Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, thiếu các trang thiết bị bảo quản, kho và phương tiên vận chuyển chuyên dụng. Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 2 • Ngay Thanh Long mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Thuận thì nhiều DN xuất khẩu cũng chưa nắm vững các tiêu chuẩn quy định về VSATTP và kiểm dịch thực vật. Các cơ quan chuyên môn và quản lý cũng chưa có đủ các trang thiết bị và con người để quản lý công việc này (toàn vùng chỉ có 1 HTX Thanh Long Hàm Minh được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn Châu Âu với 1 diện tích nhỏ). Phải chăng chúng ta còn thiếu các Trung tâm giao dịch tiếp thị XKNLS – Năng lực cạnh tranh của một bộ phận các DN xuất khẩu còn thấp?... Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đang tăng trưởng rất nóng thì nguy cơ phía DN của Hoa Kỳ đang rập rạp để kiện bán phá giá trên 85% nguyên liệu gỗ phải nhập. Một vài tổ chức môi trường của Anh và Inđônêsia lại đã kích một số DN gỗ VN mua bán gỗ lậu hoặc khai thác gỗ trái phép.v..v…? Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải đánh giá kỹ đúng thực trạng việc xuất khẩu hàng NLS nước ta làm rõ những cơ hội và thách thức. Phân tích sâu hơn về các thị trường đặc biệt là EU và Hoa Kỳ nhằm xây dựng những giải pháp cạnh tranh có hiệu quả, đảm bảo cho các mặt hàng NLS xuất khẩu VN tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. II. Vài nét về thị trường EU và Hoa Kỳ 1. Thị trường EU Đây là một thị trường lớn gồm 25 thành viên (5/2004) dân số trên 450 triệu người sản phẩm quốc nội lớn hơn Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản. EU là khu vực thương mại lớn nhất thế giới chiếm gần 50% khối lượng HHXNK thế giới, nhập khẩu 13,6 tỷ USD rau quả trong năm 2003. Đặc điểm nổi bật của thị trường này là: a. Một thị trường đa dạng khó tính, đòi hỏi nhiều cách tiếp cận. b. Có sự cạnh tranh gay gắt nên hàng hoá phải có chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã bao bì phải đổi mới bắt mắt. c. Phải quan tâm đến sức khoẻ, an toàn và môi trường. d. Hàng hoá nếu đã vào được 1 thành viên thì sẽ được luân chuyển toàn EU bằng đồng EURO. e. Được áp dụng hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalifed Systems of Preferences) nhằm hỗ trợ XK từ các nước đang phát triển hoặc nước phát triển kém. Thuế nhập 0% cho hàng NLS. Nếu mặt hàng công nghiệp (đồ gỗ) có chứng chỉ thân thiện môi trường được giảm 15-35% thuế quan. f. Các mặt hàng rau quả chủ lực mà EU nhập vào là: Chuối, Táo, Nho, quả có múi và rau tươi. Các mặt hàng này thường nhập khẩu trực tiếp vào Hà Lan - Pháp - Bỉ sau đó được bảo quản và vận chuyển đi các nước EU khác qua các công ty phân phối của EU. Cách tính thuế nhập khẩu còn dựa trên biểu giá tham chiếu: Giá hàng nhập có giá cao hơn và thấp hơn giá tham chiếu được xem xét để quyết định mức thuế khác nhau. g. Ngoài ra EU còn áp dụng: Tiêu chuẩn thị trường chung CAP (Common Authentication Policy) cho mọi loại sản phẩm tươi (chất lượng – bao bì – nhãn mác). Nếu xét đủ 3 P/c này thì được cấp giấy chứng nhận CAP và được vào EU. Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 3 Cũng cần lưu ý cả đến quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo GAP nữa (Good Agriculture Practice) h. Về VSATTP cần phải tuân thủ để giảm tối đa các chất dư lượng cho phép (thuốc trừ sâu, thuốc thú y: MRLs = Maximum Residue limits) để được vào EU. i. Về Hiệp định SPS (Sanaritary and Phytosanitary Measures Agreement) Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm định động thực vật: Nội dung cơ bản của SPS là đưa ra các quy tắc cơ bản đối với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe vật nuôi, cây trồng, được áp dụng riêng cho từng quốc gia và thống nhất với SPS quốc tế trong khuôn khổ WTO. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1-1-1995 2. Thị trường Hoa Kỳ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ. Dân số 288 triệu người GDP đầu người/ năm > 36.000 USD. Hàng Nông sản nhập khẩu hàng năm >70 tỷ USD (2007). Trong đó rau quả tươi nhập khẩu năm 2003 là 8,19 tỷ USD và đồ gỗ nhập khẩu 15 tỷ USD (2004). Đây là tiềm năng lớn cho hàng NLS Việt Nam tiếp cận thị trường này. a. Các đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ - Thị trường đa dạng phong phú, thích thị hiếu đổi mới. - Quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm hơn nhãn mác. - Phải nắm vững luật pháp của Hoa Kỳ đặc biệt luật pháp thương mại của các Bang để giao dịch buôn bán. - Nắm vững Hiệp định thương mại Việt Mỹ. b. Vài nét về Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiệp định ký ngày 14-7-2000 bắt đầu có hiệu lực tháng 12-2001. Nội dung Hiệp định gồm 4 vấn đề: - Thương mại dịch vụ - Thương mại hàng hoá - Sở hữu trí tuệ - Các quan hệ về đầu tư. Thông qua Hiệp định này, hàng xuất khẩu Việt Nam và thị trường này được hưởng ưu đãi tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation Treatment) có đi có lại. Thuế đánh vào hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm từ 40% xuống còn 0-5% (không kể thuế đánh vào các mặt hàng bị xử lý vì thua kiện bán phá giá). Nhờ Hiệp định này chúng ta đang tăng nhanh hàng hoá vào Hoa Kỳ - Tiếp nhận nhiều công nghệ mới – Các DN Mỹ và các Việt Kiều sẽ làm ăn thuận lợi đặc biệt sau WTO. (năm 2007 Hoa Kỳ nhập siêu từ VN hơn 8 tỷ USD) c. Các chính sách thương mại của Hoa Kỳ - Giống như EU áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP ở một số nước đang phát triển (Ưu đãi đối tác không cần có đi có lại). - Ưu đãi tối huệ quốc MFN - Chính sách thương mại NLS dựa trên đạo luật “Điều chỉnh Nông Nghiệp” cho phép Mỹ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu NLS nếu gây tổn hại tới chương trình trong nước và dùng nó để khống chế 12 mặt hàng Nông sản chủ yếu nhập vào Hoa Kỳ. Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 4 Hoa Kỳ nhập từ Việt Nam các mặt hàng chủ lực: Hạt tiêu, Cá da trơn, Dưa chuột hộp, Cao su thiên nhiên, Cà phê chưa rang, Hạt Điều (nguyên hạt).v..v… d. Các kênh thị trường và đầu mối buôn bán Các công ty của Hoa Kỳ sẽ nhập khẩu hàng NLS theo 3 dạng.: - Mua nguyên liệu thô (Cà phê, Chè, Hạt tiêu) về chế biến đóng gói tiêu thụ. - Trung gian nhập khẩu thực phẩm đã chế biến thông qua các tập đoàn phân phối lớn. - Thành lập công ty con ở Việt Nam + nước khác, mua nguyên vật liệu - chế biến rồi xuất khẩu về Mỹ. e. Vài hướng thâm nhập vào thị trường NLS Hoa Kỳ của Việt Nam E1. Tự tổ chức các kênh – xây dựng nhãn mác thương hiệu để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, việc tiêu thụ thông qua một số chi nhánh của công ty Mỹ. Yêu cầu: Công ty phải có danh tiếng – Tốn thời gian quảng cáo tiếp thị - Phải nắm chắc luật pháp Hoa Kỳ, nếu không sẽ thất bại. E2. Làm gia công chế biến NLS – Đóng gói chuyển Container xuất khẩu sang sang lấy tên công ty Hoa Kỳ. E3. Đưa hàng hoá phục vụ Việt Kiều Mỹ (> 1 triệu người) sau đó mở rộng thu hút khách hàng Mỹ và người Mỹ gốc Châu Á. Thông qua các siêu thị của Việt Kiều. Đây là kênh xâm nhập vào thị trường Mỹ hiệu quả nhất. III. Những cơ hội và thách thức cho hàng NLS Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ 1. Các cơ hội a. Tiềm năng của các mặt hàng NLS của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ là rất lớn, ngay mặt hàng đồ gỗ Việt Nam, mặt hàng NLS có giá trị lớn nhất thì kim ngạch xuất khẩu mới chiếm khoảng 6% đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ. b. Các DN Châu Âu và Hoa Kỳ đang ồ ạt vào Việt Nam để đầu tư sau khi VN ra nhập WTO vì coi đây là nơi làm ăn yên bình – có chế độ chính trị ổn định. GDP/hàng năm tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á (tương lai một vài năm tới, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam). c. Thị phần NLS xuất khẩu của Việt Nam có nhiều mặt hàng của vùng nhiệt đới (Hạt tiêu, Cà phê, Thanh Long…) sẽ chiếm vị trí xứng đáng tại các nước ôn đới. Nó chiếm khoảng 0,2% thị phần nhập khẩu vào EU và Hoa Kỳ và 0,5% thị phần nhập khẩu vào Hoa Kỳ. d. Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào để sản xuất ra các mặt hàng NLS lại cần cù khéo tay, giá nhân công hạ. e. DN xuất khẩu NLS Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu từ những thành công và không thành công trong xuất khẩu những năm qua. Đội ngũ chuyên gia cán bộ và nhân viên làm nhiệm vụ XKNLS từng bước được củng cố hoàn thiện. Nhiều cơ quan khoa học chuyên ngành và cơ quan kinh tế tại các Viện, Trường Đại học đã nỗ lực hỗ trợ DN tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có giá trị. Chẳng hạn năng suất Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 5 trồng hạt tiêu ở một số nông hộ VN cao nhất thế giới (15 tấn/ha). Ngành cà phê đang tổ chức chương trình “Nhà nông kinh doanh có trách nhiệm”. Việc bảo quản chế biến NLS đóng gói bao bì ngày càng có chất lượng khá hơn, giúp các DN XK vươn ra cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới. f. Nhà nước Việt Nam có những chính sách đầu tư ưu đãi đặc biệt là trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp đảm bảo cho mặt hàng này tăng nhanh cả về mặt số lượng và chất lượng trong những năm tới. 2. Thách thức a. Các mặt hàng NLS Việt Nam chưa thật đa dạng, chất lượng sản phẩm thấp. Các DN lại có tình trạng tranh mua, tranh bán, năng lực cạnh tranh thấp. Các loại rau quả Việt Nam: Cà chua, Dứa, Chuối năng suất còn thấp hơn và giá thành cao. Nhiều loại quả như: Nhãn, Sầu Riêng chất lượng còn thua kém Thái Lan. b.Vùng nguyên liệu NLS phần lớn không tập trung. Nhiều vật tư, chất phụ gia cho chế biến nông sản phải nhập ngoại. Chất lượng cây giống, con giống không đồng đều chưa bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực. c. Việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO, thương hiệu, nhãn mác, bao bì tiến hành chậm chạp không đồng đều. Thông tin quảng bá tiếp cận thị trường còn rất hạn chế! Thiếu dự báo thị trường nên đôi khi xuất khẩu mà bị thua lỗ. d. Công nghệ sau thu hoạch: Bảo quản chế biến NLS còn ít tiến bộ kỹ thuật, nơi có nhà máy chế biến thì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nơi không có nhà máy khó bảo quản. Thiếu xe chuyên dụng làm người nông dân mất ăn mất ngủ “ hoa quả chín rồi không có phương tiện chuyên dụng để bảo quản vận chuyển đến người mua. Rớt giá (Vải Thiểu, Dưa Hấu, Sầu Riêng…) lại không chế biến được. Riêng hoa quả hỏng sau thu hoạch chiếm tới >20%”. e. Việc đảm bảo VS ATTP cho các loại thực phẩm, rau quả xuất khẩu còn quá nhiều tồn tại. Đặc biệt là việc tuân thủ Hiệp định SPS, tiêu chuẩn MRLs vẫn chưa được quán triệt đầy đủ tới các DN XK. Việc EU khước từ mua mật ong Việt Nam với các lý do: Có nhiều mật ong giả, người nuôi gian lận trộn đường, dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép. Đây là một bài học đau xót cần được cảnh báo toàn ngành NLS xuất khẩu. f. Việc tổ chức tiêu thụ và xuất khẩu: Theo “chuỗi hành trình của sản phẩm Nông lâm nghiệp” còn nhiều ách tắc. Các công ty kinh doanh xuất khẩu NLS thường chưa thật sự gắn bó với người nông dân với vùng nguyên liệu. Mối liên kết từ khâu sản xuất giống, các dịch vụ đầu vào, các khâu sản xuất của nông dân và công tác khuyến nông lâm thiếu chặt chẽ và không đồng bộ. Mạng lưới thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, lưu kho chuyên dụng đều không vận hành thông suốt. Việc tiếp cận thị trường, Marketing còn rất chắp vá đã và đang làm giảm thiểu tiềm lực XK NLS nước ta. IV. Các giải pháp và khuyến nghị Trước những cơ hội và thách thức đã nêu ra ở trên. Xin được phép nêu ra một vài giải pháp và khuyến nghị sau đây: Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 6 1. Đàm phán với Hoa Kỳ Nhà nước ta cần sớm đàm phán với Hoa Kỳ để đạt được các thoả thuận sau đây: a. Phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường để hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng theo luật pháp Hoa Kỳ. b. Hoa Kỳ áp dụng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalifed Systems of Prefenences) để được miễn giảm thuế nhập khẩu. c. Hợp tác song phương giữa Hải quan Hoa Kỳ và Hải quan Việt Nam (Hải quan Hoa Kỳ có chuẩn mực hàng đầu thế giới) nhằm giúp Hải quan Việt Nam có đủ tầm giải quyết thông quan hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng sẽ dễ dàng thâm nhập các thị trường khác. d. Hai nước sớm ký Hiệp định đầu tư song phương BIT để Hoa Kỳ sớm trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam. 2. Xây dựng các quy chế chống rào cản thường trực vào EU và Hoa Kỳ Các quy chế này bao gồm: a. Các tiêu chuẩn kỹ thuật HH xuất khẩu (về chất lượng, nhãn mác, bao bì) b. Vấn đề VSATTP thông qua việc áp dụng Hiệp định SPS và tiêu chuẩn chất dư lượng cho phép MRLs. c. Thông qua SPS và MRLs sẽ sử dụng việc “kiểm soát xuất khẩu bắt buộc và tự nguyện thường xuyên” nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín HHVN. d. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá và trợ giá (đa dạng thị trường, nắm vững luật thương mại của nước bạn, không vồ vập khách hàng sẽ dễ bị lừa) 3. Tạo dựng mối liên kết bền vững giữa nhà sản xuất, nhà chế biến và dịch vụ xuất khẩu. Thông qua chuỗi hành trình NLS xuất khẩu để tạo ra một mối liên kết liên hoàn chia sẻ lợi nhuận giữa người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các Viện chuyên ngành. 4. Phát triển các vùng nguyên liệu chuyên ngành và xen canh Tùy theo mặt hàng NLS để tập trung đầu tư xây dựng chuyên canh, xen canh kể từ khâu nghiên cứu lại giống có phẩm chất tốt, vật tư, quy trình sản xuất để các nguyên liệu NLS xuất ra có chất lượng và năng suất bắt kịp các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Sinhgapore (quy mô vùng nguyên liệu nên ở loại vừa và nhỏ). Chúng ta chỉ có thể đuổi kịp và vượt các nướ khu vực nếu nông sản làm ra có chất lượng tốt, giá thành hạ. 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu NLS a. Các DN xuất khẩu NLS VN cần phải mau chóng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật giỏi để làm hàng xuất khẩu có chất lượng. Hơn ai hết họ phải nắm vững các luật TM quốc tế, những cam kết của VN và các dòng thuế quan sau khi VN ra nhập WTO. Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 7 b. Phải nắm chắc các Hiệp định và văn bản GPS, GSP, CAP, MRLs….MFN v.v… Các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế cần giúp đỡ họ quán triệt các văn bản này thông qua các cuộc hội thảo tập huấn. c. Các doanh nghiệp phải sớm xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn ISO, mở trang Web, sử dụng thương mại điện tử, triển lãm ảo…trong giao dịch. d. Các Hiệp hội và ngành hàng phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam lập các trung tâm giao dịch, triển lãm đấu giá hàng NLS. Trung tâm làm tư vấn bà đỡ cho các DN ở cả 3 miền của đất nước để tiếp cận thị trường quốc tế. e. Cần sớm triển khai và bổ xung các đại diện thương mại của ngành hàng để hỗ trợ DN tại các nước có lượng xuất khẩu đáng kể. f. Việc thông tin cập nhật dự báo về chủng loại hàng hoá, chất lượng giá cả và thị trường phải được coi là ngọn đuốc mở đường cho tiếp cận thị trường và mua bán của DN để có thể phát triển xuất khẩu bền vững. Kết luận: Các mặt hàng NLS nước ta rất đa dạng và phong phú, lại nằm trong vùng nhiệt đới. Đến nay chúng ta là nước có tình hình an ninh lương thực tốt, chế độ chính trị ổn định. Thiên nhiên khá ưu đãi chúng ta cho phát triển vùng nguyên liệu Nông lâm sản. Các mặt hàng NLS nước ta mới xuất khẩu sang thị trường thế giới mới chiếm khoảng 20%-25% lượng hàng sản xuất trong nước. Chúng ta lại có 12 triệu ha rừng đang phát triển tốt mà tiềm năng khai thác đặc sản rừng hiện còn quá thấp. Hy vọng rằng khi chúng ta đã nhận rõ cơ hội và thách thức, nắm chắc đặc tính của từng thị trường xuất khẩu và nắm chắc các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta lại có các giải pháp đúng đắn nhất định ngành hàng NLS xuất khẩu nước ta sẽ chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường khu vực và trên thế giới. Tháng 6 năm 2008 Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) 8 Tài liệu tham khảo 1. Kinh doanh với thị trường EU và Hoa Kỳ. Thực trạng cơ hội và thách thức. Ts. Cao Vĩnh Hải – Tài liệu tập huấn cho các DN 2 miền – năm 2005 2. Thị trường xuất nhập khẩu rau quả. PGS.Ts Nguyễn Văn Nam – Viện Nghiên cứu TM – Sách NXB Thống Kê - 2005. 3. Ngành rau quả ở Việt Nam – Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế. GTz – sách 2002 4. Các báo Kinh tế Việt Nam (hàng tuần - xuất bản 2008) 5. Hiệp định các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật – SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures Agreement)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThi truong EU va My cho nong san.pdf
Tài liệu liên quan