Tài liệu Nồng độ vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
30
NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN MỀ ĐAY
MẠN TÍNH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hồng Ngọc*, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: 25-hydroxy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong cân bằng hệ miễn dịch nguyên phát, thứ phát
và cũng góp phần trong sinh bệnh học của các bệnh lý dị ứng như mề đay mạn tính và viêm da cơ địa. Gần đây có
nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân mề đay mạn tính có giảm vitamin D và việc bổ sung vitamin D làm
cải thiện tình trạng bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
mề đay mạn tính đến khám tại bệnh viên Da Liễu TP.HCM
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân mề đay mạn tính điều trị tại bệnh viện Da
Liễu TP.HCM. Bệnh nhân được khám lâm sàng và định lượng nồng độ vitamin D huyết thanh.
Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình trên bệnh nhân mề đay...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
30
NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN MỀ ĐAY
MẠN TÍNH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hồng Ngọc*, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: 25-hydroxy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong cân bằng hệ miễn dịch nguyên phát, thứ phát
và cũng góp phần trong sinh bệnh học của các bệnh lý dị ứng như mề đay mạn tính và viêm da cơ địa. Gần đây có
nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân mề đay mạn tính có giảm vitamin D và việc bổ sung vitamin D làm
cải thiện tình trạng bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
mề đay mạn tính đến khám tại bệnh viên Da Liễu TP.HCM
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân mề đay mạn tính điều trị tại bệnh viện Da
Liễu TP.HCM. Bệnh nhân được khám lâm sàng và định lượng nồng độ vitamin D huyết thanh.
Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình trên bệnh nhân mề đay mạn tính là 25,96 ± 8,38 ng/ml. Nồng độ
vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay mạn tính giảm có ý nghĩa ở nữ so với nam, ở nhóm sinh viên,
công nhân viên chức, nội trợ so với nhóm công nhân, buôn bán, làm ruộng, ở nhóm bệnh nặng so với nhẹ-trung
bình.
Kết luận: Nồng độ vitamin D giảm trên bệnh nhân mề đay mạn tính, đặc biệt là ở những bệnh nặng.
ABSTRACT
VITAMIN D SERUM LEVEL IN PATIENT WITH CHRONIC URTICARIA
AT HO CHI MINH CITY HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY
Nguyen Thi Hong Ngoc, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 1 - 2017: 30 - 35
Background: 25-hydroxy vitamin D plays an important role in the balance between the innate, adaptive
immune systems and contributes to the etiopathogenesis of allergic diseases like chronic urticaria (CU) and atopic
dermatitis. Recently, there has been a report of CU patient with vitamin D deficiency and vitamin D
supplementation can improve chronic urticaria.
Objectives: Assess association between level of serum vitamin D concentration and clinical features of CU
at Dermato-Venereological hospital of Ho Chi Minh city.
Method: A case series study of patients with CU at Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Venereology
Result: The mean of serum vitamin D levels of patients was 25.96 ± 8.38 ng/ml. The serum vitamin D levels
of female chronic urticaria patients group was significantly lower than that male, students, housework and people
who work in office lower than worker, farmer. Level vitamin D was clearly reduced in severe patients than
medium-mild patients.
Conclusion: Serum vitamin D levels decreased in chronic urticaria patients, especially severe patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mề đay là một bệnh rất phổ biến trong cộng
đồng, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi
quốc gia trên thế giới. Mề đay mạn tính là một
bệnh da phổ biến, dễ chẩn đoán, tuy nhiên vẫn
còn nhiều khó khăn trong điều trị và theo dõi, vì
vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Thuốc kháng histamin là phương pháp điều trị
* * Bệnh viện Da Liễu tp. Hồ Chí Minh; ** Bộ môn Da Liễu, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Văn Thế Trung ĐT: 098282507 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
31
cơ bản, được lựa chọn đầu tiên nhưng hiệu quả
của thuốc không hoàn toàn. Cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nồng độ
vitamin D huyết thanh giảm trong các rối loạn
liên quan đến dị ứng(9). Nhiều nghiên cứu trên
thế giới cũng đã ghi nhận sự giảm nồng độ
vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay
mạn tính(11,15).
Hiện nay ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu
nào về mối liên quan giữa vitamin D và bệnh mề
đay mạn tính, cũng như việc bổ sung vitamin D
trog bệnh mề đay mạn tính ít được quan tâm. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nồng độ
vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay
mạn tính đến khám tại Bệnh viện Da Liễu
Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm hiểu rõ hơn về
tình trạng vitamin D trên bệnh mề đay mạn ở
Việt Nam, từ đó đóng góp phần nào trong công
cuộc điều trị bệnh này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của
bệnh nhân mề đay mạn tính
Xác định nồng độ vitamin D trong máu
bệnh nhân mề đay mạn tính.
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D với
đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân mề
đay mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân mề đay mạn tính từ 18 tuổi trở
lên đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu
TP.HCM từ 01/10/2015 đến 31/04/2016
Bệnh nhân được chẩn đoán mề đay mạn
tính dựa trên lâm sàng: sẩn phù, xuất hiện
nhanh và mất đi nhanh chóng, ngứa, có thể có
hay không có phù mạch kèm theo, xảy ra mỗi
ngày hay hầu như các ngày trong tuần, kéo
dài ít nhất là 6 tuần.
Tiêu chuẩn loại trừ
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bệnh nhân đã được điều trị vitamin D, dẫn
xuất của vitamin D, canxi theo đường toàn thân
và tại chổ trong vòng 1 tháng trước khi làm
nghiên cứu.
Bệnh nhân có sử dụng corticoide đường
uống hoặc tiêm, sử dụng thuốc ngừa thai, sử
dụng liệu pháp UVB, chiếu xạ mặt trời.
Bệnh nhân có cơ địa dị ứng: hen suyễn, viêm
mũi dị ứng và chàm thể tạng.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý khác: nhiễm
trùng cấp tính hoặc mạn tính (viêm gan siêu
vi), rối loạn chuyển hóa (béo phì, tăng huyết
áp, đái tháo đường), bệnh lý ác tính, lao.
Bệnh nhân viêm mạch mề đay: sang thương
giống mề đay nhưng kéo dài hơn 24 giờ, đôi khi
là ban xuất huyết.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
Cỡ mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân mề đay mạn tính thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn bệnh trong khoảng thời
gian nghiên cứu.
Thu thập mẫu máu và xét nghiệm
3ml máu đông, được bảo quản tại nhiệt độ
phòng. Sau đó, xét nghiệm được thực hiện tại
trung tâm y khoa Medic theo quy trình của
nhà sản xuất. Nồng độ 25(OH)D trong máu
được phân tích bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn
dịch điện hóa huỳnh quang (ECLIA) qua sử
dụng hệ thống Roche Elecsys 10100/201
(Roche Diagnosis Elecsys).
Phân tích số liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0. Giá trị p<0,05 được xem là có
ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 54 bệnh
nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân mề
đay mạn tính là 32,46 ± 11,72 tuổi, nữ/nam là
2,17/1, đa số bệnh nhân sống ở Tp.HCM, chủ yếu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
32
tập trung ở đối tượng công nhân viên chức, sinh
viên, công nhân.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của nhóm bệnh nhân
mề đay mạn tính
Đặc điểm Bệnh mề đay mạn tính
Tuổi 32,46 ± 11,72 tuổi
Giới tính
Nam 31,5%
Nữ 68,5%
Nơi cư
trú
Tp.HCM 68,5%
Tỉnh 31,5%
Nghề
nghiệp
Nội trợ 14,8%
Buôn bán 13%
Làm ruộng 5,6%
Công nhân viên chức 22,2%
Sinh viên 22,2%
Công nhân 22,2%
Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mề
đay mạn tính
Đặc điểm Bệnh mề đay mạn tính
Tuổi khởi phát 30,92 ± 11,20 tuổi
Tiền căn gia đình
bệnh mề đay
Không 85,2%
Có 14,8%
Tình trạng phù
mạch
Không 59,3%
Có 40,7%
Thời gian tồn tại
thương tổn
< 4 giờ 48,1%
≥ 4 giờ 51,9%
Thời gian
mắc bệnh
19,89 ± 27,3 tháng
Điểm độ nặng trung bình 8,89 ± 1,67 điểm
Mức độ nặng
Nhẹ 1,8%
Trung bình 59,3%
Nặng 38,9%
Tuổi khởi phát trung bình là 30,92 ± 11,20
tuổi, thời gian mắc bệnh trung bình là 19,89 ±
27,3 tháng, đa số bệnh nhân bệnh mề đay mạn
tính không có tiền căn gia đình mắc bệnh, thời
gian tồn tại thương tổn ≥ 4 giờ, mức độ bệnh
trung bình, nặng chiếm đa số.
Bảng 3:Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân mề đay mạn tính
Vitamin D (ng/ml) Bệnh mề đay mạn tính
Nồng độ vitamin D (TB ± ĐLC) 25,96 ± 8,38 ng/ml
≤ 20 ng/ml 29,6%
20-30 ng/ml 42,6%
≥ 30 ng/ml 27,8%
Hầu hết bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
là thiếu và không đủ vitamin D.
Bảng 4: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D trung
bình và đặc điểm dịch tễ
Đặc điểm
Nồng độ vitamin
(ng/ml) TB ± ĐLC
P
Tuổi
≤30 tuổi 23,05 ± 7,08
0,009
>30 tuổi 28,87 ± 8,69
Giới
Nam 30,08 ± 8,45
0,013
Nữ 24,07 ± 7,75
Nghề nghiệp
Nội trợ 22,94 ± 10,08
0,014
Buôn bán 31,26 ± 6,11
Làm ruộng 35,62 ± 8,93
CNVC 24,86 ± 8,05
SV 21,03 ± 4,64
Công nhân 28,49 ± 8,24
Nơi sinh sống
Tp.HCM 25,24 ± 8,79
0,35
Tỉnh 27,53 ± 7,42
Nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm ≤30
tuổi thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm ≥30 tuổi,
nhóm bệnh nhân nữ thấp hơn có ý nghĩa so với
nam, nồng độ vitamin D thấp nhất ở nhóm sinh
viên, kế đến là nội trợ, công nhân viên chức,
công nhân, buôn bán và cao nhất ở nhóm đối
tượng làm ruộng.
Bảng 5: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với tiền sử gia đình
Tiền căn
gia đình
Tần số (N)
Trung bình ± ĐLC
(ng/ml)
P
Có 8 27,73 ± 4,22
0,30
Không 46 25,65 ± 8,91
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
nồng độ vitamin D trên 2 nhóm có và không có
tiền sử gia đình mắc bệnh mề đay mạn.
Bảng 6: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với tuổi khởi phát bệnh
Tuổi khởi
phát
Tần số (N)
Trung bình ± ĐLC
(ng/ml)
P
≤ 18 tuổi 4 23,05 ± 4,76
0,03
19-29 tuổi 24 23,32 ± 7,45
30-39 tuổi 13 28,18 ± 8,28
40-49 tuổi 9 32,64 ± 9,46
≥ 50 tuổi 4 22,43 ± 6,42
Tổng số 54 25,96 ± 8,38
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi
khởi phát trung bình ≥ 50 tuổi và ≤ 30 tuổi có
nồng độ vitamin D thấp, độ tuổi khởi phát từ 40-
49 tuổi có nồng độ vitamin D cao nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
33
Bảng 7: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh vớithời gian bệnh
Thời gian
bệnh
Tần số (N)
Trung bình ± ĐLC
(ng/ml)
P
≤ 6 tháng 26 27,39 ± 9,42
0,52
6-12 tháng 9 25,91 ± 3,52
12-36 tháng 11 22,84 ± 6,32
≥ 36 tháng 8 25,65 ± 10,99
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
nồng độ vitamin D và thời gian mắc bệnh giữa
các nhóm trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 8:Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh và thời gian tồn tại thương tổn
Thời gian tồn tại
thương tổn
Tần số (N)
Nồng độ vitamin D
(ng/ml)
(TB ± ĐLC)
P
<4 giờ 26 26,71 ± 7,43
0,52
≥4 giờ 28 25,26 ± 9,26
Tổng số 54 25,96 ± 8,38
Không có mối liên quan giữa nồng độ
vitamin D huyết thanh và thời gian tồn tại
thương tổn.
Bảng 9:Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh và tình trạng phù mạch
Phù mạch Tần số (N) Trung bình ± ĐLC (ng/ml) P
Có 32 24,87 ± 8,16
0,25
Không 22 27,55 ± 8,64
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và tình
trạng phù mạch.
Bảng 10: Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và
độ nặng của bệnh
Độ nặng của
bệnh
Tần số
Trung bình ± ĐLC
(ng/ml)
P
Nhẹ-trung bình 33 28,63 ± 8,44
0,003
Nặng 21 21,77 ± 6,48
Bảng 11: Mối liên quan giữa tình trạng vitamin D
huyết thanh và độ nặng của bệnh
Tình trạng
vitamin D
Độ nặng bệnh
≤20 ng/ml
20-30
ng/ml
≥30 ng/ml P
Nhẹ-trung bình 4 (12,1%) 16 (48,5%) 13 (39,4%)
0,001
Nặng 12 (57,1%) 7 (33,3%) 2 (9,5%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
có mối liên quan giữa giảm nồng độ vitamin D
và độ nặng của bệnh. Nồng độ vitamin D trung
bình ở nhóm bệnh nặng thấp hơn có ý nghĩa so
với nhóm bệnh nhẹ - trung bình (21,77 ± 6,48
ng/ml so với 28,63 ± 8,44 ng/ml, với p=0,003).
Ở nhóm có sự thiếu hụt vitamin D (≤ 20
ng/ml) thì tỉ lệ bệnh nhân được phân độ nặng
cao hơn so với nhóm gần đủ và đủ vitamin D
(>20 ng/ml).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu
Tuổi
Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
tham gia vào nghiên cứu là 32,46 ± 11,72 tuổi. Kết
quả nghiên cứu này của chúng tôi gần tương
đương với các nghiên cứu của Lê Trần Anh và
CS(8) là 32,66 ± 13,88 tuổi, Chandrashekar và CS(1)
là 30,2 ± 8,2 tuổi.
Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ chiếm tỉ
lệ 68,5%, namchiếm tỉ lệ 31,5%. Vậy tỉ lệ nữ:nam
là 2,17:1. Kết quả nghiên cứu của Rasool và CS(11)
cũng cho kết quả tương tự với 67,7% bệnh nhân
tham gia nghiên cứu là nữ và 32,3% là nam. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự Lê Thị
Minh Ngọc(7), Rapini và Lee(10), Chandrashekar
và CS(1).
Nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
đa số bệnh nhân là công nhân viên chức (22,2%),
sinh viên (22,2%), công nhân (22,2%), phần còn
lại là nội trợ (14,8%), buôn bán (13%) và thấp
nhất là làm ruộng (5,6%).
Nơi cư trú
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
đa số bệnh nhân sống tại Tp.HCM chiếm
68,5%. Còn lại các bệnh nhân đến từ các tỉnh
lân cận như Đồng Nai, Bình Dương Nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Thanh
Thùy(4), Lê Thị Minh Ngọc(7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
34
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mề đay
mạn tính
Tuổi khởi phát mề đay mạn
Tuổi khởi trung bình của bệnh mề đay mạn
là 30,92 ± 11,20 tuổi, phù hợp nghiên cứu tác giả
Huỳnh Thị Thanh Thùy(4), Deacock(2).
Tiền căn gia đình bệnh mề đay
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận
thấy có 14,8% bệnh nhân có tiền căn gia đình
mắc bệnh mề đay, phù hợp với nghiên cứu tác
gỉả Sackesen(12).
Thời gian tồn tại thương tổn của bệnh mề đay
mạn tính
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy có 51,9% bệnh nhân có thương tổn tồn tại
trên 4 giờ, 48,1% bệnh nhân có thương tổn tồn tại
nhỏ hơn 4 giờ. Nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với tác giả Kaplan(6), Lê Thị Minh Ngọc(7),
Huỳnh Thị Thanh Thùy(4).
Thời gian bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình là 19,89 ±
27,36 tháng, trong đó thời gian bệnh < 6 tháng
chiếm 48,1%. Theo tác giả Woo(15), Huỳnh Thị
Thanh Thùy(4), Lê Thị Minh Ngọc(7), Gaig(3) cho
kết quả tương tự khi ghi nhận thời gian mắc
bệnh trung bình dưới 6 tháng chiếm đa số.
Phù mạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 40,7%
bệnh nhân có phù mạch, phù hợp với tác giả Lê
Thị Minh Ngọc(7), Kaplan(6), Zuberbier(16).
Độ nặng của bệnh mề đay mạn tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nặng
của bệnh được đánh giá theo thang điểm của
Breneman và CS. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi ghi nhận điểm trung bình của độ nặng là 8,89
± 1,67 điểm, trong đó có 1,9% bệnh nhân bệnh
nhẹ, 59,3% bệnh nhân được xếp loại trung bình
và 38,9% bệnh nhân được xếp loại nặng. Nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Toubi(13),
Kang và CS(5).
Nồng độ vitamin D huyết thanh của nhóm
bệnh nhân mề đay mạn tính
Nồng độ vitamin D trung bình là 25,96 ± 8,38
ng/ml, nồng độ vitamin D trung bình này thấp
hơn đáng kể khi so sánh với trị số ở người bình
thường (30,61 ± 9,38 ng/ml) của tác giả Phạm
Thúy An (2015) với cùng độ tuổi (≥18 tuổi). Kết
quả nghiên cứu này phù hợp với tác giả Thorp
và CS(14), Woo(15), Rasool và CS(11).
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D
huyết thanh với đặc điểm dịch tễ học
Nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm bệnh
nhân ≤30 tuổi thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
>30 tuổi, nữ giảm vitamin D nhiều hơn nam,
nồng độ vitamin D thấp nhất ở nhóm sinh viên,
kế đến là nội trợ, công nhân viên chức, công
nhân, buôn bán và cao nhất ở nhóm đối tượng
làm ruộng.
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D
huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với tiền sử gia đình
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về nồng độ vitamin D trên 2 nhóm có và không
có tiền sử gia đình mắc bệnh mề đay mạn (p=0,3)
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với tuổi khởi phát bệnh
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có tuổi
khởi phát trung bình ≥ 50 tuổi và ≤ 30 tuổi có
nồng độ vitamin D thấp, độ tuổi khởi phát từ
40-49 tuổi có nồng độ vitamin D cao nhất. Tuy
nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê.
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh với thời gian bệnh
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
nồng độ vitamin D và thời gian mắc bệnh giữa
các nhóm trong mẫu nghiên cứu (p=0,52).
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh và thời gian tồn tại thương tổn
Không có mối liên quan giữa nồng độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
35
vitamin D huyết thanh và thời gian tồn tại
thương tổn (p=0,52).
Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết
thanh và tình trạng phù mạch
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và tình
trạng phù mạch (p=0,25).
Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và
độ nặng của bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
có mối liên quan giữa giảm nồng độ vitamin D
và độ nặng của bệnh. Nồng độ vitamin D trung
bình ở nhóm bệnh nặng thấp hơn có ý nghĩa so
với nhóm bệnh nhẹ - trung bình (21,77 ± 6,48
ng/ml so với 28,63 ± 8,44 ng/ml, với p=0,003). Bên
cạnh đó, nhóm có sự thiếu hụt vitamin D (≤ 20
ng/ml) thì tỉ lệ bệnh nhân được phân độ nặng
cao hơn so với nhóm gần đủ và đủ vitamin D
(>20 ng/ml). Kết quả nghiên cứu phù hợp với tác
giả Chandrashekar và CS(1), Woo và CS(15).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ
vitamin D huyết thanh giảm ở bệnh nhân mề
đay mạn tính, đặc biệt giảm nhiều ở nữ so với
nam, giảm nhiều ở nhóm sinh viên, công nhân
viên chức, nội trợ so với nhóm công nhân, buôn
bán, làm ruộng, giảm ở nhóm bệnh nặng so với
nhẹ-trung bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chandrashekar L, et al (2014), "25-Hydroxy vitamin D levels
in chronic urticaria and its correlation with disease severity
from a tertiary care centre in South India", Clin Chem Lab Med.
52(6), pp. 115-8
2. Deacock SJ (2008), "An approach to the patient with urticaria",
Clin Exp Immunol. 153(2), pp. 151-61.
3. Gaig P, Olona M, Caballero MT (2004), "Epidemiology of
urticaria inSpain", J Investig Allergol Clin Immunol. 14(3), pp.
214-20.
4. Huỳnh Thị Thanh Thùy (2014), Chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân mề đay mạn tính đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành Phố
Hồ Chí Minh, Luận văn Tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Kang MJ, Kim HS, Kim HO (2009), "The impact of chronic
idiopathic urticaria on quality of life in Korean patient", Ann
Dermatol. 21(3), pp. 226-9
6. Kaplan AP (2012), "Urticaria and Angioedema", Fitzpatrick’s
Dermatology in General Medicine. 8(1), pp. 414-430.
7. Lê Thị Minh Ngọc (2013), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên
quan trên bệnh nhân mề đay đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành
Phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Lê Trần Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Khắc Lực
(2012), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mày đay mạn tính ở
bệnh nhân nhiễm Toxocara", Tạp chí y dược học quân sự,2, tr. 2.
9. Oren E, Banerji A, Camargo CA (2008), "Vitamin D and atopic
disorders in an obese population screened for vitamin D
deficiency", J Allergy Clin Immunol ,121, pp. 533-534.
10. Rapini RP (2008), "Urticarias", Bolognia: Dermatology (2nd ed,
vol.1), pp. 459-567
11. Rasool R, et al (2015), "Chronic urticaria merits serum vitamin
D evaluation and supplement: a randomized case control
study", World Allergy Organ J. 8(1), pp. 15.
12. Sackesen C, et al (2004), "The etiology of different forms of
urticaria in childhood", Pediatr Dermatol ,21(2), pp. 102-8.
13. Toubi E, Kessel A, Avshovich N, et al (2004), "Clinical and
laboratory parameters in predicting chronic urticaria duration:
a prospective study of 139 patients", Allergy ,59, pp. 869–873.
14. Thorp WA, et al (2010), "Reduced vitamin D levels in adult
subjects with chronic urticaria", J Allergy Clin Immunol. 126(2),
pp. 413.
15. Woo YR, et al (2015), "Vitamin D as a Market for Disease
severity in chronic urtiaria and its possible role in
pathogenesis", Ann Dermatol. 27(4), pp. 423-30.
16. Zuberbier T, et al (2014), "The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO
Guideline for the definition, classification, diagnosis and
managementof Urticaria. The 2013 revision and update",
Allergy, 69, pp. 868–887.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_vitamin_d_huyet_thanh_tren_benh_nhan_me_day_man_tinh.pdf