Tài liệu Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân mụn trứng cá thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
101
NỒNG ĐỘ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ
THÔNG THƯỜNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phan Thúy*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý da liễu phổ biết nhất và có tác động đáng kể đến thanh
thiếu niên và người trẻ tuổi. Mụn trứng cá thường có liên quan đến sự tăng tiết bã nhờn ở da. Một số nghiên cứu
về lipid máu ở bệnh nhân mụn trứng cá cho thấy sự gia tăng cholesterol toàn phần (TC) và lipoprotein trọng
lượng phân tử thấp (LDL) và sự giảm HDL. Một nghiên cứu khác cho thấy nồng độ TC cũng như triglycerides
(TG) ở bệnh nhân bị mụn trứng cá khi so sánh với nhóm chứng không khác biệt đáng kể. Bên cạnh đó, nồng độ
HDL giảm đáng kể ở những bệnh nhân có sang thương mụn trứng cá nặng và mức LDL tăng lên khi tình trạng
mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và mụn trứng cá là một đề tài cần
đ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân mụn trứng cá thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
101
NỒNG ĐỘ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ
THÔNG THƯỜNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phan Thúy*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý da liễu phổ biết nhất và có tác động đáng kể đến thanh
thiếu niên và người trẻ tuổi. Mụn trứng cá thường có liên quan đến sự tăng tiết bã nhờn ở da. Một số nghiên cứu
về lipid máu ở bệnh nhân mụn trứng cá cho thấy sự gia tăng cholesterol toàn phần (TC) và lipoprotein trọng
lượng phân tử thấp (LDL) và sự giảm HDL. Một nghiên cứu khác cho thấy nồng độ TC cũng như triglycerides
(TG) ở bệnh nhân bị mụn trứng cá khi so sánh với nhóm chứng không khác biệt đáng kể. Bên cạnh đó, nồng độ
HDL giảm đáng kể ở những bệnh nhân có sang thương mụn trứng cá nặng và mức LDL tăng lên khi tình trạng
mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và mụn trứng cá là một đề tài cần
được tiến hành nghiên cứu và phân tích nhiều hơn.
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân mụn trứng cá và đánh
giá mối liên quan giữa lipid máu ở bệnh nhân mụn trứng cá so với nhóm đối chứng.
Đối tượng và Phương pháp: Tiến hành thu nhận vào nghiên cứu 96 bệnh nhân mụn trứng cá (nhóm bệnh)
thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu và 96 bệnh nhân nhóm đối chứng (nhóm chứng) tương ứng về độ tuổi và giới tính
với nhóm bệnh. Các chỉ số về lipid máu được thu thập và so sánh với nhóm đối chứng. Điểm số GAGS được tính
toán để phân loại và đánh giá.
Kết quả: Có 27,08% bệnh nhân mụn trứng cá có bất thường nồng độ Cholesterol máu, cao hơn so với
nhóm chứng (23,95%), 12,5% số bệnh nhân mụn trứng cá có bất thường nồng độ Triglyceride máu, trong
khi con số này ở nhóm chứng là 9,38%. Tỷ lệ ở nhóm bệnh có bất thường nồng độ HDL máu cao gấp 3 lần
so với nhóm chứng; tỷ lệ bất thường nồng độ LDL máu ở bệnh nhân mụn trứng cá cao hơn khoảng 4% so
với những bệnh nhân thuộc nhóm chứng (37,5% và 33,3% tương ứng). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ rối loạn lipid ở những bệnh nhân mụn trứng cá so với bệnh
nhân không mắc mụn trứng cá. Tìm ra các yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến lipid máu trên bệnh nhân
mụn trứng cá: Tuổi và thời gian và điểm số GAGS ảnh hưởng đến nồng độ Cholesterol máu; BMI, độ nặng
của mụn và điểm số GAGS ảnh hưởng đến nồng độ Triglyceride máu. Đặc biệt, nghiên cứu ghi nhận nồng
độ Triglyceride máu càng tăng khi mụn càng nặng và có sự tương quan, khi bệnh nhân bị mụn càng nặng
thì khả năng bất thường nồng độ Triglyceride máu càng nhiều; dạng lâm sàng, độ nặng và điểm số GAGS
ảnh hưởng đến nồng độ HDL máu. Đáng chú ý là nồng độ HDL càng giảm thì độ nặng của mụn càng
nghiêm trọng; tuổi và điểm số GAGS ảnh hưởng đến nồng độ LDL máu.
Kết luận: Bệnh nhân mụn trứng cá có khả năng bất thường nồng độ lipid máu. Sự bất thường ghi nhận
trong nghiên cứu này có thể là do các yếu tố khác nhau cần được xem xét trong quá trình sinh bệnh cũng như
trong điều trị bệnh nhân mụn trứng cá.
Từ khóa: mụn trứng cá, lipid máu, cholesterol, triglycerides, low-density lipoprotein (LDL), high-density
lipoprotein (HDL)
* Bệnh viện Da Liễu Tp. HCM ** Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM.
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
102
ABSTRACT
BLOOD LIPID PROFILE IN ACNE PATIENTS AT HCMC HOSPITAL OF DERMATO VENERELOGY
Nguyen Thi Phan Thuy, Le Thai Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 101 - 106
Background: Acne vulgaris is considered one of the most common dermatological disorders affecting
adolescents and young adults. Acne vulgaris is frequently associated with increased sebum excretion. Its
pathophysiology includes increased sebum production and sebum analysis in some studies have shown increased
triglycerides and wax/ cholesterol esters in acne patients. It has been reported that the serum lipid profile of acne
patients differs significantly from that in healthy controls. Acne patients have significantly low plasma high-
density lipoprotein cholesterol (HDL-C) levels. Total cholesterol (TC), low-density lipoprotein cholesterol (LDL-C)
levels are elevated in acne patients. It indicates that the relationship of acne vulgaris and serum lipid profile needs
further exploration.
Objective: The aim of this study is to investigate the relevance of lipids, lipoproteins levels and evaluate the
relationship between plasma lipid profile and acne in acne patients compare with healthy controls.
Materials & Method: 96 acne patients and 96 age and sex matched controls were included in study.
Fasting lipid profile of acne patients was compared with health controls. Measurement of GAGS was used for
grading acne.
Results: There was 27.08% of patients with abnormal blood cholesterol levels, higher than the control group
(23.95%). 12.5% of patients with abnormal blood Triglyceride levels, while the number in the control group was
9.38%. The incidence of abnormal blood high-density lipoprotein (HDL) levels was three times higher than the
control group; the blood high-density lipoprotein (LDL) abnormalities in acne patients were about 4% higher than
in control patients (37.5% and 33.3%, respectively). The study found no statistically significant difference in the
prevalence of lipid disorders in acne patients compared with non-acne patients. Find out the factors involved and
affect blood lipids in acne patients: Age and duration of illness and GAGS score affect the blood cholesterol levels;
BMI, acne severity and GAGS score impact to the blood Triglyceride levels. In particular, the study noted that the
higher the blood Triglyceride levels concentration, the more severe the acne and the more correlated the acne
patients, the more abnormal the blood Triglyceride levels. In addition, clinical classification, severity, and GAGS
score affect the blood HDL levels. Notably, the lower the HDL level, the worse the severity of acne; age and GAGS
scores impact blood LDL levels. GAGS scores account for 7.2% of changes in blood cholesterol levels in acne
patients. Similarly, GAGS scores impact about 4.9%, 2.3% and 4.5% of changes in blood triglyceride levels, high-
density lipoprotein and low-density lipoprotein respectively.
Conclusion: Acne patients are more likely to have some abnormality in blood lipid profile. This abnormality
that we demonstrated in this study might due to different factors that must be considered in the pathogenesis as
well as in the treatment of acne patients.
Keywords: Acne vulgaris, blood lipid, cholesterol, triglycerides, low-density lipoprotein, high-density
lipoprotein.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mụn trứng cá là bệnh da thường gặp trong
chuyên ngành da liễu. Ngày nay, nó được xem là
bệnh lý viêm mạn tính của cấu trúc nang lông
tuyến bã, thường xuất hiện trong lứa tuổi thanh
thiếu niên với nhiều biểu hiện lâm sàng đa
dạng(6) và sự tăng tiết bã nhờn được xem là cơ
chế chính gây sự phát triển của mụn. Tuy nhiên,
cơ chế thực sự vì sao tăng tiết bã nhờn làm gia
tăng mụn trứng cá thì cho đến hiện nay vẫn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
103
chưa biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận độ nặng của
mụn có mối liên quan sự tăng tiết bã nhờn. Một
số nghiên cứu về lipid máu ở bệnh nhân mụn
trứng cá cho thấy sự gia tăng cholesterol toàn
phần (TC) và lipoprotein trọng lượng phân tử
thấp (LDL) và sự giảm HDL(1,7,8). Một nghiên cứu
khác cho thấy nồng độ TC cũng như
triglycerides (TG) ở bệnh nhân bị mụn trứng cá
khi so sánh với nhóm chứng không khác biệt
đáng kể. Bên cạnh đó, HDL giảm đáng kể ở
những bệnh nhân có sang thương mụn trứng cá
nặng và mức LDL tăng lên khi tình trạng mụn
trứng cá trở nên trầm trọng hơn(1,6).
Theo tìm hiểu của chúng tôi tại Việt Nam,
hiện chưa có báo cáo của nghiên cứu nào về mối
liên quan giữa lipid máu và mụn trứng cá. Vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài:“Nồng độ lipid
máu trên bệnh nhân mụn trứng cá thông thường
đến khám tại bệnh viện da liễu TPHCM”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang phân tích (có nhóm đối chứng)
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân mụn trứng cá thông thường
đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ
8/2016 đến tháng 1/2017.
Cỡ mẫu
Tiến hành thu nhận vào nghiên cứu 96 bệnh
nhân mụn trứng cá (nhóm bệnh) thỏa mãn tiêu
chí chọn mẫu và 96 bệnh nhân nhóm đối chứng
(nhóm chứng) tương ứng về độ tuổi và giới tính
với nhóm bệnh.
Cách thức tiến hành
Tiến hành chọn mẫu liên tục thuận tiện:
Bệnh nhân sau khi được giải thích và đồng ý
tham gia nghiên cứu sẽ được chọn vào nhóm
tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu viên tiến hành
hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm
lipid máu. Cuối cùng ghi nhận kết quả vào bảng
thu thập số liệu. Các xét nghiệm được tiến hành
tại phòng xét nghiệm máu của Bệnh viện Da
Liễu thành phố Hồ Chí Minh.
Công cụ thu thập
Mẫu bệnh án nghiên cứu gồm 3 phần: Phần
1: Thông tin chung; Phần 2: Đặc điểm lâm sàng;
Phần 3: Xét nghiệm cận lâm sàng.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ rối loạn lipid máu theo từng chỉ số
cholesterol, triglyceride, HDL và LDL-C ở nhóm
bệnh cao hơn so với nhóm chứng, trong đó rối
loạn lipid dạng giảm HDL chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 1: Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm bệnh nhân mụn trứng cá và nhóm đối chứng
Nhóm bệnh Nhóm chứng P
Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Cholesterol ≥ 5,2 mmol/L 26 27,08 23 23,95 0,5
Triglyceride ≥ 1,7 mmol/L 12 12,5 9 9,38 0,36
HDL < 1,04 mmol/L 45 46,8 14 14,6 0,54
LDL ≥ 3,4 mmol/L 36 37,5 32 33,33 0,48
Bảng 2: Sự khác biệt nồng độ HDL máu ở nhóm bệnh
nhân mụn trứng cá và nhóm đối chứng
Nồng độ HDL Nhóm bệnh
(n=96)
Nhóm chứng
(n=96)
P
Trung bình ± độ lệch chuẩn 1,14 ± 0,4 1,28 ± 0,39
0,01 Cao nhất 4,04 4,1
Thấp nhất 0,44 0,82
Nồng độ HDL máu trung bình ở nhóm bệnh
là 1,14 ± 0,4, thấp hơn nồng độ HDL máu trung
bình ở nhóm chứng là 1,28 ± 0,39. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Nồng độ
cholesterol máu tương quan thuận biến với độ
tuổi mắc bệnh, nghĩa là độ tuổi mắc bệnh càng
lớn thì nồng độ cholesterol càng cao. Đây là mối
tương quan với mức độ vừa (r= 0,34) và có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05). Nồng độ cholesterol có
mối tương quan yếu, có ý nghĩa thống kê (p<
0,05), nghĩa là nồng độ cholesterol tăng khi thời
gian mắc bệnh càng kéo dài.
Tỷ lệ bệnh nhân mụn ở mức độ trung bình
có bất thường nồng độ triglyceride máu cao gấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
104
2,06 lần so với nhóm bệnh nhân mụn ở mức độ
nhẹ. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân mụn ở mức độ
nặng và rất nặng có bất thường nồng độ
triglyceride máu cao gấp 4,2 lần và 8,7 lần so với
nhóm bệnh nhân mụn ở mức độ nhẹ. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê. Có sự tương quan
thuận ở mức độ yếu (r= 0,27) giữa nồng độ
triglyceride máu với chỉ số khối cơ thể BMI (p<
0,05). Điểm số GAGS= 0,89 + 0,01 x nồng độ
triglyceride; p=0,012 ; R2=0,049 (Bảng 3).
Bảng 3: Bất thường nồng độ triglyceride máu theo độ
nặng của bệnh
Độ nặng của bệnh PR* (KTC 95%) P
Nhẹ 1
Trung bình 2,06 (1,41 ± 3,02) <0,001
Nặng 4,24 (1,98 ± 9,12) <0,001
Rất nặng 8,74 (2,8± 27,54) <0,001
Kiểm định chi bình phương khuynh hướng ; PR*: Lượng
hóa mối quan hệ
Biểu đồ 1: Mối tương quan nồng độ triglyceride máu
và điểm số GAGS
Điểm số GAGS giải thích cho 4,9% sự thay
đổi về nồng độ triglyceride huyết thanh, mức ý
nghĩa về điểm số GAGS có ý nghĩa thống kê. Từ
phương trình hồi quy nếu điểm số GAGS tăng
lên 1 điểm thì nồng độ triglyceride máu sẽ tăng
lên 0,01 đơn vị.
Bảng 4: Bất thường nồng độ HDL máu theo dạng
lâm sàng mụn trứng cá
Dạng lâm sàng mụn PR* (KTC 95%) P
Trứng cá nhân 1
Trứng cá sẩn mụn mủ 0,79 (0,71 ± 0,89) <0,001
Trứng cá nốt nang - -
Kiểm định chi bình phương khuynh hướng ; PR*: Lượng
hóa mối quan hệ
Tỷ lệ bệnh nhân mắc trứng cá sẩn mụn mủ
có bất thường nồng độ HDL máu thấp hơn 0,2
lần so với nhóm bệnh nhân mắc bệnh trứng cá
nhân. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
<0,001 (KTC 95%=0,71 ± 0,89). Điểm số GAGS=
1,26 - 0,01 x nồng độ HDL ; p=0,002 ; R2=0,023.
Biểu đồ 2: Mối tương quan nồng độ HDL máu và
điểm số GAGS
Điểm số GAGS giải thích cho 2,3% sự thay
đổi về nồng độ HDL huyết thanh, mức ý nghĩa
về điểm số GAGS có ý nghĩa thống kê. Từ
phương trình hồi quy nếu điểm số GAGS tăng
lên 1 điểm thì nồng độ HDL máu sẽ giảm đi 0,01
đơn vị. Có mối tương quan thuận ở mức độ yếu
(r=0,27) giữa nồng độ LDL máu với độ tuổi mắc
bệnh (p< 0,05). Sự khác biệt nồng độ LDL máu
theo giới tính ở bệnh nhân mụn trứng cá có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ rối loạn lipid máu theo từng chỉ số
cholesterol, triglyceride, HDL và LDL-C ở nhóm
bệnh cao hơn so với nhóm chứng, trong đó rối
loạn lipid dạng giảm HDL chiếm tỉ lệ cao nhất.
Cụ thể, 27,08% bệnh nhân mụn trứng cá có bất
thường Cholesterol – cao hơn so với nhóm
chứng (23,95%); 12,5% số bệnh nhân mụn trứng
cá có bất thường Triglyceride huyết thanh, trong
khi con số này ở nhóm chứng là 9,38%; sự chênh
lệch đáng kể nhất là tỷ lệ bất thường HDL máu ở
nhóm bệnh nhân mụn trứng cá so với nhóm
chứng, theo đó tỷ lệ ở nhóm bệnh có bất thường
HDL cao gấp 3 lần so với nhóm chứng ; tỷ lệ bất
thường LDL máu ở bệnh nhân mụn trứng cá cao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
105
hơn khoảng 4% so với những bệnh nhân thuộc
nhóm chứng (37,5% và 33,3% tương ứng). Trong
một nghiên cứu tương tự được tiến hành năm
2016 của Sheikh Manzoor và cộng sự cũng ghi
nhận kết quả tương tự nhưng với tỷ lệ bất
thường thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Theo đó, 17,33% bệnh nhân mụn trứng cá có
bất thường nồng độ cholesterol máu so với con
số 5% ở nhóm chứng ; bất thường HDL ở nhóm
bệnh nhân mụn trứng cá mặc dù cao hơn so với
nhóm chứng như sự chênh lệch là không đáng
kể (10,67% và 10%) ; tỷ lệ bất thường LDL ở
nhóm bệnh là 8% cao gấp hơn 3 lần so với nhóm
chứng (2,5%). Bên cạnh đó khi hồi cứu y văn với
những nghiên cứu khác chúng tôi cũng tìm ra sự
không đồng nhất về sự khác biệt giữa các tỷ lệ
rối loạn lipid huyết thanh. Cụ thể, tỉ lệ bất
thường nồng độ Cholesterol trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với hầu hết các nghiên
cứu của các tác giả Sheikh, Da Cunha. Kết quả
rối loạn TG ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
trong nghiên cứu của Da Cunha nhưng lại thấp
hơn nghiên cứu của Sheikh. Tỉ lệ giảm nồng độ
HDL máu của chúng tôi cao hơn khá nhiều so
với nghiên cứu của Da Cunha và Sheikh. Kết
quả rối loạn LDL của chúng tôi thấp hơn trong
nghiên cứu của Da Cunha, cao hơn trong nghiên
cứu Sheikh (8%)(6). Theo kết quả công bố từ các y
văn ghi nhận chưa tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về rối loạn lipid máu giữa nhóm
mụn và nhóm không mụn. Trong các nghiên cứu
về khảo sát nồng độ lipid máu hiếm thấy các
nghiên cứu khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid chung(2,4)
do rối loạn lipid chưa là chỉ dấu đặc hiệu phản
ánh mụn trứng cá và cũng chưa tìm thấy các tài
liệu y văn chính thống báo cáo về tỷ lệ rối loạn
lipid nói chung trên dân số mụn.
Nồng độ cholesterol máu tương quan thuận
biến với độ tuổi mắc bệnh, nghĩa là độ tuổi mắc
bệnh càng lớn thì nồng độ cholesterol càng cao.
Đây là mối tương quan với mức độ vừa (r= 0,34)
và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả này
tương đồng với một nghiên cứu về rối loạn lipid
trên những bệnh nhân nguy cơ tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP.HCM, tuổi càng cao thì nồng độ
cholesterol càng cao, tương tự như vậy nghiên
cứu của Lê Thị Ánh Như cho thấy tỷ lệ rối loạn
chuyển hóa lipid chung tăng dần theo tuổi, lần
lượt là 82,1%, 89,9% và 91,3% ở các nhóm tuổi <
55, 55 – 64, và > 64 tuổi(5). Kết quả phân tích mối
tương quan giữa nồng độ Triglyceride máu và
chỉ số khối cơ thể ghi nhận có sự tương quan
thuận ở mức độ yếu (r= 0,27) giữa nồng độ
triglyceride máu với chỉ số khối cơ thể BMI (p<
0,05). Kết quả này cũng phù hợp với y văn, theo
nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Dược thì
BMI cao có liên quan đến tình trạng giảm HDLc
và tăng triglycerides. Cụ thể, BMI ở những bệnh
nhân tăng triglyceride máu là 24,6 trong khi ở
những bệnh nhân bình thường chỉ là 23. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự khác
biệt nồng độ triglyceride máu theo độ nặng của
mụn trứng cá có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Shiekh
và cộng sự. Khi tiến hành lượng hóa mối quan
hệ khuynh hướng giữa bất thường nồng độ TG
và độ nặng ghi nhận có mối liên quan có tính
chất khuynh hướng. Đặc biệt độ nặng của bệnh
càng tăng thì tỷ lệ bất thường TG càng cao, từ đó
gợi ý cần chú ý theo dõi TG trong lâm sàng điều
trị mụn. Tuy nhiên, để có thể áp dụng kết quả
này trong lâm sàng cần phải tiến hành những
nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu về mối quan
hệ tuyến tính giữa hai biến số này.
Độ nặng của bệnh càng nặng thì nồng độ
HDL máu càng thấp. Kết quả này cho thấy, tình
trạng mụn trứng cá càng nặng thì nồng độ HDL
càng thấp. Do vậy, khi dựa vào kết quả cận lâm
sàng HDL chúng ta có thể tiên lượng về độ nặng
cũng như tiến triển lâm sàng của mụn trứng cá.
Tuy vậy, cũng cần có nhiều nghiên cứu hoặc các
báo cáo hàng loạt ca về mối liên quan này để có
thể áp dụng vào thực tiễn lâm sàng. Sự khác biệt
nồng độ LDL máu theo giới tính ở bệnh nhân
mụn trứng cá có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Điều
này có thể được lý giải bởi theo nhiều y văn thì
giới nữ có xu hướng bị rối loạn LDL máu cao
hơn nam giới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
106
KẾT LUẬN
Bệnh nhân mụn trứng cá có khả năng bất
thường nồng độ lipid máu cao. Sự bất thường đã
chứng minh trong nghiên cứu này có thể là do
các yếu tố khác nhau cần được xem xét trong
quá trình sinh bệnh cũng như trong điều trị
bệnh nhân mụn trứng cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel-latif NN, El-Akawi Z, Abdul RK (2007), “The
Relationship between Blood Lipids Profile and Acne”,
Journal of Health Science, 53(3), pp. 596-599.
2. Arora MK, Seth S, Dayal S (2010), “The relationship of lipid
profile and menstrual cycle with acne vulgaris”, ClinBio-
chem, 43, pp.1415-20.
3. El-Akawi Z, et al (2007), “The relationship between blood
lipid profile and acne”, Journal of health science,53(5), pp. 596-
599.
4. Huỳnh Kim Hiệu (2006), “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố
nguy cơ của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành”, Luận
văn tốt nghiệp y khoa, Đại học Y Dược TP.HCM
5. Luiza A, Da Cunha MG (2015), “Study of lipid profile in
adult women with acne”, Dovepress Orginal Research, 8, pp.
449-454.
6. Nguyễn Thị Minh Hồng (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông
thường bằng vitamin A acide tại viện da liệu quốc gia”,
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà
Nội.
7. Pappas A, Anthonavage M, Gordon JS (2002), “Metabolic
fate and selective utilization of major fatty acids in human
sebaceous gland”, Journal of Investigative Dermatology, 118(1),
pp. 164-171.
8. Sheikh M, et al (2016), “The relationship between blood
lipid profile and acne in non-obese, non-PCOS patients”,
International Journal of Contemporary Medical Research, 3(4),
pp. 1096-1099.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_lipid_mau_tren_benh_nhan_mun_trung_ca_thong_thuong_d.pdf