Tài liệu Nồng độ leptin và lipid máu trên bệnh nhân vảy nến mảng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
50
NỒNG ĐỘ LEPTIN VÀ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG
Nguyễn Đoan Quỳnh*, Lê Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mối liên hệ giữa vảy nến (VN) và bệnh lý tim mạch đã được chỉ ra qua nhiều nghiên cứu. Leptin là
hormone của mô mỡ, có thể làm nặng thêm bệnh vảy nến. Sự tăng leptin và nồng độ lipid máu có thể liên quan
đến cơ chế hình thành bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân vảy nến.
Mục tiêu: Xác định nồng độ leptin và lipid máu trên đối tượng bệnh nhân vảy nến mảng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 61 bệnh nhân vảy nến và 30
người khỏe mạnh tương đồng về tuổi, giới, BMI.
Kết quả: Nồng độ leptin huyết thanh của nhóm bệnh nhân vảy nến mảng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm so sánh (p = 0,003), có mối tương quan thuận mức độ trung bình với PASI (r = 0,53, p = 0,01) và BMI (r =
0,54, p <0,001). VLDL-C ở nhóm bệnh nhân vảy nến mảng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nh...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ leptin và lipid máu trên bệnh nhân vảy nến mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
50
NỒNG ĐỘ LEPTIN VÀ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG
Nguyễn Đoan Quỳnh*, Lê Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mối liên hệ giữa vảy nến (VN) và bệnh lý tim mạch đã được chỉ ra qua nhiều nghiên cứu. Leptin là
hormone của mô mỡ, có thể làm nặng thêm bệnh vảy nến. Sự tăng leptin và nồng độ lipid máu có thể liên quan
đến cơ chế hình thành bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân vảy nến.
Mục tiêu: Xác định nồng độ leptin và lipid máu trên đối tượng bệnh nhân vảy nến mảng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 61 bệnh nhân vảy nến và 30
người khỏe mạnh tương đồng về tuổi, giới, BMI.
Kết quả: Nồng độ leptin huyết thanh của nhóm bệnh nhân vảy nến mảng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm so sánh (p = 0,003), có mối tương quan thuận mức độ trung bình với PASI (r = 0,53, p = 0,01) và BMI (r =
0,54, p <0,001). VLDL-C ở nhóm bệnh nhân vảy nến mảng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm so sánh (p <
0,001). Người vảy nến mức độ nặng có nguy cơ tăng LDL-C cao gấp 5,97 lần so với người vảy nến mức độ
trung bình - nhẹ (OR = 5,97, KTC 95%1,02 – 35,37, p = 0,01).
Kết luận: Cần làm thêm xét nghiệm leptin và lipid máu ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt là bệnh nhân vảy nến
mức độ trung bình - nặng để cảnh báo sớm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Từ khóa: nồng độ leptin, nồng độ lipid, vảy nến
ABSTRACT
CONCENTRATION OF SERUM LEPTIN AND LIPID PROFILE IN PATIENTS WITH PLAQUE
PSORIASIS
Nguyen Doan Quynh, Le Ngoc Diep
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 50-56
Background: An association between psoriasis and cardiovascular diseases has been reported in many
studies. Leptin, which is a hormone released from adipose tissue, can worsen psoriasis. The elevation of serum
leptin and lipid profile concentration may be involved in the mechanism of cardiovascular diseases in patients
with psoriasis.
Aim: To determine serum leptin levels and lipid profile in patients with plaque psoriasis.
Method: 61 patients and 30 healthy controls match for age, sex and BMI were included in the study.
Results: Serum leptin levels in the group of patients with plaque psoriasis were statistically significantly
higher than those of the control group (p = 0.003). Serum leptin levels showed a moderate positive correlation with
the Psoriasis Area and Severity Index (r = 0.53, p = 0.01) and with Body Mass Index (r = 0.54, p <0.001). VLDL-
C concentration in the plaque psoriasis group was significantly higher than that in the control group (p <0.001).
Severe psoriasis patients had risk of increased LDL- C at 5.97 times higher than that of mild to moderate psoriasis
(OR = 5.97, 95% CI 1.02 – 35.37, p = 0.01).
Conclusions: It is necessary to do screening serum leptin levels and lipid profile in patients with psoriasis,
especially those with moderate - severe psoriasis for early warning of cardiovascular event risks.
Keywords: serum leptin levels, lipid profile, plaque psoriasis
* Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
51
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là bệnh da viêm mạn tính ảnh
hưởng đến 2% dân số(3). Nhiều nghiên cứu gần
đây báo cáo về sự gia tăng biến cố tim mạch do
rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân vảy nến(7),
trong đócó thể được giải thích bằng sự tăng
nồng độ các lipid máu và các hormone có tính
gây viêm như leptin.
Leptin là một adipokine của mô mỡ, ngoài
chức năng điều hòa chuyển hóa năng lượng còn
có chức năng điều hòa miễn dịch theo hướng
tăng đáp ứng củadòng tế bào lympho T giúp đỡ
týp 1 (Th1), tăng cytokine TNF-α, IL-1, IL-6,
tương đồng với sinh bệnh học của vảy nến. Mặt
khác, leptin có vai trò trong việc tăng sinh cơ
trơn mạch máu, tăng tạo gốc oxy hóa(6), cùng với
sự tăng nồng độ của lipid máu góp phần hình
thành mảng xơ vữa động mạch.
Tại Việt Nam, hiệnchưa có nghiên cứu nào
đánh giá nồng độ leptin trên đối tượng bệnh
nhân vảy nến mảng, do đó, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ leptin
và lipid máu trên bệnh vảy nến mảng nhằm góp
phần làm rõ thêm cơ chế bệnh sinh giữa vảy nến
với các bệnh lý tim mạch và cảnh báo sớm nguy
cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định nồng độ leptin và lipid máu ở bệnh
nhân vảy nến mảng điều trị tại Bệnh Viện Da
Liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2017 đến
tháng 07/2018.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định nồng độ leptin và lipid máu ở bệnh
nhân vảy nến mảng.
Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ leptin
và lipid máu với độ nặng, đặc điểm lâm sàng và
dịch tễ của bệnh vảy nến.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân vảy nến mảng điều trị tại Bệnh
Viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân vảy nến mảng điều trị nội trú và
ngoại trú tại Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh
từ tháng 10/2017 đến tháng 07/2018.
Tiêu chuẩn chọn vào
Không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
Nhóm bệnh: Là những bệnh nhânvảy nến
mảng ≥ 18 tuổi điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu TP
Hồ Chí Minh từ tháng 10/2017 đến tháng
07/2018.
Nhóm người bình thường: Người khỏe
mạnh ≥ 18 tuổi tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bất kỳ ≥ 1 tiêu chuẩn sau:
Bệnh nhân vảy nến mảng có kèm theo viêm
khớp vảy nến, đỏ da toàn thân, vảy nến mủ.
Người có bệnh gây tăng lipid máu thứ phát.
Mắc đái tháo đường hoặc có đường máu đói
tại thời điểm làm xét nghiệm ≥ 126 mg/dl.
Trong vòng 6 tháng có sử dụng các thuốc có
ảnh hưởng đến nồng độ leptin và lipid máu.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca có nhóm so sánh.
Phương pháp chọn mẫu
Thuận tiện.
Quá trình nghiên cứu
Tại Bệnh Viện Da Liễu TP. HCM, đối tượng
nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn nhận vào sẽ được
ghi nhận các biến số dịch tễ, lâm sàng, sau đó
được lấy 3cc máu tĩnh mạch để đo nồng độ
leptin và các loại lipid máuvào buổi sáng, tại thời
điểm cách bữa ăn cuối trước đó ít nhất 8 tiếng.
Nồng độ leptin huyết thanh định lượng bằng kỹ
thuật hấp thụ miễn dịch liên kết men, nồng độ
các lipid máu đo bằng máy xét nghiệm sinh hóa
tự động Humastar 600. Các xét nghiệm trên
được làm tại Trung Tâm Y Khoa Medic.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
52
Phân tích số liệu
Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Excel
2013, phân tích bằng phần mềm STATA 14. Biến
số liên tục trình bày dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn nếu phân phối bình thường và trung
vị (tứ phân vị) nếu phân phối khôngchuẩn. Sử
dụng các phép kiểm phù hợp với tính chất phân
phối của biến số. Có ý nghĩa thống kê khi p <0,05
với độ tin cậy là 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
So sánh đặc điểm dịch tễ chung của nhóm bệnh
nhân vảy nến và nhóm người bình thường
Bảng 1: So sánh đặc điểm dịch tễ chung của nhóm
vảy nến và nhóm người bình thường
Đặc điểm Vảy nến
(n=61)
Người bình
thường(n = 30)
p
Giới: Nam 39 (63,93%) 19 (63,33%) 0,96
Nữ 22 (36,07%) 11 (36,67%)
Tuổi 49,11 ± 12,65 49,07 ±13,71 0,80
BMI 23,39 ± 3,06 23,51 ± 3,57 0,88
Các đặc điểm dịch tễ chung giữa hai nhóm
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Một số đặc điểm liên quan đến bệnh vảy nến
Tuổi khởi phát
Tuổi khởi phát từ 17 đến 69, trung bình là
35,33 ± 13,20, nhóm tuổi khởi phát chiếm tỷ lệ
cao nhất là nhóm 17 – 30 tuổi (44,26%).
Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình là 13,59 ±
9,44 năm, trong đó bệnh nhân mắc bệnh ngắn
nhất là 2 tháng và dài nhất là 35 năm. Nhóm
thời gian bệnh từ 11-20 năm chiếm tỷ lệ cao
nhất với 36,07%.
Chỉ số PASI
Chỉ số PASI có trung vị 9,40 điểm (tứ phân vị
6,0 – 14,1). Phân nhóm độ nặng: nhẹ (PASI < 7)
20 bệnh nhân (32,79%), trung bình (7 ≤ PASI <
15) 27 bệnh nhân (44,26%), nặng (PASI ≥ 15) 14
bệnh nhân (22,95%). Phân loại này dựa trên
nghiên cứu của Alaa HM(1) và Cerman(4).
Không có mối tương quan giữa PASI và BMI
trong nhóm vảy nến (r = 0,18, p = 0,16).
PASI ở người vảy nến có BMI < 23 là 7,65
điểm (tứ phân vị 3,8 – 13,6), khác biệt không ý
nghĩa thống kê với người vảy nến có BMI ≥ 23
với 10,4 điểm (tứ phân vị 6,6 – 15,8) (p = 0,13).
So sánh nồng độ leptin, lipid máu giữa nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường
Bảng 2: So sánh nồng độ leptin và lipid máu giữa
nhóm vảy nến và nhóm người bình thường
Nhóm vảy
nến(N = 61)
Nhóm bình
thường (N = 30)
Giá trị p
Leptin
(ng/ml)
4,4
(1,02 – 19,83)
3,12
(1,2 – 7,43)
0,003
Cholesterol
TP (mmol/l)
5,14 ± 0,17 5,19 ± 0,83 0,83
LDL-C
(mmol/l)
2,97
(2,54 – 3,72)
2,98
(2,38 – 4,16)
0,77
VLDL-C
(mmol/l)
0,69 ± 0,40 0,37 ± 0,20 < 0,001
HDL-C
(mmol/l)
1,13 (1 -1,3)
1,20
(1,03 – 1,58)
0,10
Triglyceride
(mmol/l)
1,74
(1,16 – 2,75)
1,62
(0,80 – 2,61)
0,14
Trong số các loại lipid khảo sát, chỉ có nồng
độ leptin và VLDL-C ở nhóm bệnh nhân vảy
nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
người bình thường (p < 0,05).
So sánh nồng độ leptin huyết thanh giữa người
vảy nến và người bình thường trong các nhóm
nghiên cứu
Nồng độ leptin ở nhóm vảy nến đều cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm so sánh ở cả 2
nhóm BMI (p < 0,05) (Biểu đồ 1).
Nồng độ leptin ở người vảy nến trung bình
và nặng lần lượt cao hơn có ý nghĩa so với người
bình thường (p < 0,05) (Biểu đồ 2).
Mối liên quan giữa nồng độ leptin ở nhóm
bệnh nhân vảy nến với tuổi, tuổi khởi phát,
thời gian mắc bệnh, giới, BMI và phân nhóm
BMI, PASI và phân nhóm độ nặng vảy nến
Nồng độ leptin ở nhóm bệnh nhân vảy nến
có mối tương quan thuận, mức độ trung bìnhvới
PASI (r = 0,53, p = 0,01) và BMI (r = 0,54, p<0,001).
Nồng độ leptin nhóm vảy nến khác biệt giữa các
nhóm BMI khác nhau (p < 0,001) và giữa các
nhóm độ nặng khác nhau (p < 0,001) (Bảng 3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
53
Biểu đồ 1: So sánh nồng độ leptin giữa người VN và người bình thường trong mỗi nhóm BM
Biểu đồ 2: So sánh nồng độ leptin giữa từng nhóm độ nặng VN với nhóm người bình thường
Bảng 3: Mối liên quan giữa nồng độ leptin ở nhóm
bệnh nhân vảy nến với tuổi, tuổi khởi phát, thời gian
mắc bệnh, giới, BMI và phân nhóm BMI, PASI và
phân nhóm độ nặng vảy nến
Nhóm vảy nến
(N = 61)
Leptin (ng/ml)
Trung vị
(tứ phân vị)
r p
Tuổi - 0,17 0,19
Tuổi khởi phát - 0,07 0,57
Thời gian mắc bệnh - 0,11 0,40
Giới: Nam (n = 39)
Nữ (n = 22)
4,20 (3,2 – 6,64)
6,18 (4 – 14,6)
0,09
Tổn thương móng
Có (n = 45)
Không (n = 16)
4,5 (3,9 – 9,58)
4,2 (3,9 – 6,52)
- 0,57
BMI - 0,54 < 0,001
Nhóm BMI
BMI < 23 (n =30)
BMI ≥ 23 (n = 31)
4,00 (2,48 – 4,5)
6,64 (4,2 – 11,92)
- < 0,001
PASI - 0,53 0,01
Nhóm độ nặng
Nhẹ (n = 20)
Trung bình (n =27)
Nặng (n = 14)
3,95 (2,09–5,275)
4,4 (4 – 6,21)
9,64 (6,6 – 14,6)
- < 0,001
Mối liên quan giữa rối loạn tăng LDL-C (theo
tiêu chuẩn NCEP-ATP III) với vảy nến nặng
Bảng 4: Mối liên quan giữa rối loạn tăng LDL-C với
vảy nến nặng
Tăng LDL-C
Vảy nến nặng
Tổng
Giá trị thống
kê Có Không
Có 5 4 9 (14,75%) p = 0,01
OR = 5,97
KTC 95%
1,02 – 35,37
Không 9 43 52 (85,25%)
Tổng 14 47 61 (100%)
Người vảy nến nặng có nguy cơ tăng LDL-C
bằng 5,97 lần so với người vảy nến trung bình –
nhẹ với KTC 95% 1,02 – 35,37 ( p = 0,01).
Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và nồng
độ leptin ở nhóm bệnh nhân vảy nến
Nồng độ HDL-C có mối tương nghịch,
mức độ yếu với nồng độ leptin huyết thanh (r
= - 0,29, p = 0,03) (Bảng 5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
54
Bảng 5: Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và nồng độ leptin ở nhóm bệnh nhân vảy nến
Loại lipid máu
CholesterolTP
(mmol/l)
VLDL-C
(mmol/l)
LDL-C
(mmol/l)
HDL-C
(mmol/l)
Triglyceride
(mmol/l)
Leptin
(ng/ml)
r - 0,001 0,08 - 0,06 - 0,29 0,03
p 0,99 0,52 0,64 0,03 0,82
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Để so sánh nồng độ leptin và lipid máu với
sự hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu là tuổi,
giới và BMI, chúng tôi chọn nhóm so sánh có các
yếu tố này tương đồng với nhóm vảy nến.
Một số đặc điểm liên quan đến bệnh vảy nến
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh
nhân vảy nến có tuổi khởi phát trung bình là
35,33 ± 13,20 tuổi. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Hào(8).
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 17 – 30 tuổi
với 44,26% khá phù hợp với y văn(3). Thời gian
mắc bệnh trung bình của nhóm bệnh nhân vảy
nến trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,59 ±
9,44 năm. Kết quả này cao hơn so với các nghiên
cứu đã được thực hiện của các tác giả Nguyễn
Trọng Hào(8) và Lê Minh Phúc(5), điểm chung
giữa các nghiên cứu là thời gian mắc bệnh đều
có phương sai dao động lớn. Tuổi khởi phát
trong độ tuổi lao động và thời gian mắc bệnh dài
phản ánh mức độ ảnh hưởng của bệnh lên đời
sống tinh thần, vật chất của bệnh nhân và xã hội.
PASI trung bình của mẫu nghiên cứu là
11,46 ± 8,15 điểm, khá tương đồng với nghiên
cứu của Nguyễn Trọng Hào(8). Dựa trên chỉ số
PASI, chúng tôi chia nhóm bệnh nhân vảy nến
thành 3 nhóm mức độ bệnh, kết quả như sau:
VN nặng 29,95%, VN trung bình 44,26%, VN nhẹ
32,79%. Tỷ lệ này khá khác biệt so với nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Trọng Hào(8) và Lê
Minh Phúc(5) do cách lấy mốc PASI để phân
nhóm khác nhau ở các nghiên cứu.
So sánh nồng độ leptin và lipid máu ở nhóm
bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường
Nồng độ leptin huyết thanh ở nhóm vảy nến
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người bình
thường (p = 0,003), tương đồng với nghiên cứu
của Alaa HM(1). Trong số các loại lipid máu khảo
sát, chỉ có VLDL-C ở nhóm bệnh nhân vảy nến
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người
bình thường (p<0,001). Kết quả này khác nghiên
cứu của Taheri Sarvtin(10) với tất cả các loại lipid
máu ở nhóm vảy nến đều cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm so sánh. Sự khác biệt này có thể do
thời điểm lấy máu, cách bảo quản mẫu máu và
bệnh kèm khác nhau ở các nhóm nghiên cứu.
Kết quả này khẳng định sự tăng nguy cơ hình
thành mảng xơ vữa ở bệnh nhân vảy nến.
So sánh nồng độ leptin huyết thanh giữa
người vảy nến và người bình thường trong
các nhóm nghiên cứu
Trong mỗi nhóm phân loại BMI, nồng độ
leptin huyết thanh ở người vảy nến đều cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với người bình thường
(p<0,05), tương đồng với nghiên cứu của Asha
K(2) (biểu đồ 1). Xét từng nhóm độ nặng, chỉ có
nồng độ leptin huyết thanh ở nhóm vảy nến
trung bình và vảy nến nặng cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm người bình thường (p =
0,003 và p < 0,001), tương đồng với nghiên cứu
của Cerman(4) (Biểu đồ 2).
Mối liên quan giữa nồng độ leptin với các đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng khác ở nhóm VN
Nồng độ leptin ở nhóm vảy nến không liên
quan đến giới, tuổi, tuổi khởi phát, có hay không
tổn thương móng và thời gian mắc bệnh nhưng
có mối tương quan thuận, mức độ trung bình
với PASI (r = 0,53, p = 0,01) và BMI (r = 0,54,
p<0,001). Để làm rõ mối liên quan thực sự giữa
thừa cân – béo phì, vảy nến và nồng độ leptin,
chúng tôi còn thực hiện đánh giá mối tương
quan giữa độ nặng vảy nến và BMI. Kết quả,
chúng tôi không tìm ra mối tương quan giữa
PASI và BMI (p = 0,16), PASI giữa các nhóm BMI
trong nhóm vảy nến cũng khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,13). Kết quả này giống với
nghiên cứu của Xue K(12) nhưng khác so với một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
55
số nghiên cứu kết luận giữa vảy nến và thừa cân
– béo phì có mối liên quan(11), cho thấy đây còn là
vấn đề chưa thực sự thống nhất. Tuy vậy, mối
liên hệ giữa thừa cân – béo phì với nồng độ
leptin là khá rõ ràng(12). Điều này cũng được
chứng minh trong nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm vảy nến có BMI ≥ 23 có nồng độ leptin cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm vảy nến có
BMI < 23 (p < 0,001). Do đó, chúng tôi nhận thấy
sự tăng leptin ở nhóm vảy nến có thể được gây
ra bởi tình trạng thừa cân – béo phì. Leptin, với
những tác động đã biết của nó lên hệ miễn dịch,
có thể đóng vai trò là chất trung gian của quá
trình viêm nói chung và làm nặng thêm tình
trạng viêm của vảy nến đang có.
Mối liên quan giữa rối loạn tăng LDL-C (theo
tiêu chuẩn NCEP-ATP III) với vảy nến nặng
Đối với LDL-C, chúng tôi ghi nhận nguy cơ
tăng LDL-C ở nhóm vảy nến nặng cao gấp 5,97
lần so với nhóm vảy nến trung bình – nhẹ (OR =
5,97, KTC 95% 1,02-35,37, p = 0,01). LDL-C chiếm
60-70% cholesterol huyết thanh, là yếu tố nguy
cơ chính gây xơ vữa động mạch và là đích nhắm
số một trong liệu pháp hạ cholesterol của
Chương trình giáo dục cholesterol Hoa Kỳ.
Thành phần apo B trên bề mặt của phân tử LDL-
C sau khi bám vào thành mạch sẽ bị oxy hóa
thành OxLDL, đây là dạng LDL-C đóng vai trò
thúc đẩy các phản ứng viêm đặc trưng mở
đường cho mảng xơ vữa hình thành.
Mối liên quan giữa nồng độ lipid và leptin máu
Trong số các loại lipid khảo sát, chỉ có nồng
độ HDL-C có mối tương quan nghịch, mức độ
yếu với nồng độ leptin (r = - 0,29, p = 0,03). Một
sốnghiên cứu thực nghiệm trên chuột(9) gợi ý có
thể tồn tại mối liên hệ giữa leptin và nồng độ
lipid trong hệ tuần hoàn thông qua hoạt động
của leptin ở ngoại biên. Tuy nhiên, quá trình
chuyến hóa lipoprotein ở người và chuột có
nhiều điểm khác biệt nên đây là vấn đề cần được
nghiên cứu thêm.
KẾT LUẬN
Nồng độ leptin huyết thanh ở nhóm vảy nến
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bình
thường và có mối tương quan thuận mức độ
trung bìnhvới PASI, BMI. Nồng độ VLDL-C ở
người vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với người bình thường, người vảy nến nặng có
nguy cơ tăng LDL-C cao gấp 5,97 lần so với
người vảy nến trung bình – nhẹ. Nồng độ HDL-
C có mối tương quan nghịch, mức độ yếu với
nồng độ leptin máu.
KIẾN NGHỊ
Cần làm thêm xét nghiệm leptin và lipid
máu ở bệnh nhân vảy nến mảng, đặc biệt là
những bệnh nhân vảy nến trung bình – nặng để
cảnh báo sớm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alaa HM, Seham AK, Mohamad AE et al (2015)."The role of
leptin in the pathogenesis of psoriasis". Menoufia Med J,
28:pp.387–391.
2. Asha K, Sharma SB, Singal A et al (2014)."Association of carotid
intima-media thickness with leptin and apolipoprotein
B/apolipoprotein AI ratio reveals imminent predictors of
subclinical atherosclerosis in psoriasis patients" .Acta Medica
(Hradec Kralove), 57(1):pp.21-27.
3. Bolognia JL et al (2018). Psoriasis. Dermatology, pp.138-160.
4. Cerman AA, Bozkurt S, Sav A et al (2008)."Serum leptin levels,
skin leptin and leptin receptor expression in psoriasis". British
Journal of Dermatology, 159:pp.820–826.
5. Lê Minh Phúc, Nguyễn Tất Thắng (2012)."Nồng độ lipid máu
trên bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ
Chí Minh". Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(1): tr. 8.
6. Martin SS, Qasim A, Reilly MP (2008)."Leptin resistance: a
possible interface of inflammation and metabolism in obesity-
related cardiovascular disease". Journal of the American College of
Cardiology, 52(15):pp.1201-1210.
7. Miller IM, Ellervik C, Yazdanyar S et al (2013)."Meta-analysis of
psoriasis, cardiovascular disease, and associated risk factors".
Journal of the American Academy of Dermatology, 69(6):pp.1014-1024.
8. Nguyễn Trọng Hào, Nguyễn Tất Thắng, Trần Hậu Khang
(2016). "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và
hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến
thông thường". Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Da liễu Đại học Y
Hà Nội.
9. Silver DL, Jiang XC, Tall AR et al (1999)."Increased High Density
Lipoprotein (HDL), Defective Hepatic Catabolism of ApoA-I
and ApoA-II, and Decreased ApoA-I mRNA inob/ob Mice
possible role of leptin in stimulation of HDL turnover". Journal of
Biological Chemistry, 274(7):pp.4140-4146.
10. Taheri Sarvtin M, Hedayati MT, Shokohi T et al (2014)."Study of
Serum Lipids and Lipoproteins in Patients with Psoriasis".
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
56
Journal of Mazandaran University of Medical Sciences,
23(98):pp.173-177.
11. Trương Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Diệp (2012),"Mối liên quan giữa
bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa".Y học TP. Hồ Chí Minh,
tập 16:pp.268-274.
12. Xue K, Liu H, Jian Q et al (2013)."Leptin induces secretion of
proinflammatory cytokines by human keratinocytes in vitro–a
possible reason for increased severity of psoriasis in patients
with a high body mass index". Experimental dermatology,
22(6):pp.406-410.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_leptin_va_lipid_mau_tren_benh_nhan_vay_nen_mang.pdf