Tài liệu Nồng độ Interleukin-23 huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
73
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-23 HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Tạ Quốc Hưng*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Vảy nến là một bệnh viêm da thường gặp, đặc trưng bởi sự sừng hóa bị rối loạn trong tăng sinh và
biệt hóa, tăng tạo mạch và viêm. Bệnh học vảy nến chưa rõ ràng, nhưng những nghiên cứu gần đây đều chỉ ra vai
trò của tế bào T. Chưa có kháng thể nào được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên, sự miễn dịch bẩm sinh có thể
có vai trò liên quan. Sự biểu hiện của IL-23 có thể có vai trò quan trọng trong vảy nến. IL-23 ưu tiên kích hoạt bộ
nhớ T cell và kích hoạt tế bào T tăng sinh T nhớ. IL-23 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm kéo
dài xảy ra trong vảy nến mảng, vảy nến đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về mức
độ IL-23 huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt đối với bệnh nhân Việt Nam.
Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò của IL-23 trong quá trình sinh bệnh họ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ Interleukin-23 huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
73
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-23 HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Tạ Quốc Hưng*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Vảy nến là một bệnh viêm da thường gặp, đặc trưng bởi sự sừng hóa bị rối loạn trong tăng sinh và
biệt hóa, tăng tạo mạch và viêm. Bệnh học vảy nến chưa rõ ràng, nhưng những nghiên cứu gần đây đều chỉ ra vai
trò của tế bào T. Chưa có kháng thể nào được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên, sự miễn dịch bẩm sinh có thể
có vai trò liên quan. Sự biểu hiện của IL-23 có thể có vai trò quan trọng trong vảy nến. IL-23 ưu tiên kích hoạt bộ
nhớ T cell và kích hoạt tế bào T tăng sinh T nhớ. IL-23 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm kéo
dài xảy ra trong vảy nến mảng, vảy nến đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về mức
độ IL-23 huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt đối với bệnh nhân Việt Nam.
Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò của IL-23 trong quá trình sinh bệnh học của bệnh vảy nến mảng, vảy nến đỏ
da toàn thân và viêm khớp vảy nến và xác định mối quan hệ của nó với Chỉ số PASI
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu
TP.HCM, Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện trên 81 bệnh nhân vảy nến, trong đó có 17 bệnh nhân vảy nến đỏ da
toàn thân, 14 bệnh nhân vảy nến khớp. Nồng độ IL-23 được đo ở tất cả các bệnh nhân và 30 người khỏe mạnh
tương đồng về tuổi và giới.
Kết quả: Nồng độ IL-23 trong huyết thanh tăng có ý nghĩa đã được ghi nhận ở bệnh vảy nến, vảy nến đỏ da
toàn thân và viêm khớp vảy nến so với những người bình thường. Hơn nữa, mức độ cao hơn đáng kể ở bệnh nhân
viêm khớp vảy nến so với bệnh vảy nến mảng và vảy nến đỏ da toàn thân. Có sự tương quan đáng kể giữa chỉ số
PASI và IL-23 trong huyết thanh.
Kết luận: Interleukin-23 có biểu hiện quá mức trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến, vảy nến đỏ da
toàn thân và viêm khớp vảy nến. Mức độ của nó tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những kết quả
này cho thấy Interleukin-23 có thể là một mục tiêu điều trị mới quan trọng cho bệnh nhân vảy nến và viêm khớp
vảy nến.
Từ khóa: Vảy nến, vảy nến đỏ da toàn thân, viêm khớp vảy nến, IL-23
ABSTRACT
SERUM LEVELS OF IL-23 IN PSORIATIC PATIENTS
Ta Quoc Hung, Le Thai Van Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 73 – 80
Background: Psoriasis is a common inflammatory skin disease characterized by abnormal keratinocyte
proliferation and differentiation, increased angiogenesis and inflammation. The pathogenesis of psoriasis is
unclear, but the recent studies implicates an important role for T cells. No clear-cut autoantigens have been
described, however, it is likely that the innate immune system is also involved. It has been suggested that the
expression of IL-23 might play an important role in psoriasis. IL-23 preferentially activates memory T cell and
activated proliferating memory T cells. IL-23 would play a major role in the sustained inflammatory reaction
taking place in psoriasis plaques, erythrodemic psoriasis, psoriatic arthritis. However, little data exists on the
serum level of IL-23 in psoriatic patients, especially on Vietnamese patients.
* Bộ môn Da Liễu – Khoa Y Đại học Quốc Gia Tp.HCM * Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
74
Objective: To study the possible role of IL-23 in the pathogenesis of psoriasis, erythrodemic psoriasis and
psoriatic arthritis and determine its relation to Psoriasis Area Severity Index (PASI).
Methods: Descriptive cross-sectional study on psoriasis patients at Hospital of Dermatology and
Venereology in Ho Chi Minh city, Viet Nam. Eighty-one patients with psoriasis including seventeen with
erythoderma, fourteen with psoriatic arthritis were included in the study. Level of IL-23 was measured in the
serum of all patients and thirty healthy age and sex matched individuals.
Results: A significant increase in serum level of IL-23 was observed in the psoriasis, erythrodermic psoriasis
and psoriatic arthritis patients compared to the control individuals. Furthermore, the level was significantly
higher in the psoriatic arthritis patients compared to the psoriasis and erythrodermic psoriariasis patients. The
PASI and IL-23 in serum were significantly correlated.
Conclusion: Interleukin-23, is overexpressed in serum of patients with psoriasis, erythrodermic psoriasis
and psoriatic arthritis. Its level is correlated with disease severity. These results indicate that interleukin-23 may
be an important new therapeutic target for patients with psoriasis and psoriatic arthritis.
Key words: Psoriasis, erythrodermic psoriasis, psoriatic arthritis, IL-23
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, diễn
tiến thất thường, ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả 2
giới và tại tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến 2-
3% dân số thế giới tùy quốc gia, chủng tộc.
Với những tiến bộ của y học thời gian gần
đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của cytokine
trong bệnh vảy nến. Trong số các cytokine, trục
IL-23/Th17 đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh vảy nến(2). IL-23 làm tăng cường đáp
ứng miễn dịch type I ở da, gây ra hiện tượng
tăng gai và thâm nhiễm tế bào viêm ở trung bì.
Cytokine này còn có khả năng kích thích TNF-α
làm tăng biểu đạt trong đại thực bào(7,10). Hiện
nay sử dụng các kháng thể đơn dòng ngăn ngừa
IL-23 và IL-12 gắn vào tế bào đích mang lại hiệu
quả cao trong điều trị vảy nến(3,4).
Đa số các nghiên cứu về IL-23 chỉ được thực
hiện ở Mỹ và các nước Châu Âu. Tuy trong các
nghiên cứu vẫn có người Châu Á nhưng các
nghiên cứu thực hiện trên một quần thể dân cư
Châu Á chiếm đa số nói chung vẫn còn rất hạn
chế. Do có những khác biệt về mặt di truyền học
giữa nhóm quần thể người Châu Âu và người
Châu Á, cũng như giữa các nhóm dân cư ở các
khu vực địa lí khác nhau mà nồng độ cũng như
vai trò của IL-23 trong vảy nến ít nhiều vẫn có sự
khác biệt. Điều đó chắc chắn có ảnh hưởng đến
tác dụng cũng như việc chỉ định sử dụng
thuốc(8,9).
Tại Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí
Minh nói riêng, hiện nay có rất ít nghiên cứu về
nồng độ cytokine nói chung, cũng như IL-23
trong huyết thanh nói riêng của bệnh nhân vảy
nến. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với mục tiêu định lượng nồng độ IL-23 trong
huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến
khớp, vảy nến đỏ da toàn thân. Đồng thời, chúng
tôi cũng xác định mối liên quan giữa nồng độ IL-
23 huyết thanh và độ nặng của bệnh cũng như
các dang lâm sàng của bệnh. Xuất phát từ những
lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nồng độ
Interleukin-23 trong huyết thanh của bệnh
nhân vảy nến ” với mục tiêu:
- Khảo sát đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm
sàng của bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh
viện Da Liễu TP.HCM
- Định lượng nồng độ IL-23 trong huyết
thanh của bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến
khớp và vảy nến đỏ da toàn thân và so sánh
sự khác biệt về nồng độ IL-23 trong huyết
thanh giữa các nhóm bệnh nhân với nhóm
người bình thường
- Xác định mối tương quan giữa nồng độ IL-
23 trong huyết thanh và thời gian mắc bệnh, tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
75
khởi phát và mức độ nặng của bệnh vảy nến
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến
khớp và vảy nến đỏ da toàn thân điều trị tại
bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/09/2016 đến
31/05/2017.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã được điều trị theo đường toàn
thân (corticoid uống hoặc tiêm, vitamin A liều
cao, Etretinate, Dapsone, Methotrexate,
Cyclosporine, Vitamin D3, Fumaric acid ester,
Mycophenolate mofetil, 6-Thioguanine) trong
vòng 1 tuần trước nhập viện.
Bệnh nhân đã được điều trị theo đường
thoa (Calcipotriol, Tacalcitol, Anthralin,
Tacrolimus, Pimecrolimus) trong vòng 1 tuần
trước nhập viện.
Bệnh nhân mắc các bệnh khác có thể làm
thay đổi nồng độ IL-23 huyết thanh: nhiễm trùng
cấp (nhiễm trùng da, viêm phổi) hoặc mạn tính
(viêm gan siêu vi), các bệnh lí tự miễn (chàm
mạn, lupus, pemphigus, viêm khớp dạng thấp,
bệnh Crohn)
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Phương tiện vật liệu nghiên cứu
Phiếu thu thập số liệu để thu thập các thông
tin của bệnh nhân như máy ảnh
Ống tiêm dung tích 5ml và ống đựng máu
không có chất chống đông
Máy quay ly tâm
Hai bộ kit xét nghiệm nồng độ IL-23: Human
IL-23 Platinum ELISA (BMS2041, Affymetrix,
eBioscience, USA).
Máy đọc kết quả ELISA 450 nm
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân nếu được chẩn đoán là bệnh vảy
nến (thỏa tiêu chuẩn nhận vào và không có tiêu
chuẩn loại ra) thì sẽ được giải thích cặn kẽ về
mục tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu và nếu
đồng ý, bệnh nhân ký vào biên bản đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Ghi nhận các thông tin chung, tiền sử bệnh
vảy nến, đặc điểm lâm sàng vào phiếu thu thập
thông tin.
Chụp hình ghi nhận lại một số hình ảnh sang
thương điển hình trong điều kiện chuẩn (phòng
vách trắng, đủ ánh sáng, cùng góc độ).
Sau đó, bệnh nhân được lấy máu làm xét
nghiệm đo nồng độ IL-23. Mẫu máu lấy ở tĩnh
mạch vào buổi sáng sau 1 đêm nhịn đói (12h) để
trong ống nghiệm có chứa chất chống đông. Tất
cả mẫu thử được thực hiện theo một quy trình
chuẩn, mẫu sau khi lấy được giữ lạnh trong
nước đá và đưa đến phòng xét nghiệm quay ly
tâm trong 5 phút ở nhiệt độ 40C để tách huyết
thanh trong vòng 4 giờ đầu, sau đó giữ ở -800C
cho đến khi phân tích.
Đối với nhóm người bình thường, những
người tham gia nghiên cứu sẽ được tập hợp lại
mỗi lần 5 người để lấy máu xét nghiệm, xác định
nồng độ IL-23 huyết thanh.
Thực hiện xét nghiệm để đo nồng độ IL-23
huyết thanh.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập bằng phần mềm
Excel 2013.
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 20.0.
Dùng phép kiểm χ2 để kiểm định mối liên
quan giữa 2 hay nhiều biến định tính
Dùng phép kiểm Student (nếu là phân phối
chuẩn) và phép kiểm Mann-Whitney U (nếu
không phải là phân phối chuẩn) để so sánh 2 số
trung bình. Phép kiểm ANNOVA để so sánh từ
3 số trung bình trở lên
Dùng phép kiểm tương quan Spearman
(Spearman rank correlation test) để tìm mối
tương quan.
Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
76
khi p < 0,05 với độ tin cậy 95%
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian 9 tháng, từ tháng
9/2016 đến tháng 5/2017, chúng tôi đã thu thập
được 81 bệnh nhân vảy nến. Nhóm người bình
thường được thu thập gồm 30 người.
Bảng 1: Phân bố vảy nến theo giới
Giới n %
Nam 48 59,3%
Nữ 33 40,7%
81 100%
Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm đa số, gần 2/3
các trường hợp.
Bảng 2: Phân bố theo lứa tuổi
Tuổi
Trung bình 48,32 ± 14,36 tuổi.
Lớn nhất 79 tuổi
Nhỏ nhất 19 tuổi
Tuổi trung bình là 48,32 ± 14,36 tuổi. Trong
đó, tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi, tuổi lớn nhất là 79
tuổi.
Bảng 3: Phân bố theo tuổi khởi phát
Tuổi khởi phát
Trung bình 35,35 ± 14,31 tuổi
Sớm nhất 67 tuổi
Trễ nhất 6 tuổi
Khởi phát sớm (trước 40 tuổi) 52 bệnh nhân
Khởi phát muộn (sau 40 tuổi) 29 bệnh nhân
Tuổi khởi phát bệnh trung bình của bệnh
nhân vảy nến là 35,35 ± 14,31. Trong đó, khởi
phát sớm nhất là 6 tuổi và trễ nhất là 67 tuổi.
Đa số bệnh nhân thuộc nhóm khởi phát sớm
trước 40 tuổi với tỉ lệ 64,19% (52 bệnh nhân),
còn lại 35,81% (29 bệnh nhân) khởi phát muộn
sau 40 tuổi.
Bảng 4: Phân bố theo thời gian bệnh
Đặc điểm Tối thiểu Tối đa TB ± ĐLC
Thời gian bệnh 1 45 12,98 ± 10,64
Thời gian bệnh kéo dài trung bình 12,98 ±
10,64 năm. Thời gian bệnh ngắn nhất là 1 năm,
dài nhất là 45 năm.
Bảng 5: Phân loại lâm sàng bệnh nhân vảy nến
Phân loại n %
Vảy nến mảng 50 61,7
Vảy nến đỏ da toàn thân 17 21
Vảy nến khớp 14 17,3
Tổng 81 100
Vảy nến mảng chiếm tỉ lệ cao nhất với 61,7%
(50 bệnh nhân). Đứng ở vị trí thứ 2 là vảy nến đỏ
da toàn thân với 21,0% (17 bệnh nhân), và cuối
cùng là vảy nến khớp với 17,3% (14 bệnh nhân)
Bảng 6: Đặc điểm tổn thương móng
Đặc điểm Số lượng
Không tổn thương móng 12
Có tổn thương móng 69
Tổn thương móng tay 6,25 ± 3,78
Tổn thương móng chân 5,83 ± 3,73
Trong 81 bệnh nhân vảy nến có 69 bệnh
nhân có tổn thương móng (85,2%), với số lượng
móng tổn thương trung bình là 6,25 ± 3,78, số
lượng móng tổn thương trung bình là 5,83 ± 3,73
Bảng 7: Đặc điểm tổn thương khớp
Tổn thương Vị trí Tần số Tỉ lệ (%)
Khớp ngoại
biên
Khớp bàn-ngón tay
Khớp bàn-ngón chân
Khớp cổ tay
Khớp khuỷu tay
Khớp gối
Khớp vai
11
05
01
01
07
01
13,58
8,64
1,23
1,23
7,40
1,23
Khớp trục
Cột sống thắt lưng
Khớp cùng-chậu
Cột sống cổ
00
01
00
00
1,23
00
Trong 81 bệnh nhân vảy nến có 14 bệnh
nhân có tổn thương khớp (17,28%). Trong đó,
có 13 bệnh nhân tổn thương khớp ngoại biên
(16,04%), 01 bệnh nhân có tổn thương khớp
trục và khớp ngoại biên (1,23%). Không ghi
nhận trường hợp nào chỉ có tổn thương khớp
trục đơn thuần. Vị trí các khớp tổn thương khá
đa dạng, bao gồm khớp bàn-ngón tay, khớp cổ
tay, khớp bàn-ngón chân, khớp cổ chân, khớp
gối, khớp vai đối với khớp ngoại biên; và cột
sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp cùng-chậu
đối với khớp trục.
Chỉ số PASI ở bệnh nhân vảy nến mảng và
vảy nến khớp dao động khá lớn, trung bình
18,15 ± 9,22, cao nhất 46,4 và thấp nhất 2,6. Đa số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
77
bệnh nhân ở mức độ vừa với 29 bệnh nhân
(35,80%), còn lại là nhóm mức độ nặng với 22
bệnh nhân (27,16%) và nhóm mức độ nhẹ với 13
bệnh nhân (16,04%).
Bảng 8: Phân nhóm bệnh nhân vảy nến mảng theo
chỉ số PASI
Mức độ bệnh Chỉ số PASI Tần số Tỉ lệ (%)
Nhẹ
Vừa
Nặng
<10
10-20
>20
13
29
22
16,04
35,80
27,16
Bảng 9: Nồng độ IL-23 theo nhóm lâm sàng vảy nến
Lâm sàng TB ĐLC
(pg/mL)
Thấp nhất
(pg/mL)
Cao nhất
(pg/mL)
Vảy nến mảng 35,25 12,67 12,54 62,62
Vảy nến khớp 52,12 9,55 35,58 66,93
Vảy nến đỏ da
toàn thân 42,31 14,28
18,73 68,74
Nồng độ IL-23 huyết thanh trung bình ghi
nhận là 39,65 ± 13,95 pg/mL. Trong đó nồng độ
IL-23 thấp nhất đo được 12,54 pg/mL, còn nồng
độ cao nhất là 68,74 pg/mL.
Nồng độ IL-23 huyết thanh ở người bình
thường.
Chúng tôi cũng tiến hành đo nồng độ IL-23
huyết thanh trên 30 người bình thường. Nồng độ
IL-23 huyết thanh trung bình ghi nhận được là
18,55 ± 2,69 pg/mL, nồng độ thấp nhất là 14,12
pg/mL và cao nhất là 22,96 pg/mL.
So sánh sự khác biệt về nồng độ IL-23 huyết
thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm
người bình thường
Chúng tôi tiến hành so sánh nồng độ IL-23
huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và
nhóm người bình thường. Kết quả ghi nhận
nồng độ IL-23 huyết thanh của nhóm bệnh nhân
vảy nến cao hơn nhóm người bình thường có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).
Chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích theo
từng cặp và ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nồng độ IL-23 của nhóm vảy nến
mảng với nhóm vảy nến khớp (p<0,001) và của
nhóm vảy nến đỏ da toàn thân với nhóm vảy
nến khớp (p=0,032). Tuy nhiên, chúng tôi không
phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nồng độ IL-23 của nhóm vảy nến mảng và nhóm
vảy nến đỏ da toàn thân (p=0,103).
So sánh sự khác biệt về nồng độ IL-23 huyết
thanh của từng dạng lâm sàng bệnh nhân vảy
nến so với người bình thường
Chúng tôi tiếp tục tiến hành so sánh nồng độ
IL-23 huyết thanh ở từng dạng lâm sàng nhóm
bệnh nhân vảy nến với nhóm người bình
thường. Kết quả cho thấy nồng độ IL-23 huyết
thanh của từng dạng lâm sàng trong nhóm bệnh
nhân vảy nến đều cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm người bình thường.
Bảng 10: Tương quan giữa nồng độ IL-23 huyết
thanh với thời gian bệnh và tuổi khởi phát bệnh
Đặc điểm Giá trị thống kê IL-23
Thời gian bệnh r 0,08
p 0,479
Tuổi khởi phát r -0,04
p 0,72
Không có sự tương quan tuyến tính giữa
nồng độ IL-23 huyết thanh với thời gian bệnh
(p=0,479). Không có sự tương quan giữa tuổi
khởi phát và nồng độ IL-23 huyết thanh của
bệnh nhân vảy nến (p=0,722).
Biểu đồ 1: Tương quan giữa nồng độ IL-23 huyết
thanh và chỉ số PASI của bệnh nhân vảy nến mảng và
vảy nến khớp
Nồng độ IL-23 huyết thanh bệnh nhân vảy
nến mảng và vảy nến khớp và chỉ số PASI có
tương quan thuận ở mức độ khá chặt (hệ số
tương quan Pearson r = 0,60; p<0,001). Phương
trình đường thẳng hồi qui: Y = 0,911X + 22,40,
với Y: nồng độ IL-23 huyết thanh (pg/mL) và
X: chỉ số PASI.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
78
BÀN LUẬN
Về dịch tễ
Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong nghiên cứu
của chúng tôi có thể là do lối sống của nam giới
tại Việt Nam tồn tại những thói quen không tốt
như hút thuốc lá và uống rượu bia, là yếu tố khởi
phát và làm bệnh vảy nến nặng hơn. Ngoài ra,
nam giới thường có xu hướng lo lắng kinh tế gia
đình nhiều hơn, tham gia công việc xã hội nhiều
hơn, vì vậy khả năng bị stress nhiều hơn. Sự
căng thẳng tinh thần là một yếu tố khởi phát và
làm bệnh vảy nến nặng hơn. Vì những nguyên
nhân trên, trong những nghiên cứu về bệnh vảy
nến tại các trung tâm điều trị chuyên khoa tại
Việt Nam, tỉ lệ nam giới thường cao hơn nhiều
so với nữ giới. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể không
đại diện cho tỉ lệ phân bố giới tính bệnh nhân
vảy nến trong cộng đồng.
Tỷ lệ bệnh nhân tăng dần theo tuổi. Nhóm
bệnh nhân có tuổi càng lớn thì chiếm tỷ lệ càng
cao. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các tác giả trong
và ngoài nước.
Vảy nến là một bệnh lý mạn tính nên thời
gian bệnh có thể thay đổi rất lớn và kéo dài trong
nhiều năm. Thời gian bệnh kéo dài cũng nói lên
phần nào sự ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh
vảy nến đến chất lượng cuộc sống và vấn đề tâm
lý của bệnh nhân.
Về lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ vảy nến
mảng chiếm ưu thế, phù hợp theo Fitzpatrick,
vảy nến mảng là thể lâm sàng thường gặp nhất
trong bệnh vảy nến (chiếm tỉ lệ 80%). Tuy nhiên
tỉ lệ vảy nến khớp và đặc biệt là vảy nến đỏ da
toàn thân lại cao hơn nhiều so với nghiên cứu
khác. Nguyên nhân có thể do chúng tôi chỉ chọn
vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da
toàn thân vào nghiên cứu và loại khỏi nghiên
cứu những thể bệnh vảy nến khác. Hơn nữa,
bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh là tuyến
chuyên khoa cuối cùng nên tiếp nhận nhiều
bệnh nhân nặng hơn.
Mức độ và số lượng móng tổn thương
thường liên quan đến tuổi, thời gian bệnh, mức
độ nặng của bệnh và sự xuất hiện của tổn
thương khớp. Số lượng bệnh nhân bị tổn thương
móng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
những ghi chép trong y văn và một số nghiên
cứu khác có thể do cách chọn mẫu, đa số là bệnh
nhân nặng, thời gian bệnh kéo dài và tỉ lệ bệnh
nhân vảy nến khớp trong nghiên cứu của chúng
tôi cũng cao hơn đáng kể so với những nghiên
cứu khác.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho các kết
quả số lượng khớp tổn thương khác nhau. Sự
khác biệt này có thể là do những tiêu chuẩn khác
nhau để chẩn đoán vảy nến khớp trong mỗi
nghiên cứu. Ngoài ra, sự khác biệt về chủng tộc,
môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng làm
cho sự xuất hiện và biểu hiện của bệnh khớp
cũng rất khác nhau.
Chỉ số PASI ở các nghiên cứu khá khác nhau.
Điều này có thể do vảy nến là bệnh diễn tiến
mạn tính nên các đối tượng nghiên cứu có thể có
thời gian bệnh thay đổi, diễn tiến càng lâu, càng
dai dẳng thì bệnh càng nặng. Thời gian bệnh của
các bệnh nhân trong các nghiên cứu rất khác
nhau nên độ nặng của bệnh, biểu hiện qua chỉ số
PASI cũng rất khác nhau.
Về nồng độ IL-23 huyết thanh trên bệnh nhân
vảy nến
Nồng độ IL-23 trong nghiên cứu của chúng
tôi cũng khá tương đồng với các nghiên cứu
khác trên thế giới(1). Tuy nhiên có một vài nghiên
cứu khác cho kết quả cao hơn hẳn, cũng như
giữa các nghiên cứu cũng có sự khác nhau tương
đối rõ rệt, mặc dù đều dùng chung một phương
pháp định lượng là ELISA (Enzyme Linked
Immunosorbent Assay). Sự chênh lệch về kết
quả có thể là do phương tiện, máy móc khác
nhau tại các trung tâm xét nghiệm cũng như do
cách chọn mẫu trong mỗi nghiên cứu cũng có
phần khác nhau.
Kết quả định lượng nồng độ IL-23 huyết
thanh trong bệnh nhân vảy nến của chúng tôi và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
79
các nghiên cứu tương tự trên thế giới cho kết quả
rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, khi so sánh nồng độ IL-23 huyết
thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm
người bình thường trong tất cả các nghiên cứu
đều cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ
rệt. Tất cả các tác giả đều khẳng định nồng độ IL-
23 tăng cao trong huyết thanh bệnh nhân vảy
nến so với người bình thường, điều này chứng tỏ
IL-23 có một vai trò nhất định trong cơ chế miễn
dịch của bệnh vảy nến(1,5,6).
Vảy nến khớp là một thể bệnh nặng trong
phân nhóm bệnh vảy nến. Trong vảy nến khớp,
đáp ứng miễn dịch gây viêm ở cả vùng da tổn
thương và khớp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra
rằng tình trạng viêm tại khớp làm tăng nồng độ
các hóa chất trung gian gây viêm tại khớp, cũng
như trong toàn cơ thể(1). Do đó nồng độ IL-23
huyết thanh trong bệnh nhân vảy nến khớp tăng
rất cao so với người bình thường, và so với vảy
nến mảng và vảy nến đỏ da toàn thân. Vảy nến
đỏ da toàn thân cũng được xem là một thể bệnh
nặng với phản ứng viêm cấp tính toàn thân, biểu
hiện bởi sang thương da lan tỏa. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, nồng độ IL-23 huyết thanh
bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân không khác
biệt so với vảy nến mảng. Có thể là do mẫu
nghiên cứu của chúng tôi không đủ lớn, số
lượng bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân trong
nghiên cứu ít (17 bệnh nhân) nên chưa thể tìm
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu có.
Nồng độ IL-23 huyết thanh ở nhóm bệnh
nhân vảy nến mảng cao hơn ở nhóm người bình
thường và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,001). Nồng độ IL-23 huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân vảy nến khớp cao hơn nhóm người
bình thường và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Nồng độ IL-23 huyết thanh
tăng cao trong dịch khớp viêm so với trong
huyết thanh của bệnh nhân vảy nến khớp và
đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng nồng độ IL-23
huyết thanh là kết quả của những đáp ứng miễn
dịch tại vùng khớp viêm. Đỏ da toàn thân vảy
nến là một dạng lâm sàng nặng của bệnh vảy
nến. Có một số lựa chọn điều trị nhưng nhìn
chung hiệu quả còn rất hạn chế. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, vảy nến đỏ da toàn thân có
nồng độ IL-23 huyết thanh cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với người bình thường nhưng không
có sự khác biệt so với nhóm vảy nến mảng.
Việc nồng độ IL-23 huyết thanh không có sự
tương quan với tuổi khởi phát và thời gian bệnh
có thể là do bị ảnh hưởng từ những yếu tố lâm
sàng, diễn tiến, mức độ nặng của bệnh, nhưng
cũng có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi
chưa đủ lớn để tìm thấy mối tương quan.
Nồng độ IL-23 huyết thanh trên bệnh nhân
vảy nến mảng, vảy nến khớp và chỉ số PASI có
tương quan thuận ở mức độ khá chặt (hệ số
tương quan Pearson r = 0,60; p<0,001). Điều này
phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới(1,5).
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 81 bệnh nhân bị
vảy nến ở da chúng tôi nhận thấy tuổi trung
bình của bệnh nhân vảy nến là 48,32 ± 14,36
tuổi; nồng độ IL-23 trong huyết thanh ở những
bệnh nhân vảy nến là 39,65 ± 13,95 pg/mL và
nồng độ IL-23 trong huyết thanh ở nhóm bình
thường là 18,55 ± 2,69 pg/mL, cụ thể, nồng độ
IL-23 huyết thanh ở nhóm vảy nến mảng:
35,25 ± 12,67 pg/mL, ở nhóm vảy nến đỏ da
toàn thân: 42,31 ± 14,28 pg/mL, ở nhóm vảy
nến khớp: 52,12 ± 9,55 pg/mL. Nồng độ IL-23
huyết thanh của bệnh nhân vảy nến nói chung
và của từng dạng lâm sàng nói riêng đều cao
hơn nhóm bình thường một cách có ý nghĩa
thống kê với p<0,001. Nồng độ IL-23 huyết
thanh ở bệnh nhân vảy nến khớp cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân vảy
nến mảng (p<0,001) và vảy nến đỏ da toàn
thân (p=0,032). Nồng độ IL-23 huyết thanh có
mối tương quan tuyến tính với độ nặng của
bệnh nhân vảy nến mảng và vảy nến khớp
tính theo chỉ số PASI (r=0,60; p<0,001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alobaidi AH, Mothana Z, Najem WS, et al (2012),
"Adiponectin, IL-10, IL-23 and trace elements serum
levels in patients with psoriasis", American Journal of
Dermatology and Venereology, 1 (2), pp. 6-23.
2. Austin LM, Ozawa M, Kikuchi T, et al (1999), "The
majority of epidermal T cells in psoriasis vulgaris
lesions can produce type 1 cytokines, interferon-γ,
interleukin-2, and tumor necrosis factor-α, defining TC1
(Cytotoxic T Lymphocyte) and TH1 effector
populations: 1 a type 1 differentiation bias is also
measured in circulating blood T cells in psoriatic
patients", Journal of Investigative Dermatology, 113 (5), pp.
752-759.
3. Chiricozzi A, Saraceno R, Chimenti MS, et al (2014),
"Role of IL-23 in the pathogenesis of psoriasis: a novel
potential therapeutic target?", Expert opinion on
therapeutic targets, 18 (5), pp. 513-525.
4. D'Elios MM, Del Prete G, Amedei A (2010), "Targeting
IL-23 in human diseases", Expert opinion on therapeutic
targets, 14 (7), pp. 759-774
5. El Hadidi H, Grace BD, Gheita T, et al (2008),
"Involvement of IL-23 in psoriasis and psoriatic arthritis
patients; possible role in pathogenesis", J Egypt worn
Dermatol Soc, 5 (2), pp. 70-76.
6. Hassoon HJ, Risan FA, Abdul-Muhaimen N (2014),
"Estimation the concentration of IL- 23, and IL-17A in
the sera of patients with psoriasis in Baghdad city", Iraqi
Journal of Biotechnology, 13 (2), pp. 75-85.
7. Oppmann B, Lesley R, Blom B, et al (2000), "Novel p19
protein engages IL-12p40 to form a cytokine, IL-23, with
biological activities similar as well as distinct from IL-
12", Immunity, 13 (5), pp. 715-725.
8. Parham C, Chirica M, Timans J, et al (2002), "A receptor
for the heterodimeric cytokine IL-23 is composed of IL-
12Rβ1 and a novel cytokine receptor subunit, IL-23R",
The Journal of Immunology, 168 (11), pp. 5699-5708.
9. Sheibanie AF, Tadmori I, Jing H, et al (2004),
"Prostaglandin E2 induces IL-23 production in bone
marrow-derived dendritic cells", The FASEB journal, 18
(11), pp. 1318-1320.
10. Uhlig HH, McKenzie BS, Hue S, et al. (2006),
"Differential activity of IL-12 and IL-23 in mucosal and
systemic innate immune pathology", Immunity, 25 (2),
pp. 309-318.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_interleukin_23_huyet_thanh_o_benh_nhan_vay_nen.pdf