Tài liệu Nồng độ Interleukin-12 trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
46
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-12 TRONG HUYẾT THANH
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Lê Ngọc Phụng*, Lê Thái Vân Thanh**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: IL-12 đóng vai trò là cytokine tiền viêm trong bệnh vảy nến. Đã có một số nghiên cứu xác định
nồng độ IL-12 trong huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong kết quả
của các tác giả.
Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-12 trong huyết thanh và mối liên quan giữa nồng độ IL-12 huyết thanh với
đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để đánh giá nồng độ IL-
12 trong huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với nhóm
chứng khoẻ mạnh tương đồng về tuổi và giới. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh được đo bằng xét nghiệm hấp thụ
miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA). Xác định mối liên quan gi...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ Interleukin-12 trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
46
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-12 TRONG HUYẾT THANH
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Lê Ngọc Phụng*, Lê Thái Vân Thanh**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: IL-12 đóng vai trò là cytokine tiền viêm trong bệnh vảy nến. Đã có một số nghiên cứu xác định
nồng độ IL-12 trong huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong kết quả
của các tác giả.
Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-12 trong huyết thanh và mối liên quan giữa nồng độ IL-12 huyết thanh với
đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để đánh giá nồng độ IL-
12 trong huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với nhóm
chứng khoẻ mạnh tương đồng về tuổi và giới. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh được đo bằng xét nghiệm hấp thụ
miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA). Xác định mối liên quan giữa nồng độ IL-12 huyết thanh với đặc điểm lâm
sàng bao gồm thể lâm sàng và mức độ nặng bệnh vảy nến dựa theo chỉ số PASI.
Kết quả: Trong 6 tháng, 70 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó 59 bệnh nhân vảy nến thông
thường, 6 bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân, 5 bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Nhóm chứng là 35 người bình
thường. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh ở nhóm bệnh vảy nến (10,07 pg/ml) cao hơn so với nhóm người bình
thường (7,94 pg/ml) với p=0,02. Trong nhóm bệnh nhân vảy nến, nồng độ IL-12 huyết thanh của nhóm bệnh
nhân viêm khớp vảy nến (30,46 pg/ml) cao hơn so với nhóm bệnh nhân vảy nến thông thường (9,15 pg/ml) với
p<0,001 và nhóm bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân (6,73 pg/ml) với p=0,03. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh
có tương quan thuận với PASI (Spearman rho=0,385, p=0,003).
Kết luận: Nồng độ IL-12 trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm người bình
thường. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh có mối tương quan thuận với chỉ số PASI.
Từ khóa: Interleukin-12, PASI, vảy nến.
ABSTRACT
SERUM LEVELS OF INTERLEUKIN-12 AND ITS RELATION TO CLINICAL CHARACTERISTICS IN
PSORIATIC PATIENTS
Le Ngoc Phung, Le Thai Van Thanh, Van The Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 46 – 51
Background: Interleukin-12 (IL-12) plays a role of proinflammatory cytokine in psoriasis. There have been
many studies determining the serum levels of this cytokine in psoriatic patients but with conflicting results.
Objectives: To evaluate serum levels of IL-12 and to assess the relation of these levels to clinical
characteristics in psoriatic patients.
Participant and Method: A cross-sectional study was performed to assess the serum IL-12 levels of
psoriatic patients at Ho Chi Minh City Hospital of Dermato Venereology, in comparison with age and sex-
* Học viên Cao học - Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
47
matched healthy controls. Serum IL-12 levels were measured by an enzyme-linked immunosorbent assay
(ELISA). Clarifying the relation between serum levels of IL-12 and clinical characteristics including clinical
classification and disease severity represented by the Psoriasis Area and Severity Index (PASI).
Results: In 6 months, 70 psoriatic patients were enrolled, including 59 psoriasis vulgaris patients, 6
erythrodermic psoriasis patients and 5 psoriatic arthritis patients. There were 35 healthy controls. Median serum
IL-12 levels were significantly increased in psoriatic patients as compared with controls (10.07 pg/ml versus 7.94
pg/ml, respectively) (p=0.02). In patients with psoriatic arthritis, IL-12 levels were markedly elevated (30.46
pg/ml), compared with patients with psoriasis vulgaris (9.15 pg/ml) (p<0.001) and patients with erythrodermic
psoriasis (6.73 pg/ml) (p=0.03). Serum IL-12 levels were positively correlated with PASI (Spearman r=0.385,
p=0.003).
Conclusion: We found that serum IL-12 levels of psoriatic patients were significantly higher than those of
controls. Serum levels of IL-12 were positively correlated with PASI scores.
Keywords: Interleukin-12, PASI, psoriasis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh da mạn tính thường
gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỷ lệ
bệnh chiếm khoảng 2%-3% dân số toàn cầu và có
sự khác nhau tùy từng khu vực(6). Mặc dù có
nhiều vấn đề chưa hiểu rõ trong cơ chế sinh
bệnh của bệnh vảy nến, nhưng với tiến bộ của
nền y học hiện nay đã chỉ ra vai trò thiết yếu của
cytokine trong bệnh vảy nến. Trong các cytokine,
IL-12 góp phần quan trọng vào quá trình miễn
dịch, kích hoạt một chuỗi hoạt động tạo ra các
cytokine và chemokine(8). Nhiều nghiên cứu về
IL-12 đã được báo cáo trên thế giới nhưng có rất
nhiều tranh cãi trong kết luận của các nghiên
cứu này.
Tại Việt Nam, thuốc sinh học nhắm vào IL-12
như ustekinumab, một loại thuốc-kháng thể đơn
dòng nhắm vào trục IL-12/IL-23, đã được lưu
hành khá phổ biến(11). Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào xác định nồng độ IL-12 cũng như mối
liên quan của IL-12 với đặc điểm lâm sàng ở
bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Chính
vì vậy, việc xác định nồng độ IL-12 và mối liên
quan của IL-12 với đặc điểm lâm sàng là cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để
đánh giá nồng độ IL-12 trong huyết thanh ở
bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị tại
bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu chọn nhóm bệnh là những bệnh
nhân ≥18 tuổi đến khám nội trú, ngoại trú có
bệnh vảy nến thông thường, viêm khớp vảy nến,
vảy nến đỏ da toàn thân đồng ý tham gia nghiên
cứu. Nhóm chứng là những người khỏe mạnh
≥18 tuổi tình nguyện tham gia vào nghiên cứu và
tiền sử gia đình không mắc bệnh vảy nến.
Chúng tôi dự trù cỡ mẫu nghiên cứu cho nhóm
bệnh là 66 người và nhóm chứng là 33 người
dựa theo nghiên cứu của Takahashi H. và các
cộng sự(9).
Các bệnh nhân được hỏi bệnh sử và thăm
khám để ghi nhận thông tin dịch tể và lâm sàng.
Sau đó nhóm bệnh và nhóm chứng được lấy
máu xét nghiệm định lượng nồng độ IL-12 huyết
thanh. Nồng độ IL-12 trong huyết thanh được đo
bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với
enzyme (ELISA). Chỉ số PASI dựa vào các yếu tố
chính là hồng ban, dày da và tróc vảy của tổn
thương theo thang điểm 0-4 (0: không ảnh
hưởng, 1: nhẹ, 2: vừa, 3: nặng, 4: rất nặng) và
diện tích từng phần cơ thể bị tổn thương theo
thang điểm 0-6 (0%: 0, 1-9%: 1, 10-29%: 2, 30-49%:
3, 50-69%: 4, 70-89%: 5, 90-100%: 6). PASI đánh
giá trên bốn phần chính của cơ thể là vùng đầu,
chi trên, thân, chi dưới với diện tích từng phần
tương đương lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40%.
Chỉ số PASI thay đổi từ 0-72, chỉ số càng cao mức
độ bệnh càng nặng. PASI được phân độ như sau:
nhẹ PASI20.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
48
Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 18.0. Sử dụng kiểm định Chi-square để so
sánh tỷ lệ. Dùng kiểm định t so sánh hai trung
bình. Sử dụng kiểm định Spearman để đánh giá
mối tương quan giữa hai biến số liên tục không
có phân phối chuẩn.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của nhóm bệnh nhân
vảy nến
n Tỷ lệ %
Nam 36 51,4
Nữ 34 48,6
Tổng 70 100
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các bệnh
nhân vảy nến, tỷ lệ nam (51,4%) cao hơn nữ
(48,6%).
Bảng 2: So sánh về giới và tuổi giữa nhóm bệnh nhân
vảy nến và nhóm người bình thường
Nhóm bệnh
vảy nến
Nhóm bình
thường
p
Nam 36 (51,4%) 16 (45,7%)
0,581
(1)
Nữ 34 (48,6%) 19 (54,3%)
Tuổi trung bình 47,30±14,36 46,97±14,24 0,912
(2)
(1) phép kiểm Chi-square
(2) phép kiểm t
Nhóm bệnh nhân vảy nến có tỷ lệ nam
(51,4%) cao hơn so với nữ (48,6%), ngược lại
nhóm người bình thường có tỷ lệ nữ (54,3%) cao
hơn so với nam (45,7%), tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p=0,581). Tuổi
trung bình của nhóm bệnh vảy nến (47,30±14,36)
cao hơn so với nhóm người bình thường
(46,97±14,24) và sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p=0,912.
Bảng 3: Phân bố theo thời gian bị bệnh của bệnh nhân
vảy nến
Thời gian bị bệnh (năm) n Tỷ lệ %
<5 22 31,4
5-10 21 30,0
>10 27 38,6
Tổng 70 100
Trong mẫu nghiên cứu, nhóm bệnh nhân
mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với
38,6%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 10 năm,
dao động từ ít nhất 1 năm đến lâu nhất là 45
năm.
Bảng 4: Phân bố theo thể lâm sàng bệnh vảy nến
Thể lâm sàng n Tỷ lệ %
Vảy nến thông thường 59 84,3
Vảy nến đỏ da toàn thân 6 8,6
Viêm khớp vảy nến 5 7,1
Tổng 70 100
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm
bệnh vảy nến đa số là vảy nến thông thường
chiếm tỷ lệ 84,3%, kế đến là vảy nến đỏ da toàn
thân (8,6%), thấp nhất là viêm khớp vảy nến
(7,1%).
Bảng 5: Độ nặng bệnh vảy nến theo phân độ PASI
PASI n Tỷ lệ %
Nhẹ (PASI<10) 15 25,4
Trung bình (10≤PASI≤20) 26 44,1
Nặng (PASI>20) 18 30,5
Tổng 59 100
Trong nhóm bệnh nhân vảy nến, đa số ở
mức độ bệnh trung bình (44,1%) và mức độ bệnh
nặng (30,5%).
Nồng độ IL-12 trong huyết thanh
Bảng 6: Nồng độ IL-12 huyết thanh của nhóm bệnh
vảy nến và nhóm người bình thường
Nồng độ IL-12 (pg/ml)
p
(1)
Trung vị Thấp nhất Cao nhất
Nhóm bệnh vảy nến 10,07 5,38 35,38
0,02
Nhóm bình thường 7,94 5,36 24,75
(1) phép kiểm Mann-Whitney
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh vảy
nến có nồng độ IL-12 huyết thanh cao hơn so với
nhóm người bình thường, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p=0,02. Ngoài ra, có ít nhất
18,6% bệnh nhân vảy nến có nồng độ IL-12
huyết thanh cao hơn mức nồng độ IL-12 huyết
thanh trung bình của nhóm người bình thường.
Bảng 7: So sánh nồng độ IL-12 giữa các thể lâm sàng
của nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình
thường
So sánh nồng độ IL-12 huyết thanh p
(1)
Nhóm bình thường so với Vảy nến thông thường 0,030
Nhóm bình thường so với Viêm khớp vảy nến <0,001
Nhóm bình thường so với Vảy nến đỏ da toàn thân 0,396
(1) phép kiểm Mann-Whitney
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
49
Nồng độ IL-12 huyết thanh ở nhóm người
bình thường thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh vảy nến thông thường và nhóm
bệnh viêm khớp vảy nến (với p lần lượt là 0,030
và <0,001), cao hơn không có ý nghĩa thống kê so
với nhóm bệnh vảy nến đỏ da toàn thân
(p=0,396).
Mối liên quan giữa nồng độ IL-12 huyết thanh
với đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân
vảy nến
Bảng 8: Nồng độ IL-12 huyết thanh theo tuổi khởi
phát
Tuổi khởi
phát
Nồng độ IL-12 (pg/ml) p
(1)
Trung vị Thấp nhất Cao nhất
0,508 ≤40 14,81 5,38 35,38
>40 8,99 5,38 33,33
≤30 7,53 5,38 31,97
0,164
>30 12,68 5,38 35,38
(1) phép kiểm Mann-Whitney
Nhóm bệnh khởi phát trước 40 tuổi có nồng
độ IL-12 huyết thanh cao hơn so với nhóm bệnh
khởi phát sau 40 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p=0,508). Tương tự,
sự khác biệt về nồng độ IL-12 huyết thanh giữa
nhóm bệnh khởi phát trước 30 tuổi và sau 30 tuổi
không có ý nghĩa thống kê (p=0,164).
Bảng 9: Nồng độ IL-12 huyết thanh theo thời gian bị
bệnh
Thời gian
bệnh (năm)
Nồng độ IL-12 (pg/ml) p
(1)
Trung vị Thấp nhất Cao nhất
0,763 ≤10 9,15 5,92 33,76
>10 12,68 5,38 35,38
≤5 15,92 5,92 33,76
0,076
>5 8,61 5,38 35,38
(1) phép kiểm Mann-Whitney
Nhóm bị bệnh vảy nến trên 10 năm có nồng
độ IL-12 huyết thanh cao hơn so với nhóm bị
bệnh vảy nến dưới 10 năm, tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,763).
Tương tự, sự khác biệt về nồng độ IL-12 huyết
thanh giữa nhóm bị bệnh vảy nến trên 5 năm và
dưới 5 năm không có ý nghĩa thống kê (p=0,076).
Bảng 10: Nồng độ IL-12 huyết thanh giữa các thể lâm
sàng
Nồng độ IL-12 (pg/ml)
Trung vị
p
(1)
Vảy nến thông thường 9,15
0,001 Vảy nến đỏ da toàn thân 6,73
Viêm khớp vảy nến 30,46
(1) phép kiểm Kruskal-Wallis
Trong nhóm bệnh nhân vảy nến, nhóm viêm
khớp vảy nến có nồng độ IL-12 huyết thanh cao
nhất. Sự khác biệt về nồng độ IL-12 huyết thanh
giữa các nhóm lâm sàng có ý nghĩa thống kê với
p=0,001.
Bảng 11: Nồng độ IL-12 huyết thanh theo độ nặng
bệnh vảy nến (theo phân độ PASI)
Mức độ bệnh
Nồng độ IL-12 (pg/ml)
Trung vị
p
(1)
Nhẹ (PASI<10) 7,92
0,016 Trung bình (10≤PASI≤20) 8,77
Nặng (PASI>20) 17,26
(1) phép kiểm Kruskal-Wallis
Nồng độ IL-12 huyết thanh cao nhất ở nhóm
bệnh mức độ nặng và thấp nhất ở nhóm bệnh
mức độ nhẹ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p=0,016.
Bảng 12: So sánh nồng độ IL-12 huyết thanh giữa
từng cặp độ nặng bệnh vảy nến (theo phân độ PASI)
So sánh nồng độ IL-12 huyết thanh p
(1)
Nhẹ so với Trung bình 0,301
Nặng so với Nhẹ 0,02
Nặng so với Trung bình 0,013
(1) phép kiểm Mann-Whitney
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa nồng độ IL-12 huyết
thanh với chỉ số PASI
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
50
Nồng độ IL-12 huyết thanh ở nhóm bệnh
mức độ nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với nhóm bệnh mức độ nhẹ và trung bình (với p
lần lượt là 0,02 và 0,013). Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh mức độ
nhẹ và nhóm bệnh mức độ trung bình (p=0,301).
Nồng độ IL-12 huyết thanh có mối tương
quan tuyến tính thuận mức độ vừa với chỉ số
PASI (rho=0,385), sự tương quan có ý nghĩa
thống kê (p=0,003).
BÀN LUẬN
Nồng độ IL-12 huyết thanh ở nhóm bệnh
nhân có tuổi khởi phát bệnh trước 40 tuổi cao
hơn so với nhóm bệnh nhân khởi phát bệnh sau
40 tuổi, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p=0,508). Tương tự như vậy, khi so sánh
nồng độ IL-12 huyết thanh giữa nhóm bệnh
nhân khởi phát trước 30 tuổi và khởi phát sau 30
tuổi, chúng tôi cũng không tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p=0,164). Theo Fitzpatrick(4),
bệnh càng khởi phát sớm, diễn biến bệnh càng
dai dẳng kéo dài, biểu hiện lâm sàng càng nặng
nề, các phản ứng viêm trong cơ thể càng tăng và
mạnh mẽ, theo đó các cytokine cũng tăng cao.
Một nghiên cứu Phạm Ngọc Trâm(10) về nồng độ
IL-17 trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến
đã ghi nhận nồng độ cytokine này ở nhóm bệnh
nhân có thời gian khởi phát bệnh sớm trước 40
tuổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân
có thời gian khởi phát bệnh muộn sau 40 tuổi.
Bệnh nhân bị bệnh dài hơn 10 năm có nồng
độ IL-12 huyết thanh trung bình cao hơn so với
nhóm bệnh nhân bị bệnh ngắn hơn 10 năm, sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p=0,763). Kết quả của chúng tôi khác biệt với kết
quả của Attalah và các cộng sự(2), họ ghi nhận
được nồng độ IL-12 huyết thanh trung bình của
nhóm bệnh nhân bị bệnh trên 10 năm là
39,26±11,11 pg/ml, của nhóm bệnh nhân bị bệnh
dưới 10 năm là 34,09±13,65 pg/ml, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p=0,026). Chúng tôi
cũng tiến hành so sánh nồng độ IL-12 huyết
thanh giữa nhóm bệnh nhân bị bệnh ngắn hơn 5
năm và dài hơn 5 năm nhưng không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,076).
Theo y văn, bệnh vảy nến diễn tiến càng lâu,
các rối loạn miễn dịch càng trầm trọng và gây ra
càng nhiều hậu quả nặng nề, cho chúng tôi gợi ý
có khả năng IL-12 huyết thanh sẽ tăng cao ở
những đối tượng bệnh nhân có thời gian mắc
bệnh càng lâu. Tuy nhiên trong nghiên cứu của
chúng tôi lại không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa, có thể vì chúng tôi chưa có khả năng đánh
giá toàn diện IL-12 trong mô tổn thương bằng
các phương pháp xét nghiệm khác và cỡ mẫu
của chúng tôi chưa đủ lớn để tìm ra sự khác biệt.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết quả
nồng độ IL-12 huyết thanh trung bình của nhóm
bệnh nhân vảy nến là 10,07 (5,38-35,38) pg/ml,
cao hơn so với nhóm người bình thường là 7,94
(5,36-24,75) pg/ml. Kết quả này tương đương với
nghiên cứu của Borska L. và các cộng sự(3) với
nồng độ IL-12 huyết thanh trung bình của nhóm
bệnh nhân là 30,9±5,4 pg/ml, nhóm người bình
thường là 24,53±1,1 pg/ml. Khác với nghiên cứu
của tác giả Sharon E. Jacob và các cộng sự(5) với
nồng độ IL-12 huyết thanh trung bình ở nhóm
bệnh nhân là 8,5±1,2 pg/ml, thấp hơn so với
nhóm người bình thường là 42,2±5,3 pg/ml. Điều
này có thể do việc sử dụng hóa chất, các bộ kit
đo lường khác nhau, cách chọn mẫu khác nhau
giữa các nghiên cứu đã gây ra sự chênh lệch này.
Nồng độ IL-12 huyết thanh trung bình giữa
nhóm người bình thường thấp hơn có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với nhóm bệnh nhân vảy
nến thông thường và viêm khớp vảy nến. Kết
quả này tương tự với nghiên cứu của Attalah và
các cộng sự(2). Có thể do viêm khớp vảy nến là
một thể lâm sàng nặng với những tổn thương và
biến chứng ở khớp, do đó tại các khớp diễn ra
quá trình viêm dữ dội dẫn đến nồng độ một số
cytokine trong đó có IL-12 có thể tăng khá cao
trong huyết thanh. Chúng tôi ghi nhận nồng độ
IL-12 huyết thanh trung bình của nhóm bệnh
vảy nến đỏ da toàn thân thấp hơn so với nhóm
người bình thường, mặc dù sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p=0,396), kết quả này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
51
gợi ý về vai trò của những yếu tố cytokine khác
trong sinh bệnh học vảy nến đỏ da toàn thân.
Ngoài ra, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu
nào khác có những so sánh tương tự nên chưa
thể có dữ liệu để tiến hành đối chiếu.
Nhóm bệnh nhân có mức độ bệnh nặng có
nồng độ IL-12 huyết thanh cao nhất và thấp nhất
là nhóm bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,016). Nhóm
bệnh nhân ở mức độ bệnh nặng có nồng độ IL-
12 huyết thanh cao hơn có ý nghĩa thống kê
(p=0,006) so với nhóm bệnh nhân ở mức độ bệnh
nhẹ và trung bình. Nghiên cứu của tác giả
Attalah và các cộng sự cho kết quả tương tự
nghiên cứu của chúng tôi(2).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nồng độ
IL-12 huyết thanh có mối tương quan thuận mức
độ vừa với chỉ số PASI (rho=0,385 và p=0,003).
Tương tự với kết quả nghiên cứu của Takahashi
H. và các cộng sự(9) cũng ghi nhận mối tương
quan thuận mức độ vừa (r=0,444 và p=0,0003),
nghiên cứu của Ozer Arican và các cộng sự(1)
cũng ghi nhận nồng độ IL-12 huyết thanh có mối
tương quan thuận mức độ rất chặt chẽ (r=0,93 và
p<0,05). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho
thấy không có mối tương quan giữa nồng độ IL-
12 huyết thanh và chỉ số PASI, như nghiên cứu
của Aikaterini Kyriakou và các cộng sự(7)
(rho=0,167 và p= 0,36) và nghiên cứu của Attalah
và các cộng sự(2) (r= -0,11 và p>0,05).
KẾT LUẬN
Nồng độ IL-12 trong huyết thanh của bệnh
nhân vảy nến cao hơn so với nhóm người khỏe
mạnh bình thường. Nhóm viêm khớp vảy nến
có nồng độ IL-12 cao hơn so với nhóm vảy nến
đỏ da toàn thân và vảy nến thông thường. Nồng
độ IL-12 huyết thanh có mối tương quan thuận
với chỉ số PASI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arican O, al et (2005) "Serum Levels of TNF-α, IFN-γ, IL-6, IL-
8, IL-12, IL-17, and IL-18 in Patients With Active Psoriasis and
Correlation With Disease Severity". Mediators of Inflammation.
Hindawi Publishing Corporation, 273-279.
2. Attallah DA, al et (2016) "Serum levels of IL-12 and IL-23 in
psoriatic patients with or without concomitant hepatitis C: a
comparative study". Journal of the Egyptant Women’s
Dermatologic Society, 13 (2), 71-76.
3. Borska L, al et (2008) "Serum levels of the pro-inflammatory
cytokine interleukin-12 and the anti-inflammatory cytokine
interleukin-10 in patients with psoriasis treated by the
Goeckerman regimen". Int J Dermatol, 800-805.
4. Gudjonsson EJ, Elder JT (2012) "Psoriasis". Fitzpatrick’s
Dermatology in General Medicine 8th edition, McGraw-Hill, 197-
231.
5. Jacob SE, al et (2003) "Simultaneous measurement of multiple
Th1 and Th2 serum cytokines in psoriasis and correlation with
disease severity". Mediators of Inflammation, 12 (5), 309-313.
6. King-man HO (2010) "Psoriasis Medical Bulletin". The Hong
Kong Medical Diary, 15 (5), 10-14.
7. Kyriakou A, al et (2014) "Serum levels of TNF-α, IL-12/23p40,
and IL-17 in plaque psoriasis and their correlation with
disease severity". Journal of Immunology Research, 1-9.
8. Patterson J. W (2016) "Psoriasis". Weedon’s Skin Pathology 4th
edition., Churchill Livingstone, 82-89.
9. Takahashi H, al et (2010) "Serum cytokines and growth factor
levels in Japanese patients with psoriasis". Clin Exp Dermatol,
35 (6), 645-649.
10. Phạm Ngọc Trâm (2014) Nồng độ interleukin-17 trong huyết
thanh bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ
Chí Minh từ 01/10/2013 đến 30/04/2014, Luận văn thạc sĩ y học,
Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
11. Yeilding N, al et (2011) "Development of the IL-12/23
antagonist ustekinumab in psoriasis: past, present, and future
perspectives". Ann NY Acad Sci, 1222, 30-39.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_interleukin_12_trong_huyet_thanh_va_moi_lien_quan_vo.pdf